Bảng công thức tính lương theo Luật PIT mới 1/1/2009

Liên hệ QC

bichjade

Thành viên mới
Tham gia
23/10/08
Bài viết
3
Được thích
8
Hiện tại mình đang phải chuẩn bị thiết lập bảng lương theo Luật PIT sẽ được áp dụng vào 1/1/2009. Mình không được rành lắm trong việc thiết lập công thức (formula) trong bảng excel. Xin vui lòng chỉ bảo giùm mình với.
Xin chân thành cảm ơn. Hiện tại mình đang làm tại VPĐD.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
các bác ơi
em đang tìm hiểu về luật thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho năm 2009 nhưng chưa tìm đc nhiều tài liệu vì nếu search trên google thì chỉ ra nhưng bài viết từ mấy năm trước mà có nhắc đến loại thuế này thôi. em muốn tìm hiểu để áp dụng cho cty em. bác nào biết làm ơn chỉ giúp em nha,
em cảm ơn các bác rất nhiều.
 
các bác ơi
em đang tìm hiểu về luật thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho năm 2009 nhưng chưa tìm đc nhiều tài liệu vì nếu search trên google thì chỉ ra nhưng bài viết từ mấy năm trước mà có nhắc đến loại thuế này thôi. em muốn tìm hiểu để áp dụng cho cty em. bác nào biết làm ơn chỉ giúp em nha,
em cảm ơn các bác rất nhiều.
Bạn search với từ khóa "84/2008/TT-BTC" nếu chưa ra thì thêm "Luật thuế thu nhập cá nhân" + "2009"
 
Xin chào bạn,

Bạn có thể tham khảo dưới đây để thiết lập công thức tính thuế PIT nhé.

Thanks.
Anh Tú
________________________________________________

Tính thuế thu nhập cá nhân

Người dân nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội

clip_image001.gif
Cập nhật lúc 11:12 - Thứ ba, 11/11/2008
Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. Như vậy, kể từ ngày 1/1/2009 sẽ hơn 10 triệu nguời làm công ăn lương phải nộp Thuế TNCN.
Để tính và kê khai được số thuế mình phải nộp cho Nhà nước, người nộp thuế (NNT) phải hiểu được thế nào là thu nhập chịu thuế và thế nào là thu nhập tính thuế. Thu nhập chịu thuế là các loại thu nhập của người làm công ăn lương bị Nhà nước đánh thuế còn thu nhập tính thuế là số thu nhập bị đánh thuế.
Tại Điểm 2, Điều 3 Luật Thuế TNCN quy định: “Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công, bao gồm: a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội; c) Tiền thù lao dưới các hình thức; d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức; đ) Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền; e) Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Tại Điểm 1, Điều 21 Luật Thuế TNCN cũng quy định: Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ gia cảnh (quy định tại Điều 19) và các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo (quy định tại Điều 20).
Sau khi xác định được thu nhập tính thuế ta áp vào Biểu thuế luỹ tiến từng phần (được quy định tại Điều 22 của luật) và tính ra số thuế TNCN của người làm công ăn lương phải nộp.
Ví dụ: Ông A là cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 10 triệu đồng. Ông A phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi; trong tháng ông phải nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc là: 5% bảo hiểm xã hội, 1% bảo hiểm y tế trên tiền lương; trong tháng ông A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá nhân ông A tạm nộp trong tháng được xác định như sau:
- Ông A được giảm trừ khỏi thu nhập chịu thuế các khoản sau:
+ Cho bản thân là: 4 triệu đồng;
+ Cho 2 người phụ thuộc (2 con) là: 1,6 triệu đồng x 2 = 3,2 triệu đồng;
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là: 10 triệu đồng x 6% = 0,6 triệu đồng
Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 4 + 3,2 + 0,6 = 7,8 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là: 10 triệu đồng – 7,8 triệu đồng = 2,2 triệu đồng.
- Như vậy sau khi giảm trừ các khoản theo quy định, thu nhập tính thuế của ông A được xác định thuộc bậc 1 của biểu lũy tiến từng phần là:
2,2 triệu đồng x 5% = 0,11 triệu đồng
Như vậy, tổng số thuế phải nộp trong tháng là: 0,11 triệu đồng.
Nguyễn Bình Luận
 
bichjade - Cho hỏi Luật PIT là gì vậy ?

Mup Mip -Hãy theo link này để tải :
Thông tư của Bộ Tài chính số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân

http://www.gdt.gov.vn/gdtLive/Trang-chu/Van-ban-phap-quy-ve-thue/News?contentId=125772&location=tct
 

PIT nghe lạ quá. Hình như là Personal Income Tax
Thật nhiêu khê và rắc rối. Mình cũng đang nghiên cứu về cái PIT này. Nếu thông suốt sẽ viết một cái hàm hỗ trợ người dùng để tính cái PIT này.
 
Xin chào anh Kế toán Già Gân,

Thật ra PIT là "Personal Income Tax" từ dùng cho thuế TNCN , hoặc CIT là ám chỉ thuế TNCN.
Hiện tại Cục thuế TP.HCM đã nhận đăng ký cấp MST cá nhân và làm theo mẫu 01 mới, kèm theo bản sao CMND và file liệt kê danh sách nhân viên cấp MST (nhớ chép file excel đặt tên đuôi là MST của DN) thì Cục thuế mới nhận. Còn việc đăng ký giảm trừ bản thân đối tượng nộp thuế và người phụ thuộc thì sang tháng 01/2008 cục Thuế mới nhận.
Em cũng nghe Kiệt (CA_dafi) nói nhiều về anh già gân này và nghe nói anh nhậu tới sáng. Chắc anh cũng thuộc dạng già ham dzui đúng không anh. Hân hạnh biết anh, bữa nào anh em mình làm một tăng nhé, nhớ rủ thêm chú Kiệt nữa.
Chào anh.

Thanks.
Anh Tú.
 
Công ty tôi có bảng lương theo cấu trúc như file đính kèm. Xin chỉ giúp tôi làm bảng lương theo luật thuế TNCN 2009 với công thức tính để tôi làm lương nhanh và tránh làm thủ công rất vất vả.

Xin cám ơn.
View attachment luong mau.xls
 
Các DN bắt đầu từ năm 2009 nên trả lương nhân viên theo lương gross (thay cho lương net) thì các bạn sẽ dễ lên bảng tính hơn.
 
em đang muốn xem file này mà tìm mãi chẳng thấy chỗ để click chuột vào. Bác chỉ giúp em mí
Bảng công thức tính lương theo Luật PIT mới 1/1/2009
 
Web KT
Back
Top Bottom