Đố vui về bốc bài.

Liên hệ QC
Tôi tuân thủ nội quy khi đăng bài
"0/0>0" có phải là mệnh đề không?
Trước tiên, tôi thích gọi đầy đủ là "mệnh đề toán học" hơn. Nó khác với "mệnh đề" trong văn phạm.
""0/0>0" diễn giải ra là "0/0 lớn hơn 0". Rõ ràng là mệnh đề toán học. Mở rộng ra là "a>0". a thực sự lớn hơn 0 thì đúng, a không lớn hơn 0 thì sai.
---------
Ở đây, 0/0 có 1 sự nhập nhằng (tạm gọi vậy). 0/0 là trạng thái vô định, có thể là bất kỳ giá trị nào: nguyên, phân, âm, dương, và cả zero. Vậy 0/0 không thực sự lớn hơn 0 (hoặc không), không phải luôn luôn lớn hơn 0 hay luôn luôn nhỏ hơn (hoặc bằng) 0. Nên mệnh đề "0/0>0" cũng không xác định đúng sai được. Mệnh đề "0/0 luôn luôn lớn hơn 0" mới là mệnh đề sai, còn chỉ >0 thì khi đúng khi sai.
 
Đúng vậy, nếu bạn đã trả lời cho câu hỏi là sai, vậy khẳng định "0/0>0" có phải là mệnh đề không?
Nếu nó không phải là mệnh đề, nó cũng sẽ không nhận đúng, không nhận sai.
"0/0>0" không phải là mệnh đề nhé, nó chỉ là biểu thức.
"0/0>0 là đúng" mới là mệnh đề.
 
Ơ, mình cũng nói thế mà? (Có điều có gõ sai
(a-b)/ True = (a-b)/ 0 = Vô nghĩa
Lẽ ra là
(a-b)/ False= (a-b)/ 0 = Vô nghĩa
Còn nó tào lao ở phát biểu bên trên:
(a-b)/(c-d)>0 tương đương ((a-b)/(c-d))>0 chứ không phải (a-b)/((c-d)>0)
"0/0>0" không phải là mệnh đề nhé, nó chỉ là biểu thức.
"0/0>0 là đúng" mới là mệnh đề.
Lúc tôi học lớp 10 (1976), "mệnh đề toán học" là mệnh đề chỉ có thể nhận 1 trong 2 giá trị Đúng/ Sai (True/ False). Sau đó lập bảng chân trị để phân tích and or not các kiểu.
Từ đó "a>b" là 1 mệnh đề toán học, nó có thể nhận giá trị T/ F tùy theo giá trị của a và b.
 
(a-b)/(c-d)>0 tương đương ((a-b)/(c-d))>0 chứ không phải (a-b)/((c-d)>0)

Lúc tôi học lớp 10 (1976), "mệnh đề toán học" là mệnh đề chỉ có thể nhận 1 trong 2 giá trị Đúng/ Sai (True/ False). Sau đó lập bảng chân trị để phân tích and or not các kiểu.
Từ đó "a>b" là 1 mệnh đề toán học, nó có thể nhận giá trị T/ F tùy theo giá trị của a và b.
Chỗ bôi đậm lúc mình gõ cũng quên để dấu ngoặc vào. Để vào sẽ rõ nghĩa hơn.

Mệnh đề toán học mình dùng ở đây đúng là dạng "a>b". Nó nhận đúng, sai, hoặc không xác định tùy vào vị trí của các lá bài.
Tuy nhiên, như bạn @huuthang_bd đã nói, mệnh đề toán học chỉ nhận giá trị là đúng hoặc sai. Do đó, trong trường hợp a=0/0, phát biểu "a>0" không thể nhận giá trị đúng được, cũng không thể nhận giá trị sai được. Lúc này, có thể nó không phải là 1 mệnh đề toán học nữa.

Theo bạn thì đáp án của mình đối với bài này có đúng không? Hoặc đáp án ở #18 có dễ chấp nhận hơn không?
Cảm ơn mọi người đã quan tâm.
 
Lúc tôi học lớp 10 (1976), "mệnh đề toán học" là mệnh đề chỉ có thể nhận 1 trong 2 giá trị Đúng/ Sai (True/ False). Sau đó lập bảng chân trị để phân tích and or not các kiểu.
Từ đó "a>b" là 1 mệnh đề toán học, nó có thể nhận giá trị T/ F tùy theo giá trị của a và b.
a>b là mệnh đề chứa biến, bản thân nó không có chân trị. Khác với mệnh đề.
1>2 là mệnh đề vì nó chỉ nhận 2 giá trị đúng/ sai.
0/0>0 không phải là mệnh đề vì nó không có chân trị.
 
a>b là mệnh đề chứa biến, bản thân nó không có chân trị. Khác với mệnh đề.
1>2 là mệnh đề vì nó chỉ nhận 2 giá trị đúng/ sai.
0/0>0 không phải là mệnh đề vì nó không có chân trị.
Đúng vậy bác. Mình cũng mới đọc chỗ "Hàm mệnh đề" xong. Tuy nhiên, khi thay các giá trị cụ thể ứng với từng trường hợp vào, nó sẽ là mệnh đề (nhận giá trị đúng hoặc sai), hoặc không phải mệnh đề (không có chân trị).
 
Với đáp án này trường hợp 2 lá bài cùng màu nằm trên cạnh dài thì người quản trò trả lời đúng cũng được, trả lời sai cũng được vì rõ ràng họ có thể chọn những lá bài chứng minh cho câu trả lời của họ.

Nói chung với cá nhân tôi với các đáp án bạn nêu ra thì câu đố này chưa đạt chuẩn của một câu đố logic.
 
Theo bạn thì đáp án của mình đối với bài này có đúng không? Hoặc đáp án ở #18 có dễ chấp nhận hơn không?
Cảm ơn mọi người đã quan tâm.
Tôi không quan tâm. Không quan tâm tất cả bài giải có hợp lý hay không. Không quan tâm cả câu đố. Tôi nói chuyện logic chút chút.
a>b là mệnh đề chứa biến, bản thân nó không có chân trị. Khác với mệnh đề. (1)
1>2 là mệnh đề vì nó chỉ nhận 2 giá trị đúng/ sai.
0/0>0 không phải là mệnh đề vì nó không có chân trị. (3)
Đúng vậy.
(1) Ý tôi nói là "tùy theo giá trị của a và b", nó trở thành mệnh đề toán học nhưng phát biểu không chuẩn xác.
(3) Ý tôi cũng vậy luôn. Chỉ khi phát biểu "0/0 luôn luôn >0" mới là mệnh đề toán học.
 
Web KT
Back
Top Bottom