Cách tính TK 154 từ 6221;6271

Liên hệ QC

ninhmoon

Thành viên tiêu biểu
Tham gia
3/3/14
Bài viết
525
Được thích
48
Cách tính toán giá thành trong Công Ty Sản xuất gia Công hàng may mặc xuất nhập khẩu
Công ty thuộc về gia công hàng may mặc xuất nhập khẩu
Vậy nên Chi Phí để tạo lên thành phẩm gồm có chi Phí NHân Công Trực Tiếp là chi Phí chính và chi phí sản xuất chung.
Ví dụ cả năm 2016
Tổng Chi Phí Nhân Công để sản xuất các mã hàng là : 18.705.429.825
Tổng Chi Phí Sản Xuất Chung để sản xuất các mã hàng là:
7.099.158.337
Em đang tính giá thành là phân bổ hết giá Nhân công dựa vào Giá Bán
Zi= (Tổng Giá trị NCTT/Tổng Giá Bán)*số lượng i ==> NCTT
Zi= (Tổng Giá trị SXC/Tổng Giá Bán)*số lượng i ==> NCTT


Vậy với cách làm trên Có hợp lý không ạ
Mong nhận được sự góp ý.
File đính kèm

http://www.mediafire.com/file/ug4ppqp7zb9wg12/Hỏi-GIÁ+THÀNH+2016.xls
 
Hi, lạ quá, giá thành sản phẩm mà tính phân bổ đều trên tổng chi phí thì không hợp lý lắm, nếu có kiểm toán thì cũng bị nó sờ tới, mỗi sản phẩm đều sản xuất dựa trên các nguyên liệu riêng, thời gian khác nhau, chi phí nhân công cũng khác nhau...những khoản chi phí không thể phân bổ được như điện nước, khấu hao.... thì mới phân bổ đều cho từng sản phẩm, bạn muốn phân bổ đều các biến phí và định phí cho từng sản phẩm sao???
 
Hi, lạ quá, giá thành sản phẩm mà tính phân bổ đều trên tổng chi phí thì không hợp lý lắm, nếu có kiểm toán thì cũng bị nó sờ tới, mỗi sản phẩm đều sản xuất dựa trên các nguyên liệu riêng, thời gian khác nhau, chi phí nhân công cũng khác nhau...những khoản chi phí không thể phân bổ được như điện nước, khấu hao.... thì mới phân bổ đều cho từng sản phẩm, bạn muốn phân bổ đều các biến phí và định phí cho từng sản phẩm sao???
Khi
không tính được cho từng mặt hàng thì mình phân bổ như vậy.
 
Khi
không tính được cho từng mặt hàng thì mình phân bổ như vậy.
Ok bạn, có lẽ Công ty bạn không quan tâm đến chỗ này, các Công ty lớn thường người ta sẽ cố gắng tính đúng chi phí cho từng loại sản phẩm, để hạn chế đến mức thấp nhất các khoản gọi là chung đó, và các khoản chung đó rất dễ bị kiểm toán móc ra và điều chỉnh, vì nếu những khoản chung lớn quá, nó sẽ dẫn tới những sản phẩm có giá thành thấp nhưng bị phân bổ chung nhiều quá dẫn đến khi tính hiệu quả thì sản phẩm đó lỗ, đánh giá mặt hàng đó kinh doanh không hiệu quả, dẫn đến phân tích sai nhiều mặt, công ty càng có định phí lớn thì việc đánh giá lãi lỗ cho từng sản phẩm sẽ không chính xác!!! Nếu bạn muốn tính vậy thì có thể tính bắng cách này:
Giá thành sản phẩm A=(Trị giá nhập kho sản phẩm A/Tổng trị giá nhập kho tất cả sản phẩm)*(Tổng CP nhân công TT+Tồng chi phí sản xuất chung)!!!!
Xin lỗi, nếu có hiểu sai!!
 
Cách tính toán giá thành trong Công Ty Sản xuất gia Công hàng may mặc xuất nhập khẩu
Công ty thuộc về gia công hàng may mặc xuất nhập khẩu
Vậy nên Chi Phí để tạo lên thành phẩm gồm có chi Phí NHân Công Trực Tiếp là chi Phí chính và chi phí sản xuất chung.
Ví dụ cả năm 2016
Tổng Chi Phí Nhân Công để sản xuất các mã hàng là : 18.705.429.825
Tổng Chi Phí Sản Xuất Chung để sản xuất các mã hàng là:
7.099.158.337
Em đang tính giá thành là phân bổ hết giá Nhân công dựa vào Giá Bán
Zi= (Tổng Giá trị NCTT/Tổng Giá Bán)*số lượng i ==> NCTT
Zi= (Tổng Giá trị SXC/Tổng Giá Bán)*số lượng i ==> NCTT
Vậy với cách làm trên Có hợp lý không ạ
Mong nhận được sự góp ý.
File đính kèm
http://www.mediafire.com/file/ug4ppqp7zb9wg12/Hỏi-GIÁ+THÀNH+2016.xls
Chào ninhmoon,

Bây giờ đã hơn nữa tháng 02 cận kề quyết toán thuế năm 2016, nên nếu nói với bạn là "không hợp lý" thì bạn sẽ bị hoảng vía và lo lắng. --=0

Chủ đề: Giá thành của Cty may mặc gia công XNK, hơi phiền toái và tính toán rất cực. Trong chừng mực thì cách làm như bạn nêu dành để tính cho gọn và báo cáo thuế cho xong (tôi gọi là chữa cháy), miễn sao cho ra giá thành và tính Lãi Lỗ cuối năm là hoàn thành trách nhiệm, còn sau này thì: người nào làm người đó chịu, người trước làm, người sau hổng chịu trách nhiệm và vịn vào cớ: "Do người trước làm sao, thì tôi làm vậy mà thôi", rủi Thuế vụ có xuống hạch hỏi, bắt bẻ thì bó tay chịu trận.

Về lâu dài và cũng đúng theo chuẩn mực kế toán thì bạn nên xây dựng lại phương pháp tính giá thành, nó hoàn toàn dựa vào các kiến thức mà bạn được truyền thụ tại trường lớp kế toán. Do thời gian có hạn tôi chỉ nêu các ý cần thiết quan trọng, các cái còn lại để bạn tìm lại tư liệu như "Chuẩn mực kế toán", "các phương pháp tính giá thành" nghiên cứu tiếp:

1. Dù gia công hay sản xuất kinh doanh, đều phải có Định mức tiêu hao NVL và Nhân Công trên 1 đơn vị SP. Điều này nói rõ từng SP đã có rõ ràng lượng định giá nhân công làm ra 1 SP rồi, có bao nhiêu SP thì nhân lên Chi phí, nên việc đổ Chi phí NC theo giá bán là bạn tự hiểu là đúng hay sai rồi. Việc tính toán chi phí NC cho 1 SP ngành may rất khó vì SP đa dạng, qua nhiều công đoạn thủ công nên được lượng định bấm giờ hoàn thành rồi quy ra tiền, thường cái này là do bộ phận kỹ thuật khi lên sơ đồ thiết kế sẽ tính được. Cuối tháng căn cứ vào CPNC trực tiếp mà điều chỉnh Định mức cho tương đối phù hợp, cái này rất quan trọng để có gì còn ăn nói với Thuế đó bạn.

2. Việc Giá thành Thành phẩm nhập kho dựa vào tổng trị giá bán cũng không hợp lý, cho dù bạn bảo không có SPDD, nhưng Thành phẩm thì còn số dư đầu kỳ mà.

Bạn cứ tìm hiểu thêm ở các tài liệu chính quy như tôi kể trên, rồi hẹn sau tháng 03 đi anh em mình tiếp nha, chứ chủ đề này nó tương tự bộ phim "Cô dâu 8 tuổi" vậy.

Chúc bạn ngày vui.
 
Ok bạn, có lẽ Công ty bạn không quan tâm đến chỗ này, các Công ty lớn thường người ta sẽ cố gắng tính đúng chi phí cho từng loại sản phẩm, để hạn chế đến mức thấp nhất các khoản gọi là chung đó, và các khoản chung đó rất dễ bị kiểm toán móc ra và điều chỉnh, vì nếu những khoản chung lớn quá, nó sẽ dẫn tới những sản phẩm có giá thành thấp nhưng bị phân bổ chung nhiều quá dẫn đến khi tính hiệu quả thì sản phẩm đó lỗ, đánh giá mặt hàng đó kinh doanh không hiệu quả, dẫn đến phân tích sai nhiều mặt, công ty càng có định phí lớn thì việc đánh giá lãi lỗ cho từng sản phẩm sẽ không chính xác!!! Nếu bạn muốn tính vậy thì có thể tính bắng cách này:
Giá thành sản phẩm A=(Trị giá nhập kho sản phẩm A/Tổng trị giá nhập kho tất cả sản phẩm)*(Tổng CP nhân công TT+Tồng chi phí sản xuất chung)!!!!
Xin lỗi, nếu có hiểu sai!!

Trị Giá nhập kho sản phẩm A : Cái trị giá nhập khó này mình phải tính chứ ban đầu đâu có được sản phẩm này.
Thực tế là Công Ty mình là trường hợp tính giá thành phầm dựa trên giá gia công để tìm ra tỉ lệ chung cho các mã
và khi lấy được tỉ lệ chung đó sẽ dựa vào đơn giá gia công đã biết để tính được giá nhập kho của từng sản phẩm
giá của từng sản phẩm đảm bảo là thấp hơn giá gia công.
 
Trị Giá nhập kho sản phẩm A : Cái trị giá nhập khó này mình phải tính chứ ban đầu đâu có được sản phẩm này.
Thực tế là Công Ty mình là trường hợp tính giá thành phầm dựa trên giá gia công để tìm ra tỉ lệ chung cho các mã
và khi lấy được tỉ lệ chung đó sẽ dựa vào đơn giá gia công đã biết để tính được giá nhập kho của từng sản phẩm
giá của từng sản phẩm đảm bảo là thấp hơn giá gia công.
Ah,trị giá nhập kho ở đây là giá gia công của bạn * sản lượng nhập kho đó bạn, lúc trước mình có làm cho 1 cửa hàng không có định phí và phân bổ đều theo cách này, tức là tính theo giá bán và sản lượng nhập kho để tính ra giá thành!!!
 
Chào ninhmoon,

Bây giờ đã hơn nữa tháng 02 cận kề quyết toán thuế năm 2016, nên nếu nói với bạn là "không hợp lý" thì bạn sẽ bị hoảng vía và lo lắng. --=0

Chủ đề: Giá thành của Cty may mặc gia công XNK, hơi phiền toái và tính toán rất cực. Trong chừng mực thì cách làm như bạn nêu dành để tính cho gọn và báo cáo thuế cho xong (tôi gọi là chữa cháy), miễn sao cho ra giá thành và tính Lãi Lỗ cuối năm là hoàn thành trách nhiệm, còn sau này thì: người nào làm người đó chịu, người trước làm, người sau hổng chịu trách nhiệm và vịn vào cớ: "Do người trước làm sao, thì tôi làm vậy mà thôi", rủi Thuế vụ có xuống hạch hỏi, bắt bẻ thì bó tay chịu trận.

Về lâu dài và cũng đúng theo chuẩn mực kế toán thì bạn nên xây dựng lại phương pháp tính giá thành, nó hoàn toàn dựa vào các kiến thức mà bạn được truyền thụ tại trường lớp kế toán. Do thời gian có hạn tôi chỉ nêu các ý cần thiết quan trọng, các cái còn lại để bạn tìm lại tư liệu như "Chuẩn mực kế toán", "các phương pháp tính giá thành" nghiên cứu tiếp:

1. Dù gia công hay sản xuất kinh doanh, đều phải có Định mức tiêu hao NVL và Nhân Công trên 1 đơn vị SP. Điều này nói rõ từng SP đã có rõ ràng lượng định giá nhân công làm ra 1 SP rồi, có bao nhiêu SP thì nhân lên Chi phí, nên việc đổ Chi phí NC theo giá bán là bạn tự hiểu là đúng hay sai rồi. Việc tính toán chi phí NC cho 1 SP ngành may rất khó vì SP đa dạng, qua nhiều công đoạn thủ công nên được lượng định bấm giờ hoàn thành rồi quy ra tiền, thường cái này là do bộ phận kỹ thuật khi lên sơ đồ thiết kế sẽ tính được. Cuối tháng căn cứ vào CPNC trực tiếp mà điều chỉnh Định mức cho tương đối phù hợp, cái này rất quan trọng để có gì còn ăn nói với Thuế đó bạn.

2. Việc Giá thành Thành phẩm nhập kho dựa vào tổng trị giá bán cũng không hợp lý, cho dù bạn bảo không có SPDD, nhưng Thành phẩm thì còn số dư đầu kỳ mà.

Bạn cứ tìm hiểu thêm ở các tài liệu chính quy như tôi kể trên, rồi hẹn sau tháng 03 đi anh em mình tiếp nha, chứ chủ đề này nó tương tự bộ phim "Cô dâu 8 tuổi" vậy.

Chúc bạn ngày vui.

Cảmơn
Anh
Đơn giá nội bộ của từng thành phẩm Bộ phận kỹ thuật họ tính được đó chính là đơn giá để cho Người lao động làm luowg sản phẩm của họ
Nhưng đơn giá đó nó lại chưa bao gồm hết khoản lương thanh toán cho người lao động
ví dụ: đơn giá của sản Phẩm A: Kỹ thuật họ đo lường và tính toán dựa vào thời gian họ bấm giây giờ trên chuyền được tổng là 36.000đ/1sp
Vậy khi tính lương cho một công nhân A: mà họ chỉ làm vài công đoạn cho một cái áo hoặc nhiều hơn nhiều cái áo (ví dụ công đoạn tra khóa: một người làm nhiều mã sản phẩm và họ làm chỉ làm công đoạn tra khóa)
Cuối cùng mức lương họ thu được là tổng hợp= Lương Sản phẩm+ lương hỗ trợ (xăng xe+chuyên cần+ các khoản phụ cấp khác)
Vậy cuối cùng tổng giá thành của một cái áo (Chi phí NC trực tiếp)= ĐƠn giá sản phẩm của 1 cái áo (Phòng kỹ thuật tính)+Đơn Giá của các khoản phụ cấp ngoài lương.
Vậy giá của 1 cái áo A= 36.000+khoản phụ cấp+ Chi phí SXC.
đấy là tính chi tiết và hiểu theo thực tế.
 
Cảmơn
Anh
Đơn giá nội bộ của từng thành phẩm Bộ phận kỹ thuật họ tính được đó chính là đơn giá để cho Người lao động làm luowg sản phẩm của họ
Nhưng đơn giá đó nó lại chưa bao gồm hết khoản lương thanh toán cho người lao động
ví dụ: đơn giá của sản Phẩm A: Kỹ thuật họ đo lường và tính toán dựa vào thời gian họ bấm giây giờ trên chuyền được tổng là 36.000đ/1sp
Vậy khi tính lương cho một công nhân A: mà họ chỉ làm vài công đoạn cho một cái áo hoặc nhiều hơn nhiều cái áo (ví dụ công đoạn tra khóa: một người làm nhiều mã sản phẩm và họ làm chỉ làm công đoạn tra khóa)
Cuối cùng mức lương họ thu được là tổng hợp= Lương Sản phẩm+ lương hỗ trợ (xăng xe+chuyên cần+ các khoản phụ cấp khác)
Vậy cuối cùng tổng giá thành của một cái áo (Chi phí NC trực tiếp)= ĐƠn giá sản phẩm của 1 cái áo (Phòng kỹ thuật tính)+Đơn Giá của các khoản phụ cấp ngoài lương.
Vậy giá của 1 cái áo A= 36.000+khoản phụ cấp+ Chi phí SXC.
đấy là tính chi tiết và hiểu theo thực tế.
Cái cực của tính giá thành ngành may cũng là cái thiệt hay của nghề kế toán. Nếu thực sự bạn có tâm tính đúng và tính đủ như yêu cầu của "nghề" thì tôi coi bạn thực sự là "dân kế toán". }}}}}

Thường mình nên phân biệt như sau:
  • Cái gì gắn liền trên 1 đơn vị SP thì trực tiếp: Công đoạn: Cắt - đánh số, may, vắt sổ, khuy, ủi... tính vào 622
  • Còn lại các cái chỉ phục vụ cho các công đoạn trên gọi là gián tiếp: vào 6271.
Do đó, trên bảng tính Định mức tiêu hao NVL và nhân công chỉ đưa ra cái nền tảng chi phí trực tiếp để các số liệu khác dựa vào, sau đó bạn thực hiện cho được bảng tính giá thành kế hoạch 1 đơn vị sản phẩm (tức phải qua may mẫu, tính toán định mức, rồi các yếu tố liên quan, chỉ dự ước theo hình hình tại thời điểm..v.v..), trong đó phải phân được: các chi phí 621, 622, 627, chính bảng này đã tính toán cơ bản và gần khớp, sau đó bạn dựa trên bảng này mà bạn đổ chi phí thực tế vào. Cái hay nằm ở chỗ: khi dựa vào bảng giá thành kế hoạch thì khi tính ra số tổng, đem so sánh với chi phí tổng hợp thực tế, thì nó phải nằm trong tỉ lệ (dung sai) cho phép mà bạn đã khai báo cho cơ quan thuế, để không bị "mấy sếp đó" loại chi phí ra oan uổng.

Nói thêm về việc bạn đổ chi phí dựa vào giá bán: Giá bán là giá dựa vào nhiều yếu tố: Giá vốn, tình hình giá cả chung của thị trường, định hướng chiến lược để chiếm lĩnh thị trường, sách lược trung dài hạn bán sản phẩm..v.v..., ngoài ra nếu bạn là Cty Mẹ-Con với Cty nước ngoài (vừa là khách vừa là chủ đầu tư) còn phải hiểu tình hình chuyển giá mà mấy ngày nay báo chí có nhắc sơ sơ, thì giá bán là giá phụ thuộc vào CTy Mẹ nữa. Cho nên giá bán có khi cao hơn , có khi thấp hơn ít lần hoặc rất nhiều lần giá vốn hàng bán, vì vậy bạn không thể trưng ra với Thuế nói là "hợp lý" được.

Ví dụ: tính sơ giá thành của một cái áo gia công XNK là 150.000đ (NC: chiếm 60%, các yếu tố phụ khác dựa vào bảng tính giá thành kế hoạch), nhưng khi bán (chỉ riêng SP này thôi) do yếu tố nào đó mà chủ trương bán với giá: 80.000đ, vậy nếu bạn tính tỉ lệ dựa vào giá bán khi tính chung với các SP khác (không có chủ trương đó) thì hợp lý không?

Sơ sơ vài ý trước nha, cứ từ từ, sau tháng 3 anh em mình có thể trao đổi trên diễn đàn hoặc bằng các cách khác được mà.

Chúc bạn ngày vui.
 
Cái cực của tính giá thành ngành may cũng là cái thiệt hay của nghề kế toán. Nếu thực sự bạn có tâm tính đúng và tính đủ như yêu cầu của "nghề" thì tôi coi bạn thực sự là "dân kế toán". }}}}}

Thường mình nên phân biệt như sau:
  • Cái gì gắn liền trên 1 đơn vị SP thì trực tiếp: Công đoạn: Cắt - đánh số, may, vắt sổ, khuy, ủi... tính vào 622
  • Còn lại các cái chỉ phục vụ cho các công đoạn trên gọi là gián tiếp: vào 6271.
Do đó, trên bảng tính Định mức tiêu hao NVL và nhân công chỉ đưa ra cái nền tảng chi phí trực tiếp để các số liệu khác dựa vào, sau đó bạn thực hiện cho được bảng tính giá thành kế hoạch 1 đơn vị sản phẩm (tức phải qua may mẫu, tính toán định mức, rồi các yếu tố liên quan, chỉ dự ước theo hình hình tại thời điểm..v.v..), trong đó phải phân được: các chi phí 621, 622, 627, chính bảng này đã tính toán cơ bản và gần khớp, sau đó bạn dựa trên bảng này mà bạn đổ chi phí thực tế vào. Cái hay nằm ở chỗ: khi dựa vào bảng giá thành kế hoạch thì khi tính ra số tổng, đem so sánh với chi phí tổng hợp thực tế, thì nó phải nằm trong tỉ lệ (dung sai) cho phép mà bạn đã khai báo cho cơ quan thuế, để không bị "mấy sếp đó" loại chi phí ra oan uổng.

Nói thêm về việc bạn đổ chi phí dựa vào giá bán: Giá bán là giá dựa vào nhiều yếu tố: Giá vốn, tình hình giá cả chung của thị trường, định hướng chiến lược để chiếm lĩnh thị trường, sách lược trung dài hạn bán sản phẩm..v.v..., ngoài ra nếu bạn là Cty Mẹ-Con với Cty nước ngoài (vừa là khách vừa là chủ đầu tư) còn phải hiểu tình hình chuyển giá mà mấy ngày nay báo chí có nhắc sơ sơ, thì giá bán là giá phụ thuộc vào CTy Mẹ nữa. Cho nên giá bán có khi cao hơn , có khi thấp hơn ít lần hoặc rất nhiều lần giá vốn hàng bán, vì vậy bạn không thể trưng ra với Thuế nói là "hợp lý" được.

Ví dụ: tính sơ giá thành của một cái áo gia công XNK là 150.000đ (NC: chiếm 60%, các yếu tố phụ khác dựa vào bảng tính giá thành kế hoạch), nhưng khi bán (chỉ riêng SP này thôi) do yếu tố nào đó mà chủ trương bán với giá: 80.000đ, vậy nếu bạn tính tỉ lệ dựa vào giá bán khi tính chung với các SP khác (không có chủ trương đó) thì hợp lý không?

Sơ sơ vài ý trước nha, cứ từ từ, sau tháng 3 anh em mình có thể trao đổi trên diễn đàn hoặc bằng các cách khác được mà.

Chúc bạn ngày vui.


Khitính
Giá thành Kế Hoạch ???
ĐÚng là kiến thức là bể rộng. nhưng chắc hiện tại Em không xây dựng được cách tính như anh nói.\
Form biểu mẫu chưa có ý tưởng ở trong đầu. Nên Không biết cách thiết kế vào thực tế như thế nào cho hợp lý.
Vậy Hẹn Anh khi anh rảnh rỗi.
Cảm ơn Anh rất nhiều
 
Khitính
Giá thành Kế Hoạch ???
ĐÚng là kiến thức là bể rộng. nhưng chắc hiện tại Em không xây dựng được cách tính như anh nói.\
Form biểu mẫu chưa có ý tưởng ở trong đầu. Nên Không biết cách thiết kế vào thực tế như thế nào cho hợp lý.
Vậy Hẹn Anh khi anh rảnh rỗi.
Cảm ơn Anh rất nhiều
Cũng giống như lần tính tỷ giá, bạn hãy quy về việc đơn giản, ví dụ như bạn đơn cử trong đầu mình, đừng lấy ngành may, mà hãy lấy ví dụ nào đơn giản như: giá thành 1 chén chè, hay giá thành của 1 tiệm bán cơm tấm....làm việc tính toán giá thành. Khi bạn nhìn ra vấn đề theo kiểu đơn giản như vậy, thì bạn tự khắc lần lần dò ra cái rộng hơn và phức tạp hơn.

Cũng giống như trường lớp dạy bạn kiến thức tính giá thành: Đó là "tâm điểm" của vòng tròn kiến thức cơ bản. Nhiều vòng tròn khác (giống cái bia để tập bắn hay phóng phi tiêu) bao bên ngoài đó là Sản xuất thực tế đi từ đơn giản ở trong, càng tán rộng ra thì vòng tròn càng lớn và độ phức tạp càng tăng. Nhưng, dù gì dù cũng xuất phát từ mọi kiến thức cơ bản mà ra.

Chúc bạn ngày vui và hẹn gặp lại sau.
p/s: Bởi hình tượng này mà bạn sẽ hiểu thuyết của Phật :"Khổ hải vô biên, quay đầu là bờ" }}}}}
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom