Chuyện dở khóc, dở cười ?

Liên hệ QC
"Tôi có tính nhân đạo cho họ ở nhờ và trong hộ khẩu công an cũng đã ghi rõ là ở nhờ, tôi có thắc mắc thì họ giải thích đây là quy định của pháp luật ngườì trong hộ thì phải ra ký kết."
Và đã đóng tiền, tức là chấp nhận. Nếu không ghi ở nhờ chẳng lẻ là ghi con, cháu nếu vậy phải có chứng cứ chứng minh....

sao em thấy có gì đó sai sai nhỉ :wallbash:
Trước đây tôi làm ngành này thì không có cái vụ cải tiến thủ tục thế này, nó chỉ mới phát sinh gần đây thôi, ở nhờ và mới 8 tuổi mà bắt làm giấy cam kết thì tôi bó tay thật, tôi cải tới cùng nhưng người ta nói đó là quy định nhưng nghĩ hưu đã lâu có lẽ mình lạc hậu nên không biết cái quy định mới là quy định nào? Tôi không có thời gian để tranh cải đành ký lẹ cho nó xong chuyện.
Mới đây ở miền Tây còn có cái vụ địa phương cấm người đi làm từ thiện nữa cơ chứ, người làm từ thiện đành ra về bỏ mặt người có hoàn cảnh khó khăn cho đia phương giúp gì cho họ được thì giúp (cái này có Video hẳn hoi chứ tôi không bịa đặt), tôi không đưa Link lên đây vì tôi thấy điều này là không tốt.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cái gì thì cũng có nguyên nhân, mà thôi em thấy lạ lạ nên hỏi thôi :unknw:
 
Cái gì thì cũng có nguyên nhân, mà thôi em thấy lạ lạ nên hỏi thôi :unknw:
Tôi chỉ kể chuyện thực tế của tôi thôi, còn nhiều chuyện hay lạ nữa nhưng tôi chỉ kể khi anh em uống Coffee với nhau, chứ kể ra đây nhiều quá sợ quy chụp.
 
Hôm qua tôi làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thì phòng công chứng yêu cầu ông Nguyễn Hoàng Anh (SN 1994) và cháu Nguyễn Ngô Phúc Ân (SN 2012) ra Ký cam kết không tranh chấp mới ký vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
1/ Thứ nhất: Ông Nguyễn Hoàng Anh (SN 1994), trong hộ khẩu công an đã ghi rõ là ở nhờ thì không có liên quan gì đến đất đai.
2/ Cháu Nguyễn Ngô Phúc Ân (SN 2012) chỉ mới có 8 tuổi là chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm về dân sự.

Tôi có tính nhân đạo cho họ ở nhờ và trong hộ khẩu công an cũng đã ghi rõ là ở nhờ, tôi có thắc mắc thì họ giải thích đây là quy định của pháp luật ngườì trong hộ thì phải ra ký kết.
Tôi thấy chuyện này rất lạ nên nêu lên làm bài học cho các thành viên biết để tránh sảy ra chuyện dỡ khóc, dỡ cười như trường hợp của tôi.

View attachment 244729
Thầy Bé có rành Luật đất đai tư vấn hộ em với. Giấy đất em đứng tên, hộ khẩu em đứng tên. Nhưng hộ khẩu em còn mẹ, anh, chị, cháu, hàng xóm mượn nhập khẩu tên để chờ con đi học. Nếu em bán (chuyển nhượng) cho người khác có bị tranh chấp chia phần không thầy. Em xin cám ơn thầy.
 
Anh có thông tin này ở đâu vậy ạ? Coi chừng tin nhảm và mang tội
 
Thầy Bé có rành Luật đất đai tư vấn hộ em với. Giấy đất em đứng tên, hộ khẩu em đứng tên. Nhưng hộ khẩu em còn mẹ, anh, chị, cháu, hàng xóm mượn nhập khẩu tên để chờ con đi học. Nếu em bán (chuyển nhượng) cho người khác có bị tranh chấp chia phần không thầy. Em xin cám ơn thầy.
1/ Về Giấy chứng nhận được cấp thì chia làm 02 loại:
- Cấp cho hộ thì ghi là hộ ông/bà.
- Cấp cho cá nhân thì ghi là ông A hoặc bà B.
2/ Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì việc chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác.
- Trường hợp giấy cấp cho cá nhân nếu ghi ông A, bà B thì quá khỏe chỉ riêng người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ký hợp đồng chuyển nhượng (ngặc nổi trong giấy ghi hộ nên nó rắc rối đủ điều).
- Trường hợp giấy cấp cho hộ gia đình thì rất rắc rối như tôi đã nêu trên.
3/ Trong Luật Đất đai 2013 không quy định về hàng thừa kế, vì vậy khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng thì căn cứ tại điểm a, khoản 1, Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (những người này phải ký tên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất).
- Như ở trên tôi nêu trường hợp ở nhờ không thuộc hàng thừa kế nào cả mà bắt người ở nhờ ký cam kết là sai với quy định của pháp luật.
- Như ở trên tôi nêu trường hợp ở nhờ mới 8 tuổi (chưa đủ mười lăm tuổi) khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý (người đại diện lại ở nhờ) nhưng bắt trẻ em chưa thành niên ký cam kết cũng là sai với quy định của pháp luật (trường hợp này quy định tại khoản 3, Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015).
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom