"Quyết" phạt xe không chính chủ!

Liên hệ QC
em nghe mấy a công ty bảo là khoán cho đơn vị công an Phường Xã, mình đến đấy đăng kiểm mua tem thì phải

Đã không hướng dẫn cụ thể mua tại đâu, thủ tục như thế nào, vậy mà "me" đòi phạt người dân rồi! Người dân còn mờ mịt thế kia mà!

Tôi search google thì thấy theo Nghị định 71 là như vậy, nhưng hình như áp dụng thuộc Nghị định khác rồi thì phải.
 
Em cũng không thể hiểu được vì sao Luật ngày càng mù mờ. Tại sao nhà nước và chính phủ không cho 1 thời điểm để áp dụng cho những xe bắt đầu đăng kí từ ngày phát hành luật? Sau đó ai mua bán mà không đăng kí thì phải chịu => bị phạt cũng không thắc mắc được. Những trường hợp mua bán trước cũng có lỗi của việc quản lý.
 
Em cũng không thể hiểu được vì sao Luật ngày càng mù mờ. Tại sao nhà nước và chính phủ không cho 1 thời điểm để áp dụng cho những xe bắt đầu đăng kí từ ngày phát hành luật? Sau đó ai mua bán mà không đăng kí thì phải chịu => bị phạt cũng không thắc mắc được. Những trường hợp mua bán trước cũng có lỗi của việc quản lý.
Chuyện này cũng chẳng có chi là mù mờ, Chuyện của tôi mới mắc cười nè:
Hồi trước chổ tôi ở gọi là huyện Vĩnh Cửu, sau đó đổi thành Thị Xã Vĩnh An rồi cuối cùng lại trả về tên huyện Vĩnh Cứu
Cái thời tôi làm hộ khẩu cũng chính là thời mà huyện tôi đổi tên thành Thị Xã Vĩnh An. Đến khi mua xe, ra làm giấy tờ thì ông CA ổng không chịu. Ổng bảo:
- Bây giờ là huyện Vĩnh Cửu chứ có còn Thị Xã Vĩnh An đâu. Sổ hộ khẩu của anh sai rồi, anh mang giấy tờ về sửa lại đi
------------------------------------------------------
Má ơi, tôi sửa bằng cách nào đây? Thị Xã Vĩnh An hay huyện Vĩnh Cửu thì cũng là ông nhà nước thay đổi chứ có phải tôi tự đổi đâu mà bảo tôi sửa
Cuối cùng rồi cũng xong cái giấy, ấy là nhờ... CÒ
Ẹc... Ẹc...
 
Nhân tiện nói chuyện xe không chính chủ, em nói đến chuyện tiền gửi ngân hàng. (Hai chuyện này chẳng liên quan tới nhau lắm...hihi)
Hic, nhân viên em đi rút tiền lương, thấy bị trừ phí, thẻ Vietcombank, rút cây Vietcombank. Nó đã thu phí thì nó cho rút tiền 1 lần, 1 cục đi cho nhanh, đằng này, mỗi lần rút chỉ được tối đa 3.000.000 chẳng hạn. Bạn í rút 5 lần , mất 5.500đ tiền phí.
Thu phí nói 1.100đ là ít nhưng thực chất có người phải rút đến cả chục lần thì sao? Hic...

Chuyển tiền thì công ty mất phí chuyển tiền, rút tiền thì người lao động mất phí (gọi là khấu hao TS cố định- cây rút tiền tự động mình sử dụng, mình mất phí). Nói là nâng cấp các điểm rút thẻ, nhưng cây thì nhiều cây hỏng, tiền không đổ kịp, hoặc thường xuyên bảo dưỡng...có thấy thay mới đâu, bảo dưỡng đâu....

Hic, hic...
 
Nhân tiện nói chuyện xe không chính chủ, em nói đến chuyện tiền gửi ngân hàng. (Hai chuyện này chẳng liên quan tới nhau lắm...hihi)
Hic, nhân viên em đi rút tiền lương, thấy bị trừ phí, thẻ Vietcombank, rút cây Vietcombank. Nó đã thu phí thì nó cho rút tiền 1 lần, 1 cục đi cho nhanh, đằng này, mỗi lần rút chỉ được tối đa 3.000.000 chẳng hạn. Bạn í rút 5 lần , mất 5.500đ tiền phí.
Thu phí nói 1.100đ là ít nhưng thực chất có người phải rút đến cả chục lần thì sao? Hic...

Chuyển tiền thì công ty mất phí chuyển tiền, rút tiền thì người lao động mất phí (gọi là khấu hao TS cố định- cây rút tiền tự động mình sử dụng, mình mất phí). Nói là nâng cấp các điểm rút thẻ, nhưng cây thì nhiều cây hỏng, tiền không đổ kịp, hoặc thường xuyên bảo dưỡng...có thấy thay mới đâu, bảo dưỡng đâu....

Hic, hic...

Mình xài thẻ MHB (Mekong Housing Bank), rút tối đa cho 1 lần là 10 triệu, mỗi ngày không được rút quá 30 triệu. Đổi ngân hàng đi!
 
Chưa xử phạt xe không chính chủ

"Không phải Bộ Giao thông chùn tay xử phạt người không sang tên đổi chủ phương tiện mà là tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân", Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng phát biểu chiều 11/3.

Quy định về xe chính chủ sai luật, không khả thi

Nội dung phạt chủ xe chưa sang tên đổi chủ, không nộp phí bảo trì, đội mũ bảo hiểm giả được thảo luận sôi nổi tại buổi lấy ý kiến về dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, đường sắt, chiều 11/3.
Theo bà Lê Minh Châu, Phó vụ trưởng An toàn giao thông, Bộ Giao thông Vận tải, sau khi dự thảo lần hai của Nghị định được đăng tải lấy ý kiến người dân, cơ quan này đã nhận được 300 ý kiến. Trong đó, đa số không đồng tình khi đưa mức xử phạt người chưa sang tên đổi chủ vào nghị định vì cho rằng các văn bản pháp lý để người dân đi sang tên xe chưa đầy đủ nên sẽ bất hợp lý nếu phạt. Bà Châu cho rằng chưa nên đưa nội dung này vào dự thảo Nghị định.
Đồng quan điểm, bà Trịnh Minh Hiền, Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Giao thông Vận tải cũng cho rằng, hành vi phạt người chưa sang tên đổi chủ là chính xác, song hiện nay hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn người dân đi sang tên phương tiện chưa thật rõ ràng nên dự thảo Nghị định chưa nên đưa nội dung phạt hành vi này vào.
Đại tá Trần Sơn Hà, Phó cục trưởng CSGT đường bộ đường sắt, lại cho rằng, các văn bản quy định về hành vi không sang tên phương tiện đã rõ ràng, việc xử phạt không phải là mới. Trong khi đó xảy ra tai nạn giao thông hay các vụ trọng án, việc điều tra phương tiện mang tên người khác rất khó khăn. Phương tiện mang đúng tên chủ sở hữu cũng là nhằm bảo vệ quyền lợi cho dân. Do vậy, cần đưa quy định phạt hành vi không chuyển tên trong dự thảo Nghị định.
“Chính phủ đã giao cho các ban ngành xử phạt qua tài khoản, do vậy xe phải chính chủ, cũng để cơ quan quản lý phương tiện được tốt”, ông Trần Sơn Hà nhấn mạnh.
Thượng tá Đỗ Văn Cương, Vụ Pháp chế, Bộ Công an, cho biết để đảm bảo thuận lợi cho người dân đi sang tên phương tiện, Bộ đã ban hành Thông tư 12, sửa đổi thông tư 36 trước đây, sẽ có hiệu lực từ 1/7. Bộ cũng có lộ trình cho phương sang tên đổi chủ đến hết 2014, sau thời gian đó mới xử phạt xe không sang tên đổi chủ. Do vậy, quy định để cho chủ phương tiện đi sang tên xe đến nay đã đầy đủ. "Việc phạt người không sang tên phương tiện là đúng, bây giờ chúng ta cần quan tâm là mức phạt như thế nào cho hợp lý”, thượng tá Cương nêu ý kiến.
Tổng cục phó Tổng cục Đường bộ Nguyễn Văn Quyền lại lo ngại ngành công an hiện nay mới áp dụng cách xác minh chủ xe khá thủ công, chỉ bằng mắt thường. Do vậy, cần cải tiến bằng các biện pháp phát hiện chủ xe không sang tên đổi chủ được nhanh, hiện đại, không nên để người dân phải chứng minh là chủ xe hay không. Nếu người dân phải mang giấy đi mượn xe để trình công an là không đúng.
Để tạo thuận lợi cho người dân, đại diện Bộ Tư pháp, bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Pháp luật hình sự - hành chính, đề nghị đưa nội dung phạt người chưa sang tên đổi chủ cùng một số hành vi như phạt nguội, gây tai nạn giao thông. Khi cảnh sát giao thông xử lý các hành vi này sẽ kết hợp phạt nếu phát hiện chủ xe đó không chuyển tên.

Thang_1.JPG


Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng yêu cầu Ban soạn thảo tiếp tục tiếp thu và giải trình các ý kiến đóng góp của người dân và cơ quan chuyên môn. Việc Bộ Giao thông soạn thảo nghị định là đúng trình tự quy định, để thực thi Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ tháng 7/2013.
Với nội dung phạt xe không chính chủ, Bộ trưởng Thăng cho rằng quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện đã có, song trong quá trình thực hiện cho thấy tính khả thi không cao nên đề nghị không đưa vào dự thảo Nghị định. Khi các cơ quan nghiên cứu về tính khả thi của các biện pháp xác minh nguồn gốc xe tốt hơn thì sẽ đưa quy định này vào Nghị định.
Ông lấy ví dụ, người vi phạm một hành vi song lại bị tạm giữ xe để cảnh sát giao thông điều tra xe đó chính chủ hay không. Việc này sẽ gây khó khăn cho dân khi họ đang vội đi đâu đó. Dù Bộ Công an không yêu cầu phải chứng minh nguồn gốc xe, song vẫn có thể gây phiền cho dân. Do vậy, các cơ quan cần nghiên cứu biện pháp xác minh nguồn gốc được rõ ràng, minh bạch hơn.
Nội dung phạt người không mua phí bảo trì đường bộ, Bộ trưởng Thăng cũng yêu cầu đưa ra khỏi dự thảo Nghị định, mà có văn bản với Bộ Tài chính đưa vào Nghị định xử phạt phí và lệ phí. Ông đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến về xử phạt mũ bảo hiểm, bổ sung nội dung người đội mũ bảo hiểm không có 3 phần: vỏ mũ, đệm hấp thu xung động và quai mũ.
“3 nội dung này vẫn tiếp tục được lấy ý kiến người dân, nếu nhiều người cho rằng nên đưa vào Nghị định thì chúng ta lại đưa vào. Không phải Bộ Giao thông chùn tay xử phạt người không sang tên đổi chủ phương tiện mà là tiếp thu các ý kiến đóng góp của người dân. Nếu các bộ ban ngành còn không thống nhất thì sẽ xin ý kiến Chính phủ và Chính phủ sẽ biểu quyết trước khi ban hành Nghị định”, Bộ trưởng Thăng bày tỏ.

Theo: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/03/bo-truong-thang-chua-xu-phat-xe-khong-chinh-chu/
 
Em cũng là 1 công dân hoàn toàn đồng ý không xử phạt xe không chính chủ (đối với xe máy) hehe, em đang vui vì xe em không chính chủ nếu phạt chắc em tèo quá.hehe
 
Cũng không tin được ông "lên giời" này lắm đâu cô nguyencanh ah.
Vì là "Chưa" chứ không phải là "Không" phạt xe không chính chủ.
Có khi ông đang ấp ủ 1 kế hoạch sát phạt dân chúng thì sao! --=0--=0--=0--=0
 
Cũng không tin được ông "lên giời" này lắm đâu cô nguyencanh ah.
Vì là "Chưa" chứ không phải là "Không" phạt xe không chính chủ.
Có khi ông đang ấp ủ 1 kế hoạch sát phạt dân chúng thì sao! --=0--=0--=0--=0

Cụ thể là Nghị định trước thì thu phí lưu thông đường bộ 50 ngàn đối với xe máy dưới 100c và 100 ngàn với xe máy >=100c, dân phản ứng, dân bàn ra, tạm hoãn thi hành, thì Nghị định kỳ này là 60 và 150 ngàn!
 
Nhắc về phí bảo dưỡng đường bộ thu trên đầu xe.

Tết nay trong một hội nghị bàn tròn của những thằng bạn thân chuyên tám chuyện trên trời dưới biển có đưa ra những câu nói như sau:

Một anh bạn làm nhà nước nói: - Phí này thực chất là trước kia đã thu trong xăng dầu, nhưng thấy bất hợp lý do người mua xăng chưa chắc dùng để chạy xe (ví dụ chạy tàu, hoặc chạy các loại máy có động cơ xăng). --> Cho nên nay tính tới việc lại thu lại phí này cũng là bình thường.

Một anh bạn khác bàn: Thu trên xe là không công bằng vì có xe chạy nhiều xe chạy ít xe nặng xe nhẹ, phá đường khác nhau sao lại thu bằng nhau: Có chăng nên thu trên bánh xe. Anh dùng bánh to, mua bánh nhiều chứng tỏ anh phá đường nhiều vậy thì tính trên bánh xe là hợp lý nhất.

Một câu hỏi lại được người khác đưa ra: thế còn mua bánh xe để chạy xe cày ruộng thì sao?
Cuộc họp hết thúc mà chưa có bàn thêm. :)
 
Vấn đề là tiền thuế người dân sử dụng đúng mục đích thì cần gì mấy cái dzụ phí cỏn con đó.
 
Vấn đề là tiền thuế người dân sử dụng đúng mục đích thì cần gì mấy cái dzụ phí cỏn con đó.

Viết không có chấm phẩy, không có liên từ, nên không biết rằng tiền thuế do DÂN SỬ DỤNG hay AI SỬ DỤNG nữa!

Sao lập lờ giống các văn bản luật quá!

Quy định chỉ có CSGT có đeo thẻ xanh mới được dừng phương tiện giao thông, nhưng lại có quy định khác là tất cả các CS khu vực, CS cơ động, CA ... đều được quyền dừng xe. Giảm bớt một nửa thằng rồi đẽ ra hàng đống thằng làm cái việc dừng xe, không biết người dân chịu các kiểu hành chánh này đến bao giờ.
 
Nghe nói sang T4/2013 còn phạt người đội mũ bảo hiểm giả. Mà sao không phạt bọn làm sản phẩm giả mà lại quy kết cho người dân "không may" mua phải nhỉ?
 
Nghe nói sang T4/2013 còn phạt người đội mũ bảo hiểm giả. Mà sao không phạt bọn làm sản phẩm giả mà lại quy kết cho người dân "không may" mua phải nhỉ?

Nói đến cái nón tôi chợt có 1 thắc mắc: Bằng cách nào CA biết được nón bảo hiểm là giả?
Tôi mua nón tốt nhưng lâu lắm rồi, bây giờ cái tem cũng bay mất. Trường hợp này nếu CA kiểm tra thì nói nón tôi là nón giả chắc?
Đúng là buồn cười
 
Nghe nói sang T4/2013 còn phạt người đội mũ bảo hiểm giả. Mà sao không phạt bọn làm sản phẩm giả mà lại quy kết cho người dân "không may" mua phải nhỉ?

Ai kêu anh "mua phải" ráng chịu! Từ luật này, nếu không có người mua, tự nhiên sẽ không có người bán! Giống bên Châu Âu đang áp dụng.

Tuy nhiên, trước khi có vụ tem trên nón, thì người dân đã mua nhiều nón xịn, thế thì căn cứ vào cái tem để phạt người ta thì thiệt là vô lý!
 
Thế thì lại có 1 câu hỏi khác: Làm sao tôi biết được cái nón tôi đang mua không phải là giả?
Đừng nói là dựa vào tem nha? Ai nói tem không làm giả được?
Ẹc... Ẹc... chắc khùng quá

Hàng giả, hàng nhái luôn có chất lượng kém, với nón BH ta có thể thử độ cứng bằng cách bóp 2 bên tai nón, giá bao giờ cũng bèo hơn hàng thật.

Người mua sản phẩm nên chọn các cửa hàng chính hảng để mua, đừng mua trên lề đường, vĩa hè, đừng mua hàng trôi nổi v.v...
 
Hàng giả, hàng nhái luôn có chất lượng kém, với nón BH ta có thể thử độ cứng bằng cách bóp 2 bên tai nón, giá bao giờ cũng bèo hơn hàng thật.

.

Làm việc bằng giấy tờ thì không thể nói thế được, cái gì cũng phải có văn bản chứng minh...
Tôi thử theo cảm tính của tôi và cho rằng cái nón A là ngon, nhưng ông CA ổng bào là dởm, tôi cãi lại cách nào đây?
Người mua sản phẩm nên chọn các cửa hàng chính hảng để mua, đừng mua trên lề đường, vĩa hè, đừng mua hàng trôi nổi v.v...
Thế Nghĩa có chắc rằng tôi vào cửa hàng để mua sẽ không nhầm không?
-------------------------------
Tôi thì cho rằng việc này rất TÀO LAO:
- Sinh mạng của tôi, tự tôi quyết định... Tôi mua nón kém chất lượng, tai nạn xãy ra tôi chết kệ tôi, liên quan gì đến ông nhà nước
- Xe không chính chủ cũng kệ tôi, miễn sao khi phạm luật, có người đóng tiền là được rồi. Nếu phạm luật hình sự, nắm đầu thằng đứng tên ra ---> Chỉ cần 1 lần là nó ớn chứ lo gì
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom