Tính tiền tiết kiệm (Post bài dùm bạn)

Liên hệ QC
Gởi anhtuan1066

Đáp án câu a tính theo cách của ngocmaipretty là đúng nhất:
- Tính bằng 2 cách: hàm của Excel và công thức lý thuyết
- Đã kiểm tra ngược bằng 2 cách: hàm của Excel và công thức lý thuyết

Về mốc thời gian: nếu còn băn khoăn về thời điểm rút tiền lần đầu, thì hãy nhớ rằng theo quy định tuổi về hưu là đủ 60 tuổi. Tức là nếu có quyết định về hưu mới đi rút tiền, thì sẽ là cuối năm 60 tuổi, đầu năm 61 tuổi, như ngocmaipretty đã làm.

Chắc chắn ngày sinh nhật không phải là ngày 01/01, nhưng hãy hiểu theo năm tài chính bắt đầu từ ngày gởi tiền lần đầu, như ngocmaipretty đã nói.

Ngày bắt đầu năm tài chính chắc chắn cũng không phải trùng với ngày sinh nhật (cũng là ngày nhận quyết định về hưu), nên hãy hiểu là ngày rút tiền lần đầu sẽ là ngày đầu năm tài chính trong năm đó. Ngày này sẽ có xê xích với ngày về hưu một ít, có thể sớm hơn và cũng có thể muộn hơn. Nhưng thông lệ thì sẽ rút tiền đúng ngày tròn năm hoặc tròn kỳ gởi tiền.

Còn câu b và c, để tôi nghiên cứu làm tiếp. (Cũng chưa chắc làm được)
 
Còn câu b và c, để tôi nghiên cứu làm tiếp. (Cũng chưa chắc làm được)

Hahaha....tớ sure chắc chắn cậu không làm được, và chẳng ai làm được nếu dữ kiện như vậy! Cần tìm thân chủ đưa ra cái bài này đập cho một phát chừa thói ra đề lôm côm.

Tớ thử làm rồi nhưng thấy cần thêm dữ kiện như sau:

1. Bài nó bảo bắt đầu từ năm 61 tuổi thì thân chủ được con gái cho mỗi năm 800 đô vào ngân hàng ACB với lãi suất 0.52%/tháng. Nhưng câu a) bài nó không bảo tài khoản tiết kiệm của lão già đấy có mở ở ACB không, do vậy nếu lão ta không mở ở ACB mà mở tài khoản tiết kiệm ở ANZ thì coi như lão ta vẫn phải nộp vào tài khoản tiết kiệm ở ANZ 3 đợt vào các năm 55, 57, 59 tuổi với số tiền mỗi lần nộp đã tính như câu a) --=0

2. Trường hợp tài khoản tiết kiệm mở luôn ở ACB và tiền con gái cho cũng tống luôn vào cùng cái tài khoản tiết kiệm đó thì càng vớ vẩn hơn bởi 1 nguyên tắc hoạt động của ngân hàng là làm gì có cái kiểu 1 gửi tiền cùng là tiết kiệm kỳ hạn như nhau 1 năm mà lãi suất lại vênh nhau quá thể. Lãi suất con gái cho là 0.52%/tháng ~ 6,24%/năm, còn lãi suất cho tiền tự nộp trước tuổi về hưu lại là 8,52%.

Trên thực tế ở Việt Nam, lãi suất dài hạn bao giờ cũng thấp hơn lãi suất ngắn hạn, vậy mà bài này lãi suất ngắn hạn lại còn cao hơn lãi suất dài hạn.

3. Trường hợp con gái lão thân chủ này dở hơi dở hắng đem mở một tài khoản tiết kiệm khác thì chắc chắn 1 năm lão già phải rút ra 2 lần tiền ở 2 tài khoản sao cho tổng 2 lần rút phải bằng 30.000 đô/năm. Vậy tỷ lệ rút ở mỗi tài khoản là bao nhiêu?

Nếu lão thân chủ đó còn năng lực hành vi dân sự thì chắc chắn lão chỉ rút ở tài khoản tiết kiệm của lão mà thôi, chứ 800 nhỏ kia hàng năm không bõ bèn gì so với 30.000 đô.

Nói tóm lại, thấy mấy chi tiết vô lý và thiếu nên không làm nữa!

P/S: ra đề nhưng không phù hợp thực tế nên không làm
 
to Anh Tuấn !
Tranh thủ nghỉ buổi sáng em làm thêm câu b. Em đã cố tình làm thật kỹ và không bỏ bước để mọi người dễ kiểm tra.
Câu c cố gắng làm nốt trong hôm nay.

To: ... Mọi người !
- Mọi người check júp mình kết quả xem có đúng không nhé (Nhớ đọc kỹ bài giải và các giả định về thời gian)!
- Như mọi người nói, bài này nhiều chỗ không rõ ràng và có vẻ hơi phi thực tế. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, bài này được xây dựng để sinh viên rèn luyện các kỹ năng tính toán và "đặt các dữ liệu đã cho vào đúng chỗ". Kết quả có thể sai do tính toán nhầm đôi chỗ nhưng phương pháp tư duy đúng đã là đạt yêu cầu lắm rồi (Chỉ sợ thấy bài ra lằng nhằng quá nên chưa bắt tay vào giải đã kêu là không giải được thôi". Thực tế còn có những trường hợp phát sinh phức tạp cả trăm lần như thế này mà chúng ta vẫn phải thực hiện đấy thôi.

Thân !
 

File đính kèm

  • Cau a va cau b.rar
    5 KB · Đọc: 24
Lần chỉnh sửa cuối:
Giải câu b

1. Cơ sở Lý luận:
- Người con gái gởi mỗi tháng 800, khi đủ 12 tháng (không cần biết ngày nào), sẽ đạt 1 con số, tính ra bằng hàm FV là 9.930,75
- người cha căn cứ vào con số này, vào những năm đến hạn 12 tháng của con mình, (không cần biết năm đó bao nhiêu tuổi), chỉ rút số tiền trong tài khoản của mình là:
30.000 - 9.930,75 = 20.069,25
Còn lại nhờ con gái rút trong tài khoản của nó 9.930,75. Khác ngày một chút không sao .

2. Cách tính: xem trong file

3. Kiểm tra: xem trong file

4. Ghi chú:
- Mốc bắt đầu gởi của con gái là đầu năm hay cuối năm 61 tuổi không quan trọng, chỉ cần canh lúc nó đủ 12 tháng là bụp. Đồng thời trong năm đó rút tiền của mình ít lại.
- Ngoài ra phải canh thời điểm nó đủ 12 tháng để điền vào bảng tính ban đầu A14:I14 cho đúng chỗ.
 

File đính kèm

  • Giai cau b.xls
    41.5 KB · Đọc: 26
Đến năm 61 tuổi người con gái của bạn gửi cho bạn 800$/tháng và cô này gửi vào ngân hàng ACB với lãi suất 0,52%/tháng. Đến năm 64 tuổi. Hỏi ngay bây giờ bạn phải gửi tiết kiệm là bao nhiêu?

To ptm0412:
Bài giải của em khác bài của anh ở dữ liệu trên. Em giả định người con gái xông xênh cho bố mình đến hết 64 tuổi (tức là 04 năm: 61,62,63,64). Còn bài giải của anh chỉ để là 03 năm thôi.
Và người con gái cho bố vào cuối tháng (anh là đầu tháng) nữa.

Riêng việc cho tiền vào thời điểm nào cũng làm phức tạp hóa bài toán
Ví dụ: Thời điểm năm 61 tuổi chẳng hạn: Có 2 dòng tiền vào:
Tiền tiết kiệm từ trước: lãi suất 8.5%/năm
Tiền cô con gái cho: lãi 5.2%/tháng
Như vậy, nếu để cô con gái cho vào đầu tháng, nhỡ cụ rút 30.000 vào đúng số tiền đó (800 cô con gái cho) thì sao ? khác hẳn việc cụ rút từ tiền tiết kiệm ban đầu (vì lãi suất khác nhau mà) - Tuy nhiên việc chênh lệch này là không lớn !
 
Lần chỉnh sửa cuối:
đề bài đã viết:
Đến năm 61 tuổi người con gái của bạn gửi cho bạn 800$/tháng và cô này gửi vào ngân hàng ACB với lãi suất 0,52%/tháng. Đến năm 64 tuổi. Hỏi ngay bây giờ bạn phải gửi tiết kiệm là bao nhiêu?
Từ đầu 61 đến đầu 64, hay cuối 61 đến cuối 64, cũng chỉ là 3 năm
chả lẽ từ đầu 61 đến cuối 64? nếu vậy đề bài phải ghi rõ.
Dù vậy cũng không quan trọng, bao nhiêu năm thì tính bấy nhiêu, cũng như Ptm tính theo giả định con gái gủi đầu tháng, phuong1604 giả định gửi cuối tháng, con số cũng sẽ khác: gửi cuối tháng theo phuong: 800 gửi vào tháng 12 chưa kịp sinh lãi đã bị rút ra!

Quan trọng là định hướng đúng, sẽ có cách giải.

Câu c cũng thế!!!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
To ptm0412:
Bài giải của em khác bài của anh ở dữ liệu trên. Em giả định người con gái xông xênh cho bố mình đến hết 64 tuổi (tức là 04 năm: 61,62,63,64). Còn bài giải của anh chỉ để là 03 năm thôi.


Tớ hỏi phuong1604 một câu: khi con gái cho tiền vào cuối năm 61 tuổi thì đầu năm 62 tuổi đã được rút tiền bao gồm cả gốc lẫn lãi chưa (đã phát sinh lãi chưa) mà bạn tính đầu năm 62 đã có tiền cả gốc lãi để cố ép công thức. Ép công thức và giả định thời điểm thì nó luôn chạy đúng! Vấn đề bản chất không đúng!

Tớ hỏi ptm0412 một câu: Tại sao tiền con gái cho 800 đô/năm, cho đầu năm ăn lãi 1 năm và cuối năm rút khánh kiệt tài khoản đó luôn? Bài cậu làm đó, cậu dựa vào giả định nào?
 
Edit bài rồi à?
Như vậy, nếu để cô con gái cho vào đầu tháng, nhỡ cụ rút 30.000 vào đúng số tiền đó (800 cô con gái cho) thì sao ? khác hẳn việc cụ rút từ tiền tiết kiệm ban đầu (vì lãi suất khác nhau mà) - Tuy nhiên việc chênh lệch này là không lớn !
Chắc chắn 100% rằng dù cho gởi cùng ngân hàng, cùng 1 tên, cũng là 2 sổ, không rút trùng được. Vì 1 sổ gởi có kỳ hạn 1 năm, 1 sổ gởi kỳ hạn tháng (hoặc không kỳ hạn), lãi suất lại khác nhau, ngân hàng không cho chung sổ đâu.
 
Quan trọng là định hướng đúng, sẽ có cách giải.

Câu c cũng thế!!!

Cậu phải hiểu một logic trong công thức FV, PV là khi cậu làm xuôi đúng thì cậu check ngược cũng đúng được luôn miễn sao gốc thời gian cậu chọn đúng.

Trong bài này, cả 2 bạn ra kết quả check xuôi ngược đều về Zero, cảm giác là đúng nhưng thực ra không đúng bởi thời điểm nộp tiền và rút tiền và cách rút tiền các bạn luôn cố gắng ép để chạy được công thức.

Bản chất tài chính là chưa đúng!

Vậy nên, nếu 2 bạn cố đưa thêm giả định và chạy công thức thì theo mình bạn hãy làm bài b) với câu hỏi sau:

"Vậy chủ tài khoản nên nộp tiền vào và rút tiền ra như thế nào để đạt kết quả tối ưu nhất!", khi trả lời câu hỏi đó thì bạn sẽ tư vấn luôn cho người ta cách rút, thời điểm rút, thời điểm nộp và tư vấn luôn được số tiền là bao nhiêu cần nộp vào rút ra.

Không thuyết phục cách 2 bạn làm! Bởi các bạn đưa thêm giả định phi thực tế vào bài toán không thể.
 
kierdesune đã viết:
Tớ hỏi ptm0412 một câu: Tại sao tiền con gái cho 800 đô/năm, cho đầu năm ăn lãi 1 năm và cuối năm rút khánh kiệt tài khoản đó luôn? Bài cậu làm đó, cậu dựa vào giả định nào?
- Kiere xem lại đề: 800/ 1 tháng, không phải 800 / 1 năm.
b/ Đến năm 61 tuổi người con gái của bạn gửi cho bạn 800$/tháng
- Con gái cho, mà không được rút hay sao?

Tôi hỏi ngược lại Kiere:
- Tại sao bạn không làm mà chỉ săm soi vào bài của người khác làm? Từ đầu topic đến giờ?
- Bạn nói sai về bản chất tài chính, thì phải nói rõ sai chỗ nào?

Thực ra tôi cũng không cần bạn trả lời, mọi thành viên sẽ đánh giá bài của tôi, và cách cư xử của tôi.
 
Bài giải đầy đủ cả câu C (Câu b đã chỉnh sửa lại một chút)
 

File đính kèm

  • Bai giai day du.rar
    6 KB · Đọc: 67
- Kiere xem lại đề: 800/ 1 tháng, không phải 800 / 1 năm. (1)

- Con gái cho, mà không được rút hay sao? (2)

Tôi hỏi ngược lại Kiere:

- Tại sao bạn không làm mà chỉ săm soi vào bài của người khác làm? Từ đầu topic đến giờ?

