1. Khi so sánh cột J của sheet Quý ngài tả oán ( theo cách gọi của thầy và cô ngocmaipretty) với cột I của sheet Ptm, thì bên cột J của em thiếu trị tại I2 của thầy. Nghĩa là em sai (vì tính thiếu chứ không phải vì công thức mà em dùng là sai) và thầy đúng (thầy đúng vì thầy là chuyên gia giàu kinh nghiệm). Và công thức của em cũng khác của thầy nhưng kết quả thì giống nhau. Em dùng tới hơn hai cách tính khác của em thì vẫn cho kết quả giống nhau và kết quả đó cũng trùng với kết quả từ công thức của thầy.
2. Tại cột F bên sheet Quý ngài tả oán ( sau đây viết tắc là Qnto), ở ô F1 thì ý nghĩa của nó là “Số tiền gốc cộng lãi”. Xin thầy thêm cái “+lãi” vào ô F1 giúp em.Và kết quả tại cột F bên sheet Qnto thì cũng đúng với cột H bên sheet Ptm.
3. Bây giờ tới phần thông tin về giá trị cái nóp của quân kháng chiến, cái nóp của giặc lạm phát, cái nóp thực và giá trị của hàm FV và hàm PV cũng như giá trị của công thức từ bài giảng của bạn phuonghv. Không phải tự nhiên mà em lại cho câu số 2, số 5 và số 6 xuất hiện.
- Thầy xem lại giúp em cái công thức trong cột H tại ô H2 và công thức tại cột I cũng như là cách tính của nó bên file Qnto. Khi em viết xong công thức đó và kéo một cái thì nó cho kết quả tương ứng luôn. Nhưng lạ một điều là trị tại H21 cũng bằng trị của hàm PV các cách tính kia,còn các trị khác thì lớn hơn.
- Xin thầy lưu ý giúp em vài thông tin (trong sheet của thầy) và xem lại file mà em đính kèm bên dưới:
Theo em, câu số 2 trong file Qnto cho ta một giá trị mà em nghĩ rằng nó sẽ thay thế được cách tính của bạn phuonghv và cả cái hàm FV cũng như cái hàm PV. Vì nếu lấy trị tại B1 nhân với kết quả của câu số 2, “hệ số % tăng trưởng thực theo từng kỳ là bao nhiêu khi lãi suất là 14% và lạm phát là 12%?” (em tạm gọi là hệ số k) thì kết quả của nó cũng không đổi
Như vậy thì, trong phạm vi của bài toán lãi suất tiền gửi, liệu ta có thể tìm ra hệ số k hay không để đơn giản vấn đề tính toán giá trị thực? Em nhớ là hồi nhỏ em có học về cách tính thể tích khối của hình trụ tròn và số pi 3,1416 luôn không đổi. Chỉ có độ dài và đường kính thì thay đổi và thể tích khối của hình trụ tròn thì thay đổi (phụ thuộc) theo độ dài và đường kính. Nghĩa là độ dài (đại diện cho đường thời gian, đường kính đại diện cho giá trị của B1 thì có thể thay đổi, còn hệ số k thì cũng được cố định như số pi).
Em không có ý định nhận được giải Ig Nobel khi đi tìm cái hệ số k trong bài toán lãi suất tiền gửi đâu. Nhưng nếu cho em điều kiện cần và đủ thì có lẽ sau 5 năm nữa sẽ có ít nhất là một bmcn2 mang giải Nobel kinh tế về treo ngay phòng truyền thống của gpe. Còn ai đó có tin hay không tin thì tùy.
Còn về vấn đề: Câu số 5 và 6:
Đã phát biểu: (cho rằng biểu lãi suất không thay đổi và ngân hàng sẽ chia chỉ số lạm phát theo từng kỳ ở mức tăng dần)
Thì cái gì cũng tăng dần, hàm nhất biến (đồng biến) làm sao mà có cực trị?
À mà có, không gởi thì cực tiểu, gởi thì sau 5 năm đừng rút, đến hết đời sẽ cực đại.
Không có cực trị, thì làm gì có điểm hòa vốn? Hay là đừng gởi, không lãi không lỗ!
thì ý em là thế này:
- Nếu 4,5 triệu tại thời điểm đó mà chỉ cất kỹ ở cái két sắc trong xó nhà thì sau 5 năm nó vẫn là 4,5 triệu khi và chỉ khi không có bất cứ một chỉ số lạm phát nào xuất hiện. Một cách dễ hiểu hơn thì 4,5T tại thời điểm 1/01/2003 ta mua được 450kg gạo loại A và sau 5 năm ta cũng mua được 450kg gạo loại A.
- Một ví dụ khác: tại thời điểm 1/01/2003 ta bán 5 chỉ vàng bốn số 9 được 4,5T. Sau 5 năm ta lấy 4,5T từ xó nhà ra mua lại thì cũng được 5 chỉ vàng 4 số 9.
Như vậy thì, nếu 5 chỉ vàng không gởi thì sau 5 năm có lẽ nó còn 4,9999999999999999 chỉ, vì nó bị oxy hóa mấy phần nghìn tỉ gì đó.
Nhưng nếu 4,5T sau 5 năm vì sự xuất hiện của giặc lạm phát thì ta có còn mua được 5 chỉ vàng hay không? Và ta đã bị mất đi bao nhiêu % giá trị ban đầu khi giặc lạm phát là 12% sau 5 năm?
Có một cái hay là trị tại H22*B5 thì cũng bằng trị tại H21 và trị tại E25. Mà trị tại Cột H thì được tìm thấy từ một công thức của một kẻ ngoại đạo amatuer. Vậy thì bài toán lãi suất tiền gửi cũng còn có thể điều chỉnh thêm một lần nữa nhỉ. Đau đầu quá, thế mới biết sự khó khăn và tầm quan trọng của việc quyết định là thế nào. Sau khi quyết định thì sẽ còn lại một là hiệu quả, hai là hậu quả. Vấn đề là bên nào nặng hơn. Và nếu đã lỡ quyết định rồi thì ta cần phải làm gì tiếp theo để kịp thời cứu vãng sự sai lầm của cái quyết định đó.
Vì trước thầy đã nói: - Đừng để người đáp biến thành người hỏi, chẳng có mấy người trả lời miễn phí mà muốn mất công đi tìm hiểu thông tin.
- Người hỏi thì đừng bực mình vì không được trả lời ngay, còn bị vặn vẹo. Vì họ đâu biết rằng càng có nhiều thông tin thì câu trả lời càng nhanh và càng chính xác
Và em đã từng nói: liệu câu trả lời càng nhanh có bằng càng chính xác hay không khi câu trả lời đó là một quyết định có tính sống còn.
Trong suy nghĩ của em không tồn tại khái niệm “miễn phí” hoặc là khái niệm “từ thiện”. Vì đây là một công việc nghiêm túc và nó hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích thiết thực không chỉ riêng cho cá nhân em mà còn cho đội ngũ đông đảo những người công nhân và nông dân trên Tổ quốc của mình.
Xin xem lại file đính kèm bên dưới.
Xin lỗi vì trình IT của em vẫn còn rất hạn chế.