Hỏi cách tự động đánh phách thi (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

thuanduc08

Thành viên hoạt động
Tham gia
19/4/09
Bài viết
146
Được thích
29
Nghề nghiệp
Tôi là giáo viên trường tiểu học,công việc hiện tạ
Một năm có 5 kỳ thi: Khảo sát đầu năm, Giữa kỳ 1,2; cuối kỳ I, II. Nhưng ở trường tôi số lần thi, khảo sát lại rất nhiều ngoài 5 lần thi trên còn có: Khảo sát học sinh giỏi Toán tuổi thơ, Tiếng anh, Văn hay chữ tốt, học sinh giỏi huyện, giỏi tỉnh.....
Mỗi lần thi việc đánh phách là cả một vấn đề nan giải và do số lượng nhiều nên việc sai sót là không tránh khỏi. Mỗi khi sai việc dò tìm lại mất rất nhiều thời gian.
Xin hỏi các thành viên trên diễn đàn có thể tạo 1 file để in phách thi được không?
VD: Có thể chọn mã riêng cho từng môn, số thứ tự sẽ tự động thay đổi từ 1 đến hết
 
Không hiểu ý bạn "in phách" là in vào bài thi hay sao? Tôi cũng đang làm công tác "khảo thí" này và đang đau đầu vì vẫn phải đánh phách bằng thủ công! Rất mong các thầy cô nào có kinh nghiệm trong công tác này góp ý và giúp đỡ!
 
Quá trình như sau:

- Hội đồng làm phách nhận bài thi
- Đánh phách vào bài thi
- Cắt phách, chia bài chấm
- Đưa phiếu điểm với số phách đã đánh cho giáo viên chấm để vào điểm
- Giáo viên chấm xong nộp bài chấm nộp lại phiếu điểm
- Cán bộ phụ trách vào điểm trên máy với số phách được quy định
- Người phụ trách cao nhất ghép phách trên máy (nối số phách với thông tin về học sinh)
- Ghép một vài phách thực trên giấy nếu tỉ lệ thỏa mãn điều kiện đưa ra sẽ công nhận là kết quả trên máy chính xác.

Đó là quá trình mà em đi nhập điểm thi THPT họ thực hiện.

Như vậy phách thì vẫn phải đánh bằng tay rồi.
Vấn đề bác thuanduc hỏi có lẽ nằm ở câu hỏi

Số phách đánh vào từng bài thi ứng với từng môn thi và từng phòng thi sẽ là số nào, có phần mềm nào chạy ra được cái số phách đó không? Để sau khi in phiếu điểm sẽ có luôn phần phách với quy ước chỉ một vài người có trách nhiệm được biết.

Chia sẻ về cách làm việc ở trường em:

- Yêu cầu học sinh ghi lớp vào góc phải trên cùng của phách.
- Thi xong, hội đồng phách nhận bài từng phòng đánh phách (gồm 1 chữ và số tăng, yêu cầu phần chữ khác nhau)
- phách xong, gom khối chia về đúng lớp rồi mới cắt
- Cắt xong chia chấm chéo với yêu cầu không tráo thứ tự khi chấm (để ghép phách cho nhanh)
- Chấm xong, ghép phách, đưa danh sách lớp, ghép xong vào điểm theo danh sách in ra.
- Vào điểm tay sau, lấy danh sách đó nhập máy
- Thống kê, báo cáo, trả bài cho giáo viên bộ môn, giáo viên bộ môn chia bài về cho học sinh, kiện cáo, phúc tra, sửa điểm báo lại sau.
- 1 tuần là xong hết
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cảm ơn bạn aviaiva đã chia sẻ! Tuy nhiên như thế thì nói "chungchung" quá. Tôi đang làm công tác này tại một trường đại học và quy trình thực hiện như sau:
1. Lập danh sách thi theo alphabet và đánh số báo danh cho thí sinh.
2. Chia danh sách này vào từng phòng thi cụ thể đã được đánh số thứ tự trước.
3. Khi nhận bài thi thì bài thi phải được sắp xếp theo đúng thứ tự số báo danh trong danh sách.
4. Căn cứ vào danh sách dự thi để loại những thí sinh vắng thi ra khỏi danh sách thi (trên máy tính)--> DS thí sinh dự thi
5. Từ DS thí sinh dự thi thực hiện đánh số phách theo quy luật ngẫu nhiên nào đó.
6. Sắp xếp lại danh sách theo thứ tự số phách đã được đánh.
7. Chia đều vào các túi theo thứ tự tăng dần (mỗi túi không quá 40 bài). Việc này cũng làm trên máy
8. In bảng hướng dẫn dồn túi và đánh phách (vd: bảng hd dồn túi ghi rõ 1 túi gồm có những bài ở phòng thi nào?có những SBD nào?; bảng hướng dẫn đánh phách ghi rõ một túi có những số báo danh nào? và tương ứng là phách bao nhiêu?)
9. Thực hiện việc dồn túi và đánh phách trên thực tế theo bảng hướng dẫn.
10. Tiến hành chấm và nhập điểm theo thứ tự số phách đã có.
11. In bảng điểm kiểm dò để kiểm tra sai sót và chỉnh sửa.
12. Sắp xếp lại danh sách theo số báo danh (đã ghép danh sách vắng thi) và in công bố cho SV...
-------------
Như vậy trong quy trình trên cái khó là ở chỗ bước 5 làm sao cho bước 9 có thể làm dễ dàng. Do vậy bước 5 hiện nay tôi vẫn phải làm thủ công. Hy vọng được sự chỉ dẫn thêm của các thầy cô đã làm qua công tác này (tôi mới bị chuyển sang làm cái này nên còn thiếu nhiều kinh nghiệm lắm!)
 
.....ở trường tôi số lần thi, khảo sát lại rất nhiều ...... việc đánh phách là cả một vấn đề nan giải và do số lượng nhiều nên việc sai sót là không tránh khỏi. Mỗi khi sai việc dò tìm lại mất rất nhiều thời gian.
Xin hỏi các thành viên trên diễn đàn có thể tạo 1 file để in phách thi được không?
VD: Có thể chọn mã riêng cho từng môn, số thứ tự sẽ tự động thay đổi từ 1 đến hết
- Ở chỗ mình, mỗi lần kiểm tra học kỳ mình tổ chức kiểm tra 11 môn, mỗi môn khoảng 1100 bài. Việc đánh phách học sinh máy làm hộ cho hết, tuy nhiên đánh phách trên bài học sinh phải làm thủ công (có nơi mình thấy họ dùng 1 cái giống như con dấu để đóng vào bài học sinh, mỗi lần đóng thì số nó nhảy thêm 1 đơn vị).
Mình kh góp ý về qui trình mà chỉ góp ý về nội dung mà bạn đề nghị. Mình cụ thể hóa việc đánh mã số bài kiểm tra (đương nhiên thủ công) trên cơ sở excel hỗ trợ một phần - cách đánh mã số bài kiểm tra này là cách mà phần mềm mình đang sử dụng.
 

File đính kèm

Quy trình trường em cũng thế, mà em cũng gặp khó khăn như bác
 
In số phách thì không có gì là khó. Nhưng nguời ta hiếm khi làm bởi vì nếu máy in trục trặc thì nó sẽ "nghiến" bài của học sinh. Trường hợp đó thì ai chịu trách nhiệm? Người ta chỉ làm khi có tiền đầu tư loại máy in đặc biệt, hễ gặp trục trặc thì nó "nhả" bài ra.

Thật sự nếu so sánh lợi hại xong thì sẽ thấy đầu tư dùng loại máy đóng số bằng tay là hiệu quả nhất. Cứ đóng xong một số thì máy tự động nhảy số lên. Người ta sẽ đóng số lẻ vào phách và số chẵn vào thân bài - lúc ráp thì cũng nhớ ráp số thấn = số phách + 1.

Vì số nhảy liên tục nên các bài luôn luôn được xáo trộn để tạo sự ngẫu nhiên trước khi chia ra để đóng.

Mỗi người đóng dấu ghi lại số bắt đầu và số kết thúc của dụng cụ đánh sô mình dùng.

Thắc mắc: quy trình của các bạn không thấy nói tới con dấu dùng để kiểm chứng đúng phách. Con dấu này đóng ngang qua giữa đầu phách và thân bài. Sau khi ráp phách và vào điểm, người vào điểm sẽ kiểm sơ qua lại xem con dấu có đúng khớp hay không. Mục đích của việc này là giảm thiểu tình trạng ráp nhầm phách (có khi người ta cố tình ráp nhầm).

Con dấu này có thể được in trước trên giấy thi. Đương nhiên quy trình in phải có cách xáo trộn vị trí con dấu.
 
"Thắc mắc: quy trình của các bạn không thấy nói tới con dấu dùng để kiểm chứng đúng phách. Con dấu này đóng ngang qua giữa đầu phách và thân bài. Sau khi ráp phách và vào điểm, người vào điểm sẽ kiểm sơ qua lại xem con dấu có đúng khớp hay không. Mục đích của việc này là giảm thiểu tình trạng ráp nhầm phách (có khi người ta cố tình ráp nhầm)."

- Có cần phải "ghê gớm" vậy không bạn? Đơn giản chỉ là bài kiểm tra Hk (hoặc 1 tiết) ấy mà.
- Việc vào điểm, người nhập dựa trên phiếu chấm điểm chứ vừa ráp phách vừa nhập điểm thì đến bao giờ mới xong được.-> tội nghiệp cho người nhập điểm lắm!!
- Sau khi nhập điểm thì ghép phách ngẫu nhiên một số bài nào đó thôi (chấm thi TN THPT người ta cũng chỉ làm như vậy mà) để kiểm tra lại việc chấm điểm và nhập điểm vì không hẳn lỗi tại người nhập điểm, đôi khi lỗi xảy ra ở cả khâu chấm điểm nữa bạn ạ. Ấy là chưa kể môn Ngữ Văn còn có tiết trả bài cho học sinh nữa cơ mà.
- Sau khi công bố điểm, còn có thời gian để "xem lại bài-phúc khảo" kiểm tra nữa mà.
 
Một năm có 5 kỳ thi: Khảo sát đầu năm, Giữa kỳ 1,2; cuối kỳ I, II. Nhưng ở trường tôi số lần thi, khảo sát lại rất nhiều ngoài 5 lần thi trên còn có: Khảo sát học sinh giỏi Toán tuổi thơ, Tiếng anh, Văn hay chữ tốt, học sinh giỏi huyện, giỏi tỉnh.....
Mỗi lần thi việc đánh phách là cả một vấn đề nan giải và do số lượng nhiều nên việc sai sót là không tránh khỏi. Mỗi khi sai việc dò tìm lại mất rất nhiều thời gian.
Xin hỏi các thành viên trên diễn đàn có thể tạo 1 file để in phách thi được không?
VD: Có thể chọn mã riêng cho từng môn, số thứ tự sẽ tự động thay đổi từ 1 đến hết

Bạn ơi!
Thật ra,
Theo Thông tư 32 của Bộ GDĐT (ban hành quy định về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học) thì ở tiểu học chỉ quy định có 4 lần KIỂM TRA định kỳ và các lần kiểm tra thường xuyên. Không thấy nói gì đến THI cử cả.

Cũng có một đợt KHẢO SÁT chất lượng đầu năm (không phải kiểm tra càng không phải là kỳ thi)

Ở tiểu học hiện nay cũng không tồn tại quy chế thi nào (trước đây có kỳ thi tốt nghiệp tiểu học - có quy chế - có phát bằng. Nhưng hiện nay đã hủy bỏ kỳ thi này rồi).
Ở tiểu học cũng không còn các kỳ thi học sinh giỏi các cấp nữa (nếu có chỉ là các kỳ thi mang tính riêng biệt của các địa phương - nên cũng không có quy chế nào luôn) các kỳ thi giải toán trên mạng Internet (Violympic), thi tiếng Anh qua mạng Internet (IOE) có điều lệ riêng. Ngoài ra còn các cuộc "giao lưu" có những quy định riêng (chứ cũng không phải là quy chế thi nữa rồi!)

Như vậy KHẢO SÁT, KIỂM TRA và THI là 3 khái niệm khác nhau hoàn toàn. Không nên xem Khảo sát, Kiểm tra như là Thi, vì....
Nói theo kiểu quân đội: Thay vì đặt quân đội trong tình trạng HUẤN LUYỆN thì lại đặt quân đội trong tình trạng CHIẾN ĐẤU vậy!

Theo tôi
KIỂM TRA = Huấn luyện (mục đích của huấn luyện, đối tượng huấn luyện)
THI = Chiến đấu (mục đích của chiến đấu, đối tượng chiến đấu)

Nếu là kiểm tra, ở tiểu học không nhất thiết phải áp dụng quy chế thi.

Tổ chức một kỳ thi rất phức tạp. Nó liên quan đến nhiều vấn đề (chế độ, quy chế, chính sách, kinh phí, bảo mật theo quy định, xây dựng các phương án tổ chức, điều động nhân sự, thành lập các Ban chỉ đạo, ban coi chấm, làm phách,...). Nó đòi hỏi phải lập hội đồng, xếp danh sách học sinh theo Alphabet, lập số báo danh, phòng thi, xếp giám thị (GT1, 2, 3), làm phách, xếp giám khảo (GK1, 2, chấm thống nhất), chấm thi, chấm thanh tra, hồi phách, xét duyệt, phúc khảo,...

Chỉ nên áp dụng quy chế thi cho các kỳ thi có quy mô toàn thành phố, Tỉnh, quốc gia (ngoài các kỳ thi đã có quy chế rồi: Thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh) như các kỳ thi học sinh giỏi,...

Ngoài ra, ở tiểu học cũng nên (và chỉ nên) áp dụng quy chế thi cho kỳ kiểm tra cuối năm lớp 5 và xét hoàn thành chương trình tiểu học - Từ khi Bộ GDĐT huỷ bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học thì cũng cần có một cuộc đánh giá quy mô, khách quan (tương đối gọi là "đánh giá ngoài" một chút) để xã hội có thể khách quan thừa nhận chất lượng (mặt bằng) của học sinh tiểu học trước khi bàn giao cho bậc THCS vậy.

Còn nếu chỉ là kiểm tra định kỳ ở các lớp còn lại ở tiểu học chỉ nên tiến hành với các phương thức nhẹ nhàng, bình thường nhưng hết sức nghiêm túc (2 điều này chẳng mâu thuẫn tí nào).

Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, sau kiểm tra, chỉ có giáo viên và nhà trường biết điểm của học sinh. Còn học sinh và PHHS chỉ nhận được các báo cáo đánh giá bằng nhận xét (rất hay với nhiều mức độ dùng với các từ: "Tốt", "Xuất sắc", "Tuyệt vời",... hoặc "Em đã có rất nhiều cố gắng", hoặc "Em sẽ thành công hơn nếu....." - Tôi đã được đọc một số hồ sơ học sinh chuyển trường từ nước ngoài về học tại địa phương).

Ở ta, điểm số quá quan trọng nên dẫn đến nhiều ngộ nhận và hệ lụy lắm.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
...
Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, sau kiểm tra, chỉ có giáo viên và nhà trường biết điểm của học sinh. Còn học sinh và PHHS chỉ nhận được các báo cáo đánh giá bằng nhận xét (rất hay với nhiều mức độ dùng với các từ: "Tốt", "Xuất sắc", "Tuyệt vời",... hoặc "Em đã có rất nhiều cố gắng", hoặc "Em sẽ thành công hơn nếu....." - Tôi đã được đọc một số hồ sơ học sinh chuyển trường từ nước ngoài về học tại địa phương).

Ở ta, điểm số quá quan trọng nên dẫn đến nhiều ngộ nhận và hệ lụy lắm.

Bạn lầm rồi. Kể từ lớp 10 trở lên, HS được cho biết chính xác số điểm. VD 97%, 68%. Các HS giỏi cạnh tranh nhau từng 0,5%. Chỉ có những HS học dở mới chỉ cần biết đến A,B,C,D...
 
Bạn lầm rồi. Kể từ lớp 10 trở lên, HS được cho biết chính xác số điểm. VD 97%, 68%. Các HS giỏi cạnh tranh nhau từng 0,5%. Chỉ có những HS học dở mới chỉ cần biết đến A,B,C,D...

Nội dung trao đổi của tôi phần lớn đang đề cập đến vấn đề đánh giá học sinh tiểu học, bạn ạ!
 
Nội dung trao đổi của tôi phần lớn đang đề cập đến vấn đề đánh giá học sinh tiểu học, bạn ạ!

Sẵn đây là hộp giáo dục cho nên tôi nói chuyện giáo dục, xin lỗi mọi người nó hơi xa đề một chút.

Đối với HS tiểu học. PHHS sẽ nhận được một bảng báo cáo cho biết trình độ con em mình đứng vào hạng phần trăm (percentile rank) nào so với HS khác cùng trong trường và HS cùng địa phương (tuỳ theo quốc gia mà địa phương có thể hiểu là tỉnh, tiểu bang hay cả nước/liên bang). Bảng báo cáo cũng giải thích rõ ràng "hạng phần trăm" như thế thì có nghĩa là gì, vd môn toán lớp 3, 60% năm 2011 thì có nghĩa là làm toán cộng trừ được nhưng nhân chia trật bét, nhưng năm 2012 học sinh giỏi hơn, cũng phần trăm đó thì làm được toán nhân, chỉ sai toán chia. Mỗi môn học là một bảng báo cáo.

percentile rank : ví dụ 90% thì có nghĩa là HS này đứng trong nhóm 10% đầu - có 90% HS đứng dưới.
Có nơi báo cáo Pc rank theo con số. Nhưng cũng có nơi báo cáo theo biểu đồ. PHHS dùng thước đo nếu muốn đổi thành con số.
 
Sẵn đây là hộp giáo dục cho nên tôi nói chuyện giáo dục, xin lỗi mọi người nó hơi xa đề một chút.

Đối với HS tiểu học. PHHS sẽ nhận được một bảng báo cáo cho biết trình độ con em mình đứng vào hạng phần trăm (percentile rank) nào so với HS khác cùng trong trường và HS cùng địa phương (tuỳ theo quốc gia mà địa phương có thể hiểu là tỉnh, tiểu bang hay cả nước/liên bang). Bảng báo cáo cũng giải thích rõ ràng "hạng phần trăm" như thế thì có nghĩa là gì, vd môn toán lớp 3, 60% năm 2011 thì có nghĩa là làm toán cộng trừ được nhưng nhân chia trật bét, nhưng năm 2012 học sinh giỏi hơn, cũng phần trăm đó thì làm được toán nhân, chỉ sai toán chia. Mỗi môn học là một bảng báo cáo.

percentile rank : ví dụ 90% thì có nghĩa là HS này đứng trong nhóm 10% đầu - có 90% HS đứng dưới.
Có nơi báo cáo Pc rank theo con số. Nhưng cũng có nơi báo cáo theo biểu đồ. PHHS dùng thước đo nếu muốn đổi thành con số.


OK

Rõ ràng giữa các báo cáo bạn vừa trao đổi với cái điểm số của chúng ta hiện nay là quá khác biệt.

Chúng ta đang trao đổi về cái cách đánh giá, xếp loại. Hiện có quá nhiều kỳ thi. Nhưng cách đánh giá của chúng ta thật quá bất cập. Các điểm số hiện nay của ta chưa phản ánh trung thực và đầy đủ chất lượng dạy và học cũng như mục tiêu của việc dạy học.
 
Quá trình như sau:

- Hội đồng làm phách nhận bài thi
- Đánh phách vào bài thi
- Cắt phách, chia bài chấm
- Đưa phiếu điểm với số phách đã đánh cho giáo viên chấm để vào điểm
- Giáo viên chấm xong nộp bài chấm nộp lại phiếu điểm
- Cán bộ phụ trách vào điểm trên máy với số phách được quy định
- Người phụ trách cao nhất ghép phách trên máy (nối số phách với thông tin về học sinh)
- Ghép một vài phách thực trên giấy nếu tỉ lệ thỏa mãn điều kiện đưa ra sẽ công nhận là kết quả trên máy chính xác.
đây cũng là quy trình trường mình đang làm cho các kì thi học kì tại trường mình, khi đánh phách bên mình dùng bằng con dấu của bưu điện ấy, nó nhảy tự động, như thế sẽ ko phải vất vả đánh phách tay đâu, nhà nào còn đánh phách bằng tay thì ra hỏi kinh nghiệm con dấu của bưu điện nhé
 
Quá trình như sau:

...............
- Người phụ trách cao nhất ghép phách trên máy (nối số phách với thông tin về học sinh)
................... đang làm cho các kì thi học kì tại trường mình, khi đánh phách bên mình dùng bằng con dấu của bưu điện ấy, nó nhảy tự động, như thế sẽ ko phải vất vả đánh phách tay đâu, nhà nào còn đánh phách bằng tay thì ra hỏi kinh nghiệm con dấu của bưu điện nhé
*Nếu phần mềm (trên máy) tự động đánh phách bài kiểm tra của học sinh (có cả chữ và số) thì con dấu của bưu điện có thỏa mãn được không bạn?
**Ta quen miệng gọi là "Thi" chứ gọi đúng là "Kiểm tra" bạn ạ (nếu là trường PT)
***Nếu bài kiểm tra mỗi hs chỉ có 1 tờ thì dễ rồi. Nếu bài kiểm tra của hs trong 1 phòng, khi thì 2 tờ, khi thì 3 tờ thì mình đóng dấu như thế nào hả bạn?
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom