Tìm hiểu về khung năng lực và tham khảo bộ mô hình 42 năng lực của Đại học Havard

Liên hệ QC

xuan.nguyen82

Thành viên tích cực
Tham gia
29/9/10
Bài viết
1,548
Được thích
8,041
Giới tính
Nữ
Nghề nghiệp
Human Resource Director
Tìm hiểu về khung năng lực và tham khảo bộ mô hình 42 năng lực của Đại học Havard
Năng lực
(Competency) được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà người lao động cần phải có để đáp ứng yêu cầu công việc, và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác. Năng lực của con người được ví như như một tảng băng trôi, bao gồm 2 phần: phần nổi và phần chìm.
Trong đó, kiến thức được hiểu là những năng lực về thu thập tin dữ liệu, năng lực hiểu các vấn đề (comprehension), năng lực ứng dụng (application), năng lực phân tích (analysis), năng lực tổng hợp (synthethis), năng lực đánh giá (evaluation). Đây là những năng lực cơ bản mà một cá nhân cần hội tụ khi tiếp nhận một công việc. Công việc càng phức tạp thì cấp độ yêu cầu về các năng lực này càng cao. Các năng lực này sẽ được cụ thể hóa theo đặc thù của từng doanh nghiệp.

Phẩm chất hay Thái độ thường bao gồm các nhân tố thuộc về thế giới quan tiếp nhận và phản ứng lại các thực tế (receiving, responding to phenomena), xác định giá trị (valuing), giá trị ưu tiên. Các phẩm chất và hành vi thể hiện thái độ của cá nhân với công việc, động cơ, cũng như những tố chất cần có để đảm nhận tốt công việc (Harrow, 1972). Các phẩm chất cũng được xác định phù hợp với vị trí công việc.
Về kỹ năng, chính là năng lực thực hiện các công việc, biến kiến thức thành hành động. Thông thường kỹ năng được chia thành các cấp độ chính như: bắt chước (quan sát và hành vi khuôn mẫu), ứng dụng (thực hiện một số hành động bằng cách làm theo hướng dẫn), vận dụng (chính xác hơn với mỗi hoàn cảnh), vận dụng sáng tạo (trở thành phản xạ tự nhiên) (Dave, 1975).
Mức độ năng lực của một nhân viên sẽ quyết định sự thành công hoặc thất bại trong công việc của nhân viên đó.
Chúng ta cùng tìm hiểu 1 số khái niệm cơ bản:
I – Tổng quan về Khung Năng lực
Năng lực là gì? Khung năng lực là gì? Ứng dụng của Khung Năng lực trong QTNS
Năng lực là gì?
Năng lực là sự kết hợp của kiến thức, tư duy, kĩ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ.
Khung năng lực là gì?
Khung năng lực là bản mô tả tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ mà một nhân sự cần có để hoàn thành tốt công việc.
Năng lực dùng để làm gì? Ứng dụng của khung năng lực
Ứng dụng trong năng lực là để chúng ta tìm kiếm nhân tài, thu hút tài năng trong tuyển dụng, dùng để xác định năng lực xét lương và thu nhập tạo sự công bằng và minh bạch. Ngoài ra ứng dụng khung năng lực còn là để đào tạo phát triển, hoạch định kế thừa..

khung năng lực ứng dụng.png
Các bước cơ bản giúp doanh nghiệp tự xây dựng khung năng lực.
  • Xác định mục tiêu chiến lược
  • Xác định cấu trúc tổ chức
  • Chuyển hóa sơ đồ tổ chức – chuẩn hóa chức danh công việc
  • Xác định khung năng lực phù hợp – Xây dựng các cấp độ và từ điển năng lực – Chọn chuẩn khung năng lực
  • Đào tạo huấn luyện nhân viên
  • Triển khai
  • Đánh giá
  • Điều chỉnh
Trong quá trình thiết lập, bạn có thể tham khảo bộ mô hình 42 năng lực của Đại học Harvard dưới đây:

  1. Khả năng thích ứng (Adaptability)
  2. Giữ hiệu suất để thành công (Aligning Performance for Success)
  3. Học ứng dụng (Applied Learning)
  4. Xây dựng một đội/nhóm thành công (Building a Successful Team )
  5. Xây dựng khách hàng trung thành (Building Customer Loyalty)
  6. Xây dựng mối quan hệ đối tác (Building Partnerships)
  7. Xây dựng mối quan hệ tích cực làm việc – Làm việc nhóm/ hợp tác Building Positive Working Relationships-Teamwork/Collaboration)
  8. Tạo dựng lòng tin (Building Trust)
  9. Huấn luyện (Coaching)
  10. Truyền đạt thông tin/giao tiếp (Communication)
  11. Không ngừng học tập (Continuous Learning)
  12. Góp phần vào đội/nhóm thành công (Contributing to Team Success)
  13. Hướng đến khách hàng (Customer Focus)
  14. Ra quyết định (Decision Making)
  15. Uỷ thác hay phân quyền (Delegation)
  16. Phát triển người khác (Developing Others) 27
  17. Nhiệt tình (Energy) 28
  18. Tạo điều kiện thay đổi (Facilitating Change)
  19. Giám sát, theo dõi (Follow-Up)
  20. Trình bày chính thức (Formal Presentation)
  21. Đạt được sự cam kết (Gaining Commitment)
  22. Tác động, gây ảnh hưởng (Impact)
  23. Theo dõi, giám sát thông tin (Information Monitoring)
  24. Hoạt động sáng tạo (Sáng kiến) - Initiating Action (Initiative)
  25. Đổi mới (Innovation)
  26. Tầm nhìn và giá trị dẫn đầu/sống động (Leading/Living The Vision And Values)
  27. Quản lý xung đột (Managing Conflict)
  28. Quản lý công việc (bao gồm quản lý thời gian) - Managing Work (Includes Time Management)
  29. Lãnh đạo hội họp (Meeting Leadership)
  30. Tham dự hội nghị (Meeting Participation)
  31. Đàm phán (Negotiation)
  32. Lên kế hoạch và tổ chức thực hiện (Planning and Organizing)
  33. Định hướng chất lượng (Quality Orientation)
  34. Chấp nhận rủi ro (Risk Taking)
  35. Nhận thức về an toàn (Safety Awareness)
  36. Kỹ năng bán hàng/thuyết phục (Sales Ability/Persuasiveness)
  37. Ra quyết định chiến lược (Strategic Decision Making)
  38. Chịu đựng sự căng thẳng (Stress Tolerance)
  39. Kiến thức và kỹ năng chuyên môn/ kỹ thuật (Technical/Professional Knowledge and Skills)
  40. Kiên định (Tenacity)
  41. Xác định giá trị đa dạng (Valuing Diversity)
  42. Tiêu chuẩn công việc (Work Standards)
Lưu ý: chỉ nên tham khảo, không nên sao chép, bởi mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc thù riêng, mục đích riêng.
Còn tiếp....
 
Gửi các bạn từ điển năng lực phẩm chất, tham khảo
 

File đính kèm

  • 1. Mẫu ORO Từ điển năng lực phẩm chất.doc
    216.5 KB · Đọc: 38
Web KT
Back
Top Bottom