Cùng đọc báo

Liên hệ QC
http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/co-be-11-tuoi-nuoi-5-em-nho-an-hoc-717079.htm
Thanh Hóa:
[h=1]Cô bé 11 tuổi nuôi 5 em nhỏ ăn học[/h]
[h=2](Dân trí) - Mới 11 tuổi nhưng em Sùng Thị Dợ, học sinh lớp 6A Trường THCS Mường Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã phải thay bố mẹ chăm sóc nuôi 3 em và 2 cháu nhỏ ăn học. Trong túp lều nhỏ được dựng lên từ tre nứa, 6 chị em tự chăm sóc nhau.
>> Cảm phục cô bé 10 tuổi “ở riêng” nuôi em ăn học [/h] Sùng Thị Dợ là học sinh người dân tộc Mông, thuộc bản Sa Lung, xã Mường Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Sinh ra trong một gia đình có tới 9 anh chị em, Dợ là con thứ 5 trong gia đình. Ngay từ khi còn nhỏ, Dợ đã ước ao lớn lên được đi học chữ để không phải làm nương, làm rẫy vất vả khổ cực như những anh chị của mình.
1-1c34e.jpg
Em Sùng Thị Dợ (áo hồng bìa phải) cùng 5 em nhỏ trong căn lều trọ học ở Trường THCS Mường Lý.
Quyết tâm theo học chữ bằng được, dù nhà xa trường hơn 7km nhưng 6 năm qua, chưa bao giờ Dợ có ý định bỏ học. Dợ tâm sự: “Nhà nghèo lắm, bố mẹ và anh chị làm nương vất vả lắm. Ngày trước nhà ở bản Muống 1 nhưng mới đến bản Sa Lung để làm nương, em ở lại trường đi học. Phải gắng học chữ thật giỏi, chứ không muốn làm nương vất vả lắm”.
Anh chị của Dợ đều phải sớm theo bố mẹ đi làm nương không ai biết đến cái chữ. “Hai anh đầu thì lấy vợ rồi đi làm nương, còn hai chị gái cũng làm nương và đi chăm bò chứ không được đi học giống như em đâu. Em muốn đi học để về dạy chữ cho anh chị em của em”, Dợ hồn nhiên nói.
Với dáng người nhỏ nhắn, Dợ đã làm cho nhiều thầy cô và các bạn học sinh Trường THCS Mường Lý phải khâm phục về sự ham học và gắng vươn lên trong học tập. Điều khiến mọi người cảm phục là mới 11 tuổi, xa gia đình nhưng Dợ lại một mình nuôi 5 em nhỏ (gồm 3 em ruột và 2 cháu là con anh chị của Dợ) trong một túp lều nhỏ. Năm em nhỏ mà Dợ đang chăm nuôi gồm 3 em ruột: Sùng A Phương (4 tuổi), Sùng Thị Pà và Sùng Thị Du (5 tuổi, sinh đôi) và 2 cháu: Sùng Thị Sùng (5 tuổi), Sùng A Cháng (4 tuổi).
2-1c34e.jpg
Mới 11 tuổi, nhưng em Sùng Thị Dợ (áo hồng) đã phải vừa học vừa lo chăm sóc 5 em nhỏ.


“Em lớn nhất nên phải chăm nuôi các em, các cháu. Bố mẹ em với anh chị giao cho em nuôi các em, các cháu để gắng học lấy con chữ khỏi phải đi làm nương. Xa nhà nên mấy chị em phải tự chăm nuôi lấy nhau”, em Dợ chia sẻ.​
Hàng ngày, ngoài giờ lên lớp Dợ phải làm tất cả các công việc như đi chợ, nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo, tắm rửa cho các em và các cháu. Mỗi ngày, Dợ phải thức dậy rất sớm để lo làm những việc cần thiết như giặt quần áo, đi lấy nước, đánh thức các em dậy để chuẩn bị lên lớp. Sau đó, Dợ lại bắt đầu đi chợ, mua con cá, mớ rau hay đi hái rau rừng về lo nấu cơm bữa cơm trưa. Buổi chiều, em lên lớp học rồi lại lo về để chuẩn bị buổi chiều cho các em.
Một mình phải vất vả lo cho các em, các cháu công việc tưởng chừng như rất khó khăn này giờ đã trở thành quen thuộc đối với Dợ. Mỗi lúc có thời gian rảnh rỗi, hay được nghỉ học ở nhà Dợ lại mang sách vở ra để dạy cho các em các cháu lo học chữ. 11 tuổi Dợ đã phải đảm nhiệm hết tất cả công việc của một người mẹ, người chị, rồi cả việc làm cô giáo dạy chữ cho các em của mình.
4-1c34e.jpg
Công việc hàng ngày của Dợ là lấy nước, đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, tắm rửa… cho 5 em nhỏ.
Đi học xa nhà nên Dợ được nhà trường sắp sếp cho chỗ ở trong khu kí túc xá của trường nhưng vì phải lo cho các em, các cháu nên Dợ phải ra ở lều thường xuyên để tiện cho việc chăm sóc các em các cháu. Nhà cách xa trường nên lâu lâu mấy chị em, cô cháu mới được về thăm nhà một lần. Bình thường thì tháng được về hai lần nhưng cũng có khi cả tháng không được về nhà. Đường xa nếu muốn về nhà thì phải có người nhà xuống đón mới được về không thì phải ở lại lều.
Tháng nào không về được thì người nhà đem tiền và gạo xuống trường cho Dợ để có tiền chăm lo cho các em các cháu. Cuộc sống trọ học của cô học trò nhỏ gặp rất nhiều khó khăn khi gia đình không có nhiều tiền để cho em.
“Khi nào hết tiền mua thức ăn thì đi hái rau rừng về ăn. Gạo đủ ăn được chứ tiền thì chẳng có tháng nào đủ cả. Phải đi chợ mua rau, mua muối, mua nhiều thứ lắm, rồi cả tiền để mua bút sách vở nữa. Hết tiền thì chị em chỉ ăn cơm không với muối thôi”, Dợ cho biết
Không chỉ chăm lo tốt cho các em mà Dợ cũng chăm ngoan và học giỏi. Hiện Dợ là lớp trưởng của lớp 6A. Theo như lời của thầy giáo Hoàng Trọng An, chủ nhiệm lớp 6A Trường THCS Mường Lý nhận xét thì trong số 44 học sinh của lớp thì Dợ rất nhanh nhẹn, cần cù chăm chỉ siêng năng.
“Em Dợ là một học sinh chăm ngoan học tốt, dù phải chăm lo cho các em ngoài giờ lên lớp nhưng em Dợ vẫn luôn cố gắng vươn lên. Trong lớp Dợ học không thua kém so với các em khác. Đặc biệt, em Dợ có sự nhanh nhẹn trong tiếp thu bài học và học hơn các học sinh khác trong môn Toán và Tiếng Anh”, thầy An chia sẻ.

3-1c34e.jpg
Mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, Dợ lại mang sách vở ra học bài và dạy chữ cho các em các cháu trong túp lều.
Thầy An cho biết thêm: “Mới đây em Dợ được nhận học bổng Để em không phải bỏ học với số tiền hơn 2 triệu đồng. Số tiền này đã khích lệ cho em Dợ rất nhiều, nhận được số tiền trên em Dợ rất vui mừng và đã để dành tiết kiệm phục vụ cho công việc học tập của mình. Mỗi tháng mỗi tuần chỉ lấy một ít để trang trải cho việc học tập”.​
Thầy giáo Nguyễn Văn Hà - Hiệu phó Trường THCS Mường Lý nhận xét: “Trường hợp như em Dợ là vô cùng đặc biệt và là học sinh duy nhất ở đây. Mới 11 tuổi phải trọ học xa nhà nhưng một mình phải nuôi 5 em nhỏ, ở trong lều tranh vách nứa. Ngoài việc phải lo học tập cho mình, em Dợ còn phải đảm nhiệm công việc chăm sóc, lo lắng cho các em. Nhà trường cũng dành cho em sự qua tâm đặc biệt, mỗi khi có sự giúp đỡ gì đều dành hỗ trợ cho trường hợp em Dợ”.
TA PHẢI SUY NGẪM
 
Nể cháu bé thật đó!!!
 
Dân tay ngang viết phần mềm “made in Rạch Gốc”
TT - Dù không qua trường lớp, một người sống ở miệt Rạch Gốc (Cà Mau) đã mày mò viết thành công phần mềm quản lý được Sở Khoa học và công nghệ chọn ứng dụng cho các bệnh viện trong tỉnh.

Đó là anh Huỳnh Ngọc Tiển (48 tuổi) - ở Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau - đã viết được phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện (Hossoft). Hiện phần mềm của anh Tiển “đánh bại” nhiều phần mềm khác và được nhiều bệnh viện công lẫn tư tin tưởng dùng...
Tự học
Sau nhiều lần hẹn, cuối cùng chúng tôi cũng gặp được anh Tiển vào một ngày tháng 9-2013. Gặp chúng tôi, anh Tiển phấn khởi cho biết vừa mới chuyển giao phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện cho Phòng khám đa khoa tư nhân Hồng Đức (nằm trên địa bàn TP Cà Mau). Tính đến nay đã có hai phòng khám tư và bảy bệnh viện công sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện của anh, trong đó có Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau - bệnh viện lớn nhất của tỉnh. Anh Tiển cho biết để phần mềm quản lý bệnh viện được sử dụng rộng rãi như hiện nay, anh đã trải qua thời gian dài “ăn ngủ” với máy tính.
Trước đây, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh Tiển học chưa hết lớp 10 thì nghỉ giữa chừng. Sau đó, anh lập gia đình và nghề mưu sinh chính là bán hàng bông ở các chợ. Sau một thời gian sống nghiệp thương hồ, anh Tiển “trôi” về tận xứ Rạch Gốc (xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), một trong những xứ tận cùng của Tổ quốc, với nghề mới là sạc bình ăcquy, sửa điện cơ.
Vào những năm 2000, xứ Rạch Gốc cư dân còn thưa thớt, điện đường chưa có nên người dân chưa biết đến tin học. “Tôi cũng vậy, những lúc xem truyền hình nghe nói tin học, máy tính vậy thôi chứ chưa một lần đụng đến bàn phím hay con chuột. Một lần tôi lên TP Cà Mau thấy bảng thông báo chiêu sinh tin học. Nghe nói cái này hay nên tôi ra các tiệm sách mua về đọc xem “cái tin học” nó như thế nào”- anh Tiển kể.
Càng xem “cái tin học” anh càng mê. Tuy nhiên, đọc sách chỉ là lý thuyết suông nên anh Tiển giấu vợ, lấy hết tiền trong nhà đi mua dàn máy vi tính về để thực hành. Khi nghe anh “rinh” dàn máy vi tính về quê thì người dân trong vùng nói anh... “nổ”. Còn vợ anh than: “Tiền không có mà ông mua máy vi tính về để chơi”. Do nhà làm nghề sạc bình ăcquy nên tranh thủ những lúc sạc bình cho khách, anh thực hành trên máy tính. Mới đầu chỉ việc khởi động máy và tắt máy, đóng mở tập tin... thôi anh cũng phải vọc cả tuần mới thuần thục. Học từ cái đơn giản nhất đến cái khó, dần dần đã tự nâng cấp từ Word, Excel đến Access...
Phần mềm “made in Rạch Gốc”
Tự học một thời gian, cuối cùng anh cũng có đất dụng võ. Anh Tiển nói: “Trong những lần uống cà phê, anh Dũng (Nguyễn Chí Dũng, giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Ngọc Hiển - PV) than bệnh viện mới thành lập, nhân sự ít, nhiều công việc quản lý bằng thủ công nên gặp nhiều khó khăn. Ảnh nói có mướn một công ty về viết phần mềm quản lý bệnh viện nhưng họ nói chỉ viết phần mềm quản lý từng bộ phận cụ thể như dược riêng, khám chữa bệnh riêng, bảo hiểm y tế riêng... Nhưng anh Dũng muốn phần mềm quản lý được tổng thể bệnh viện để dễ quản lý. Trước yêu cầu như vậy công ty đó “vọt” luôn. Nghe tâm sự vậy, tôi hứa sẽ viết một phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện cho anh Dũng”. Anh Tiển thừa nhận vì “đã lỡ hứa” nên phải giữ lời chứ khi bắt tay vào làm anh không chắc sẽ thành công.
Dù làm không công nhưng anh Tiển suốt ngày đóng quân tại bệnh viện để xem quy trình khám bệnh của bệnh viện như thế nào: tiếp nhận bệnh nhân ra sao, cấp phát thuốc, quản lý thuốc men, thu viện phí... Ròng rã suốt một năm rưỡi, từ giữa năm 2006 đến cuối năm 2007, anh Tiển mới viết xong phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện gọi là Hossoft, phiên bản 1.0 và tiến hành chạy thử tại Bệnh viện đa khoa huyện Ngọc Hiển. Dù là “hàng miễn phí” nhưng chất lượng cao. Bác sĩ Nguyễn Chí Dũng đánh giá: “Phần mềm của anh Tiển viết đã đáp ứng được mong đợi của tôi, nó đã đơn giản hóa rất nhiều khâu, nhất là khâu khám bệnh, cấp phát thuốc. Nếu như trước đây khâu này cần mười người thì nay chỉ cần bảy người nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc. Ngoài ra giúp cho việc giám sát, lưu trữ của bệnh viện rõ ràng, chính xác”.
Thấy phần mềm chạy thử thành công, anh Tiển thở phào: “Vì cái này mà tôi rất nhiều đêm thức trắng. Nhiều lúc thiết lập thông tin dữ liệu rồi và viết nhưng gõ câu lệnh lại không hiển thị kết quả. Những lúc như vậy nếu không xử lý xong thì tôi ngủ không được. Tánh tôi như vậy, nếu đã làm cái gì mà gặp trở ngại vẫn không nản lòng, phải làm đến cùng, khi nào xong mới thôi”. Sau khi phần mềm Hossoft phiên bản 1.0 thành công bước đầu, anh Tiển tiến hành nâng cấp Hossoft lên phiên bản 2.0 và triển khai tại bệnh viện có quy mô lớn hơn là Bệnh viện đa khoa huyện Thới Bình vào cuối năm 2008 và cũng được đánh giá cao.
Trong quá trình viết phần mềm, anh Tiển không ngừng hoàn thiện, khắc phục các nhược điểm để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng. Khi phần mềm Hossoft nâng cao thành phiên bản 3.0, anh Tiển đưa đi dự thi Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Cà Mau năm 2010 (do Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Cà Mau tổ chức). Tại cuộc thi này, phần mềm Hossoft “made in Rạch Gốc” của anh Tiển đã rinh giải nhất.
Trường hợp đặc biệt
Trước những hiệu quả của phần mềm Hossoft, tháng 5-2011 UBND tỉnh Cà Mau giao cho Sở Khoa học và công nghệ tiến hành đàm phán mua phần mềm quản lý bệnh viện Hossoft phiên bản 3.0 cho sáu bệnh viện trên địa bàn tỉnh sử dụng. Tổng số tiền mua quyền sử dụng phần mềm Hossoft phiên bản 3.0 của anh Tiển lên đến 850 triệu đồng. Khi được các bệnh viện mua quyền sử dụng, anh Tiển chuyển lên TP Cà Mau định cư nhằm tiện lợi cho việc tập huấn chuyển giao cho các nhân viên bệnh viện sử dụng. Anh Tiển cũng tiến hành thành lập công ty chuyên cung cấp phần mềm quản lý bệnh viện, anh vừa làm giám đốc cũng vừa là nhân viên.
Câu chuyện một người không qua trường lớp sống tận xứ Rạch Gốc viết phần mềm bán được bộn tiền khiến nhiều người nghi ngờ. Ông Trần Quốc Chính - phó giám đốc Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Cà Mau - nói: “Ban đầu nghe nói anh Tiển viết phần mềm quản lý bệnh viện tôi cũng có hoài nghi. Vì trong giới được đào tạo bài bản nhiều khi viết phần mềm nhưng sử dụng không được. Trong khi đó, anh Tiển không qua đào tạo bài bản và sống tận Rạch Gốc nhưng lại viết phần mềm khá quy mô quản lý bệnh viện nên tôi thấy đặc biệt”.
Cũng theo ông Chính, trước khi Sở Khoa học và công nghệ tiến hành mua phần mềm cho các bệnh viện sử dụng, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Cà Mau có thẩm định. “Phần mềm do anh Tiển viết đã đáp ứng được những tiêu chí là sử dụng dễ dàng, tiện lợi, đáp ứng được nhu cầu quản lý, độ chính xác cao. Đặc biệt ưu điểm quan trọng nhất là phần mềm viết theo dạng mở nên trong yêu cầu quản lý cần thay đổi thì phần mềm có thể bổ sung thay đổi theo. Hoặc trong quá trình sử dụng có những vấn đề đặt ra mà phần mềm chưa xử lý được thì có thể nâng cấp bổ sung, nên sở tiến cử phần mềm quản lý của anh Tiển” - ông Chính nói.
Ông Huỳnh Quốc Việt - giám đốc Sở Y tế Cà Mau - cho biết trước khi đưa phần mềm Hossoft sử dụng chính thức tại sáu bệnh viện thì trước đó Hossoft đã được “thử thách” một thời gian khá dài, thử nghiệm từ bệnh viện quy mô nhỏ đến quy mô lớn. “Qua sử dụng, các bệnh viện đánh giá cao như rút ngắn được thời gian chờ đợi của bệnh nhân, giảm nhân lực cho các bệnh viện. Đặc biệt phần mềm này giúp quản lý tốt nhiều khâu bảo hiểm y tế, dược, tài chính bệnh viện... Trước đây, các bệnh viện trên địa bàn sử dụng nhiều phần mềm khác nhau, có những phần mềm của các công ty dược biếu không cho các bệnh viện. Tuy nhiên, các phần mềm trước đó chỉ quản lý riêng lẻ, trong khi phần mềm Hossoft quản lý được gần như toàn thể hoạt động của bệnh viện. Dựa trên phần mềm này, lãnh đạo bệnh viện có thể kiểm tra, giám sát được nhiều hoạt động của bệnh viện, do đó hạn chế tiêu cực có thể xảy ra. Hiện nay phần mềm anh Tiển viết đánh bại nhiều phần mềm khác, không chỉ bệnh viện công mà bệnh viện tư nhân cũng sử dụng”, ông Việt nói.
TẤN THÁI.
http://tuoitre.vn/Pages/Printview.aspx?ArticleID=571544
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom