hỏi về thay thế ký tự đặc biệt từ phải sang bằng chữ (có nhiều ký tự đặc biệt giống nhau)

Liên hệ QC
Dấu phẩy có hai công dụng:
- Một là để tách rời từng đoạn văn nhỏ, trong trường hợp này nó đứng sau dấu chấm và dấu chấm phẩy xác định đoạn văn; tức là dấu hai dấu chấm bao một đoạn văn, kế đó dấu chấm phẩy (nếu có) sẽ ngăn đoạn văn ra nhiều phần, dấy phẩy sẽ nằm trong từng phần của dấu chấm phẩy.
- Hai là để nhóm từng nhóm từ. Nếu chỉ có hai nhóm cách nhau vằng từ và, hoặc, hay tương tự thì không cần dấu phẩy. Nếu có nhiều hơn hai nhóm thì người ta thường xác định nhóm cuối bằng từ và, hoặc, hay tương tự. Trong trường hợp thứ hai này, để nhấn mạnh rằng nhóm cuối không gồm hai nhóm nhỏ, người ta đặt dấu phẩy ở trước nhóm áp út. Tóm lại, nhiệm vụ của dấu phẩy là phân biệt giữa nhóm cuối và nhóm áp cuối, cũng như nó phân biệt các nhóm trước đó. Trong khí đó, nhiệm vụ của từ 'và' là báo trước cho người đọc "đây là nhóm cuối". Bảo rằng từ 'và' không thể đi sau dấu phẩy là không biết cách hành văn.
Hi hi
Bác @VetMini oi, cháu cứ tưởng có từ "và" rùi thì không phải dấu "," phảy nữa chứ?
Đã có từ "và" thì bỏ dấu phảy "," mờ Bác.
Ngoài ý nghĩa trên dấu phảy còn có nhiệm vụ ngắt quảng các cụm động từ, trạng từ hoặc các danh từ Bác nhỉ?
 
Làm cách nào để biết khi tôi nói:
heo bố, heo mẹ và heo con
là tôi muốn nói ba nhóm (nhóm bố, nhóm mẹ, và nhóm con) hay tôi muốn nói hai nhóm (nhóm bố, và nhóm mẹ với con)?
Đừng có nói với tôi là bỏ đi từ 'heo' trước từ 'con' nhé. Bỏ đi từ này là bắt buộc heo mẹ phải có con.
 
Trong bản "Điếu văn Hồ Chí Minh" của Đống Ngạc, thư ký đắc lực của Lê Duẩn, có đoạn:
"Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra HỒ CHỦ TỊCH, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta."

Mình không dám bàn sâu hơn vì nói nhiều e rằng sẽ sai do không có chuyên môn.

Thân ái.
Tiếng Việt ngày nay có nhiều cải tiến hơn so với trước đây, nếu như thời của Bác Hồ, Lê Duẩn v.v... người ta dùng từ "ĐƯỜNG KÁCH MỆNH", nhưng bây giờ viết như thế, ngay cả bộ gõ Unikey nó cũng không cho gõ dấu chữ KÁCH và cụm từ đó được viết là "ĐƯỜNG CÁCH MẠNG".

Lúc tôi học về liên từ, thì sau các cụm từ chứa dấu phẩy thì cụm từ cuối cùng được kết nối bằng chữ VÀ.

Tiếng Anh thì chữ AND nó lặp đi lặp lại trong câu là rất bình thường mà chả cần dấu phẩy gì cả!

VD: I love trees and flowers and fruit and ... a lot more.
 
Trong một từ điển nào đó:
1. từ biểu thị quan hệ liên hợp giữa hai sự vật, hiện tượng, quá trình, tính chất cùng loại, cùng phạm trù
anh và em
học thêm toán và văn

2. từ biểu thị điều sắp nêu ra là điều nói thêm để nhấn mạnh, khẳng định thêm điều vừa nói đến

cô bé ấy hát rất hay, và xinh nữa

3. từ biểu thị điều sắp nêu ra là điều xảy ra, diễn ra tiếp theo hoặc là kết quả, hậu quả của điều vừa nói đến

lắng nghe, và khẽ gật đầu
----------
Dấu phẩy cũng dùng trong liệt kê: gỗ, đá, xi măng, ...

Theo tôi trong đoạn a, b, c và d thì "c và d" chả phải là nhóm hay không nhóm gì cả. Theo tôi nó chỉ đơn thuần với nghĩa 1. ở trên.

Nói cho cùng thì chả ai có thể tự vỗ ngực là biết hết cả. Giỏi văn đến đâu cũng có lúc nhầm lẫn. Ngay cả giáo sư cũng có lúc nhầm lẫn trong chuyên môn của mình. Trừ những trường hợp sai rõ ràng kiểu như: chăn châu, sẩy ra, nên Hà Nội thăm bạn, sổ số, ... thì mọi lưu ý khác tôi bỏ qua. Vì có những cái chưa chắc người lưu ý có lý. Và nhiều người cũng không biết rõ để có thể thừa nhận hoặc bác bỏ lý lẽ của anh lưu ý. Nói chung là bỏ qua thôi, vì không thể lưu ý cả ngày được. Vì thực tế thì ở đâu cũng thế - từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam - dân nước nào cũng nói sai, viết sai chính tả RẤT NHIỀU. Không chỉ người Việt mà cả người Ba Lan cũng nói sai viết sai rất nhiều. Và ở nước nào cũng thế. Tôi viết các từ thường sai ít hơn rất nhiều người Ba Lan, vì tôi học từ từ điển, từ đọc báo nên tôi nhớ mặt chữ. Nhiều người Ba Lan không rõ mặt chữ lắm. Từ może (có thể) và morze (biển) phát âm như nhau nên khi viết nhiều người lẫn lộn. Đi tắm biển lại dùng może.

Theo tôi những lúc vui thì cũng nên góp ý, kiểu như trêu. Còn bắt lỗi từng dấu phẩy chẳng để làm gì mà dễ mất lòng.
 
"Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra HỒ CHỦ TỊCH, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta."
Liên từ "và" có 1 nguyên tắc bất di bất dịch đó là liên kết những thành phần tương đồng về văn phạm. Tiếng Anh là đòi hỏi việc equivalent:
Danh từ - danh từ
Tính từ - tính từ
Nhóm danh từ - nhóm danh từ (group)
Nhóm từ - Nhom từ (phrase)
Ý - Ý
Mệnh đề - Mệnh đề
Chữ "và" bạn tô đậm đó là nối 2 ý, mỗi ý là một mệnh đề.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
... Vì thực tế thì ở đâu cũng thế - từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam - dân nước nào cũng nói sai, viết sai chính tả RẤT NHIỀU. Không chỉ người Việt mà cả người Ba Lan cũng nói sai viết sai rất nhiều. Và ở nước nào cũng thế. Tôi viết các từ thường sai ít hơn rất nhiều người Ba Lan, vì tôi học từ từ điển, từ đọc báo nên tôi nhớ mặt chữ. Nhiều người Ba Lan không rõ mặt chữ lắm. Từ może (có thể) và morze (biển) phát âm như nhau nên khi viết nhiều người lẫn lộn. Đi tắm biển lại dùng może.

Theo tôi những lúc vui thì cũng nên góp ý, kiểu như trêu. Còn bắt lỗi từng dấu phẩy chẳng để làm gì mà dễ mất lòng.
Nói chuyện vui thì không sao. Tiếng Anh người Anh dùng cũng sai tùm lum. Nhất là thành ngữ, thường bất kể văn phạm.
Nhưng bác nộp luận án thì phải theo chuẩn. Hầu hết điều kiện của chuẩn là để tránh hiểu lầm, hoặc tránh diễn giải khác đi. Mà chính chuẩn luận án cũng thay đổi theo tiến hoá. Ngày xưa từ "we" được khuyến khích để thay thế "I". Ngày nay, chuẩn khuyên nên tránh bớt "personal pronouns (I, you, he/she, ...)" tuy rằng không hoàn toàn cấm.
 
Nói chuyện vui thì không sao. Tiếng Anh người Anh dùng cũng sai tùm lum. Nhất là thành ngữ, thường bất kể văn phạm.
Nhưng bác nộp luận án thì phải theo chuẩn. Hầu hết điều kiện của chuẩn là để tránh hiểu lầm, hoặc tránh diễn giải khác đi. Mà chính chuẩn luận án cũng thay đổi theo tiến hoá. Ngày xưa từ "we" được khuyến khích để thay thế "I". Ngày nay, chuẩn khuyên nên tránh bớt "personal pronouns (I, you, he/she, ...)" tuy rằng không hoàn toàn cấm.
Tất nhiên khi viết bài luận, bài báo, bài trong tiết học Văn thì phải cố viết đúng rồi. Trong tiết học Văn mà viết lỗi thì ai nhắm mắt bỏ qua được. :D
 
Cái gì chư văn phạm tiếng Anh thì đừng tranh luận với tôi.
Dấu phẩy dùng để làm gì?
Dấu phẩy thường chỉ dùng để ngăn từ, hay cụm từ, hay mệnh đề. Hoặc với ý muốn nhấn mạnh nghĩa. Hoặc cần phải ngắt câu, tránh hiểu lầm.
Trường hợp câu không thể hiểu lầm hoặc không cần phải phân biệt (hiểu lầm cũng chả sao) thì cứ việc bỏ qua dấu phẩy.
Ví dụ:
I hate fish and chips.
Dịch:
1. Tôi không ưa cá và tôi cũng không ưa khoai chiên. Hay là
2. Tôi không ưa món cá ăn với khoai chiên?
Vì "fish and chips" là món ăn gạo cội của dân Anh nên nói ra người ta hiểu ngay là trường hợp 2.
Nếu muốn nhấn mạnh trường hợp 1, bắt buộc phải có dấu phẩy. Không còn cách nào khác. Ngoại trừ khi nói rõ ra: and I also hate chips.
 
Ví dụ:
I hate fish and chips.
Dịch:
1. Tôi không ưa cá và tôi cũng không ưa khoai chiên. Hay là
2. Tôi không ưa món cá ăn với khoai chiên?
Tôi không mê khoai tây nghiền (luộc rồi nghiền) nhưng thỉnh thoảng không từ chối khoai tây chiên + đùi gà rán hoặc cá rán. :D

images.jpg

Hồi nhỏ thịt ít, tôi chuyên săn cá nục, cá hồng, thỉnh thoảng cá thu ở chợ Hôm. Bữa cơm có cá là quá sang rồi. Cho tới tận giờ tôi vẫn thích ăn cá.
 
Tôi không mê khoai tây nghiền (luộc rồi nghiền) nhưng thỉnh thoảng không từ chối khoai tây chiên + đùi gà rán hoặc cá rán. :D
...
Hồi nhỏ thịt ít, tôi chuyên săn cá nục, cá hồng, thỉnh thoảng cá thu ở chợ Hôm. Bữa cơm có cá là quá sang rồi. Cho tới tận giờ tôi vẫn thích ăn cá.
Thực ra, cũng như khoai miì (sắn) ở ta, khoai tây cũng có nhiều hạng đi từ sượng, qua dẻo, rồi đến bột.
Tuỳ theo khẩu vị mà bác chọn dẻo hay bột để luộc rồi nghiền (thường thì món này người ta đánh chút bơ và sữa vào cho thêm béo, và Tây thì nó rắc một dúm cần/parsley). Xắc ra rồi chiên thì cũng tuỳ theo bác muốn loại xắc mỏng hay xắc sợi. Lại còn kiểu xắc nhỏ hay lớn sợi.

Cá nục nhà tôi ít ăn tươi (giá cao). Mẹ tôi mua loại luộc muối sẵn trong cái rổ tre (2-3 con một rổ). Đem về chiên lại ăn với bầu luộc.
Tôi thì thích ăn cá nướng cuốn bánh tráng, chấm mắm nêm. Người Bắc ít ăn mắm nêm cho nên tôi không rõ bác có biết món mắm này.
Người Nam cũng có món cháo cá lóc (cá quả). Đánh trứng cá lên vàng ngập mặt tô (*). Tôi thích ăn với rau đắng nhưng vợ tôi thì không biết ăn rau đắng, tuy rằng cô ấy Nam hơn tôi. Bánh canh cá lóc cũng khá ngon.
Lúc ăn cá lóc nấu canh chua thì người vùng tôi cũng thích bỏ rau nhút/nhúc vào.
Vào Chợ lớn thì chúng tôi ăn cá hồng hấp hành gừng, rưới tương tầu (tương ngọt nấu lại với xì dầu). Cháo cá thì người Quảng hay lót một dúm cá bống mú thái mỏng ở đáy tô. Tô cháo múc lên nóng hổi, đợi một phút cho cá hơi chín rồi múc lên ăn rất ngọt.

(*) ngày xưa ăn cá có trứng mình thấy ngon. Nhưng ngày nay ăn thấy ngại ngại sao đấy. Bắt giết hết cá trứng rồi lấy gì cho con cháu nó thưởng thức.
Tôi biết ở Âu Mỹ nhiều nơi cấm dùng một số thuỷ/hải sản với con mái đang mang trứng. Thậm chí đi bắt cua mà đem con mái về có thể bị phạt.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
ở Âu Mỹ nhiều nơi cấm dùng một số thuỷ/hải sản với con mái đang mang trứng. Thậm chí đi bắt cua mà đem con mái về
Khi nào dùng trống và mái, khi nào dùng đực và cái vậy bác? Dùng lộn qua lộn lại có sao không?!
Chim, gà, cá,... thì trống/mái.
Bướm, bò, cua, rắn... thì đực/cái.

Hình như đâu có trường hợp ngoại lệ nào nữa thì phải! Chắc chỉ có con heo.
 
Khi nào dùng trống và mái, khi nào dùng đực và cái vậy bác? Dùng lộn qua lộn lại có sao không?!
Chim, gà, cá,... thì trống/mái.
Bướm, bò, cua, rắn... thì đực/cái.

Hình như đâu có trường hợp ngoại lệ nào nữa thì phải! Chắc chỉ có con heo.
Một số trường hợp thì luật nó vậy. Một số khác thì dùng theo địa phương. Nên nhớ rằng ngôn ngữ là văn hoá của thường dân, người ta luôn muốn nó phong phú cho nên luôn xảy ra chuyện "phép vua thua lệ làng".
Heo có nhiều cấp: heo đực, heo cái. Nhưng lúc lớn thì người ta gọi nọc và nái, nếu chưa... thiến.
Tiếng Tây cũng vậy, nó có hog và sow.
 
Thực ra, cũng như khoai miì (sắn) ở ta, khoai tây cũng có nhiều hạng đi từ sượng, qua dẻo, rồi đến bột.
Tuỳ theo khẩu vị mà bác chọn dẻo hay bột để luộc rồi nghiền (thường thì món này người ta đánh chút bơ và sữa vào cho thêm béo, và Tây thì nó rắc một dúm cần/parsley). Xắc ra rồi chiên thì cũng tuỳ theo bác muốn loại xắc mỏng hay xắc sợi. Lại còn kiểu xắc nhỏ hay lớn sợi.
Bên này chiên thì xắt như trong hình tôi đính kèm, cỡ 5-6 mm, rắc tí muối bột ăn chơi. Mua một gói rồi vừa đi vừa nhâm nhi. Còn muốn lót dạ thì ngồi đàng hoàng gọi thêm đùi gà rán hoặc cá rán (đi nghỉ biển thì nhiều cá hơn). Nhưng tôi không thích ăn ngoài nên ăn ở nhà. Khoai tây không chỉ là sượng, dẻo, bột mà giống cũng nhiều. Nhưng tôi không thích luộc nghiền. Thỉnh thoảng vợ nấu cũng ăn, nhưng không thèm.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom