Dự toán trên excel (free 100% - mời các bạn tham khảo)

Liên hệ QC
Báo lỗi :
trong file dutoan sua đổi bản cũ ko giới hạn công việc tại bài 46 - trang 5 có thêm cột vật liệu,lúc kết xuất ra bảng GXL đã bị nhầm số liệu (có lẽ bác đã quên ko sửa lại sau khi thêm cột nên đã nhận dữ liệu nhầm cột).
em chỉ tìm có thế ,mong bác tuan_anhbm check giúp
 
Cảm ơn về sự phát hiện của bạn macthanhcong, tôi đã sửa lỗi và update lại, bài 46, trang 5.
 
02.10.2012
Ci tiến theo góp ý ca anh Nhn - giám đốc cty TVTK Kiến Tạo:
1. Sau khi k
ết xut bng GTVT thì kim tra và tính chi phí vt liu khác trong bng PTVT luôn (nếu có), như vy s b bt được 1 menu lnh, trước đây phi kết xut bng GTVT xong ri click menu s 6.
2. Link
định mc vt tư, NC, máy t bng PTVT (ngun) qua bng PTDG (đích), như vy khi sa định mc bên bng PTVT s t link qua bng PTDG, trước đây định mc trong bng PTDG là text.
* * *
Một số đề xuất khác chỉ mới cập nhật trong bản có cột vật liệu:
- Link MHDG, tên công việc, đơn vị từ sheet BKL (nguồn) qua các sheet PTVT, PTDG, Dutoan.
- Link tên vật tư từ bảng GTVT (nguồn) sang bảng PTVT.

Anh em tham khảo tại bài 171, trang 18.

 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình thấy chương trình của bạn ổn rồi nhưng theo mình thì bạn nên thêm chức năng phân quyền sử dụng, vì trong 1 cty thì chỉ cần 1 chương trình với nhiều người sử dụng như vậy thì hay hơn. Với quyền quản trị thì được sửa chữa hay nhập định mức....; còn thành viên thì chỉ được sử dụng.
 
Theo mình thì chương trình của bạn rất hay, tuy nhiên bạn nên cải tiến thêm một số điểm sau để hoàn thiện chương trình:
1. Trên form "Bang chon cong viec" cần thêm thanh cuộn ngang để có thể xem được đầy đủ nội dung công việc mà chọn cho đúng SHĐM, hoặc bố trí một nhãn trên form để hiển thị đầy đủ tên công việc đang được chon. Còn hay hơn nữa thì chọn công việc theo cây thư mục.
2. Trên sheet BKL, việc tính toán khôi lượng chưa nhận được các hàm lượng giác, pi() và nên đặt dấu "=" ở cột ĐVT, kết quả ở cột KL, và dùng hàm sum() bình thường của Excel để tính tổng. Khi đó sẽ dơn giản hơn trong việc cho hiển thị các dòng tiêu đề (có ở BKL) trên sheet Dutoan
3. Bổ sung thêm nhiều loại Định mức như cây xanh, điện chiếu sáng, sữa chữa... ngoài định mức 1776,1777 . Vì thực tế việc lập dự toán nhiều khi cần cả các định mức này
 
Cảm ơn các góp ý của các bạn Dutinh & huynhtrungha
Tới bạn huynhtrungha:
- Nội dung 1 & 2: Tuấn xin ghi nhận.
- Nội dung thứ 3: Tuấn cũng đang có dự định này nhưng chưa cập nhật được dữ liệu, bạn nào có xin vui lòng gửi vào mail của Tuấn hoặc để lại đường link trên diễn đàn cũng tốt (file đơn giá, định mức cây xanh, điện chiếu sáng, sữa chữa...).
 
Anh tuan_anhbm hỏi: ở phần nhân công ,nhân công làm đất và nhân công xây lắp có giá trị khác nhau sao khi tính giá nhân công lại cho chung?
 
ở phần nhân công ,nhân công làm đất và nhân công xây lắp có giá trị khác nhau sao khi tính giá nhân công lại cho chung?
Xin trả lời về vấn đề bạn hỏi như sau:
Theo qui định tại bảng 3.8, phụ lục 3 thông tư 04/2010/TT-BXD (có thể xem trong sheet HeSo của file dự toán): Có loại công trình thì chi phí chung tính theo chi phí trực tiếp, có loại tính theo chi phí nhân công:

1. Công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thì chi phí chung tính theo chi phí trực tiếp ( = tỷ lệ % *
[trực tiếp phí]).
2. Riêng công tác đào, đắp đất bằng thủ công trong công trình thủy lợi thì tính chi phí chung theo chi phí nhân công ( = 51% *
[chi phí nhân công])
Vì vậy, nếu trong 1 dự toán có các loại công trình/ hạng mục/công việc khác loại nhau thì hoặc là bạn phải tách thành 2 phần như trên và cộng tổng chi phí nhân công cho riêng phần đào đắp đất thủ công để tính chi phí chung theo giá trị đó. Hoặc là bạn lập dự toán riêng cho từng hạng mục khác loại nhau để tính chi phí chung theo từng loại.


 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bác cho em hỏi thêm về định mức cho công tác vận chuyển cây cối sau khi chặt ,cự ly 3km thì vận dụng theo định mức nào cho phù hợp?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bạn nên tham khảo BIỂU CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ÔTÔ (Ban hành kèm theo QĐ số: 89/2000/QĐ-VGCP) và công văn hướng dẫn tính cước vận chuyển hàng hoá của địa phương bạn (quyết định của UBND tỉnh V/v ban hành giá cước vận chuyển hàng hóa), trong đó qui định rõ đơn giá cước cho từng loại hàng hoá, ứng với từng cự ly vận chuyển & loại đường… mỗi địa phương đều có mà.
Trường hợp của bạn: Cây cối có thể xếp vào hàng bậc 2, cự ly v/c 3km, cần thêm là đường thuộc loại mấy (1, 2, 3, 4 hay 5 ?), sau đó tra theo đơn giá địa phương bạn thôi.

 
Chào bạn nguyentanlocx3.
Trước hết tôi cảm ơn những nhận xét và phân tích của bạn.

Về những vấn đề bạn nêu tôi trả lời bạn thế này:


1. Về việc "phổ cập" dự toán rộng rãi ra các tỉnh khác:


Tôi nghĩ nếu là 1 công ty phần mềm họ sẽ có đủ điều kiện và nhân lực để làm tốt việc này, vì có rất nhiều việc phải làm: Cập nhật cơ sở dữ liệu và các qui định mới về tiền lương, PP lập dự toán của các địa phương, mà mấy thứ này thì luôn thay đổi xoành xoạch, rồi quảng bá, tiếp thị sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, giải quyết sự cố, các dịch vụ hậu mãi, bảo mật…

Tôi chỉ có 1, trình độ cũng có hạn và còn phải lo nhiều việc khác, thực tình là không đủ sức. Và vì nếu thế dự toán excel của tôi đáp ứng tốt trong phạm vi 1 địa phương cũng đã vượt quá sự mong đợi rồi.


2. Vấn đề PP lập dự toán không cần bộ đơn giá:


Đồng ý với bạn, với kiểu quản lý như ở VN mình thì việc bỏ bộ đơn giá có lẽ là 1 chuyện xa vời, nó đòi hỏi có sự đổi mới tư duy mang tính hệ thống (ở cấp cao nhất là Bộ XD đến cấp thấp nhất là người lập, thẩm tra và phê duyệt dự toán). Thực tế thì bộ XD cũng đã ban hành những văn bản pháp lý trong đó có đề cập cả PP lập dự toán không cần bộ đơn giá (tuy chưa rõ ràng, cụ thể), nhưng vấn đề áp dụng thì chỉ lác đác ở 1 vài địa phương, chưa phổ biến, như vậy rào cản ở đây không phải chỉ là vấn đề pháp lý mà cả vấn đề tâm lý nữa.


Tôi rất hiểu và thông cảm cho tâm lý chung của những người lập, thẩm tra và phê duyệt dự toán ở phía dưới, rằng họ vẫn phải có 1 cái gì đó cực kỳ rõ ràng, giấy trắng mực đen và cả …dấu đỏ nữa để bám vào đó mà làm theo, nếu không thì chỉ biết thụ động ngồi chờ, có phải do hậu quả của cơ chế xin-cho chăng ? Và đó cũng là lý do ngành XD VN mình mãi lạc hậu so với các nước lân cận chứ chưa nói đến thế giới, nhưng chẳng lẽ trong hoàn cảnh đó mọi người chỉ biết ngồi nhìn và than thở?


Những người có chút ít hiểu biết như tôi và những người am tường như bạn phải có cái nhìn theo hướng tích cực chứ không nên chỉ biết đi theo lối mòn của ngày xưa.


Không phải tôi muốn cầm đèn chạy trước ôtô, nhưng thực tế cũng có khi ôtô cháy đèn phải cần người (nào đó) cầm đèn chạy trước. Cần phải có những tiếng nói cho sự tiến bộ, nếu không chẳng biết bao giờ…

Một ngày đẹp trời nào đó, biết đâu 1 vị bộ trưởng XD ghé trang web này và tình cờ đọc được ý kiến của tôi, biết đâu sau đó lại có 1 thay đổi gì mới trong PP lập dự toán… (chuyện cổ tích?).

3. Vấn đề dùng đơn giá để kiểm tra định mức như ví dụ bạn nêu trong bài:

Trích dẫn: "
Nếu như không có đơn giá gốc làm sao bạn biết được 1 định mức ban đầu khi chưa áp giá thời điểm sẽ có giá trị vật liệu; giá trị nhân công; giá trị ca máy là bao nhiêu, đơn giá gốc giúp bạn kiểm tra cơ sở dự liệu khi bạn làm bộ đơn giá.…" (hết trích dẫn)

Tôi không phản đối quan điểm của bạn, nhưng theo tôi hiểu, đơn giá từ định mức mà ra, định mức có trước, đơn giá có sau, nói nôm na: đơn giá là ngọn, định mức là gốc, không nên dùng cái ngọn để kiểm tra cái gốc mà phải dùng cái gốc để kiểm tra cái ngọn.
Ví dụ: Công tác xây tường, đơn giá vật liệu (VL) tại thời điểm lập bộ đơn giá = A (đồng), con số này bao gồm tổng giá trị của nhiều loại VL mà ra (gạch, cát, xi măng…). Vậy nếu bạn kiểm tra chi phí VL của công tác này và thấy nó không đúng với bộ đơn giá gốc thì bạn có thể nói rằng đơn giá hay định mức của công tác này tính sai, nhưng bạn cũng không thể chỉ ra được thành phần nào (gạch, cát, xi măng…) là sai và cần chỉnh sửa thế nào cho đúng.
Ngoài ra, có khi đơn giá gốc còn tính sai (không hiếm), thay vì A đồng thì nhầm lẫn thế nào lại ra B đồng. Trường hợp này bạn phải làm sao? chẳng lẽ yêu cầu người ta sửa định mức (từ đúng sang sai) cho khớp với đơn giá? Mà có muốn sửa thế cũng không được, vì biết sửa thành phần nào (gạch, cát, xi măng…) ?
Tóm lại, kiểm tra đơn giá hay định mức cứ căn cứ theo bộ định mức của Bộ XD đã ban hành và đang sử dụng (1776, 1777…) là chuẩn nhất, không cần đến bộ đơn giá vẫn được, đơn giá chỉ là 1 con số vô hồn, nhiều người còn không biết nó từ đâu ra, nó không phản ánh được thành phần và định mức hao phí và có thể còn bị tính sai.
Chưa hết: Nếu kiểm tra theo bộ đơn giá bạn phải kiểm tra 4-5 bước:
1. Đơn giá công việc theo bộ đơn giá gốc;
2. Đơn giá vật tư gốc (ví dụ với phần vật tư);
3. Đơn giá vật tư hiện tại;
4. Phép tính trừ: [giá vật tư hiện tại] trừ [giá vật tư gốc] có đúng không hay có "ăn gian" gì trong đó không?
5. Thành phần và định mức hao phí.
Nếu kiểm tra theo bộ định mức bạn chỉ phải kiểm tra 2 bước:
1. Thành phần và định mức hao phí.
2. Đơn giá vật tư hiện tại;
Rõ ràng là đơn giản hơn nhiều chứ bạn ?!

Chào bạn.
Tôi thấy rất đúng, Bộ đơn giá chỉ dùng được là giá nhân công và máy thi công thôi
 
mình đang dùng thử và rất ấn tượng với chương trình này của bạn. bạn cho mình hỏi:
1. mình tải bản dự toán excel 2013 cập nhật mới nhất về thì không thấy menu 3a như bản trước đó.
2. tác giả có thể cập nhật song song 1 bản dự toán sử dụng bản mã Unicode được không? mình thấy vậy tiện hơn.
mình cảm ơn!
 
Bạn tuan_anhbm đã có một cái nhìn rất tiến bộ về đơn giá.



3. Vấn đề dùng đơn giá để kiểm tra định mức như ví dụ bạn nêu trong bài:

Trích dẫn: "
Nếu như không có đơn giá gốc làm sao bạn biết được 1 định mức ban đầu khi chưa áp giá thời điểm sẽ có giá trị vật liệu; giá trị nhân công; giá trị ca máy là bao nhiêu, đơn giá gốc giúp bạn kiểm tra cơ sở dự liệu khi bạn làm bộ đơn giá.…" (hết trích dẫn)

Tôi không phản đối quan điểm của bạn, nhưng theo tôi hiểu, đơn giá từ định mức mà ra, định mức có trước, đơn giá có sau, nói nôm na: đơn giá là ngọn, định mức là gốc, không nên dùng cái ngọn để kiểm tra cái gốc mà phải dùng cái gốc để kiểm tra cái ngọn.
Ví dụ: Công tác xây tường, đơn giá vật liệu (VL) tại thời điểm lập bộ đơn giá = A (đồng), con số này bao gồm tổng giá trị của nhiều loại VL mà ra (gạch, cát, xi măng…). Vậy nếu bạn kiểm tra chi phí VL của công tác này và thấy nó không đúng với bộ đơn giá gốc thì bạn có thể nói rằng đơn giá hay định mức của công tác này tính sai, nhưng bạn cũng không thể chỉ ra được thành phần nào (gạch, cát, xi măng…) là sai và cần chỉnh sửa thế nào cho đúng.
Ngoài ra, có khi đơn giá gốc còn tính sai (không hiếm), thay vì A đồng thì nhầm lẫn thế nào lại ra B đồng. Trường hợp này bạn phải làm sao? chẳng lẽ yêu cầu người ta sửa định mức (từ đúng sang sai) cho khớp với đơn giá? Mà có muốn sửa thế cũng không được, vì biết sửa thành phần nào (gạch, cát, xi măng…) ?
Tóm lại, kiểm tra đơn giá hay định mức cứ căn cứ theo bộ định mức của Bộ XD đã ban hành và đang sử dụng (1776, 1777…) là chuẩn nhất, không cần đến bộ đơn giá vẫn được, đơn giá chỉ là 1 con số vô hồn, nhiều người còn không biết nó từ đâu ra, nó không phản ánh được thành phần và định mức hao phí và có thể còn bị tính sai.
Chưa hết: Nếu kiểm tra theo bộ đơn giá bạn phải kiểm tra 4-5 bước:
1. Đơn giá công việc theo bộ đơn giá gốc;
2. Đơn giá vật tư gốc (ví dụ với phần vật tư);
3. Đơn giá vật tư hiện tại;
4. Phép tính trừ: [giá vật tư hiện tại] trừ [giá vật tư gốc] có đúng không hay có "ăn gian" gì trong đó không?
5. Thành phần và định mức hao phí.
Nếu kiểm tra theo bộ định mức bạn chỉ phải kiểm tra 2 bước:
1. Thành phần và định mức hao phí.
2. Đơn giá vật tư hiện tại;
Rõ ràng là đơn giản hơn nhiều chứ bạn ?!

Chào bạn.

Tôi thấy là bạn tuan_anhbm đã phân tích một cách rất hay và có cách tiếp cận rất tiến bộ về đơn giá!
Và ở góc độ một người chỉ mới chập chững làm dự toán (cho vài hạng mục nhỏ - ví dụ chỉ là tính toán phần cọc trong toàn bộ công trình cảng) tôi thấy là rất khó áp dụng bộ đơn giá gốc để áp vào công việc cụ thể. Điều dễ tìm thấy nhất là tham khảo Thành phần và định mức hao phí rồi áp đơn giá vật tư hiện tại để tính được Giá thành hạng mục đó.
Tuy nhiên, công nghệ mỗi lúc một phát triển, máy móc mới, hiện đại, năng suất cao hơn hay trình độ nhân công không thể tính chính xác là bậc 3/7 hay 4/7--> nghĩa là máy móc thiết bị, nhân công ko phải là một con số cố định, bất biến mà chỉ là tương đối. Nên con số giá thành trong dự toán chỉ là một phần để soát xét và duyệt dự án ở bước thiết kế thôi. Thực tế đến lúc thi công thì hầu như tất cả các nhà thầu sẽ đưa ra định mức hao phí và đơn giá của riêng họ (dựa trên chính kinh nghiệm thi công cũng như năng suất, công suất của nhân công, máy móc thiết bị mà họ đang có) để đấu thầu và thi công. Do đó đến ngày nay thì Bộ XD mới qđịnh là sẽ chỉ cho bộ ĐG, ĐM trở thành "tài liệu tham khảo" mà không phải là "bắt buộc" như trước!
Và ở bước đầu tiên của công trình, những kỹ sư định giá, nhân viên dự toán khi sử dụng chương trình của bạn tuan_anhbm đảm bảo sẽ cám ơn bạn rất nhiều!
Tôi cũng vậy, cám ơn bạn đã bỏ công sức tạo nên chương trình rất hay này.
Mong là thời gian tới, sau khi đã "lăn lộn, dầm mưa dãi nắng" ngoài công trường để tích lũy kinh nghiệm về thi công, bạn sẽ trở lại văn phòng, góp sức nhiều hơn nữa cho việc "tính toán nhàm chán" này...
 
Bổ sung tiện ích mới

Chào các bạn!
Sau thời gian, vì có công việc riêng nên ít lên diễn đàn, hôm nay Tuấn trở lại cùng với 1 cải tiến nho nhỏ cho chương trình dự toán theo như góp ý của 1 vài bạn đang sử dụng, đó là tự động tính định mức nhân công cho các công việc ngoài bộ đơn giá trong bảng phân tích vật tư (PTVT).

Trước đây mặc định giá trị định mức nhân công = 1, ở dạng text, và người dùng phải tự tính toán định mức cho các công việc này, giờ đây việc tính toán là của chương trình.

Có thể chưa phải là hoàn hảo nhưng nó cũng giúp giảm bớt phần nào các thao tác thủ công gây nhàm chán.

Xin đọc chi tiết trong file đính kèm.

Bản dự toán cũng đã được update tại bài 171 trang 18.

Cảm ơn thật nhiều sự quan tâm theo dõi của quí vị và các bạn.

Cũng cảm ơn các bạn nguyenkhoadng, ks_khoa… và các bạn khác đã có những nhận xét và góp ý xây dựng chương trình.

 

File đính kèm

  • Gioi thieu tien ich moi 08.11.2012.pdf
    80.9 KB · Đọc: 128
Sau khi giới thiệu tiện ích mới thì Tuấn nhận được 1 phản hồi của 1 bạn nới là việc tính định mức nhân công chỉ đúng với địa phương của tác giả, không đúng với địa phương nơi bạn ấy sinh sống, lý do vì đơn giá NC sử dụng cố định đơn giá PY, để linh động hơn: đúng khi dùng đơn giá tỉnh khác, Tuấn có sửa lại công thức, khi đó dữ liệu tính định mức (đơn giá ngày công) được tra trong sheet Gia VatTuvaVAT, mảng [B2452:B2467] của file chủ DuToan-Excel, chú ý là file chủ phải đang mở thì mới có kết quả.
Update file: 09.11.2012
 
Theo mình bạn nên tạo Form để nhập đơn giá và định mức bổ sung như vậy sẽ chuyên nghiệp hơn. Trong form này thì nên tạo ra lựa chọn là nội suy từ định mức hiện có và nhập định mức mới.
Bạn nên thêm chức năng lập tiến độ thi công vào chương trình như vậy thì hoàn thiện hơn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chào bạn Ductinh
Theo mình bạn nên tạo Form để nhập đơn giá và định mức bổ sung như vậy sẽ chuyên nghiệp hơn. Trong form này thì nên tạo ra lựa chọn là nội suy từ định mức hiện có và nhập định mức mới.
Tạo form thì có vẻ chuyên nghiệp hơn nhưng có hạn chế là chỉ nạp mỗi lần được 1 cv, Tuấn vẫn ghi nhận ý kiến của bạn và sẽ "nghiên cứu" thêm về vấn đề này.
Bạn nên thêm chức năng lập tiến độ thi công vào chương trình như vậy thì hoàn thiện hơn.
Đưa thêm chức năng "lập tiến độ" vào chương trình cũng được nhưng trên thực tế thì danh mục công việc trong bảng tiến độ chỉ là những đầu việc chính, khối lượng thì được cộng dồn cho những công tác giống nhau, nó khác với danh mục chi tiết và khối lượng trong dự toán, vì thế không tận dụng được gì mấy từ dữ liệu dự toán nên Tuấn vẫn đang cân nhắc chuyện này.
Cảm ơn về góp ý của bạn.

 
đây chỉ là bản dùng thử thôi ah?
 
bạn anh tuấn ơi tôi thấy dự toán của bạn rất hay mà mình dowload mãi mà không đươc .bạn có thể mail cho mình tất cả các file chương trình được không , địa chỉ mail của mình là manhchien.hy@gmail.com
cảm ơn bạn nhiều.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom