[Đọc báo giùm bạn] Sau Phong Châu sẽ tới Trà Khúc?

Liên hệ QC

SA_DQ

/(hông là gì!
Thành viên danh dự
Tham gia
8/6/06
Bài viết
14,462
Được thích
22,654
Nghề nghiệp
U80
Việt Nam mất bò mới lo làm chuồng mà bác :(
...
Đâu lại chả vậy?
Nhớ hồi mới giải phóng, SG có cái vụ sợ cây me gãy cành nên cắt bỏ. Bị thiên hạ chửi rần rần tội không biết gì về kỹ thuật xây dựng đô thị của Pháp...

Thực tế ngày xưa, các trường học có cây me trồng bên trong hay gần khuôn viên đều có trải qua kinh nghiệm cây đổ hay gãy cành gây tai nạn.
 
Đâu lại chả vậy?
Nhớ hồi mới giải phóng, SG có cái vụ sợ cây me gãy cành nên cắt bỏ. Bị thiên hạ chửi rần rần tội không biết gì về kỹ thuật xây dựng đô thị của Pháp...

Thực tế ngày xưa, các trường học có cây me trồng bên trong hay gần khuôn viên đều có trải qua kinh nghiệm cây đổ hay gãy cành gây tai nạn.

Giờ văn minh hơn nhiều chứ bác, tính mạng con người ngày càng quý giá. Lịch sử như vậy thì các lãnh đạo càng phải đúc kết, rút kinh nghiệm chứ. Nhưng cứ phải xảy ra mới lo, chạy nhào nhào.
Điển hình Hà Nội có cắt tỉa các cây nguy hiểm trước bão vừa rồi đâu dù có thông tin trước cả 10 ngày? Phố phường vừa rồi như xảy ra chiến tranh!
Mà cảnh cây đổ do bão đã diễn ra khắp nơi hàng chục năm rồi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Liên kết: https://www.youtube.com/watch?v=flfxEOdeDUM

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nói về cầu có độ nguy hiểm cao thì còn phải kể đến cầu Đuống nữa (Không biết đã được xây dựng lại hay chưa). Những năm 80 của thế kỷ trước tôi đạp xe đạp qua cầu, khi có 1 chiếc ô tô tải (1 chiếc thôi) chạy qua, cầu đã rung lên bật bật, nó có cái cảm giắc bồng bềng chao đảo như khi đi trên cầu phao.
Thật đáng sợ.
 
. . . . Năm 1969, cầu RÀO (Hải Phòng) lại bị quân Mỹ ném bom phá sập.[1]
Sau năm 1976, cầu Rào được xây dựng lại ở vị trí hiện nay với chiều dài 174 m, chiều rộng 12 m. Ngày 28 tháng 1 năm 1980, cầu được khánh thành. Tuy nhiên, vào ngày 16 tháng 7 năm 1987, cầu bị sập nhịp mố phía bắc nên phải dỡ bỏ và xây lại bằng sắt với hai làn xe, hoàn thành năm 1989.[1][2]

Điều đáng nói là báo chí VN không có đề cập đến quá trình sập này!

1726182583915.png1726182583915.png
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Giờ văn minh hơn nhiều chứ bác, tính mạng con người ngày càng quý giá. Lịch sử như vậy thì các lãnh đạo càng phải đúc kết, rút kinh nghiệm chứ. Nhưng cứ phải xảy ra mới lo, chạy nhào nhào.
Điển hình Hà Nội có cắt tỉa các cây nguy hiểm trước bão vừa rồi đâu dù có thông tin trước cả 10 ngày? Phố phường vừa rồi như xảy ra chiến tranh!
Mà cảnh cây đổ do bão đã diễn ra khắp nơi hàng chục năm rồi.
Người ta có câu " Nhận diện mối nguy, trước khi quá muộn". Tuy nhiên người nhận diện ra thường là những người thấp cổ bé họng như người dân còn mấy người ở " trên cao" giống như là bị " thứ gì đó" che mắt lại có thấy cũng như không thấy đó Anh à.
 
Cũng đã từng có đoạn đê kè chống sạc lở

Xóa nửa câu (Ptm0412)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Theo tôi thì mấy cây cầu chút xíu này kệ tía chúng. Cứ sập thì xây lại. Nếu chúng thực sự quan trọng cho kinh tế địa phương thì người ta đã đầu tư đàng hoàng.
Cầu thấp chủn. Chứng tỏ khúc sông không quan trọng - không có ghe/tàu lớn đi qua.

Cầu thuộc về hạ tầng cơ sở. Kinh phí xây và bảo trì cầu tùy thuộc vào độ quan trọng về kinh tế của nó.

Về Cà mau tôi chỉ thấy sự tàn phá môi trường. Người dân Cà mau tham xây vàm nuôi tôm. Đất các vuông tôm không được tràm/đước bảo vệ cho nên cứ dần bị chất mặn xâm thực.
Sập cầu là chuyện 1 vài năm. Đất hư là chuyện trăm năm.
 
Sập cái nền mới lo, sập cầu, sạt lở, cuốn trôi ... được chỉ là biểu hiện kết quả bề ngoài thôi. Các bác không phải quá lo, có biểu hiện thì cần giải pháp cho cái nền mới là điều dài lâu và khó ...
 
Sập cái nền mới lo, sập cầu, sạt lở, cuốn trôi ... được chỉ là biểu hiện kết quả bề ngoài thôi. Các bác không phải quá lo, có biểu hiện thì cần giải pháp cho cái nền mới là điều dài lâu và khó ...
Giáo sư ơi, Nếu ta mà nói tới cái 'NỀN' là coi chừng bị chụp cho cái mũ: 'Tự chuyển biến, tự chuyển hóa' ngay đó nha!

Bản làng người ta hàng ngàn năm nay sống có sao đâu;
Thê mà thế kỷ này sinh ra lắm chuyện; Các công bộc lại nói nguyên nhân do thiên tai;
Trào kháng Pháp, chống Mỹ còn cụm từ 'thiên tai địch họa'
Nay các công bộc cố tình vứt đi cái địch họa rồi
Các ngài vứt đi cụm từ này có khi vì các ngài lúc này, lúc khác cũng là địch họa!
 
...

Bản làng người ta hàng ngàn năm nay sống có sao đâu;
...
1. Người sanh ra mỗi lúc mỗi nhiều. Nếu không tính kế hoạch thì sẽ xảy ra nạn đói.
2. Người ta tiếp xúc nhau càng lúc càng thường xuyên hơn. Bệnh dịch dễ lây hơn.

Những dân tộc ở nơi đông đúc tiếp xúc nhau nhiều nên cơ thể có nhiều miễn nhiễm. Dân ở vùng sâu xa rất dễ bị dịch.

Hiện nay, các nhà sinh thái học vẫn tin dân đảo Easter Islands suýt tuyệt chủng là vì tiếp xúc với Tây phương, lây bệnh.
 
Giáo sư ơi, Nếu ta mà nói tới cái 'NỀN' là coi chừng bị chụp cho cái mũ: 'Tự chuyển biến, tự chuyển hóa' ngay đó nha!

Bản làng người ta hàng ngàn năm nay sống có sao đâu;
Thê mà thế kỷ này sinh ra lắm chuyện; Các công bộc lại nói nguyên nhân do thiên tai;
Trào kháng Pháp, chống Mỹ còn cụm từ 'thiên tai địch họa'
Nay các công bộc cố tình vứt đi cái địch họa rồi
Các ngài vứt đi cụm từ này có khi vì các ngài lúc này, lúc khác cũng là địch họa!
Bác suy nghĩ xa quá, nền ở đây là thảm thực vật rừng ngày càng ít dễ dẫn đến sạt lở, lũ quét, ... , nước lũ, mực nước sông dâng nhanh hơn ... thì rủi ro nhiều hơn ... vậy thôi.
 
Hôm nay mới có thì giờ xem mấy cái cơ-líp.
Cái cầu tre:
Nếu xụp là lỗi tại cái thằng đi xe máy. Cầu tre chỉ làm cho người đi bộ. Cứ cố mạng vác xe máy lên thì bắt buộc nó mau hư hỏng thôi.
Cái cầu đúc:
Phóng viên ngu như bò (hoặc giả ngu). Không có hình đầu cầu thì biết cái cầu này vốn ngày xưa được cất ra sao? Sức chịu bao nhiêu tấn? Xe được phép chạy lớn (hình thể) bao nhiêu?
Nếu đặt tiêu chuẩn an toàn lên đầu thì cầu xuống cấp không quan trọng bằng cảnh báo, mức cho phép sử dụng của cơ quan chức năng.

Cái cầu ngày bé tôi vẫn đi xe đạp qua. Khi tôi lớn thì SG cũng lớn theo (về dân số), số xe máy, xe hơi, xe hàng tăng trầm trọng. Lưu lượng xe tăng gấp cả chục lần. Cầu mau xuống cấp là lẽ đương nhiên.
Chỉ có mấy cái cầu xe nhà binh Mẽo chạy rần rần mới được kiểm soát đầy đủ.
 
Bản làng người ta hàng ngàn năm nay sống có sao đâu;
Thê mà thế kỷ này sinh ra lắm chuyện; Các công bộc lại nói nguyên nhân do thiên tai;
Không rõ ở VN thế nào chứ chuyện lở đất sau những trận mưa lớn, chôn vùi cả một ngôi làng xẩy ra khá nhiều trên thế giới từ Nam Mỹ đến Trung Quốc và cả một số nước Đông Nam Á láng giềng. Ai thường xuyên theo dõi tin tức thì chả lạ gì mấy thiên tai này.

Với dân số ở hạng 16 trong 234 nước và vùng lãnh thổ, VN có mật độ dân số (số người/diện tích) thuộc loại cao của thế giới. Khoảng 75% diện tích VN là đồi núi có thể xảy ra sạt lở nhưng dân thì quá đông nên có người phải sống ở những nơi nhiều rủi ro nên chuyện gặp thiên tai là khó tránh khỏi.
 
. . . . nên có người phải sống ở những nơi nhiều rủi ro nên chuyện gặp thiên tai là khó tránh khỏi.
(1) Bản làng người ta sống đã ngàn năm, không phải ngu đến nổi bản hay làng đó chọn nơi nguy nan để trao cuộc sống cho cả họ hàng bà con của mình;
(2) Thiên tai gây ra chỉ là trước mắt thôi; Để có cái thiên tai này nhiêu nơi đã dung dưỡng NHÂN TAI; Chánh quyền làm ngơi cho chuyện phá rừng, lấy cát chưn cầu,. . .
Cái tài của chánh quyền các nơi mà bạn kể đó là đổ vấy cho Trời & Đất & họ phủi tây cái MỘT!
. . . .
 
Bản làng người ta sống đã ngàn năm, không phải ngu đến nổi bản hay làng đó chọn nơi nguy nan để trao cuộc sống cho cả họ hàng bà con của mình;
Năm 1901, dân số nước ta chỉ khoảng 13 triệu, chỉ bằng 1/8 bây giờ. Còn lùi thêm vài trăm năm nữa thì dân số nước ta thậm chỉ không bằng 1 thành phố lớn hiện tại. Ngày đó dân nước ta ít ỏi, đất bao la cứ chỗ nào an toàn, thuận lợi cho cư trú thì ông bà ta an cư.

Bây giờ dân số nước tăng gần chục lần, chỉ mong kiếm được chỗ cắm dùi là may chứ chẳng kén chọn an toàn hay không. Đất chật, người đông, hiện giờ người cõi dương còn chen chân sống xen kẽ với người cõi âm nữa mà có biết ghê sợ gì đâu. :whistling:
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ha, ha,ha,. . . . Hình như mật độ dân số nước ta đứng thứ 3 sau Sing. & Pilip. trong các nước ĐNA
(/ấn đề là sức người chưa thể bằng sức mạnh thiên nhiên; Nhưng cũng đừng vì thế mà a dua với thiên nhiên tàn phá đồng loại &
& Trên & trước hết Nhà nước (nào cũng vậy) Nên diệt cát tặc để Thiên nhiên không làm cầu sập;
Nên diệt bọn lâm tặc để trăm ngàn lương dân sống mà không lo sạc lỡ!
Là người quyền cao chức trọng, học rộng tài cao thì phải nhìn thấy điều đó;
Cứ đổ hết chỉ Thiên nhiên thì là hỏng, thì là bét!
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom