CV 215/HD-BHXH-05/02/09 của BHXH-HCM v/v trích giữ lại 2%

Liên hệ QC

tungnguyen_kt

Thành viên gắn bó
Thành viên BQT
Super Moderator
Tham gia
25/6/08
Bài viết
2,893
Được thích
12,061
Giới tính
Nam
Công văn số: 215/HD-BHXH ngày 05/02/2009 của BẢO HIỂM XÃ HỘI TP HỒ CHÍ MINH V/v hướng dẫn bổ sung thực hiện chế độ BHXH – BHYT và bảo hiểm thất nghiệp.(Thanh quyết toán 2% giữ lại đơn vị - người sử dụng lao động giữ lại 2% tiền lương, tiền công đóng BHXH để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng các chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội.)

Rất cảm ơn Bác Trí đã đưa những thông tin này. Nhưng hình như chỉ có ở Tp. HCM mới làm như thế này.
 
Bác Tùng xem trong công văn này có nêu cơ sở pháp lý để thực hiện việc này

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 92 Luật Bảo hiểm xã hội : người sử dụng lao động giữ lại 2% tiền lương, tiền công đóng BHXH để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng các chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội,
Kể từ ngày 01/01/2009, tất cả các đơn vị tham gia BHXH đều thực hiện việc giữ lại 2% để chi trả kịp thời các chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động,

Bác Tùng hãy liên hệ lại BHXH Bình Dương để thực hiện
Bác có thể xem tại đây : Bực mình việc để lại 2% tại đây :
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Người sử dụng lao động được giữ lại 2% để thanh toán các chế độ BHXH ngắn ngày.
Cơ quan BHXH có trách nhiệm phải hướng dẫn đơn vị để lại 2% QL BHXH.
Vấn đề ở đây là việc thực hiện đúng quy định của Luật BHXH để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Nhưng:
Đối với những đơn vị có số lao động lớn, đặc biệt là số lao động nữ, thì hàng quý các chế độ BHXH ngắn ngày như Ốm đau, thai sản... là tương đối lớn. việc giữ lại 2% QL BHXH để thanh toán ngay tiền cho công nhân là cần thiết. Hơn nữa bao giờ các đơn vị này cũng có một hoặc nhiều cán bộ chỉ chuyên trách về vấn đề BHXH. Họ nắm vững chế độ và chi trả tương đối chính xác.
Đối với những đơn vị có số lao động ít, phát sinh hàng quý thấp, cán bộ không chuyên, thì việc giữ lại 2% lại không phải là tối ưu. Bởi hàng quý luôn phải quyết toán số 2% với cơ quan BHXH. Số tiền giữ lại không đủ chi trả cho người lao động dẫn đến lúng túng trong việc này.

Nhìn chung, để lại 2% là quyền lợi chứ không phải quy định bắt buộc. Nếu thấy "quyền lợi" này đi ngược thì đơn vị có thể làm văn bản xin không để lại 2% và đương nhiên sẽ được chấp thuận.

Do đó, ở các tỉnh thành không nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế (ĐN, BD, TP HCM) việc để lại 2% rất ít
 
Đối với những đơn vị có số lao động ít, phát sinh hàng quý thấp, cán bộ không chuyên, thì việc giữ lại 2% lại không phải là tối ưu. Bởi hàng quý luôn phải quyết toán số 2% với cơ quan BHXH. Số tiền giữ lại không đủ chi trả cho người lao động dẫn đến lúng túng trong việc này.

Nhìn chung, để lại 2% là quyền lợi chứ không phải quy định bắt buộc. Nếu thấy "quyền lợi" này đi ngược thì đơn vị có thể làm văn bản xin không để lại 2% và đương nhiên sẽ được chấp thuận.
Vậy CQ mình có thể làm công văn xin không để lại 2% cho khỏe.
Bạn cho phác thảo cho mình mẫu công văn hay up lên form công văn với.
Cám ơn!
 
90% đơn vị đề nghị không giữ lại 2% số tiền chi trả chế độ ngắn hạn cho người lao độn

Nguồn : Công Đoàn Bộ Khoa Học và Công Nghệ - 90% đơn vị đề nghị không giữ lại 2% số tiền chi trả chế độ ngắn hạn cho người lao động

• Trường hợp số chi BHXH cao hơn 2% giữ lại bao gồm cả tạm ứng (nếu có) thì cơ quan BHXH sẽ chuyển trả cho đơn vị trong 30 ngày đầu của quý sau.
Trường hợp số chi BHXH thấp hơn 2% giữ lại bao gồm cả tạm ứng (nếu có) hoặc không sử dụng đơn vị phải nộp số chênh lệch thừa về cơ quan BHXH trong 30 ngày đầu của quý sau. Hết thời hạn này, nếu không nộp, đơn vị phải chịu lãi chậm đóng theo quy định.

Giữ lại rồi cũng phải nộp lên, rắc rối vô cùng - lớ mớ phải chịu lãi chậm đóng nữa mới chết chứ. Sao không để cuối năm quyết toán 1 lần cho khỏe ?
 
Vậy CQ mình có thể làm công văn xin không để lại 2% cho khỏe.
Bạn cho phác thảo cho mình mẫu công văn hay up lên form công văn với.
Cám ơn!

Cái CV này thì không thấy trong quy định. Với lại Anh đóng BHXH ở TP HCM, "lớ ngớ" lại có CV mẫu thì toi.
Theo em, anh trình bày hoàn cảnh của công ty mình
Chỉ cần trọng tâm: Ít LĐ nữ, số LĐ ít, QL BHXH thấp - 2% để lại không đủ thanh toán chế độ nếu có phát sinh, công nhân không ổn định (ra vào liên tục) nhỡ có trả nhầm tiền thì biết tìm đâu mà đòi. Chắc chắn là OK

Gom thêm 01 công văn của bác là thêm người phản đối để lại 2%, ---> Sửa Luật
 
Trích:
Nguyên văn bởi KVP
Đối với những đơn vị có số lao động ít, phát sinh hàng quý thấp, cán bộ không chuyên, thì việc giữ lại 2% lại không phải là tối ưu. Bởi hàng quý luôn phải quyết toán số 2% với cơ quan BHXH. Số tiền giữ lại không đủ chi trả cho người lao động dẫn đến lúng túng trong việc này.

Nhìn chung, để lại 2% là quyền lợi chứ không phải quy định bắt buộc. Nếu thấy "quyền lợi" này đi ngược thì đơn vị có thể làm văn bản xin không để lại 2% và đương nhiên sẽ được chấp thuận.
 
Cảm ơn vì CV215. Nhưng trong CV trên không đính kèm các biểu mẫu. Bạn nào có biểu mẫu của CV trên cho mình xin nhé.
 
Web KT
Back
Top Bottom