Công thức tính để biết phần trăm tăng hàng tháng khi biết phần trăm tăng sau 6 tháng

Liên hệ QC
Tôi tuân thủ nội quy khi đăng bài

mhdenhat

Thành viên mới
Tham gia
4/12/18
Bài viết
16
Được thích
3
Em chào Anh/Chị,
Nhờ Anh/Chị hướng dẫn giúp em tình huống sau. Ví dụ bình quân thu nhập 6 tháng đầu năm là 100 USD. Mục tiêu bình quân thu nhập 6 tháng cuối năm sẽ tăng 10% tức là 110 USD. Vậy có hàm excel/công thức toán nào để em có thể tính được phần trăm tăng hàng tháng là bao nhiêu để bình quân thu nhập 6 tháng cuối năm sẽ tăng 10% không.
Em có 1 file tính thì người tính đang chia cho 3,9 để ra được con số tăng trưởng hàng tháng. Em không rõ lý do tại sao chia cho 3.9.
Trường hợp bình quân trong 3 tháng thay vì 6 tháng thì con số cần chia ko phải là 3.9 mà là 1 số khác để tính số tăng trưởng hàng tháng sẽ tính như thế nào?
Em cảm ơn Anh/Chị.
 

File đính kèm

  • tính trung bình thu nhập.xlsx
    9.6 KB · Đọc: 15
Em chào Anh/Chị,
Nhờ Anh/Chị hướng dẫn giúp em tình huống sau. Ví dụ bình quân thu nhập 6 tháng đầu năm là 100 USD. Mục tiêu bình quân thu nhập 6 tháng cuối năm sẽ tăng 10% tức là 110 USD. Vậy có hàm excel/công thức toán nào để em có thể tính được phần trăm tăng hàng tháng là bao nhiêu để bình quân thu nhập 6 tháng cuối năm sẽ tăng 10% không.
Em có 1 file tính thì người tính đang chia cho 3,9 để ra được con số tăng trưởng hàng tháng. Em không rõ lý do tại sao chia cho 3.9.
Trường hợp bình quân trong 3 tháng thay vì 6 tháng thì con số cần chia ko phải là 3.9 mà là 1 số khác để tính số tăng trưởng hàng tháng sẽ tính như thế nào?
Em cảm ơn Anh/Chị.
Hồi học môn toán và lý. Chắc bạn không có học cách tính tăng/giảm luỹ tiến - tỷ lệ tăbg/giảm kép
 
Dạ ra trường cũng 10 mấy năm rồi nên cũng không nhớ. Chỉ nhớ ngày xưa lúc đại học thì có học tính future value dạng lãi đơn/kép. Nhưng để tính ngược lại phần trăm tăng trưởng hàng tháng dựa trên số bình quân của 1 chu kỳ thì em không biết. Nhờ bác chỉ giáo thêm giúp em. Em cảm ơn!
 
Mới 10 năm đã quên bài thì bạn thuộc dạng học toán cố ý để lấy bằng tốt nghiệp.

Với Excel, vẽ bảng như tôi vẽ ở cột A-D. Dùng hàm IRR tính ra.
Với công thức toán thì xem F4:I10
Kết quả ở F2 là dùng công thức FV để chứng minh sau 6 tháng thì con số tăng từ 100 lên 110 (10% tăng trưởng)

1723646025351.png

*
Lưu ý: lần sau nói chuyện với tôi thì đừng dùng ngôn ngữ phim tập, "chỉ giáo" là tiếng bất lịch sự (bạn có dùng từ này trong báo cáo không?)
 
Em có 1 file tính thì người tính đang chia cho 3,9 để ra được con số tăng trưởng hàng tháng. Em không rõ lý do tại sao chia cho 3.9.
10 / 3.9 = 2.564 (%)
Phải tự kiểm tra xem người đó là đúng hay sai, trước khi tìm hiểu họ lấy từ đâu. Dùng 2.564% để tính theo kiểu bình dân:

1723648544406.png

Thấy rõ kết quả cuối là 116.4, kết luận người đó làm sai, và làm mò.
Chẳng thà chia 6 thì còn tha thứ được vì sai số nhỏ hơn và có chút tư duy.

1723648826400.png

Gọi là nhỏ hơn nhưng nếu 100 triệu, 1 tỷ, 10 tỷ thì bán nhà bù vào.


Excel thì dùng hàm Rate thì khỏi vẽ bảng 6 dòng:

=RATE(6,0,-100,110,0)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Dạ ra trường cũng 10 mấy năm rồi nên cũng không nhớ. Chỉ nhớ ngày xưa lúc đại học thì có học tính future value dạng lãi đơn/kép. Nhưng để tính ngược lại phần trăm tăng trưởng hàng tháng dựa trên số bình quân của 1 chu kỳ thì em không biết. Nhờ bác chỉ giáo thêm giúp em. Em cảm ơn!
Xin phép cho em trình bày hướng xử lý cho bài toán này như sau nếu anh/ chị chưa tìm được lời giải ạ.

Kiến thức liên quan về phần tính lãi suất kép, cụ thể là lãi suất hiệu dụng (EAR) và lãi suất theo tỷ lệ phần năm của kỳ tính toán (APR). Hiểu đơn giản EAR là lãi suất sau khi đã tính đến ghép lãi trong chu kỳ, còn APR thì là lãi niêm yết. APR chia cho số lần ghép lãi (ở đây là số tháng) thì sẽ có lãi suất trung bình mỗi tháng -> mục tiêu.

Dữ kiện anh chị cho biết là lãi suất trong chu kỳ sẽ là 10% (chu kỳ n = 6 tháng, tương ứng 6 lần ghép lãi ở mỗi tháng). Vậy đây chính là EAR = 10%.
Công thức tính APR = [(1+EAR)^1/n]-1 * n. Ở đây, n = 6 nên ta tính được APR = 0.0960. Đến đây thì lấy "APR / n" sẽ ra kết quả mong muốn => Lãi suất trung bình mỗi tháng = 0.016012, hay bằng 1.601%/tháng.

Trường hợp khi thay đổi độ dài chu kỳ, ví dụ 3 tháng thay vì 6 tháng thì anh chị thay thế tham số "n" trong công thức là được.
Hy vọng giúp ích cho anh chị.
 
Xin phép cho em trình bày hướng xử lý cho bài toán này như sau nếu anh/ chị chưa tìm được lời giải ạ.
Cám ơn bạn, nhưng bài 4 có cách giải giống như bạn, còn bài 5 dùng hàm Excel có sẵn để tính; kết quả cũng y như vậy.
Ghi chú: tôi không biết APR viết tắt của cái gì, nhưng nếu gọi là lãi niêm yết thì không đúng.
 
Vậy có hàm excel/công thức toán nào để em có thể tính được phần trăm tăng hàng tháng là bao nhiêu để bình quân thu nhập 6 tháng cuối năm sẽ tăng 10% không.
Theo tôi hiểu ý bạn là bạn muốn tìm 'công bội' của cấp số nhân.

Như ví dụ của bạn thì tổng lương của 6 tháng (từ tháng 7 đến 12) sẽ bằng 6600, suy ra bình quân của 6 tháng là 1100, tức tăng 10% so với bình quân 6 tháng đầu năm: 1000. Từ những dữ kiện này bạn muốn tìm ra hệ số, sao cho lương tháng trước nhân hệ số này sẽ thành lương tháng kế tiếp, và đảm bảo điều kiện tổng lương 6 tháng cuối năm bằng 6600, phải vậy không?

Nếu đúng, thì hệ số bạn muốn tìm chính là 'công bội: q' trong cấp số nhân.

Các công thức toán bạn cần dùng là:
1/ S=U1*(1-q^6)/(1-q)
(với S: tổng lương 6 tháng cần tính; U1: lương T.7; Lũy thừa 6: tính cho 6 tháng)
2/ U1= U0 * q
(U0: là lương bình quân 6 tháng đầu năm = 1000)
3/ S= U0*(1+10%)*6 (tức bằng 6600)

Đem các công thức gộp lại ta có:

U0 * (1+10%) * 6 = U0 * q * (1-q^6) / (1-q)
Rút gọn thành phương trình:
q^7 - 7.6 * q + 6.6 = 0

Bạn dùng công cụ Solver (phải Add-in nếu bạn không tìm thấy) sẽ tính ra được q. Cụ thể: công thức tại B5:
= B3^7-7.6*B3+6.6

Tại B3 gõ đại 1 số, Vd: gõ số 2

Vào Solver:
- Set Objective: chọn $B$5
- Chọn Value Of= 0
- By Changing Variable Cells: $B$3
- Chọn Add thêm điều kiện: $B$3>=1.01

Sau cùng nhấp chọn nút Solver, nó sẽ ra kết quả là (q=) 1.027295155201...

Kết quả này như công thức bạn đã tính (1+$D$3) với D3 bây giờ đã được tính ra bằng Solver là: 2.7295155201%

Thân
 
Thử sức mạnh của hàm LAMBDA.
tính trung bình thu nhập.xlsx
--
Công thức trong file dự phòng trường hợp bị ai đó chỉnh sửa hoặc xóa.
Mã:
D7=LET(n;D5;r;D6;f;LAMBDA(n;r;SUM((1+r)^SEQUENCE(n)-1));g;LAMBDA(x;i;REDUCE(x;SEQUENCE(9);LAMBDA(a;j;IF(f(n;x+i*j)<n*r;x+i*j;a))));REDUCE(0;SEQUENCE(20);LAMBDA(r;k;g(r;10^-k))))
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Như ví dụ của bạn thì tổng lương của 6 tháng (từ tháng 7 đến 12) sẽ bằng 6600, suy ra bình quân của 6 tháng là 1100, tức tăng 10% so với bình quân 6 tháng đầu năm: 1000.
Trích bài 1: "bình quân thu nhập 6 tháng đầu năm là 100 USD"

Vậy thì tổng thu nhập 6 tháng đầu năm là 600 chứ không phải con số hàng ngàn

Trích tiếp: Mục tiêu bình quân thu nhập 6 tháng cuối năm sẽ tăng 10% tức là 110 USD

Vậy thì thu nhập tổng của 6 tháng cuối năm là 660 chứ không phải 6600.

Và cũng chỉ nói là thu nhập chứ không phải lương, bởi vì lương không thể mỗi tháng mỗi tăng.

Các bài trên, bao gồm cả bài của tôi đã bỏ qua chữ "bình quân", cứ cho rằng 100 là tổng thu nhập 6 tháng nên có lẽ đã sai.
 
Trích bài 1: "bình quân thu nhập 6 tháng đầu năm là 100 USD"

Vậy thì tổng thu nhập 6 tháng đầu năm là 600 chứ không phải con số hàng ngàn

Trích tiếp: Mục tiêu bình quân thu nhập 6 tháng cuối năm sẽ tăng 10% tức là 110 USD

Vậy thì thu nhập tổng của 6 tháng cuối năm là 660 chứ không phải 6600.

Và cũng chỉ nói là thu nhập chứ không phải lương, bởi vì lương không thể mỗi tháng mỗi tăng.

Các bài trên, bao gồm cả bài của tôi đã bỏ qua chữ "bình quân", cứ cho rằng 100 là tổng thu nhập 6 tháng nên có lẽ đã sai.
Các giá trị: 1000 hay 6600 dựa vào số liệu trong file của thớt đã đính kèm, để tính cho thớt dễ hiểu hơn.

Anh còn lạ gì chuyện hỏi 1 đường, đưa dữ liệu 1 nẻo trên diễn đàn này! :)

Chúc anh ngày vui
/-*+//-*+//-*+/
 
Anh còn lạ gì chuyện hỏi 1 đường, đưa dữ liệu 1 nẻo trên diễn đàn này! :)
À, hà hà hà! Tôi lại chỉ đọc bài, không tải file ... Thế mới hiểu sai ...

Minh họa lại bài của anh:

Công thức gốc tính tổng n số hạng của dãy cấp số nhân:

1723823449407.png

Trong đó 1723823974290.png nếu lấy tháng 7 thì chưa biết, nên lấy giả định tháng 6 là 1000, n sẽ là 7.
Triển khai theo số liệu đã biết

1723823557879.png

Sử dụng solver

1723823642829.png


Kết quả

1723823690770.png

công bội là q = 102.7295
hệ số tăng là 2.7295
 
Xin phép cho em trình bày hướng xử lý cho bài toán này như sau nếu anh/ chị chưa tìm được lời giải ạ.

Kiến thức liên quan về phần tính lãi suất kép, cụ thể là lãi suất hiệu dụng (EAR) và lãi suất theo tỷ lệ phần năm của kỳ tính toán (APR). Hiểu đơn giản EAR là lãi suất sau khi đã tính đến ghép lãi trong chu kỳ, còn APR thì là lãi niêm yết. APR chia cho số lần ghép lãi (ở đây là số tháng) thì sẽ có lãi suất trung bình mỗi tháng -> mục tiêu.
...
Bài toán lãi kép có hai cách nhìn:

1. Cái nhìn theo lý thuyết Toán, và Kinh Tế:
Công thức tính đã trình bày trong phần 2 của bài #4.
Công thức của bạn chỉ theo vậy thôi. Chỉ là cách trình bày khác.

2. Cái nhìn theo Tài chính, thực hiện qua bảng tính trải rộng (Excel)
Cách tính theo bảng kê như đã trình bày trong phần 1, bài #4.

Lưu ý rằng tuy kết quả khớp nhau nhưng hai con tính khác nhau.
- Cách tính toán học tính thẳng theo công thức, hàm RATE như đề nghị ở cuối bài #5 cũng tính thẳng như vậy.
- Cách tính theo bảng kê dùng phương pháp hồi quy (regression) để tính những hệ số cho ra kết quả gần nhất.

(Solvers như ở bài #8, #12 cũng dùng phép hồi quy)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Mới 10 năm đã quên bài thì bạn thuộc dạng học toán cố ý để lấy bằng tốt nghiệp.

Lưu ý: lần sau nói chuyện với tôi thì đừng dùng ngôn ngữ phim tập, "chỉ giáo" là tiếng bất lịch sự (bạn có dùng từ này trong báo cáo không?)
Bác không hiểu nghĩa của từ thì cũng nên khiêm tốn
 
Bạn không hiểu hiện tượng băng hoại xã hội bắt nguồn từ ngôn ngữ ngoại lai thì chả có "nên" niếc gì cả.
Là vì bác đang không hiểu đúng nghĩa của từ chỉ giáo, và chỉ giáo là từ Hán Việt cho nên cũng không phải là từ ngoại lai, nó cũng giống kiểu từ Hán Việt của đồng chí, phi trường.
Và nghĩa của nó là hoàn toàn phù hợp trong bài chủ thớt vì đó là sự trang trọng khi nhờ vả, cho nên bác hiểu bất lịch sự là không đúng với nghĩa của từ này.
 
Là vì bác đang không hiểu đúng nghĩa của từ chỉ giáo, và chỉ giáo là từ Hán Việt cho nên cũng không phải là từ ngoại lai, nó cũng giống kiểu từ Hán Việt của đồng chí, phi trường.
Và nghĩa của nó là hoàn toàn phù hợp trong bài chủ thớt vì đó là sự trang trọng khi nhờ vả, cho nên bác hiểu bất lịch sự là không đúng với nghĩa của từ này.
Hiểu nghĩa là một chuyện, hiểu bối cảnh để dùng là chuyện khác.
Bạn có nói với Thầy dạy học mình: chỗ này em chưa rõ, xin Thầy "chỉ giáo" cho?

Ai cũng biết "sư phụ" có nghĩa là thầy. Nhưng ra đường, gặp một một người chưa quen mà gọi người ta "sư phụ" được không? Bạn đi với một người trọng tuổi, luôn miệng gọi người ta là "sư phụ". Có lẽ đối với bạn, đó là một cách kính trọng. Nhưng người khác nghe thế nào? từ "sư phụ" rất dễ ngầm chứa ý mỉa mai.
 
Hiểu nghĩa là một chuyện, hiểu bối cảnh để dùng là chuyện khác.
Bạn có nói với Thầy dạy học mình: chỗ này em chưa rõ, xin Thầy "chỉ giáo" cho?

Ai cũng biết "sư phụ" có nghĩa là thầy. Nhưng ra đường, gặp một một người chưa quen mà gọi người ta "sư phụ" được không? Bạn đi với một người trọng tuổi, luôn miệng gọi người ta là "sư phụ". Có lẽ đối với bạn, đó là một cách kính trọng. Nhưng người khác nghe thế nào? từ "sư phụ" rất dễ ngầm chứa ý mỉa mai.
Vì chỉ đọc trong mục này và thấy bối cảnh không có gì là bất lịch sự nên mình lên tiếng.
1. Không xác định được bác trọng tuổi.
2. Không xác định được bác là thầy của chủ thớt.
Mình cũng không đôi co với bác, vì cảm nhận ngôn ngữ văn phong là cá nhân mỗi người lựa chọn, chỉ là mình thấy chủ thớt trang trọng khi nhờ giúp đỡ, nhưng bác lại chỉ trích và cách bác giải thích làm mình thấy bác không hiểu đúng nghĩa của từ.
Mình làm vậy để chủ thớt cảm thấy có sự đồng cảm, và cũng để giải thích cho bác hiểu nghĩa của từ. Và vì quan điểm của bác cảm nhận văn phong theo cách khó chịu thì mình tôn trọng.
Còn mình đề cập khiêm tốn là vì bác xiên xỏ trình độ toán của chủ thớt, mình chỉ cảm thấy thà đừng giúp, đừng quan tâm, còn hơn là "vả" vào mặt người ta rồi giúp, đó là sự kênh kiệu.
 
... đó là sự kênh kiệu.
Sự kênh kiệu, khó chịu giúp tôi cố gắng chịu khó gìn giữ và phát triển những gì mình đã học.
Tôi chỉ khinh "dốt mà bày đặt tự ái" thôi chứ "ỷ giỏi rồi chảnh" thì tôi trọng.

Mới 10 năm đã quên toán là cách học dối trá. Chấm hết.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom