Đăng ký thang bảng lương cho Công ty nhà nước cổ phần hóa

Liên hệ QC

mimi_hn

Thành viên mới
Tham gia
3/6/08
Bài viết
2
Được thích
0
các bác cho em hỏi một vấn đề là: Công ty mình là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, giờ muốn giữ nguyên thang bảng lương theo nghị định 205 thì phải đăng ký thế nào. Bác nào biết cho em thông tin với ạ. Rất cảm ơn
 
cái này bác ở địa phương nào thì lên sở lao động thương binh xã hộicủa tỉnh đó hỏi xin một bộ mẫu đăng ký là ok, cơ quan mình cũng đã làm rồi thủ tục đơn giản . Xin bộ mẫu về lập hồ sơ gửi kèm theo thang bảng lương 205 là ok
 
các bác cho em hỏi một vấn đề là: Công ty mình là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, giờ muốn giữ nguyên thang bảng lương theo nghị định 205 thì phải đăng ký thế nào. Bác nào biết cho em thông tin với ạ. Rất cảm ơn

Doanh nghiệp Nhà Nước chuyển sang cổ phần hóa thì lập thang lương bảng lương bình thường như luật doanh nghiệp. Bác có thể xem trong các topic này
 
Vấn đề ở chỗ là: Công ty mình muốn giữ nguyên thang bảng lương như đã từng áp dụng từ trước tới nay, không muốn thay đổi bởi vì sẽ phải thay đổi lại mức đóng BHXH. Rất mong được các bác có kinh nghiệm tư vấn
 
Vấn đề ở chỗ là: Công ty mình muốn giữ nguyên thang bảng lương như đã từng áp dụng từ trước tới nay, không muốn thay đổi bởi vì sẽ phải thay đổi lại mức đóng BHXH. Rất mong được các bác có kinh nghiệm tư vấn

Mỗi thời điểm, Chính Phủ đều có công bố : mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng. Do vậy, doanh nghiệp bắt buộc phải điều chỉnh lại thang bảng lương cho phù hợp với mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định, thông tư hướng dẫn.

+ Căn cứ NGHỊ ĐỊNH Số: 33/2009/NĐ-CP - ngày 06 tháng 4 năm 2009 Quy định mức lương tối thiểu chung - Có thể load file tại đây - Giới thiệu văn bản pháp luật hiện hành

Điều 1. Quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 là 650.000 đồng/tháng.
Điều 2. Mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định này áp dụng đối với:
1) Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
2) Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
3) Công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước;
4) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
Điều 3. Mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định này được dùng làm cơ sở:
1. Tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Điều 2 Nghị định này.
2. Tính trợ cấp kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 trở đi đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước.
3. Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung.

+ Nghị định số 110/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động áp dụng từ 01/01/2009.

+ Nghị định 111/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam áp dụng từ 01/01/2009

Mức lương tối thiểu chung là "lưới chắn" để DN không được trả thấp hơn và là căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội, làm căn cứ để tính mức lương trong hệ thống thang bảng lương, phụ cấp... chứ không phải là mức thu nhập thực của người lao động.

Quy định thực hiện mức lương tối thiểu vùng là phân về chính sách tiền lương, mức sàn mà thôi, còn điều tiết như thế nào là do DN đó điều chỉnh. Mục đích của việc phân vùng lương tối thiểu là để thu hút đầu tư về những vùng khó khăn, có mức lương thấp, qua đó cũng để khuyến khích sử dụng lao động tại chỗ.
 
Các bác làm ơn chỉ giáo giúp em một vấn đề: Công ty em là công ty Nhà nước chuyển sang cổ phần hóa. Hiện nay Công ty đang áp dụng trả lương theo NĐ 205 nhưng có một vấn đề sau không biết có vi phạm Luật hay không.
+ Công ty trả lương cho CBCNV thì áp dụng tiền lương tối thiểu theo vùng theo Nghị định 97.
+ Còn đóng Bảo Hiểm Xã hội, Y tế lại áp dụng Mức tiền lương tối thiểu theo Cơ quan hành chính sự nghiệp: 650.000 (từ ngày 01 tháng 5 tăng 730.000đ).
Em cảm ơn nhiều ạ!
 
Vậy bạn phải xem lại thang bảng lương đăng ký với BHXH có phù hợp với cách bạn trả lương hay không? Nguyên tắc là bạn đăng ký thang bảng lương thế nào thì dựa vào đó để làm căn cứ trích BHXH;BHYT.Việc đóng BHXH cao hay thấp sẽ còn ảnh hưởng đến quyen lợi của người lao động.
 
Bạn ơi! Cty của mình là doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trinh cổ phần hóa, thế sau khi cổ phần hóa thủ tục bảo hiểm như nào bạn có thể cho mình biết trước với. thank bạn rất nhiều
 
Web KT
Back
Top Bottom