Chào mừng ngày 20-11

Liên hệ QC
Đã hơn một năm kể từ ngày xa công việc dạy học (tôi rời khỏi công việc dạy học vào tháng 8/2011) trong tiếc nuối với nhiều dự định quay lại trong vài tháng sau đó thế mà đã hơn 1 năm rồi vẫn chưa quay lại được với công việc này.
Năm tôi quyết định ngừng đi làm để bắt đầu công việc đi dạy, tôi đã xác định cho mình cuộc sống không chú trọng thu nhập, sau này tôi mới thấm rằng để đi dạy tôi mất nhiều thứ hơn là thu nhập:
- Đi làm tôi ngày 8 tiếng về nhà, có thể về trể hơn (ví dụ như hôm nay 7g mà chưa về) nhưng đối với tôi đó là thời gian cố định. Đi dạy thời gian cực kỳ thất thường. chắc là dạy phổ thông thì đở hơn. Tôi vắng nhà gần như 70% các ngày thứ 7, CN. Đã phải bỏ lở rất nhiều đám cưới của mấy người bạn thân.

- Nhiều hôm lịch dạy kín đến nổi không có thời gian ăn cơm trưa (hoặc không có cơ hội ăn). Sáng kết thúc lúc 11g45, sinh viên xúm lại hỏi bài, không thể không trả lời. Trả lời xong xuống căn tin nhìn một đám sinh viên chen lấn mua cơm. Thấy mình không đợi nổi thế là lại phải mua thức uống có đường uống lẹ để còn kịp 12g30 vào lớp (nếu không giáo viên bị ghi tên, kỹ luật, nhiều khi nghĩ giám thị canh giáo viên như quản đốc canh công nhân).

- Đi dạy nghĩa là đi nhiều, có kỳ dại dột nhận dạy ở Q.9 trong khi nhà ở Q.8 trưa nắng và bụi đi gần 20km xa để rồi thấy cố gắng của mình không được công nhận, đành ráng cho qua kỳ.

- Đi dạy nghĩa là ít thời gian với gia đình hơn, cả nhà đi học đi làm giờ hành chính, còn mình đi làm toàn đi giờ ngoài hành chính.

- Đi dạy nghĩa là thu nhập ít hơn, thật ra không quá ít để gọi là không sống được nói vậy thì hơi quá, tôi vẫn sống khoẻ, có điều sẽ không thể để dành được bao nhiêu, hay nói đúng hơn là gần như không có gì. Có lần ngồi nói chuyện với sinh viên lở miệng nói rằng trước đây công việc của mình rất tốt, nhưng đi dạy thì cuộc sống khác hơn. Thế là hôm kết thúc buổi dạy được tặng quà kèm phong bì. Hôm đó nóng mặt xém liệng gói quà xuống đất.

Thế rồi một cơ hội việc làm tới đúng lúc tôi băn khoăn cuộc sống cho gia đình. Tôi dừng dạy với nhiều tiếc nuối.
- Tôi nhớ trường, nhớ sinh viên, nhớ cái cảnh ngơ ngác, lố nhố của bọn sinh viên, nhớ những đứa nổi trội, hay nhớ cả những cô sinh viên hai mấy tuổi đầu mà vẫn ngại ngùng, e ngại như trẻ con mẫu giáo.

- Tôi nhớ những anh chị sinh viên lớn tuổi nhưng vẫn siêng học và rất nhạy bén không thua gì các bạn sinh viên trẻ.

- Tôi nhớ cả lúc tôi lớn tiếng quát tháo trong phòng thi để duy trì trật tự.

- Tôi nhớ những chuyến xe đưa tôi đi tới các địa dạy ở xa thành phố: Long An, Đồng Xoài, Phan Thiết, An Giang...

- Tôi nhớ, tôi ray rứt với những thất bại của mình khi lớp tôi dạy rớt tốt nghiệp gần hết. Tôi xấu hổ đến mức tôi nghĩ rằng tôi sẽ không dám gặp mặt lớp đó. Nếu gặp lại chắc tôi sẽ chỉ dám nói "thầy xin lỗi".

- Tôi nhớ những đồng tiền còm cõi có được từ thu lao coi thi, ra đề, chấm bài... mà tôi giữ làm "quỹ đen" không đưa cho vợ. Hôm được trăm ngàn, có hôm dồn lại được gần triệu.

- Tôi nhớ 2 tháng sau khi tôi đi dạy, tôi được tăng lương theo mức lương cơ bản của nhà nước, tổng số tiền lương được tăng là 250 ngàn đồng. Tôi khoe với bạn tôi rằng mình thật oách, mới đi làm 2 tháng đã được tăng lương ngay.

Và còn nhiều nhiều nữa, những nổi nhớ nhỏ nhặt khiến tôi cứ day dứt mãi.
15 tháng không phải là dài cũng không phải là ngắn nhưng cứ ngỡ như ngày hôm qua.
Càng day dứt hơn khi mà những dự định quay lại việc dạy cứ ngỡ như chỉ là hai hay ba tháng tới, nhưng sao cứ với hoài không tới.

Hôm rồi, trong cty có người hỏi, 20-11 này có thể có sinh viên tặng hoa gì không Bình! Tôi nói, tôi chỉ mong có một tin nhắn chúc mừng để biết rằng mình còn chưa rời khỏi bục giảng quá lâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đối với nghề mô phạm mà tôi đã từng ấp ủ để theo con đường này nhưng ngặt vì còn đường học vấn dang dở nên không bước vào nghề này.
Sở dĩ tôi chọn nghề bán phổi (nếu hoàn cảnh cho phép), tôi cảm thấy được trẻ lại mươi phần vì được gần với các em, chỉ mong truyền đạt sao cho các em thi đỗ đạt, thành nhân có thể mang kiến thức của mình để làm việc tốt hơn, cải thiện hoàn cảnh xã hội ngày 1 tiến lên. Đối với các em, các em chỉ cần học tập tốt để không phụ lòng nuôi dưỡng của đấng sinh thành dưỡng dục mình. Một nghề mà mình cảm thấy không có sự tị hiềm trong đồng nghiệp và nếu có cũng rất ít so với những ngành nghề khác mà tôi đã gặp, đội trên đạp dưới.
Thời gian qua được tin Thầy Bình (OverAC) chuyển công tác để đi làm, tôi cũng thường trao đổi với Thầy, sao Thầy ngưng công tác giảng dạy mà tôi hằng mến yêu những người đang đứng trên bục giảng với những bụi viên phấn. (Trong những người học trò của Thầy Bình tình cờ cũng về làm với tôi, các em rất giỏi)
Chắc ai cũng rõ, diễn đàn GPE này quy tụ khá đông đảo của giới mô phạm. Trong thâm tâm các Thầy ở đây mà tôi đã từng tiếp xúc hầu như không có ý nghĩ để chờ nhận quà cáp từ các phụ huynh, của học trò. Họ chỉ mong, nếu có:

Mỗi năm vào 20/11 tôi rất vui khi nhận được vài cái bông của HS cài lên ngực áo, thầy trò cùng cười.
Có những em "xách" theo cái máy ảnh thì "đòi" chụp chung cả lớp, chụp riêng với thầy 'búa xua".

Giờ tôi cũng chưa thành đạt, cũng đang trau dồi để thành nhân và gia đình cũng tương đối yên bề gia thất nhưng có bao giờ quay lại để thăm Thầy/Cô để xem cuộc sống của Thầy Cô hay không? Việc đơn giản như nhắn tin, điện hỏi thăm cũng chả bao giờ làm được.

Tôi nói, tôi chỉ mong có một tin nhắn chúc mừng để biết rằng mình còn chưa rời khỏi bục giảng quá lâu.

Các em nghĩ gì về câu này, lúc còn tại giảng đường thì các em hay quan tâm đến Thầy bởi lý do gì? Ngại Thầy/Cô đánh rớt hay sao?

Đồng nghiệp thì cũng có người này người khác, thử nghĩ phụ huynh chúng ta tại sao phải tạo "tiền lệ" này? Tương tự đi đường cũng phải cống nạp cho bồ câu trắng, tương tự để việc chạy phải có thủ tục đầu tiên, ai ai cũng cho rằng miếng trầu là đầu câu chuyện. Xin thưa: tôi cũng đã gặp nhiều quan chức, nhiều Thầy Cô họ vô vụ lợi, tận tình giúp đỡ cho DN, cho học sinh rất nhiều, trong đó có tôi.

Cuộc sống lắm lúc khó khăn, đã là con người không sao tránh khỏi những suy nghĩ chưa cặn kẽ nên đã có những kế hoạch ba lợi ích bốn lợi dụng điều này truy cho cùng chúng ta cũng không trách họ mà thương hại họ nhiều hơn. Ít nhiều gì các Thầy/cô, phụ huynh con em chúng ta cũng đã rõ nên việc tâm tư của mỗi phụ huynh trên đây cũng không có gì lạ.

Tôi nhớ Bác căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người"

Tôi chỉ luôn thầm cám ơn sự dạy dỗ của Thầy Cô tôi trước đây và hiện giờ tôi lại cũng cám ơn Thầy/cô, anh chị trên diễn đàn đã luôn quan tâm trợ giúp, hướng dẫn cho tôi trong mọi tình huống để công việc tôi đáp ứng với DN để gia đình có được cơm no áo ấm.

Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam, kính chúc tất cả Quý Thầy/cô trên diễn đàn GPE nhiều sức khỏe, gia đình hạnh phúc và công việc luôn phát triển.

Kính cám ơn tất cả các Thầy/Cô, anh chị thời gian qua đã trợ giúp cho tôi (Thầy ptm0412, ThuNghi, Anhtuan1066, ndu96081631, Sa_DQ, nghiaphuc, Hai Lúa Miền Tây, Ba Tê, huuthang_bd,...) và cũng không quên cám ơn cô con gái đầu lòng Pansy_flower đã giúp tôi rất nhiều khi tôi còn chập chững đến với diễn đàn giaiphapexcel.com và còn rất nhiều và rất nhiều. Luôn ghi nhận, biết ơn tất cả để được sự trưởng thành ngày hôm nay.

Thành kính,

586_hoa-tuoi-tang-co-20-11.jpg

Xin phép mượn clip này gởi tặng đến các Thầy/cô trên GPE

[video=youtube;OKLmGlnryyo]http://www.youtube.com/watch?v=OKLmGlnryyo[/video]​
 
Thực sự, tui không thể biết trên hành tinh xanh này, còn ở đâu, quốc gia nào mà công sức nhọc nhằn của những người "lao công trí thức" lại bị chính sách rẻ rúng như ở Việt Nam này???
Ngày còn bé, qua những mẫu chuyện kể, tui mơ ước lớn lên mình sẽ làm thầy giáo. Nhưng đến khi tui nghe và hiểu được câu "chuột chạy cùng sào, mới vào sư phạm" thì tui lại nghĩ và mơ khác đi. Tui thích đi đây đi đó và mơ ước trở thành một kỹ sư để có thể chế tạo ra xe máy.
Giông tố cuộc đời làm tui lỡ nhiều chuyến tầu ước mơ.
Mỗi năm đến ngày 20/11 thì cái cảm giác trống trải lạnh lùng lại cứ theo nhau ùa về xâm chiếm tâm hồn tui.
Đôi lúc ức không chịu nổi, muốn đập phá cho tan hoang tất cả.
 
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, xin kính chúc các thầy cô mạnh khỏe và công tác tốt!

Các thầy cô cũng có nhiều tâm sự buồn lắm các bác ạ, nghề nào cũng có cái khó, cái khổ của nó, các thầy cô cũng cần được thông cảm. Vẫn còn nhiều nhà giáo vô cùng tuyệt vời đâu đó và c GPE này.
================================
 
Nhân dịp 20-11 Kính chúc toàn thể các thành viên GPE đã và đang là thầy/cô giáo dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau.
----------------------------
Kỷ niệm một thời cầm phấn của mình! Hơn 15 năm đã xa.
 
/(/hân Ngày Nhà Giáo (/iệt nam:




)(in chúc mừng toàn thể các cô bác, anh chị đã, đang & sẽ là những người thầy cô giáo trung thực & hết lòng vì thế hệ mai sau!





Mong các cô thầy dồi dào sức khỏe & đạt nhiều thành công, hạnh phúc trong cuộc sống!



 
Ngày còn bé, qua những mẫu chuyện kể, tui mơ ước lớn lên mình sẽ làm thầy giáo. Nhưng đến khi tui nghe và hiểu được câu "chuột chạy cùng sào, mới vào sư phạm" thì tui lại nghĩ và mơ khác đi. Tui thích đi đây đi đó và mơ ước trở thành một kỹ sư để có thể chế tạo ra xe máy.
Giông tố cuộc đời làm tui lỡ nhiều chuyến tầu ước mơ.

Bạn đã hay đang còn trẻ; Bạn không thể vượt lên chính mình thì có!
Đừng đổ thừa cho số fận & cuộc đời!

Đi đây đi đó không thể trở thành kỹ sư! Chỉ có học & được dạy dỗ cộng với sự cần cù siêng năng mới trở thành "kỹ sư, bác sỹ", hay 1 con người với đầy đủ ý nghĩa của nó

Buồn khi fải nói câu này: Xã hội nào đó mà hơn 45% loại người chỉ biết fó mặt số fận thì XH đó lụi tàn mà thôi!


(1)Thực sự, tui không thể biết trên hành tinh xanh này, còn ở đâu, quốc gia nào mà công sức nhọc nhằn của những người "lao công trí thức" lại bị chính sách rẻ rúng như ở Việt Nam này???

Mỗi năm đến ngày 20/11 thì cái cảm giác trống trải lạnh lùng lại cứ theo nhau ùa về xâm chiếm tâm hồn tui.
(2) Đôi lúc ức không chịu nổi, muốn đập phá cho tan hoang tất cả.

(/ấn đề (1) này cần được chứng minh; Nếu không thể chứng minh thì không nên đem ra đây.
Vì như thế sẽ làm những thầy cô giáo chân chính & cộng đồng này mất vui trong ngày hôm nay!
Đưa ra đây là bạn đã làm nhiều người mất vui, có đán như vậy không bạn?!

(2) Bạn muốn đập fá ư? dễ mà;
/(/hưng mình nói trước, không ai ủng hộ & được lòng thì đập fá trong nhà bạn cũng không xong, chứ chưa nói gì đập fá "tất cả"

(3) Cho mình với bạn 1 lời khuyên: Nếu không sống được ở đây thì nên xuất ngoại đi; Giờ có nhiều đường mà!

Vì nếu bạn đang còn ở XH này, thì mọi hành vi nên có tính xây dựng chứ không nên có tính đạp đỗ!
 
Ước mơ hồi nhỏ của mình là làm cô giáo dạy Văn. Khi học lên cấp II, ước mơ ấy càng cháy bỏng. Thầy giáo dạy môn văn và cũng là người dẫn dắt mình vào đội tuyển hsg văn đã khuyến khích động viên mình, hướng mình vào nghề sư phạm. Chính thầy đã làm một bộ hồ sơ đăng ký thi vào ĐHSP I Ha Nội cho mình. Hồi ấy, gia đình mình cũng không dư dả gì, thầy đã cất công dạy mình học không lấy tiền, thầy nói thầy rất tiếc nếu em không thi Sư phạm khoa Văn.... Vậy mà cuối cùng....
kết quả thi Sư phạm đã làm thầy giáo mình thất vọng...khi mình khoe với thầy 9,5 điểm môn văn khi thi vào báo chí và LĐXH, thầy vẫn buồn và nói: nhưng đó không phải trường Sư phạm..
....những kỷ niệm và ước mơ đó mãi theo mình ....Và đó là điều suốt đời mình có lỗi với công sức dạy dỗ của thầy giáo mình....mình đã không thực hiện được ước mơ của mình và ước nguyện của thầy ....
.....
nhân ngày nhà giáo Việt Nam, em kính chúc các thầy cô giáo, những người đang hàng ngày truyền đạt tri thức cho thế hệ trẻ môt lời chúc tốt đẹp nhất, kính chúc thầy cô thật nhiều sức khoẻ để tiếp tục thực hiện nghề cao quý, vì lợi ích trăm năm trồng người...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
20_11thayco13.jpg

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam chúc tất cả các thầy cô giáo trên mọi miền đất nước sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Riêng chúc Thầy/Cô GPE ngày nhà giáo thật vui,(dù chưa học đc ngày nào nhưng kinh nghiêm mà các Thầy/Cô truyền đạt qua những bài viết cũng như là đã dạy rồi). Và chúc các thầy cô và cố gắng hết mình cho thế hệ trẻ hôm nay.
 
Nhân ngày nhà giao Việt Nam 20-11
Em xin kính chúc toàn thể quý cô thầy cả nước nói chung và tập thể quý thầy cô của GPE nói riêng được dồi dào sức khỏe & đạt nhiều thành công, hạnh phúc trong cuộc sống!
 
Đôi lời phân trần.

Lục tung các trang web của Chính Phủ để xem có lời chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam không? Định vào HỘP THƯ CÔNG VỤ CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM DO CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH viết thông tin phản hồi, cũng may gặp được Thư chúc mừng của Bộ Trưởng Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội . Nghĩ cũng lạ, lới chúc sao nhân danh là "tôi thân ái...." mà không là kính thay mặt/đại diện Đảng và Nhà Nước để chúc nhỉ? Có cá nhân hóa việc làm của mình không dẫu biết rằng đó là chức năng, nhiệm vụ của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội.


Thôi kệ việc gì rồi cũng qua, miễn sao cũng có sự quan tâm đến ngày "Kỹ sư trồng người" là tốt rồi.
 
Hôm nay đúng ngày 20-11 rồi, Em xin phép đại gia đình GPE xin gửi lời chúc chân thành tới các Thầy trên GPE
Chúc các Thầy sức khỏe, thành công và nhận được thật nhiều nhiều lời chúc hơn nữa từ học trò, từ người thân và bạn bè.
Đặc biệt em xin phép gửi lời khuyên tới các Thầy kính mến, các Thầy hút thuốc lá ít thôi ạ "nếu được bỏ là tốt nhất" hic...
Một lần nữa "NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY 20-11"!-=.,,?>
 
Chào mừng ngày 20/11!!!
Kính chúc các Thầy các cô dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc để dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến với những bến bờ tri thức!

06-ng-176.jpg
 
Con nợ Thầy một ước mơ...


Thầy ơi, con vẫn muốn gọi tên thầy như cái ngày đầu tiên con gọi tiếng thầy thật ấm áp ấy. Ngày ấy của 6 năm về trước, vào một buổi sáng mùa thu trong xanh, nắng nhẹ nhàng đậu lại bên song cửa...


"Thầy ơi, sẽ chẳng bao giờ thầy nghe tiếng con gọi nữa ?"

Bụi phấn kia ơi, sao buồn tênh chẳng rơi trên bục giảng năm xưa, không vương lại trên mái tóc thầy pha sương để con biết được thầy vẫn đến lớp môi ngày. Nhưng bụi phấn trắng mỏng tang, nhẹ tênh phải chăng đã theo làn gió cuối thu bay miên man trong chiều mưa bụi ấy.

Thầy ơi, con đã bước qua cái tuổi thơ ngây, khờ dại của tháng năm học trò, xa thầy, xa những trò đùa một thời dấu yêu-để hôm nay chỉ còn là hoài niệm xa xăm trong con. Bây giờ con đã là cô sinh viên năm 3 với những suy nghĩ, lo lắng và cả những bộn bề cho cuộc sống xa nhà. Ở nơi xa, hình ảnh một người thầy hiền từ, giản dị vẫn luôn hiện hữu trong trái tim bé nhỏ của con.. Một người thầy - một quân nhân mà suốt đời con kính trọng. Chiến tranh qua đi không những cướp đi hạnh phúc thời trai trẻ mà còn để lại trong con người thầy một vết thương chưa lành, mỗi khi trái gió trở trời nó lại đau nhức nhối.

Thầy ơi, con vẫn muốn gọi tên thầy như cái ngày đầu tiên con gọi tiếng thầy thật ấm áp ấy. Ngày ấy của 6 năm về trước, vào một buổi sáng mùa thu trong xanh, nắng nhẹ nhàng đậu lại bên song cửa, gió miên man hàng phượng vĩ xanh rờn, cô học trò nhỏ bỡ ngỡ giữa một không gian rộng lớn, xa lạ. Con bước vào cấp 3 với nhiều cảm xúc lẫn lội, tất cả dường như đều mới tinh tươm. Nhút nhát, lạc lõng con chọn cho mình vị trí cuối hàng để đứng. Đôi mắt con đưa nhìn xung quanh thấy ai cũng xa lạ, thầy cô bạn bè làm con thấy sợ thầy ạ. Con không dám ngước nhìn lên trên, chỉ khi nghe một giọng nói trầm ấm, đều đều với bài đọc diễn văn thật ý nghĩa con mới ngửa mắt lên trông.

nothay1uocmo%20(3)-cee54.jpg

Hình ảnh một người thầy đã già, dáng người nhỏ bé, đôi mắt thầy dường như mờ đi sau cặp kính. Ở gương mặt của thầy toát lên vẻ đẹp nhân hậu, bao la. Phút giây đó cho đến bây giờ con vẫn nhớ như in, như cái ngày nào con là một cô bé non nớt. Con thấy lòng mình bỗng dưng tươi mát hơn khi nghe thầy nói sẽ chủ nhiệm lớp chuyện Văn của khối 10. Thật hạnh phúc và vui sướng, mặc dù con chưa biết thầy là người như thế nào nhưng ấn tượng về thầy đã cho con niềm tin để tin vào điều đó. Một mình lủi thủi cuối hàng, nghịch chiếc lá bàng vừa rơi rụng xuống sân, bỗng một giọng nói cất lên:

-Sao người bé thế này mà lại ngồi hàng cuối cùng thế ?

Là thầy, là thầy thật, con bối rối không biết nói như thế nào, ấp úng mãi mới nói được chữ :

-Dạ…Dạ…em…

Lần đầu nói chuyện với thầy, lần đầu nhìn thẳng vào mắt thầy, vừa run vừa vui thầy ạ. Như vậy đó thầy nhỉ…kỉ niệm đầu tiên về thầy là buổi tựu trường đáng nhớ nhất đối với con. Có những thứ nhỏ bé, bình dị nhưng đôi khi lại là điểm bắt đầu cho một cuộc sống phải không thầy? Điểm thi môn Văn của con cao nhất lớp nên được bầu làm lớp phó học tập, vì thế càng được gặp thầy nhiều hơn, hiểu thầy nhiều hơn. Ngày đầu đến lớp, ai cũng ngạc nhiên trước cách ứng xử của thầy đối với học trò. Thân thiện, dễ mến, hiền hậu, nhiệt tình. Con thấy mình thật may mắn khi được làm cô học trò của thầy.

Năm ấy, lần đầu tiên con đi học xa như vậy, nên đôi khi con thấy mệt mỏi thầy à. Thời tiết vào mùa đông với những cơn mưa bất thường kéo theo từng đợt gió mùa khiến mấy cô cậu học trò tím tái hết cả mặt. Con đường đi đên lớp lầy lội đất với bùn, bánh xe đứa nào cũng dính đầy sỏi. Đã nhiều lần con bắt gặp thầy đạp xe đến trường trong những ngày mưa gió như vậy, chiếc xe đạp màu xanh cũ kĩ, dáng thầy nhỏ bé ghì lưng đạp đi giữa buổi chiều ngược gió ấy. Lòng con bỗng dưng đứng lặng mỗi lần nhìn thấy gương mặt ướt đầy nước mưa vẫn còn chưa kịp lau khô trên mặt thầy.

nothay1uocmo%20(2)-cee54.jpg

Dạo ấy, thầy gầy đi rất nhiều, mặt nhợt nhạt và đôi khi thầy con dừng dạy giữa chừng vì cơn ho kéo dài. Thầy đã gìa rồi. Vâng. Con vẫn chỉ nghĩ thế thôi thầy à! Một ngày, hai ngày trôi qua không thấy thầy đến lớp. Con thực sự rất lo lắng, ngồi học mà cứ ngóng ra ngoài của lớp xem thầy có đến không. Nhưng chờ mãi vẫn không thấy bóng dáng thầy. Con và lớp trường hỏi địa chỉ nhà để đến thăm thầy. Con đường vào nhà thầy không ngờ lại ngoằn nghèo,khúc khuỷu đến như vậy. Lại không phải đường bê tông mà là đường đất bui bay mù trời, cỏ dại mọc ven đường dày như nêm. Trời cứ mưa lâm thâm suốt khiến con và Lan suýt ngã mấy lần. Nhà thầy ở cuối con đường đất dẫn ra đồng lúa, ngôi nhà màu xanh dương đã cũ, trước cổng là hai cây bưởi xum xuê lá. Không khí vắng lặng đến lạ thường. Con cất tiếng gọi :

- Thầy ơi! thầy có ở nhà không ạ! Chúng con đến thăm thầy ạ!

Một lúc sau cánh của từ từ mở ra. Ôi! Tim con thắt lại, hai đứa đứng lặng một chỗ mà không nói nên lời. Con không tin nổi vào mắt mình nữa. Sao thầy tiều tụy, xanh xao đến như vậy. Bỗng dứng một làn gió lùa vào mắt khiến một giọt nước bé tý rơi xuống. Vẫn nụ cười hiền hậu ấy, thầy khẽ nói:

- Thế nào cô học trò nhỏ, mới có hai hôm không gặp thầy mà nhớ thầy đến rơi nước mắt vậy à ?

Vẫn ấm áp, dịu dàng nhưng con thấy lòng mình buốt giá.

-Dạ …Dạ…con đến thăm thầy ạ!

-Đến thăm thầy mà hai đứa bây định đứng ngoài sân à, vào nhà đi khỏi lạnh.

Thầy vẫn gọi thân mật như vậy với học trò. Hai đứa bước vào bậc thềm rêu phong phủ đầy, những sạch sẽ lắm. Con vẫn không nghĩ đây là ngôi nhà của một giáo viên dạy giỏi, giản gị, mộc mạc, nếu không nói là thiếu thốn. Căn nhà quá neo người, con nhìn quanh để tìm cô nhưng không thấy đâu. Lấy can đảm con hỏi thầy:

-Thầy ơi, cô đi đâu à thầy?

Ánh mắt thầy thoáng buồn nhưng miệng vẫn cười :

-Thầy sống một mình con à!

Một mình. Một mình…Choáng váng, chết lặng, cổ họng con như bị một bàn tay vô hình bóp chặt. Trong đầu con cứ day dứt câu hỏi ấy. Thầy sống một mình suốt bao nhiêu năm sao? Con thầy mình ích kỉ, vô tâm quá. Con đã không quan tâm đến cuộc sống riêng tư của thầy. Con thật đáng trách phải không thầy. Thầy ơi, con xin lỗi. Đến hôm nay, lần đầu tiên, chúng con mới nghe thầy kể về quá khứ nhiều đau buồn của thầy. Thầy lớn lên giữa bom đạn chiến trường, khi đất nước cần thanh niên nhất thời đứng lên, thầy xếp bút nghiên lên đường vào miền Nam chống giặc.

Khi chiến tranh đi qua thầy trở về quê hương làm nghề giáo. Thầy mang trong mình vết thương của chiến tranh, mảnh đạn vô tình ấy cắm sâu vào cột sống. Thầy bảo khi thời tiết thay đổi ở cột sống lại đau nhức nhối. Nhưng cũng từ đó thầy đánh mất đi tuổi thanh xuân, người con gái thầy yêu thầm lặng đã theo đò sang ngang khi thầy đang ở chiến trận.


Thầy ơi, lúc ấy con mới hiểu không phải thầy ốm bình thường mà thầy đau vì quá khứ, vì chiến tranh tàn nhẫn kia không chịu rời bỏ thầy. Con thương thầy nhưng con không biết làm thế nào. Thầy vẫn khen những trang viết của con giàu cảm xúc nhưng mà một câu an ủi thầy con cũng không thốt lên được. Con thấy hổ thẹn với thầy nhiều lắm.

Thầy sống một mình, hằng ngày vẫn đến trường đúng giờ mà không lời than vãn. Lặng lẽ. Âm thầm. Miệt mài mang chữ đến cho chúng con. Nhưng đám học trò vô tư trong sáng nào đâu có hiểu cho nỗi lòng thầy. Suốt 3 năm gắn bó với thầy, con xem thầy như người cha thứ hai, luôn quan tâm, hỏi han, động viên con học tập. Con thấy yêu thêm những lời thầy giảng, yêu môn Văn mà mọi người vẫn bảo khô khan. Những kì thi căng thẳng là chướng ngại vất khó khăn nhất với chúng con.

nothay1uocmo-cee54.jpg

Ở trong đội tuyển tỉnh môn Văn, thầy dành cho con một sự quan tâm đặc biệt hơn, chu đáo hơn. Con là đứa học trò cứng đầu, học theo hứng, đôi khi làm thầy buồn lòng nhưng thầy vẫn nhẹ nhàng với con như vậy. Con lên đường xuống thành phố thi học sinh giỏi, thầy đã nắm tay con và đưa cho con một lá bùa hộ mệnh. Thầy nói nó sẽ mang lại tự tin và may mắn cho con. “Thành công nằm ở trong tay mình con nhé, hãy nắm giữ nó thật chặt”. Con vẫn nhớ mãi lời nói ấy. Nhưng vì một vài thiếu sót mà con đã làm buồn lòng thầy. Kì thi đó con đã trượt. Con đã khóc rất nhiều, xin lỗi thầy nhưng thầy vẫn nhẹ nhàng, ôn tồn nắm lấy đôi vài gầy đang run lên trong tiếng nấc :

- Đời người ai cũng có thất bại con à, nhưng từ thất bại đó con phải học cách đứng dậy. Như thế mới trưởng thành được. Cố gắng lên nhé !

Con đã cố gắng để thi vào đại học, ước mơ làm nhà báo luôn nung nấu trong con, nhưng không dám nói với thầy. Hôm đó trời không mưa nhưng hanh khô, con và thầy đến sớm nhất lớp, thầy bảo:

- Minh à, đến lúc con phải xác định cho mình một conn đường để đi, một ước mơ để sống và phấn đấu.

- Dạ! Con biết thầy ạ!... Con …con …

Thầy thấy con có tố chất làm giáo viên dạy văn. Với tâm hồn nhạy cảm, biết rung động trước cuộc sống, say mê nghiệp văn, con sẽ làm tốt đó. Con biết thầy muốn hướng con đi theo nghề cao quý ấy. Nhưng con lại không thích sư phạm. Con thích chạy nhảy, đi nhiều và con đã đăng kí thi vào Học viện báo chí tuyên truyền. Thầy chỉ nhẹ nhàng an ủi:

- Thầy tôn trọng quyết định của con, cố lên nhé !

Nhưng con biết thầy buồn vì điều này. Con đã không nghe lời thầy. Ngày con nhận giấy báo đậu đại hoc, người đầu tiên con nghĩ đến là thầy, người mang đến cho con kiến thức, kinh nghiệm sống. Con đạp xe một mạch đến nhà thầy, con đường tự nhiên thấy ngắn hơn mọi ngày. Thấy con, thầy xúc động ôm con vào lòng và con nhận ra khóe mắt thầy đỏ hoe. Thầy khóc ư ? Ôi thầy…

-Chúc mừng con nhé! Cô học trò yêu quý của thầy.

Đôi mắt thầy sâu kín, buồn thăm thẳm. Thầy lo cho con về con đường con sắp đi.

-Con gái đa cảm vất vả lắm con à. Nhưng thầy tin vào con, tin vào sự lựa chọn của mình. Con hãy làm theo lí trí của mình nhé ! Thầy sẽ chẳng thể ở bên con chỉ bảo con mỗi ngày được nữa. Nhưng thầy vẫn luôn theo dõi bước con đi.

Nắm tay thầy thật lâu, con mới nói được một câu:

-Thầy à! Năm nay thầy cũng đã nhiều tuổi rồi, sức khỏe thầy lại không tốt, thầy nên nghỉ hưu sớm đi thầy ạ.

-Uhm, năm nay thầy cũng về nghỉ hưu con à…già đi nhiều rồi, để cho thế hệ trẻ chúng con tiếp bước chứ.

Học đại học xa nhà, xa thầy, xa những thứ thân quen, con lại bắt đầu với nhiều điều mới mẻ, như 6 năm về trước con gặp thầy. Hà Nội là nơi con ấp ủ bấy lâu nay nhưng bước chân ra đây con thấy xa lạ, lạc lõng quá. Sân trường ngày xưa con gặp thầy giờ đây lại lớn thêm rồi thầy à. Con đã khóc rất nhiều, con sợ mình sẽ gục ngã trước dòng đời nổi trôi. Những lúc như vậy con ước mình được bé lại để lắng nghe lời thầy kể…

Ai về bến cũ sông xưa

Tìm cho em với câu thơ của thầy

Xin đừng ngược những vần quay

Để cho kỉ niệm đong đầy tháng năm…


Năm đó, con được nghỉ ngày Hiến chương nhà giáo, lòng háo hức về nhà khiến con vui lắm. Xa thầy mấy tháng mà trông thầy gầy đi rất nhiều, thời gian trôi đi vội vàng đến như vậy sao, tàn nhẫn đến như vậy sao. Thầy khen con trưởng thành lên nhiều, con về thầy xúc động không nói nên lời. Nhưng có cuộc vui nào lại không tàn, hội ngộ rồi chia ly. Con lại hành trình ra thủ đô theo đuổi ước mơ của mình với nhiều lo toan hơn.

nothay1uocmo-cee54.png

Thầy vẫn bảo rằng thời gian không đứng đợi ai bao giờ, con nên nắm giữ nó để hiểu rằng cuộc sống luôn cần sự kiên nhẫn. Con nhớ mãi cái ngày đó, cô sinh viên năm hai vội vã về quê với nhiều niềm vui, năm nay con được học bổng và con đã đoạt giải ở cuộc thi “Nét bút tri ân” viết về lời tri ân thầy cô. Chuyến xe hôm ấy chạy nhanh hơn, lòng con háo hức chờ giây phút gặp thầy để khoe với thầy. Nhưng cái giá lạnh của năm nay dường như tê tái hơn, gió lùa qua khung của ướt buốt lạnh đôi bàn tay. Về tới ngõ, mẹ vội vã bảo:

-Minh à, con nhanh chân đến nhà thầy Kha đi con, thầy đang hấp hối…

Nghẹt thở khi nhận được tin trời đánh ấy. Thực sự lúc ấy con không còn biết mình phải làm gì nữa, mọi thứ đảo lộn.

-Thầy ơi…Thầy…Thầy đợi con thầy ơi, con có nhiều điều muốn nói với thầy lắm, thầy đợi con nhé…

Tiếng khóc vỡ òa ra từng mảnh, làm sao con có thể nhặt nhanh, tìm lại được những giọt nước mắt khi đã đánh rơi ấy. Thầy đã về bên kia, thầy không đợi con về để nói lời vĩnh biệt. Thầy ốm đã hai tháng nay mà con không hề hay biết. Con vẫn là đứa học trò vô tâm như vậy. Thầy đã ra đi giữa con mưa chiều lặng lẽ rơi ấy. Sống một đời thầm lặng và thầy cũng ra đi theo cách thầy đã sống. Có phải chăng thầy đi tìm gặp người con gái một đời thầy vẫn yêu, vẫn chờ…

Thầy ơi! Con vẫn muốn gọi tên thầy mãi, như cái ngày đầu tiên con bẽn lẽn nhìn thầy. Năm nay, gần đến ngày Nhà giáo Việt Nam rồi thầy ạ. Nhưng con không còn cơ hội để tặng thầy bó hoa Ly tươi thắm thầy vẫn thích nữa. Con nhớ thầy nhiều lắm thầy ơi…

Con vẫn nợ thầy một ước mơ… ước mơ ấy con mãi mãi nợ thầy.

Con không đi theo con đường thầy hướng nhưng con sẽ cố gắng đi thật tốt con đường mình đã chọn…Con sẽ khắc ghi lời thầy nói: “ Lựa chọn cho mình một con đường đi đã khó nhưng đi như thế nào trên con đường ấy lại không dễ dàng”.

Con xin gửi lời tri ân gửi đến người suốt một đời con mãi mãi khắc ghi.

Theo Nguyễn Nghĩa - TTVN
 
Đôi lời phân trần.

Lục tung các trang web của Chính Phủ để xem có lời chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam không? Định vào HỘP THƯ CÔNG VỤ CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM DO CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH viết thông tin phản hồi, cũng may gặp được Thư chúc mừng của Bộ Trưởng Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội . Nghĩ cũng lạ, lới chúc sao nhân danh là "tôi thân ái...." mà không là kính thay mặt/đại diện Đảng và Nhà Nước để chúc nhỉ? Có cá nhân hóa việc làm của mình không dẫu biết rằng đó là chức năng, nhiệm vụ của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội.


Thôi kệ việc gì rồi cũng qua, miễn sao cũng có sự quan tâm đến ngày "Kỹ sư trồng người" là tốt rồi.

Cũng là 1 lá thư để gởi đến chúc mừng ngày Nhà Giáo cũng còn mang tính "cá nhân" hóa, bác xem đây là thư chúc mừng của GS.TS Vương Đình Huệ - Bộ Trưởng Bộ Tài Chính gởi chúc mừng Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ công chức ngành tài chính. Văn phong thể hiện rất rõ ràng, từ ngữ trong thư đều có câu chữ: Thay mặt Ban Cán Sự Đảng, Lãnh Đạo,....tôi xin gởi đến các thế hệ....

Thuchucmung-BTC.JPG
 
Gửi thầy của em,
Nhân ngày 20/11, em chúc cô thầy luôn hạnh phúc, vui vẻ, khoẻ mạnh. Em chúc cô thầy luôn gặp nhiều may mắn và thành công trong công việc.
 
Nhân ngày 20/11,
Kyo xin chúc các thầy, các cô, những người đang trong công tác giảng dạy trên GPE thật nhiều sức khỏe.
Chúc cho các thầy cô sẽ mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ học trò noi theo.

Thân,
kyo.
 
Ngày 20/11!
Xin gửi nhũng lời chúc tốt lành nhất tới các thầy cô GPE, chúc các thầy cô luôn khỏe mạnh, vui tươi, tràn đầy sức sống và nhiệt huyết với GPE để chúng em được học hỏi nhiều hơn nữa những kiến thức từ các thầy cô yêu quý.
 
Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11, kính chúc các thầy GPE lời chúc sức khỏe, hạnh phúc trong gia đình và thành công trong sự nghiệp !
Trân trọng !
 
Riêng chúc các thầy cô là thành viên GPE sức khỏe dồi dào, thành công trong công việc và sự nghiệp, hạnh phúc trong gia đình và đầm ấm trong Giải pháp Excel !!!!
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom