Một năm có 5 kỳ thi: Khảo sát đầu năm, Giữa kỳ 1,2; cuối kỳ I, II. Nhưng ở trường tôi số lần thi, khảo sát lại rất nhiều ngoài 5 lần thi trên còn có: Khảo sát học sinh giỏi Toán tuổi thơ, Tiếng anh, Văn hay chữ tốt, học sinh giỏi huyện, giỏi tỉnh.....
Mỗi lần thi việc đánh phách là cả một vấn đề nan giải và do số lượng nhiều nên việc sai sót là không tránh khỏi. Mỗi khi sai việc dò tìm lại mất rất nhiều thời gian.
Xin hỏi các thành viên trên diễn đàn có thể tạo 1 file để in phách thi được không?
VD: Có thể chọn mã riêng cho từng môn, số thứ tự sẽ tự động thay đổi từ 1 đến hết
Bạn ơi!
Thật ra,
Theo Thông tư 32 của Bộ GDĐT (ban hành quy định về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học) thì ở tiểu học chỉ quy định có 4 lần KIỂM TRA định kỳ và các lần kiểm tra thường xuyên. Không thấy nói gì đến THI cử cả.
Cũng có một đợt KHẢO SÁT chất lượng đầu năm (không phải kiểm tra càng không phải là kỳ thi)
Ở tiểu học hiện nay cũng không tồn tại quy chế thi nào (trước đây có kỳ thi tốt nghiệp tiểu học - có quy chế - có phát bằng. Nhưng hiện nay đã hủy bỏ kỳ thi này rồi).
Ở tiểu học cũng không còn các kỳ thi học sinh giỏi các cấp nữa (nếu có chỉ là các kỳ thi mang tính riêng biệt của các địa phương - nên cũng không có quy chế nào luôn) các kỳ thi giải toán trên mạng Internet (Violympic), thi tiếng Anh qua mạng Internet (IOE) có điều lệ riêng. Ngoài ra còn các cuộc "giao lưu" có những quy định riêng (chứ cũng không phải là quy chế thi nữa rồi!)
Như vậy KHẢO SÁT, KIỂM TRA và THI là 3 khái niệm khác nhau hoàn toàn. Không nên xem Khảo sát, Kiểm tra như là Thi, vì....
Nói theo kiểu quân đội: Thay vì đặt quân đội trong tình trạng HUẤN LUYỆN thì lại đặt quân đội trong tình trạng CHIẾN ĐẤU vậy!
Theo tôi
KIỂM TRA = Huấn luyện (mục đích của huấn luyện, đối tượng huấn luyện)
THI = Chiến đấu (mục đích của chiến đấu, đối tượng chiến đấu)
Nếu là kiểm tra, ở tiểu học không nhất thiết phải áp dụng quy chế thi.
Tổ chức một kỳ thi rất phức tạp. Nó liên quan đến nhiều vấn đề (chế độ, quy chế, chính sách, kinh phí, bảo mật theo quy định, xây dựng các phương án tổ chức, điều động nhân sự, thành lập các Ban chỉ đạo, ban coi chấm, làm phách,...). Nó đòi hỏi phải lập hội đồng, xếp danh sách học sinh theo Alphabet, lập số báo danh, phòng thi, xếp giám thị (GT1, 2, 3), làm phách, xếp giám khảo (GK1, 2, chấm thống nhất), chấm thi, chấm thanh tra, hồi phách, xét duyệt, phúc khảo,...
Chỉ nên áp dụng quy chế thi cho các kỳ thi có quy mô toàn thành phố, Tỉnh, quốc gia (ngoài các kỳ thi đã có quy chế rồi: Thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh) như các kỳ thi học sinh giỏi,...
Ngoài ra, ở tiểu học cũng nên (và chỉ nên) áp dụng quy chế thi cho kỳ kiểm tra cuối năm lớp 5 và xét hoàn thành chương trình tiểu học - Từ khi Bộ GDĐT huỷ bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học thì cũng cần có một cuộc đánh giá quy mô, khách quan (tương đối gọi là "đánh giá ngoài" một chút) để xã hội có thể khách quan thừa nhận chất lượng (mặt bằng) của học sinh tiểu học trước khi bàn giao cho bậc THCS vậy.
Còn nếu chỉ là kiểm tra định kỳ ở các lớp còn lại ở tiểu học chỉ nên tiến hành với các phương thức nhẹ nhàng, bình thường nhưng hết sức nghiêm túc (2 điều này chẳng mâu thuẫn tí nào).
Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, sau kiểm tra, chỉ có giáo viên và nhà trường biết điểm của học sinh. Còn học sinh và PHHS chỉ nhận được các báo cáo đánh giá bằng nhận xét (rất hay với nhiều mức độ dùng với các từ: "Tốt", "Xuất sắc", "Tuyệt vời",... hoặc "Em đã có rất nhiều cố gắng", hoặc "Em sẽ thành công hơn nếu....." - Tôi đã được đọc một số hồ sơ học sinh chuyển trường từ nước ngoài về học tại địa phương).
Ở ta, điểm số quá quan trọng nên dẫn đến nhiều ngộ nhận và hệ lụy lắm.