- Bạn nói sai về bản chất tài chính, thì phải nói rõ sai chỗ nào? (3)

Thực ra tôi cũng không cần bạn trả lời, mọi thành viên sẽ đánh giá bài của tôi, và cách cư xử của tôi. (4)

(1) OK, sorry

(2) Được, nhưng bài toán này không nói thời điểm rút. Nếu cậu làm kiểu tự mò như vậy sao cậu không làm tiếp một trường hợp nữa- đó là số tiền cô con gái cho hàng tháng sẽ giữ nguyên và cứ sinh lãi trên lãi, chỉ sau khi cô ta ngừng cho (tức là năm ông già ấy 64 tuổi) thì ông ta bắt đầu rút 30.000 đô/năm trong đó góp phần vào 30.000 đô rút ra đó có cả tiền từ số tiền con gái cho, và nếu cậu làm thêm trường hợp này thì mới thuyết phục giả định của cậu và cậu là người biết hiểu bản chất vấn đề khi bắt tay vào làm bài toán

(3) Sai ở chỗ cố gắng đưa quá nhiều dữ kiện để biến một thứ không thể thành thứ có thể, ý tớ nói cậu tư duy 1+1=2 đó, cố gắng ép vào một cái khuôn đúc sẵn. Cụ thể là bài trên, phạm vi đề ra rất vớ vẩn, có thể buông bút không làm mà cậu cứ cố thêm dữ kiện để làm, tuy nhiên kể cả khi cậu thêm dữ kiện thì cậu vẫn bỏ sót (Xem lại 2)

(4) Nghe theo cậu rủi ro tín dụng hơi cao

Trên đây mới là chỉ chích, tớ ko mất thời gian cãi bài này, ai thích làm rõ thì post sang mục CFA bên Webketoan để cãi cho fairplay.

P/S: Tớ chỉ hơi thắc mắc là tại sao lại mất thời gian làm một cái thứ chỉ để chơi trong khi không bàn lại cái đề
 
Lần chỉnh sửa cuối:
To ptm0412


Chắc chắn 100% rằng dù cho gởi cùng ngân hàng, cùng 1 tên, cũng là 2 sổ, không rút trùng được. Vì 1 sổ gởi có kỳ hạn 1 năm, 1 sổ gởi kỳ hạn tháng (hoặc không kỳ hạn), lãi suất lại khác nhau, ngân hàng không cho chung sổ đâu.

Ý em nói là là chỉ cần cụ rút tiền từ Khoản tiết kiệm ban đầu hay tiền từ con gái cho thì sẽ cho ra kết quả khác nhau thôi ! Rút từ nhiều sổ chứ không phải 1 sổ.

to kiredesune

Như mình đã nói ở trên, thực ra đây là bài của bạn sinh viên nhờ giải, dữ liệu chỉ có thế, ta phải thêm các giả thiết để giải thôi. Việc của những thành viên trên diễn đàn là đưa ra phương pháp và đặt các dữ kiện đề bài làm sao cho hợp lý (Yêu cầu giáo viên chắc cũng chỉ đến thế này, chứ làm chính xác 100% thì chả ai làm được).

Trên đây mới là chỉ chích, tớ ko mất thời gian cãi bài này, ai thích làm rõ thì post sang mục CFA bên Webketoan để cãi cho fairplay

Mình chưa được học CFA nên không sang bên đó tranh luận được --=0
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ôi... Bài này do 1 bạn nhờ tôi đưa lên giúp (tức tôi cũng có 1 phần trách nhiệm với nó)
Nghe các bạn tranh luận mà tôi như "vịt nghe sấm"... (Vì có phải chuyên ngành đâu chứ)
Nhưng dù là ai đúng, ai sai thì tôi cũng xin chân thành cãm ơn tất cả mọi người đã quan tâm và chia sẽ kiến thức (nhằm giúp cho người bạn của tôi có thêm phương hướng).. Đặc biết gữi lời cãm ơn đến bạn kiredesune, phuong1604 và sư phụ tôi pmt0412
Tranh luận là để đi đến chân lý... Nhưng nếu vì vậy mà xảy ra va chạm thì xin hãy nhận nơi tôi lời xin lỗi chân thành nhất... Xin hãy nể tình tôi mà bỏ qua mọi thứ...
Có gì mớihay, mọi người cứ tiếp tục bàn luận (đệ tử xin rửa tai lắng nghe)
Một lần nữa, cãm ơn tất cả mọi người!
Mến
ANH TUẤN
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Gởi anhtuan1066
- Câu a: ngocmaipretty
- Câu b: ptm0412
- Câu c: phuong1604

Ghi chú: Câu b của phuong1604 không sai, nhưng của lão cheettit nhìn dễ thay đổi thông số hơn:
- thay đổi số năm mà con gái cho (3 năm hay 4 năm)
- thay đổi thời điểm gởi của con gái so với tuổi của cha (năm 61: đầu năm hay cuối năm ...)
- thay đổi kỳ gởi của con gái: đầu tháng hay cuối tháng
- thay đổi số lần rút tiền trong sổ của con gái (giả sử con gái nó cà chớn, bắt phải đủ 3 năm mới cho rút)

Còn bảng chi tiết phía dưới (bảng nhiều dòng cột ấy), anhtuan thử zô xem, rất dễ hiểu, chỉ cộng trừ nhân chia.
nhất là sư phụ tôi, .....
(đệ tử xin rửa tai lắng nghe)

Không, không dám! Cám ơn nhiều!
Thân,
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom