Kiểm tra độ cứng trứng nhựa

Liên hệ QC

batman1

Thành viên gạo cội
Tham gia
8/9/14
Bài viết
5,774
Được thích
9,764
Nếu ai đó thấy câu từ không chuẩn, bài viết khó hiểu hay những thiếu sót khác thì xin đừng tham gia. Vui thôi, tranh luận về câu từ chả giúp ích gì. Nếu cho là bài ngu quá thì đừng tham gia.

Ta có 2 quả trứng nhựa. Trứng loại này luôn bị vỡ khi ném từ một độ cao bắt đầu từ một giá trị nào đó trở lên. 2 quả luôn có độ cứng như nhau. Tức vd. nếu lấy từ seri nào đó quả 1 bắt đầu vỡ từ độ cao 100 mét trở lên thì quả 2 cũng chỉ vỡ từ độ cao 100 mét trở lên. Nếu lấy từ seri khác quả 1 bắt đầu vỡ từ độ cao 1 mét trở lên thì quả 2 cũng vỡ từ độ cao 1 mét trở lên. Tức tùy theo seri mà trứng bắt đầu vỡ từ những độ cao khác nhau, nhưng 2 quả luôn cùng seri và cùng vỡ bắt đầu từ một độ cao như nhau. Ta có một tòa nhà 100 tầng. Nhiệm vụ của ta là phải xác định tầng thấp nhất mà thả từ đó thì trứng sẽ vỡ, nhưng sao cho số lần thử là ít nhất cho dù hên xui thế nào. Vd. trong thực tế có thể thả từ tầng 1 trứng sẽ vỡ, mà cũng thể thả từ tầng 100 không vỡ. Một trong các cách thử là chỉ sử dụng 1 quả trứng, thả lần lượt từ tầng 1, nếu không vỡ lại thả từ tầng 2, ... Nhưng nếu xui thì ta phải thử 100 lần. Rõ ràng 100 không là con số tối ưu.
 
Có thể là 14 lần.
 
7 lần, chỉ théc mét "Ta có 2 quả trứng nhựa" làm sao test 7 lần
 
Ba mươi bốn lần, vậy cho nó "xóc" . Hahaha ...

.
 
Theo dân Miền nam thì chỉ là bốn lần!

Chúc mọi người vui vẻ nhân dịp xuân về!
 
Theo dân Miền nam thì chỉ là bốn lần!
Ái chà, bạn nâng xà ngang cao ngất ngưởng. Bái phục.

Thôi xong phim. Buồn quá. :D
 
Thôi thì bù bằng nài này :D
--
Có 7 cọc tiền xu (mỗi cọc 100 xu) trong đó có một số cọc xu thật và một số cọc xu giả (cọc xu thật có toàn bộ xu thật, cọc xu giả có toàn bộ xu giả). Biết rằng xu thật nặng 10g còn xu giả chỉ nặng 9g. Dùng 1 cái cân tiểu ly để kiểm tra, cần ít nhất bao nhiêu lần cân để phân loại cọc xu thật và cọc xu giả.
 
Thôi thì bù bằng nài này :D
--
Có 7 cọc tiền xu (mỗi cọc 100 xu) trong đó có một số cọc xu thật và một số cọc xu giả (cọc xu thật có toàn bộ xu thật, cọc xu giả có toàn bộ xu giả). Biết rằng xu thật nặng 10g còn xu giả chỉ nặng 9g. Dùng 1 cái cân tiểu ly để kiểm tra, cần ít nhất bao nhiêu lần cân để phân loại cọc xu thật và cọc xu giả.
Đánh số từ 1 đến 7, lần lượt lấy ra 1,2,4,8,16,32,64 xu. Đem cân rồi so sánh với 1270g. Dựa vào chênh lệch để suy ngược ra cọc xu giả. Vd cân được 1170g thì cọc số 3,6,7 sẽ là xu giả.
 
Thôi thì bù bằng nài này :D
--
Có 7 cọc tiền xu (mỗi cọc 100 xu) trong đó có một số cọc xu thật và một số cọc xu giả (cọc xu thật có toàn bộ xu thật, cọc xu giả có toàn bộ xu giả). Biết rằng xu thật nặng 10g còn xu giả chỉ nặng 9g. Dùng 1 cái cân tiểu ly để kiểm tra, cần ít nhất bao nhiêu lần cân để phân loại cọc xu thật và cọc xu giả.
2 lần.

.
 
Đánh số từ 1 đến 7, lần lượt lấy ra 1,2,4,8,16,32,64 xu. Đem cân rồi so sánh với 1270g. Dựa vào chênh lệch để suy ngược ra cọc xu giả. Vd cân được 1170g thì cọc số 3,6,7 sẽ là xu giả.
Cách này đúng rồi bạn. Chỉ cần 1 lần cân. Nguyên tắc là đánh số thứ tự từ 0 đến n, nhóm thứ k lấy 2^k cái.
 
Câu đố giản dị:
Làm thế nào để ước tính chiều cao cột cờ giữa sân.
Đây là câu đố thực tế, của khoá đàn anh ra cho khoá tôi ngày lễ nhập môn trường Phú Thọ - bây giờ là trường BK tpHCM. Vì vậy nó có khá nhiều cách giải, tuỳ theo trí tưởng tượng của mõi nhóm chúng tôi.
 
Đo chiều dài bóng nắng cột cờ & so với bóng nắng của bản thân là ~ đúng thôi, khì, khì,. . . .
 
Đo chiều dài bóng nắng cột cờ & so với bóng nắng của bản thân là ~ đúng thôi, khì, khì,. . . .
Tôi nói là có nhiều lời giải. Nhưng phải nói là bài của bạn tự làm cực mình thêm.
Nếu có cái thước để đo chiều dài bóng cột cờ thì đo quách bóng cây thước, tại sao phải đo bóng bản thân.
 
. . . . . . Nhưng phải nói là bài của bạn tự làm cực mình thêm.
Nếu có cái thước để đo chiều dài bóng cột cờ thì đo quách bóng cây thước, tại sao phải đo bóng bản thân.
Đo bóng cột cờ bằng cách đếm số bước của mình; Làm chi có thước ở đó chứ!
 

File đính kèm

  • 611.jpg
    611.jpg
    68.2 KB · Đọc: 0
Đo bóng cột cờ bằng cách đếm số bước của mình; Làm chi có thước ở đó chứ!
Bạn quên các chi tiết của câu "Đây là câu đố thực tế...". Đó là một yếu tố khá quan trọng.
Đây là sinh viên trường Bách Khoa đang dự lễ nhập môn tại trường nhé. (thôi rồi, lại gợi ý mất)
 
Bạn quên các chi tiết của câu "Đây là câu đố thực tế...". Đó là một yếu tố khá quan trọng.
Đây là sinh viên trường Bách Khoa đang dự lễ nhập môn tại trường nhé. (thôi rồi, lại gợi ý mất)
Nếu thực tế thì phải tùy hoàn cảnh lúc đó nữa. Nếu dùng phương pháp đo bóng nắng thì phải kèm điều kiện hôm đó trời có nắng; bóng đỉnh cột cờ đổ xuống đất chứ không phải thân cây, mái nhà, bức tường hay thứ gì khác; mặt sân phải tương đối bằng phẳng...
Dưới đây là một số cách khác với các giả thuyết tương ứng:
- Nếu cột cờ có thể tháo rời thì tháo cột cờ đặt nằm xuống đất rồi đo.
- Nếu đỉnh cột cờ không cao hơn điểm cao nhất của lá cờ và có sẵn một sợi dây đủ dài thì hạ cờ xuống, cột dây vào điểm cao nhất của lá cờ, kéo cờ lên và đánh dấu vị trí dây chạm đất, hạ cờ xuống tháo dây ra đo.
- Nếu có sẵn một mặt phản chiếu (mặt đồng hồ, điện thoại...) thì chọn vị trí đặt mặt phải chiếu sao cho nhìn thấy hình chiếu của cột cờ và đỉnh đầu một ai đó (hoặc bất cứ cái gì khác có thể đo tới) thẳng hàng rồi đo.

Đương nhiên là phải có thước để đo. Nếu không có thì tìm một sợi dây lấy kích thước của một thứ gì đó có quy cách chuẩn (chiều cao của bàn chẳng hạn) làm đơn vị đo.
 
Web KT
Back
Top Bottom