Duolingo

Liên hệ QC

TRIỆU QUẢNG HÀ

Thành viên hoạt động
Tham gia
15/10/14
Bài viết
142
Được thích
93
Giới tính
Nam
Có bác nào dùng Duolingo không ạ. Hôm bữa đi dự hội thảo Gặp gỡ Việt Nam ở Quy Nhơn. Nghe Bác Ngô Bảo Châu nói đang học Tiếng Đức qua ứng dụng này. Ai dùng rồi xin chia sẽ cách học hiệu quả đi ạ. +-+-+-++-+-+-++-+-+-+
 
Bác Ngô Bảo Châu nói trên là chuyên viên về ngôn ngữ?
 
Có bác nào dùng Duolingo không ạ. Hôm bữa đi dự hội thảo Gặp gỡ Việt Nam ở Quy Nhơn. Nghe Bác Ngô Bảo Châu nói đang học Tiếng Đức qua ứng dụng này.
Chương trình đó thiết kế như một trò chơi nên tạo ra rất nhiều cảm hứng
Tôi nghĩ đó là chương trình tốt dành cho người mới học
Ai dùng rồi xin chia sẽ cách học hiệu quả đi ạ. +-+-+-++-+-+-++-+-+-+
Học ngôn ngữ không giống học toán, không cần thông minh, chỉ cần bạn kiên trì sẽ có ngay hiệu quả (viết nhiều, nói nhiều, nghe nhiều...)
 
Học ngôn ngữ không giống học toán, không cần thông minh, chỉ cần bạn kiên trì sẽ có ngay hiệu quả (viết nhiều, nói nhiều, nghe nhiều...)

Hiếm người giỏi toán mà không trải qua giai đoạn làm một đống bài tập. Chỉ vì căn bản nền giáo dục ở nước ta sợ dốt toán.
Nếu có động năng nào để người ta sợ dốt ngoại ngữ như sợ dốt toán thì tự động người ta sẽ kiên trì.
 
Hiếm người giỏi toán mà không trải qua giai đoạn làm một đống bài tập. Chỉ vì căn bản nền giáo dục ở nước ta sợ dốt toán.
Nếu có động năng nào để người ta sợ dốt ngoại ngữ như sợ dốt toán thì tự động người ta sẽ kiên trì.
Tự dưng bắt kiên trì không không thì cũng khó. Nếu mình biết rõ mục đích học của mình là gì, tự nhiên mình sẽ cố gắng
Tốn vốn dốt các môn xã hội (Văn, Sử, Anh Văn...) còn toán thì khá hơn. Nhiều năm về trước, do nhu cầu công việc, phải đọc mấy tài liệu máy móc bằng tiếng Anh nên không có cách nào khác là phải HỌC (nếu không thì.. tịt). Thời đó làm gì có internet hay chương trình học online như bây giờ. Tôi nhớ như in rằng một tay tôi cầm cuốn truyện tiếng Anh, một tay cầm từ điển, vừa đọc vừa dịch, một trang thôi là mất cả ngày... Tự "bơi" ròng rã suốt một năm (vì cũng chẳng có tiền và thời gian để đến lớp học thêm), cuối cùng cũng tạm đọc và hiểu được bất cứ tài liệu nào tôi cần
Như vậy đấy! Học theo nhu cầu sẽ tốt hơn là học theo.. phong trào! Kiên trì tự nhiên sẽ có nếu ta ý thức được việc học của mình là nhằm vào mục đích cụ thể nào
 
Tự dưng bắt kiên trì không không thì cũng khó. Nếu mình biết rõ mục đích học của mình là gì, tự nhiên mình sẽ cố gắng...

Vậy thì cũng "quảng cáo" luôn cho bạn về cách học Anh Văn của tôi.
Tôi bắt đầu học tiếng Anh từ hồi có lẽ phần lớn các bạn ở đây chưa ra đời. Nhưng hồi đó học khó lắm, không nhiều tài liệu như bây giờ. Một quyển từ điển mắc tổ bố. Kiếm một tờ báo tiếng Anh để tập đọc là chuyện đã khó khăn. Tìm được người có cái băng cassette (*) để mượn về thâu tập nghe còn đỏ con mắt. Lắm lúc ngừoi ta đòi tiền, bạn bè chung lại trả - đem về thâu ra nhiều bản chia nhau. Có những cái băng lâu ngày, thâu qua thâu ại mấy lần, nhão nhẹt ra cũng phải cố bám lấy mà học.
Mãi về sau này mới có nhiều dịp thực tập với ngừoi nước ngoài.

Với điều kiện tài liệu tràn ngập thì trường hiện nay, ai muốn học tiếng Anh thì phải thành công, không có lý do gì để gọi là khó khăn cả.

(*) thời đó chưa có CD, âm thanh thu bằng băng cassette là đã tiện lợi lắm rồi. Có những ngừoi học bằng đồ cổ hơn, dĩa nhựa, hoặc băng nhựa cuộn 20cm.
 
Hi hi, mấy bác cho e vài trang vba bằng english đi cho e cố mài dùi vừa vba vừa english.e thấy bác ndu nói đúng, người ta cố động lực học ngoại ngữ thường theo đam mê cái gì đó hoặc nhu cầu bắt buộc phải học thì mới có ý chí cao mà học nhanh được!
 
Ai dùng rồi xin chia sẽ cách học hiệu quả đi ạ. +-+-+-++-+-+-++-+-+-+
Tôi có kinh nghiệm nhỏ này xin chia sẻ cùng bạn:
- Đối với người chưa biết một chữ tiếng Anh nào, việc học một ngoại ngữ nào đó tôi cho là rất dễ. Tuổi trẻ dễ học ngoại ngữ hơn tuổi già
- Đối với những người đã đi làm, không ít thì nhiều chắc cũng biết chút tiếng Anh (đủ để Hello... How are you...). Với dạng này mà học tiếng Anh sẽ có khó khăn riêng:
  1. Bạn đã từng phát âm sai mà không phát hiện ra, giờ quen miệng nên khó sửa đổi
  2. Bạn đã quen với cách phát âm giọng Anh, giờ nghe giọng Mỹ thấy khó nuốt trôi
  3. vân vân... và... mây mây...
Vậy thì các bạn nên luyện NGHE, NÓI là chính, đặc biệt là NGHE. Bởi bạn có nghe được thì mới hiểu người ta nói gì. Dù không nói được, ít nhất bạn cũng sẽ tìm cách gì đó để trả lời (dù dài dòng).
Bây giờ mỗi khi mở Duolingo lên, các bạn cố gắng đừng nhìn vào mặt chữ, lắng nghe xem máy nói gì và cố hiểu, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Các bạn không cần phải học nhiều (nhét nhiều quá dễ quên). Mỗi ngày dành ra 30 phút đến 1 giờ là đủ. Nghe chừng 3 tháng các bạn sẽ thấy mình tiến bộ rõ rệt
Ngoài ra, các bạn có thể thực tập nói vào điện thoại (trong khung tìm kiếm của Google hoặc Youtube). Nói bất cứ giống gì các bạn nghĩ ra và nếu như chiếc điện thoại của bạn hiểu bạn nói gì thì xem như thành công!
-------------------------------------
Trước đây, việc học ngoại ngữ ở Việt Nam quá chú trọng đến ngữ pháp, đến mức khi nghe người nước ngoài hỏi một câu, các bạn lo sợ mình nói trật rồi người ta cười nên cẩn thận sắp xếp từ ngữ, chia động từ các thì này nọ cho đúng... vân.. vân.. thì người ta đã đi mất tiêu rồi. --=0
Ngôn ngữ nhằm mục đích giao tiếp! Các bạn nói người ta hiểu và ngược lại mới là OK. Các bạn nói sai có thể từ từ sửa nhưng nếu phản xạ kém, xem như.. THUA!
 
Tôi có kinh nghiệm nhỏ này xin chia sẻ cùng bạn:
- Đối với người chưa biết một chữ tiếng Anh nào, việc học một ngoại ngữ nào đó tôi cho là rất dễ. Tuổi trẻ dễ học ngoại ngữ hơn tuổi già
- Đối với những người đã đi làm, không ít thì nhiều chắc cũng biết chút tiếng Anh (đủ để Hello... How are you...). Với dạng này mà học tiếng Anh sẽ có khó khăn riêng:
  1. Bạn đã từng phát âm sai mà không phát hiện ra, giờ quen miệng nên khó sửa đổi
  2. Bạn đã quen với cách phát âm giọng Anh, giờ nghe giọng Mỹ thấy khó nuốt trôi
  3. vân vân... và... mây mây...
Vậy thì các bạn nên luyện NGHE, NÓI là chính, đặc biệt là NGHE. Bởi bạn có nghe được thì mới hiểu người ta nói gì. Dù không nói được, ít nhất bạn cũng sẽ tìm cách gì đó để trả lời (dù dài dòng).
Bây giờ mỗi khi mở Duolingo lên, các bạn cố gắng đừng nhìn vào mặt chữ, lắng nghe xem máy nói gì và cố hiểu, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Các bạn không cần phải học nhiều (nhét nhiều quá dễ quên). Mỗi ngày dành ra 30 phút đến 1 giờ là đủ. Nghe chừng 3 tháng các bạn sẽ thấy mình tiến bộ rõ rệt
Ngoài ra, các bạn có thể thực tập nói vào điện thoại (trong khung tìm kiếm của Google hoặc Youtube). Nói bất cứ giống gì các bạn nghĩ ra và nếu như chiếc điện thoại của bạn hiểu bạn nói gì thì xem như thành công!
-------------------------------------
Trước đây, việc học ngoại ngữ ở Việt Nam quá chú trọng đến ngữ pháp, đến mức khi nghe người nước ngoài hỏi một câu, các bạn lo sợ mình nói trật rồi người ta cười nên cẩn thận sắp xếp từ ngữ, chia động từ các thì này nọ cho đúng... vân.. vân.. thì người ta đã đi mất tiêu rồi. --=0
Ngôn ngữ nhằm mục đích giao tiếp! Các bạn nói người ta hiểu và ngược lại mới là OK. Các bạn nói sai có thể từ từ sửa nhưng nếu phản xạ kém, xem như.. THUA!
Dạ em cảm ơn thầy rất nhiều ạ.
"Học theo nhu cầu sẽ tốt hơn là học theo.. phong trào! Kiên trì tự nhiên sẽ có nếu ta ý thức được việc học của mình là nhằm vào mục đích cụ thể nào".
Em sẽ nỗ lực ạ, thấy mình còn trẻ mà phí thời gian vào những điều vô bổ quá ạ.
Em cảm ơn thầy.
Chúc thầy mãi khỏe để truyền cảm hứng học tập cho những người sau ạ.
 
Bạn nào muốn học nghe và nói (đàm thoại) thì tôi chỉ cho mọt việc tối quan trọng:
Câu tiếng Anh mà ta luôn luôn phải huộc nằm lòng, và sử dụng nó như thần dược. Là câu gì?
 
Có vẻ không ai buồn trả lời. Hoặc do câu đố không rõ ràng?

Khi đối thoại bằng tiếng Anh, câu bạn phải nhớ nằm lòng là câu "xin lỗi". Có mấy kiểu sau đây, chọn 1 kiểu mà nằm lòng:
I am sorry?
I beg your pardon?
Mấy cái sau đây có nhiều ngừoi dùng nhưng tôi khuyên các bạn khong nên dùng vì chúng hơi ngắn, nói ra thường thì ngừoi ta nghe không kịp.
Pardon me?
Beg yours?
Sorry?

Giải thích: câu này, nói hơi lên giọng một chút ở phía sau (Ai em sơ rí - nhưng đừng lên cao qúa) thì ngừoi đối diện sẽ hiểu là bạn không nghe kịp và muốn ngừoi ta lặp lại.
Trong đối thoại, chuyện không nghe kịp hay không hẳn hiểu chắc chắn xảy ra, dù cho bạn có giỏi nghe tiếng Anh không thua gì máy. Cho nên học thuộc lòng và tập sử dụng chỉ có lợi chứ không có hại.
 
Mình cài ứng dụng nà trên iphone thấy học cũng dễ
 
Có bác nào dùng Duolingo không ạ. Hôm bữa đi dự hội thảo Gặp gỡ Việt Nam ở Quy Nhơn. Nghe Bác Ngô Bảo Châu nói đang học Tiếng Đức qua ứng dụng này. Ai dùng rồi xin chia sẽ cách học hiệu quả đi ạ. +-+-+-++-+-+-++-+-+-+

Bác Ngô Bảo Châu là người lúc nói thì người khác cố gắng nghe.
Bạn là người lúc nói thì cố gắng cho người khác nghe.
 
Học ngôn ngữ không giống học toán, không cần thông minh, chỉ cần bạn kiên trì sẽ có ngay hiệu quả (viết nhiều, nói nhiều, nghe nhiều...)
cái này em công nhận nè , nói chung chọn 1 tài liệu và kiên trì luyện tập , em dành khoảng 7 năm để học thuộc lòng bộ 3000 từ vựng , giờ đọc hiểu ok khoảng 90% các loại báo chí tài liệu ^^
mà học xong thấy có nhiều cái thú vị , như em để ý báo dân trí mục tiếng anh hình như do người Việt viết , vì toàn xoay quanh 3000 từ này , còn mục tiếng anh của báo tuổi trẻ văn phong có vẻ tây hơn , hình như thuê người nước ngoài viết ^^
 
Tuỳ theo định nghĩa "các loại báo chí tài liệu" của bạn.
- Nếu chỉ là báo lá cải thì 7 năm chỉ "ok khoảng 90%" là hơi yếu. Nếu toi dạy học thì tôi dự tính học trò tôi đọc được báo lá cải sau 2-3 năm.
- Nếu tài liệu chuyên môn thì 90% là hơi nhiều. Đồng thời xin hỏi nhỏ là với tài liệu thì làm cách nào bạn biết là mình ok 90%?
(tài liệu nếu không phải chuyên ngành tôi thì chỉ những bài nào ngừoi viết cố tình viết cho dân không chuyên ngành hiểu thì tôi mới đọc nổi)
 
tài liệu chuyên ngành thì phải trang bị thêm 1 lượng từ vựng chuyên môn bác ui , em chỉ đọc chuyên ngành về phần mềm thôi à , và 1 số tin lá cải !
các ngành khác nếu quan tâm thì em sẽ tra các từ chuyên môn của ngành đó !
 
Web KT
Back
Top Bottom