Giới thiệu Văn bản pháp luật hiện hành

Liên hệ QC
Status
Không mở trả lời sau này.

hai2hai

VNUNi®
Thành viên danh dự
Tham gia
14/6/06
Bài viết
1,137
Được thích
2,297
Nghề nghiệp
Tư vấn giải pháp bán lẻ
Giới thiệu Văn bản pháp luật hiện hành

Luật Lao Động đã được sửa đổi bổ sung

  • Luật 35/2002/QH10 ngày 02-04-2002 - Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động
  • Luật 74/2006/QH11 ngày 29-11-2006 - Sửa đổi, bổ sung Chương XIV của Bộ luật lao động về Giải quyết tranh chấp lao động
  • Luật 84/2007/QH11 ngày 02-04-2007-Sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động

Luật BHXH năm 2006



LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ (Luật số: 25/2008/QH12 - Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008.)


 
Lần chỉnh sửa cuối:
Các thông tư, nghị định từ bài số 2 đến số 5. Xin vui lòng download tại đây

  1. Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày Ngày 09 Tháng 05 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động

    Tóm tắt nội dung
    * Hợp đồng lao động - Ngày 09/05/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
    Theo Nghị định này, Hợp đồng lao động không xác định thời hạn áp dụng cho những công việc không xác định được thời điểm kết thúc hoặc những công việc có thời hạn trên 36 tháng...
    Khi ký kết hợp đồng lao động hai bên phải thoả thuận cụ thể ngày có hiệu lực của hợp đồng lao động và ngày bắt đầu làm việc. Trường hợp người lao động đi làm ngay sau khi ký kết hợp đồng lao động, thì ngày có hiệu lực là ngày ký kết. Trường hợp người lao động đã đi làm một thời gian sau đó mới ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động miệng, thì ngày có hiệu lực là ngày người lao động bắt đầu làm việc.
    Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi có lý do bất khả kháng khác, do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên, do địch hoạ, do dịch bệnh không thể khắc phục được dẫn tới việc phải thay đổi, thu hẹp sản xuất kinh doanh.
    Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
  2. Nghị định 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thoả ước lao động tập thể.

  3. Nghị định 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thỏa ước lao động tập thể

  4. Nghị định 96/2006/NĐ-CP ngày 14/09/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Điều 153 Bộ luật Lao động về Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp

    Tóm tắt nội dung

    * Trách nhiệm của Ban chấp hành Công đoàn lâm thời - Ngày 14/9/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Điều 153 Bộ luật Lao động về Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp.
    Theo đó, các doanh nghiệp sau 06 tháng hoạt động, phải thành lập tổ chức công đoàn cơ sở theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để đại diện, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tập thể người lao động.
    Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, tham gia với người sử dụng lao động đề ra các biện pháp nhằm phát triển sản xuất, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo việc làm, chăm lo lợi ích vật chất, tinh thần cho người lao động, tuyên truyền, phổ biến Luật Công đoàn, pháp luật về lao động, các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động và nội quy, quy chế của doanh nghiệp,...
    Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời là người lao động, làm việc tại doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết, công đoàn cấp trên cử và chỉ định cán bộ công đoàn chuyên trách làm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp.
    Chính quyền các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về lao động và các ngành liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời được chỉ định và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.
    Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

  5. Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương

  6. Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

    Tóm tắt nội dung

    * Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc - Ngày22/12/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
    Theo đó, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5 đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được hưởng trợ cấp một lần, cụ thể suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung...
    Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung. Đối với người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu, mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%...
    Tổ chức bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ, hoàn thiện các nội dung trong Sổ bảo hiểm xã hội. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp Sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động...
    Người lao động có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và có quyết định nghỉ việc chờ đủ điều kiện vè tuổi đời để hưởng lương hưu trước ngày 01/01/2003, thì được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi...
    Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

  7. Nghị định 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ về việc hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

    Tóm tắt nội dung

    * Hướng dẫn thực hiện bảo hiễm xã hội tự nguyện - Ngày 28/12/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
    Theo đó, các chế độ BHXHTN gồm hưu trí, tử tuất áp dụng cho 6 đối tượng tham gia, các đối tượng này phải là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.
    BHXHTN thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia. Người tham gia BHXHTN được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Mức đóng này tính trên cơ sở mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
    Người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXHTN được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã đóng cả hai loại bảo hiểm nói trên.
    Người tham gia BHXHTN được cấp sổ BHXH, hưởng bảo hiểm y tế khi đang hưởng lương hưu và được phép ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp BHXHTN.
    Người tham gia BHXHTN là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu. Trường hợp thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận BHXH một lần có nhu cầu tham gia BHXHTN thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm…
    Mức lương hưu hằng tháng của người tham gia BHXHTN và đủ điều kiện hưởng lương hưu nói trên được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công, thu nhập tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức lương tối đa là 75%.
    Khi tính mức lương hưu hằng tháng đối với người có thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ từ 20 năm trở lên, mà mức lương hưu hằng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung tại thời điểm hưởng lương hưu thì được điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu chung.
    Người đang hưởng lương hưu bị chết thì trợ cấp tuất một lần có mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu hiện hưởng trước khi chết. Mức trợ cấp tử tuất cao nhất cho thân nhân của người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng, nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu…
    Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01//01/2008.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
  1. Thông tư 02/2008/TT-BLĐTBXH ngày 31/01/2008 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Tóm tắt nội dung

    * Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện - Ngày 31/01/2008, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
    Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều kiện hưởng lương hưu nếu đủ một trong các điều kiện sau: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên; Nam từ đủ 55 tuổi trở lên và nữ từ đủ 50 tuổi trở lên đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, trong đó có 15 làm nghề hoặc công việc nặng nhọc; Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trược đó có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
    Tỷ lệ lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%.
    Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng thương số của tổng các mức thu nhập đóng BHXH với tổng số tháng đóng BHXH. Mức này được lấy làm cơ sở để tính mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu; mức hưởng BHXH một lần; tính hưởng chế độ hưu trí đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
    Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các chế độ quy định tại Thông tư này áp dụng từ ngày 01/01/2008.

  2. Nghị định 113/2004/NĐ-CP ngày 16/04/2004 của Chính phủ về việc quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động

    Tóm tắt nội dung

    * Xử phạt vi phạm hành chính về lao động - Ngày 16/4/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 113/2004/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
    Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
    Theo quy định tại Nghị định này, tổ chức, cá nhân có thể bị phạt từ 1.000.000đồng đến 2.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động, từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động, từ 5.000.000đồng đến 10.000.000đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động, từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động, từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên... khi có các hành vi vi phạm như: Vi phạm quy định về mức trợ cấp mất việc làm đối với người lao động, Thu phí giới thiệu việc làm đối với người lao động cao hơn mức quy định, thu phí giới thiệu việc làm không có biên lai, Ap dụng thời gian thử việc với người lao động dài hơn so với thời gian quy định...
    Phạt tiền 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong những hành vi sau: Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động quy định tại Điều 19 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung, Lợi dụng dịch vụ việc làm để thực hiện những hành vi trái pháp luật quy định tại Điều 19 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung, Ngược đãi, cưỡng bức lao động theo quy định của pháp luật lao động, Bắt người lao động đặt cọc tiền không tuân theo những quy định của pháp luật...
    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động là 01 năm, kể từ ngày có hành vi vi phạm hành chính.
    Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
  3. Thông tư 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước

    Tóm tắt nội dung
    * Tiền lương áp dụng trong doanh nghiệp nhà nước - Ngày 30/05/2003, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước.
    Theo thông tư này, hình thức trả lương được quy định như sau: tiền lương theo thời gian áp dụng đối với những người làm công tác quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tiền lương theo sản phẩm căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm được giao, tiền lương khoán căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành... doanh nghiệp lựa chọn hình thức trả lương phù hợp với tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh...
    Hằng năm, căn cứ vào yêu cầu công việc, tình hình sản xuất, kinh doanh, sau khi tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở, doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương đối với người lao động. Điều kiện xét để nâng bậc lương hằng năm: đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại doanh nghiệp ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 1,78, có ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 1,78 trở lên, đối với công nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh đạt kết quả thi nâng bậc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận...
    Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
  4. Thông tư 18/2008/TT-BLĐTBXH ngày 16/9/2008của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước

    Tóm tắt nội dung

    * Chế độ nâng bậc lương - Ngày 16/9/2008, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 18/2008/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước.
    Theo đó, người lao động 2 năm liền được tặng Bằng khen cấp Bộ, chiến sĩ thi đua cấp ngành, lĩnh vực thì được xét nâng 1 bậc lương trước thời hạn 12 tháng..., nếu bị kỷ luật lao động thì bị kéo dài thêm thời hạn xét nâng bậc lương không quá 6 tháng.
    Ngoài ra, một số trường hợp khác được nâng bậc lương sớm, rút ngắn thời hạn nâng bậc lương như: người đoạt giải nhất, nhì tại các cuộc thi chuyên môn cấp quốc tế, được nâng sớm 2 bậc lương; người đoạt giải nhất các cuộc thi cấp quốc gia, giải 3 các cuộc thi cấp quốc tế, người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng 1, 2, 3, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được nâng sớm 1 bậc lương; người đoạt giải nhì các cuộc thi cấp quốc gia được rút ngắn 2/3 thời hạn xét nâng bậc lương…
    Về việc xét nâng bậc lương thường xuyên, hàng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản xuất, kinh doanh, sau khi tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở, công ty lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương đối với người lao động làm việc trong công ty.
    Căn cứ để nâng bậc lương đối với lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh là tiêu chuẩn, cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận; đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ là tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức và thâm niên làm việc trong công ty.
    Bên cạnh đó, Thông tư cũng bổ sung quy định về điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương đối với thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản lý; Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng trong công ty Nhà nước, công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên. Đó là, phải có thời gian giữ bậc 1 từ 3 năm trở lên; hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm; không vi phạm chế độ trách nhiệm; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật…
    Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 
  1. Thông tư 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

    Tóm tắt nội dung

    * Tiền lương đối với người lao động - Ngày 30/05/2003, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
    Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương và giải quyết các chế độ khác cho người lao động và phải tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời và công bố công khai trong doanh nghiệp trước khi áp dụng...
    Hằng năm doanh nghiệp tổ chức đánh giá tình hình thực hiện mức lao động để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động. Nếu mức lao động thực hiện thấp hơn 5% hoặc cao hơn 15% so với mức được giao, thì trong thời hạn 3 tháng, doanh nghiệp phải xem xét, điều chỉnh lại cho phù hợp...
    Trường hợp làm thêm giờ nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì doanh nghiệp chỉ phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm, nếu làm thêm giờ vào ngày bình thường, 100%, nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần, 200%, nếu làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương...
    Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

  2. Thông tư 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương

    Tóm tắt nội dung


    * Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương - Ngày 05/12/2007, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và 14/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP về tiền lương.
    Theo đó, khoảng cách giữa các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%...
    Tùy trình độ và tính chất của công việc mà mức lương cũng được tính khác nhau. Lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Với lao động làm việc trong nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường…
    Bên cạnh đó, các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng các chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định phải đăng ký cùng hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống thang, bảng lương với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trước khi công bố áp dụng.
    Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sau 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động phải xây dựng và đăng ký hệ thống thang, bảng lương. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động đã có thang, bảng lương thì trong thời hạn 3 tháng, tính từ 01/01/2008, phải thực hiện đăng ký hoặc tiến hành sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại hệ thống thang, bảng lương…
    Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

  3. Thông tư 20/2007/TT-BLĐTBXH ngày 04/10/2007 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần

    Tóm tắt nội dung
    * Chính sách đối với người lao động khi danh nghiệp thực hiện cổ phần hoá - Ngày 04/10/2007, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 20/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
    Theo đó, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động: hết hạn hợp đồng lao động; tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp thì Giám đốc doanh nghiệp cổ phần hoá giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động (nguồn kinh phí lấy từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nếu còn thiếu thì doanh nghiệp đề nghị Nhà nước hỗ trợ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính) và có trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục để cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo quy định của pháp luật…
    Với người có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp thì thời gian được tính để mua cổ phần với giá ưu đãi là tổng thời gian (tính theo số năm đủ 12 tháng, không tính tháng lẻ) thực tế làm việc trong khu vực nhà nước của người lao động đến thời điểm công bố giá trị của doanh nghiệp. Thời gian này không bao gồm thời gian thực tế làm việc đã được tính để mua cổ phần với giá ưu đãi tại doanh nghiệp cổ phần hoá trước đó; thời gian thực tế làm việc đã được tính hưởng chế độ hưu trí; thời gian thực tế làm việc đã được tính để nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần…
    Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
  4. Thông tư 19/2007/TT-BLĐTBXH ngày 04/10/2007 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với công ty mẹ do nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con trong tập đoàn kinh tế

    Tóm tắt nội dung

    * Chế độ tiền lương ở công ty mẹ - Ngày 04/10/2007, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 19/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 141/2007/NĐ-CP quy định chế độ tiền lương đối với công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế.
    Theo đo, đối với công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng quyết định thành lập thì trưởng phòng và tương đương, Kiểm soát viên được xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp giữ chức vụ là: 0,8; Phó Trưởng phòng và tương đương: 0,7; do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập thì trưởng phòng và tương đương, Kiểm soát viên: 0,7; Phó Trưởng phòng và tương đương: 0,6...
    Đối với người chuyển đến làm công nhân, nhân viên trực tiếp hoặc phục vụ sản xuất, kinh doanh thì căn cứ vào công việc được giao, chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, công ty tổ chức kiểm tra trình độ tay nghề. Người lao động đạt bậc của nghề nào thì xếp vào bậc lương của nghề đó theo các thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định...
    Bảng lương của viên chức quản lý Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng quyết định thành lập được quy định như sau: Chủ tịch Hội đồng quản trị; Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty) bậc 1 là 8,80 và bậc 2 là 9,10; Tổng giám đốc bậc 1 là 8,50 và bậc 2 là 8,80...
    Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
  5. Thông tư liên tịch 13/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 07/02/2005 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn và xếp lương kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các tổ chức hoạt động kinh doanh

    Tóm tắt nội dung


    * Tiêu chuẩn kế toán - Ngày 07/02/2005, Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 13/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn và xếp lương kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các tổ chức hoạt động kinh doanh, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
    Theo đó, những đơn vị kế toán đã bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc cử người phụ trách kế toán thì không bổ nhiệm trưởng phòng hoặc trưởng ban kế toán. Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán sẽ đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quy định cho trưởng phòng, trưởng ban kế toán...
    Đối với kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc, kế toán trưởng của Tổng công ty nhà nước và kế toán trưởng của công ty mẹ phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là năm năm trở lên...
    Riêng đối với kế toán trưởng là người Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam phải có trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của doanh nghiệp để phục vụ cho công tác giao dịch và làm việc...
    Đối với các tổ chức hoạt động kinh doanh thì tiền lương của kế toán trưởng, phụ trách kế toán được hai bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động theo hệ thống thang lương, bảng lương do doanh nghiệp, hợp tác xã quyết định...
 
  1. Công văn 629/LĐTBXH-LĐ ngày 05/02/2007 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. HCM về việc hướng dẫn báo cáo khai trình sử dụng lao động, tăng - giảm lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

  2. Công văn 3883/HD-LĐTBXH-LĐ ngày 23/11/2004 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. HCM v/v Hướng dẫn đăng ký khai trình sử dụng lao động trong lĩnh vực nhà hàng- cửa hàng ăn uống- vũ trường- massage– karaoke – khách sạn – nhà trọ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  3. Công văn 3884/HD-LĐTBXH-LĐ ngày 29/11/2004 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. HCM v/v Hướng dẫn bổ sung đăng ký khai trình sử dụng lao động trong lĩnh vực nhà hàng- cửa hàng ăn uống- vũ trường- massage– karaoke – khách sạn – nhà trọ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  4. Công văn 1046/LTSLĐTBXH-LĐLĐTP ngày 07 tháng 03 năm 2008
    của Liên Tịch Sở LĐTB& XH và Liên đoàn LĐ TP.HCM v/v Hướng dẫn về hồ sơ đăng ký thang lương, bảng lương của doanh nghiệp.


  5. Công văn 3790/LĐTBXH-LĐ ngày 16/11/2004 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. HCM v/v hướng dẫn thực hiện báo cáo khai trình sử dụng lao động, tăng - giảm lao động trên địa bàn thành phố.

  6. Công văn số 638/LĐTBXH-LĐ ngày 23/02/2005 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. HCM về việc hướng dẫn xây dựng, đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  7. Công văn số 340/LĐTBXH ngày 07/02/2003 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. HCM v/v xây dựng và đăng ký thỏa ước lao động tập thể

  8. Công văn số 3543/LĐTBXH ngày 07/02/2003 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. HCM v/v điều chỉnh, bổ sung đối tượng đăng ký thỏa ước lao động tập thể. Nội quy lao động.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Văn bản lao động tiền lương mới

Văn bản lao động tiền lương mới - cập nhật tháng 7/2009 (từ 01/07 - 27/07/2009)

Công văn 1520/BXD-KTXD của Bộ Xây dựng về việc áp dụng mức lương tối thiểu mới theo Thông tư số 05/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình
Quyết định 91/2009/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về thu hút, sử dụng, đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố Hà Nội
Công văn 2561/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc trả trợ cấp thôi việc
Công văn 2560/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc trả trợ cấp thôi việc
Công văn 2559/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc trả trợ cấp thôi việc
Công văn 2525/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc tuyển dụng người lao động dôi dư
Công văn 2526/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về kinh phí chi trả đối với người lao động thôi việc tại công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước
Công văn 2509/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn tính thời gian hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc
Công văn 2492/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu
Thông tư 25/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thu thập và xử lý thông tin cung, cầu lao động
Công văn 2441/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc trợ cấp thôi việc đối với người lao động
Công văn 2446/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc vận dụng xếp lương theo hạng Tổng công ty và tương đương
Công văn 2540/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn pháp luật lao động
Công văn 4665/VPCP-ĐMDN của Văn phòng Chính phủ về việc giải quyết lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước
Quyết định 86/2009/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay của Quỹ giải quyết việc làm Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Hà Nội
Công văn 199/BTP-KHTC của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn chi trả phụ cấp trách nhiệm đối với cấp uỷ viên các cấp
Công văn 9662/BTC-TCDN của Bộ Tài chính về việc thông báo đóng Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng và trợ cấp trang phục hàng năm đối với lực lượng Dân quân trên địa bàn thành phố
Thông báo 189/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương Nhà nước

Tải tại đây
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Web KT
Back
Top Bottom