Đố vui về bốc bài.

Liên hệ QC
Tôi tuân thủ nội quy khi đăng bài

LmoovoenX

Thành viên tiêu biểu
Tham gia
10/12/20
Bài viết
407
Được thích
521
Có 4 lá K (cơ, rô, chuồn, bích) đang lật úp, xếp thành 1 hàng ngang. 4 lá được đánh dấu là a,b,c,d theo thứ tự từ phải qua trái. Người chơi được phép bốc 2 lá. Nếu 2 lá đó cùng màu thì người chơi thắng. Như vậy, tỷ lệ thắng của người chơi là 1/3.
Để đảm bảo công bằng, người chơi được phép hỏi người tổ chức 1 câu dạng đúng/sai. Người tổ chức (là người úp bài và biết rõ vị trí các lá bài) bắt buộc phải trả lời đúng sự thật và đúng logic, và chỉ trả lời 1 lần.
Một số ví dụ về hỏi và đáp:
Người chơi hỏi: Lá ở vị trí a là đỏ, đúng không?
Người tổ chức sẽ trả lời là "Đúng" nếu lá ở vị trí a màu đỏ, trả lời "Sai" nếu lá ở vị trí a không phải màu đỏ.
Hỏi: Lá ở vị trí a màu đỏ, và lá ở vị trí b màu đỏ, đúng không?
Trả lời: Nếu cả lá ở vị trí a và b đều màu đỏ thì trả lời "đúng". Các trường hợp còn lại sẽ trả lời là "Sai".
Hỏi: Lá ở vị trí a màu đỏ hoặc lá ở vị trí b màu đen, đúng không?
Trả lời: Nếu 1 trong 2 trường hợp lá ở vị trí a màu đỏ và lá ở vị trí b màu đen xảy ra thì trả lời "đúng". Trường hợp còn lại sẽ trả lời là "Sai".
Hỏi: Nếu lá ở vị trí a màu đỏ thì lá ở vị trí b và c cùng màu, đúng không?
Trả lời: Nếu lá ở vị trí a màu đỏ và lá ở vị trí b cùng màu với lá ở vị trí c, thì sẽ trả lời "đúng". Nếu lá ở vị trí a không phải màu đỏ, câu trả lời cũng là "Đúng". Trường hợp còn lại sẽ trả lời là "Sai".
...
Có thể sử dụng thêm các phép toán khác, hoặc lồng các điều kiện phức tạp hơn nếu thích. Nhưng người chơi chỉ được hỏi 1 lần duy nhất và người tổ chức cũng chỉ trả lời 1 lần duy nhất. Ngoài thông tin nhận được từ câu trả lời của người tổ chức, người chơi không được nhận thêm bất cứ thông tin nào khác.

Hỏi người chơi phải hỏi như thế nào để đảm bảo tỷ lệ chiến thắng là 100%.
 
Chơi để giải trí chắc thôi. Nghĩ nhiều điều là gì cho đau đầu
Loại trò chơi này dựa vào luật lô gic và phản lô gic của câu hỏi và câu đáp.
Chỉ cần người đưa ra trò chơi viết trệch ngữ pháp câu hỏ/đáp trên mọt tí tẹo là người chơi đoán đến năm sau cũng chưa ra.
Chỉ cần người đưa ra trò chơi dùng một hay vài tiếng địa phương là người chơi cũng bí.

Vì vậy, cái bạn cần chắc là người đưa ra trò chơi có bảo đảm rằng các cặp hỏi/đáp trên viết theo đúng 100% tiếng Việt, thông dụng cả 2 miên Nam Bắc?
 
Loại trò chơi này dựa vào luật lô gic và phản lô gic của câu hỏi và câu đáp.
Chỉ cần người đưa ra trò chơi viết trệch ngữ pháp câu hỏ/đáp trên mọt tí tẹo là người chơi đoán đến năm sau cũng chưa ra.
Chỉ cần người đưa ra trò chơi dùng một hay vài tiếng địa phương là người chơi cũng bí.

Vì vậy, cái bạn cần chắc là người đưa ra trò chơi có bảo đảm rằng các cặp hỏi/đáp trên viết theo đúng 100% tiếng Việt, thông dụng cả 2 miên Nam Bắc?
Mình cũng chưa hiểu hẳn ý bác như thế nào, nhưng những câu mình đố không theo kiểu đố mẹo.
Hiển nhiên với luật đưa ra như trên, nếu người chơi hỏi mà chỉ nhận được câu trả lời là đúng hoặc sai, như ở các ví dụ mình đưa ra, thì chỉ loại trừ được 1 trường hợp. Do đó vẫn rơi vào trường hợp 50/50.
Muốn chắc thắng thì câu hỏi của người chơi ngoài đáp án đúng/sai thì còn cần phải có thêm 1 đáp án nữa. Đó là trường hợp không thể xác định được đúng/sai. Lúc đó, người tổ chức không thể trả lời đúng được mà cũng không thể trả lời sai được. Kiểu như trong excel có hàm iferror để tính toán đến những trường hợp hàm trả về bị lỗi đó.
Mọi người nên nghĩ theo hướng này, đừng tập trung vào việc làm phức tạp hóa câu hỏi. Đây cũng là gợi ý của mình cho bài này.
 
Mình cũng chưa hiểu hẳn ý bác như thế nào, nhưng những câu mình đố không theo kiểu đố mẹo.
Hiển nhiên với luật đưa ra như trên, nếu người chơi hỏi mà chỉ nhận được câu trả lời là đúng hoặc sai, như ở các ví dụ mình đưa ra, thì chỉ loại trừ được 1 trường hợp. Do đó vẫn rơi vào trường hợp 50/50.
Muốn chắc thắng thì câu hỏi của người chơi ngoài đáp án đúng/sai thì còn cần phải có thêm 1 đáp án nữa. Đó là trường hợp không thể xác định được đúng/sai. Lúc đó, người tổ chức không thể trả lời đúng được mà cũng không thể trả lời sai được. Kiểu như trong excel có hàm iferror để tính toán đến những trường hợp hàm trả về bị lỗi đó.
Mọi người nên nghĩ theo hướng này, đừng tập trung vào việc làm phức tạp hóa câu hỏi. Đây cũng là gợi ý của mình cho bài này.
Lại khó. Bá đạo quá. Xin gợi ý đáp án nhé.
 
Lại khó. Bá đạo quá. Xin gợi ý đáp án nhé.
Gợi ý đây bạn:
Muốn chắc thắng thì câu hỏi của người chơi ngoài đáp án đúng/sai thì còn cần phải có thêm 1 đáp án nữa. Đó là trường hợp không thể xác định được đúng/sai. Lúc đó, người tổ chức không thể trả lời đúng được mà cũng không thể trả lời sai được. Tương tự như ví dụ ở dưới:

Ở vương quốc nọ có một vị vua vô cùng độc tài khiến thần dân muốn tìm cách đi sang nước khác để sinh sống. Nhưng bất kỳ ai muốn rời khỏi vương quốc phải nói với nhà vua một câu. Nếu câu nói đúng thì người đó bị chém đầu, sai sẽ bị treo cổ. Một người đàn ông thông minh tìm ra được cách bảo toàn mạng sống. Hỏi anh ta nói với nhà vua câu gì?

Đáp án: "Tôi sẽ bị treo cổ"
 
Nếu người ra đề không thể trả lời đúng hay sai, thì người giải cũng sẽ không bao giờ giải được bài.
Giải thích:
Đặt 1 câu hỏi, dựa vào câu trả lời đúng hay sai để suy luận tiếp. Không thể trả lời đúng sai thì lấy gì suy luận?
 
Nếu người ra đề không thể trả lời đúng hay sai, thì người giải cũng sẽ không bao giờ giải được bài.
Giải thích:
Đặt 1 câu hỏi, dựa vào câu trả lời đúng hay sai để suy luận tiếp. Không thể trả lời đúng sai thì lấy gì suy luận?
Chỗ gợi ý mình ghi rõ là ngoài trường hợp xác định được đúng/sai ở câu hỏi của người chơi, còn có thêm 1 trường hợp không thể xác định được đúng/sai. Tổng cộng có 3 trạng thái của câu trả lời tùy vào sắp xếp của các lá bài. Từ đó người chơi sẽ suy luận ra được 2 lá nào cùng màu.

Thực ra đáp án của mình đối với bài này, nếu theo đúng logic toán thì sẽ đúng. Còn theo kiểu bắt bẻ câu chữ thì vẫn còn hơi lăn tăn 1 tí.
Tối mình sẽ gửi đáp án nếu không có ai muốn suy nghĩ thêm về bài này.
 
Thực ra đáp án của mình đối với bài này, nếu theo đúng logic toán thì sẽ đúng. Còn theo kiểu bắt bẻ câu chữ thì vẫn còn hơi lăn tăn 1 tí.
Tôi không bắt bẻ câu chữ, tôi đang suy luận dựa trên gợi ý bạn đưa ra. Gợi ý đó ngược với đề ở bài 1.
 
Tôi không bắt bẻ câu chữ, tôi đang suy luận dựa trên gợi ý bạn đưa ra. Gợi ý đó ngược với đề ở bài 1.
À, mình không nói bạn bắt bẻ câu chữ. Mình đang nói đến cái đáp án bài này của mình. Mình vừa bổ sung thêm gợi ý ở #9
 
Chắc không bác nào muốn suy nghĩ thêm. Mình đăng đáp án:
Như mình đã nói, ở bài này mình sẽ dùng câu hỏi có 3 khả năng, 1 và 2 là Đúng/Sai, trường hợp còn lại là không xác định được đúng/sai. Ở đây mình lợi dụng phép chia cho 0 để làm bài này.

Người chơi sẽ hỏi như sau:
Đặt lá bài màu đỏ là 1, lá bài màu đen là 0, gọi 4 lá lần lượt là a,b,c,d. Vậy (a-b)/(c-d)>0, đúng không?
Trường hợp 1: a và b cùng màu, vậy tử số bằng 0, mẫu số cũng bằng 0. Phép chia không thực hiện được, nên mệnh đề bôi đậm không thể xác định được đúng/sai, người tổ chức không thể trả lời đúng cũng không thể trả lời sai. Lúc này người chơi chỉ việc lấy 2 lá a,b hoặc 2 lá c,d.
Trường hợp 2: a,c cùng màu. Như vậy tử số và mẫu số cùng dương hoặc cùng âm. Người tổ chức sẽ trả lời là đúng. Người chơi chỉ việc lấy 2 lá a,c hoặc 2 lá b,d.
Trường hợp 3: a,d cùng màu. Như vậy tử số và mẫu số trái dấu. Người tổ chức sẽ trả lời là sai. Người chơi chỉ việc lấy 2 lá a,d hoặc 2 lá b,c.

Mình gửi file đính kèm minh hoạ, có sử dụng hàm iferror để tính đến trường hợp chia cho 0.
 

File đính kèm

  • Đố vui bốc bài.xlsx
    11.9 KB · Đọc: 4
Lần chỉnh sửa cuối:
Giời ơi. Nhà cái thuộc diện nói thật giả lẫn lộn, chưa kể hổng biết làm Toán, nhìn thấy bất đẳng thức hoa mặt chóng mặt rồi.
 
Giời ơi. Nhà cái thuộc diện nói thật giả lẫn lộn, chưa kể hổng biết làm Toán, nhìn thấy bất đẳng thức hoa mặt chóng mặt rồi.
Giờ là lúc bắt bẻ câu chữ toán.
Xét biểu thức:
(a-b)/(c-d)>0

Trường hợp 1:

(c-d)>0 = True
(a-b)/ True = (a-b)/ 1 = (a-b)
Trường hợp 2
(c-d)>0 = False
(a-b)/ False= (a-b)/ 0 = Vô nghĩa

(Đùa thôi, lập luận trên là tào lao.)

Hoặc bắt bẻ công thức Excel:
Công thức B3 phải là
=IFERROR(IF((A1-B1)/(C1-D1)>0,"Đ","S"),"No")

Với B3 là câu trả lời của người đố.
Lúc này B4 = Vlookup 1 bảng 3 kiểu trả lời Đ, S và No
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Không có gì phải lăn tăn khi trả lời không cho câu hỏi 0/0>0 đúng không? cả. Trừ khi câu hỏi dạng lựa chọn như 0/0 là >0 hay <=0? thì mới không trả lời được, còn câu hỏi đúng/ sai thì không đúng là sai thôi.
 
Không có gì phải lăn tăn khi trả lời không cho câu hỏi 0/0>0 đúng không? cả. Trừ khi câu hỏi dạng lựa chọn như 0/0 là >0 hay <=0? thì mới không trả lời được, còn câu hỏi đúng/ sai thì không đúng là sai thôi.
Như mình nói ở #9, về mặt toán học 0/0>0 không đúng, cũng không sai. Nhưng theo kiểu nói thông thường thì nhiều người sẽ cho rằng không đúng là sai, không sai là đúng.
 
Như mình nói ở #9, về mặt toán học 0/0>0 không đúng, cũng không sai. Nhưng theo kiểu nói thông thường thì nhiều người sẽ cho rằng không đúng là sai, không sai là đúng.
Thì tôi cũng nói về toán nhé. Theo tôi phép tính 0/0 thì không xác định được còn phát biểu 0/0>0 thì tôi khẳng định là sai.
 
Thì tôi cũng nói về toán nhé. Theo tôi phép tính 0/0 thì không xác định được còn phát biểu 0/0>0 thì tôi khẳng định là sai.
Nếu 1 mệnh đề sai, mệnh đề nghịch đảo của nó phải đúng.

Bài này còn 1 kiểu đáp án nữa, cũng dựa vào cách mình đã nói ở những # trước.

Người chơi xếp 4 lá thành hình chữ nhật. Sau đó hỏi người tổ chức: Khoảng cách giữa 2 lá cùng màu nhỏ hơn khoảng cách giữa 2 lá khác màu, phải không?
Đáp án cũng như trên.
 
Web KT
Back
Top Bottom