Sõi phải dùng dấu ngã.
Sành sõi và sành sỏi đều chấp nhận được.
Trường hợp thứ nhất là chính thống, hai từ đều có kiên quan đến tay nghề và kién thức.
Trường hợp thứ hai không hẳn là một biến thể, mà nhiều người tin rằng do trùng hợp. Từ "sành" là đồ gốm, đi với "sỏi" là đá, như vậy có nghĩa là "chai sạn, cứng cáp". Nhưng vì đồng âm cho nên người ta dùng nhiều thành quen. Theo luật dùng nhiều thì thành văn và nếu chiếu điều kiện thả lỏng thì chấp nhận được.
(*) ngôn ngữ thường theo luật "khởi đầu là vết rò, để yên thành cơn lũ", tiếng Tây "form a trickle to a deluge"
Càng ngày sự thâm nhập của tiếng Tây vào tiếng Viẹt càng nhiều. Rất tiếc rằng nó không thâm nhập theo kiểu tích cực để bổ sung những chỗ thiếu thốn (các từ Y học, Kỹ thuật, Nghệ thuật). Trái lại sự thâm nhập này thuộc về dạng tiêu cực, tiếng Tây đã được giới trẻ chọn để thay thế tiếng Việt trong những trường hợp mà tiếng Việt có khi còn rõ hơn.
Hiện tượng này lúc đầu chỉ nhẹ, càng ngày càng nhiều. Mới đầu chỉ nằm trong ba bốn tiếng :"hi, Cảm ơn". Bây giờ thì tùm lum, giữa câu tự nhiên thấy "time, or, sr, ..."
Xem TV thì thấy rõ ràng hơn. Các nhơn vật lên TV càng lúc càng dùng nhiều các từ "ok, omg,..."
Không bao lâu nữa, có lẽ một câu nói tiếng Việt sẽ có 25-30% là phát xuất từ tiếng Tây. Mà lại là tiếng bồi, 50% trường hợp dùng không đúng mới chết chứ.
Không có caiu gì làm tôi buồn bằng ngày đâu năm, đi ra Huế thấy cổng thành nội Huế chăng cái băng rôn "Happy New Year" tổ bố, che mất cái tên cổng thành. Một du khách người Tây hỏi tôi: "có biết cái dòng chữ bị băng rôn che ấy là gì chăng?". Mặt tôi đỏ gay, hy vọng người ấy chỉ hỏi tò mò thôi chứ không có ý mỉa mai.
(với một kiến trúc cổ để hấp dẫn khách du lịch mà lại trương ra cái băng rôn tiếng Tây ấy với mục đích gì?)