Xin giải thích cách tính chiết khấu (Hoa hồng) bán hàng

  • Thread starter Thread starter le_vis
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

le_vis

Thành viên tích cực
Tham gia
23/7/09
Bài viết
1,297
Được thích
799
Hiện có một mặt hàng giá niêm yết = 19.250 đồng / cái
Nhà cung cấp thông báo chiết khấu được hưởng = 1.500đ/cái
Thuế suất của mặt hàng đó = 10%
Hiện đang có 02 cách tính giá trước thuế (Giá hàng hóa) khác nhau - đang tranh luận đúng sai
Cách 1: tính giá hàng = (19250 - 1500)/1,1 =16.136,36 đ
Cách 2 : tính giá hàng = (19250 /1,1)-1500 = 16.000,00 đ
Xin lỗi có bạn nào làm ở ngành thuế, hoặc am hiểu thì giải thích giúp
1) Cách tính vào đúng ?
2) Tại sao ?
 

File đính kèm

Nếu tôi là nhà cung cấp tôi sẽ bán theo cách 2: trừ chiết khấu (bằng % hoặc số tuyệt đối) dựa trên giá trước thuế. Vì nếu trừ trên giá sau thuế thì khi không Cty tôi lại phải chịu luôn phần thuế 10% của phần đã chiết khấu cho người ta. Thực tế tất cả các hợp đồng Cty bán cho nhà phân phối (NPP) hoặc NPP bán lại cho bán lẻ đều theo nguyên tắc CK trên giá trước thuế (Không tính trường hợp thuế khoán nhé).
Cũng trường hợp chiu thuế tương tự khi NPP hoàn trả hàng ngược lại cho CTy, Cty cũng bắt buộc họ phải xuất ngược hoá đơn để lấy lại 10% thuế đã nộp cho nhà nước, nếu NPP không có HĐ thì bắt buộc phải xuất giá đã trừ đi 10% VAT hoặc hoặc tính tổng giá trị hoàn trả giảm đi 10%..
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nếu tôi là nhà cung cấp tôi sẽ bán theo cách 2: trừ chiết khấu (bằng % hoặc số tuyệt đối) dựa trên giá trước thuế. Vì nếu trừ trên giá sau thuế thì khi không cty tôi lại phải chịu luôn phần thuế 10% của phần đã chiết khấu cho người ta. Thực tế tất cả các hợp đồng Cty bán cho nhà phân phối hoặc NPP bán lại cho bán lẻ đều theo nguyên tắc CK trên giá trước thuế (Không tính trường hợp thuế khoán nhé).
nếu trường hợp khoán thì sao anh, em cũng quan tâm đến vấn đề này mà mù tịt không biết hỏi ai
 
nếu trường hợp khoán thì sao anh, em cũng quan tâm đến vấn đề này mà mù tịt không biết hỏi ai

:) Anh không bên thuế nên sẽ không rành để trả lời hết nhưng để vận hành cty nên phải biết máy cái chính thôi. Thuế khoán tức là bất kể doanh thu ra sao cũng phải nộp 1 cục tiền thuế khoán xuống, không có nộp dựa theo % doanh thu (thuế GTGT) nên không cần quan tâm giá trước hay sau thuế, chỉ cần quan tâm cân đối sao cho doanh thu vừa vừa, chi phí hoạt động cao để mấy anh đừng tăng thuế khoán. Doanh thu thấp nhưng cũng đừng thấp quá đáng đến lỗ liên tục thì mấy ảnh sẽ hỏi làm ăn kiểu gì mà báo cáo lỗ không vậy? xuống cơ sở kiểm tra xem thử như thế nào thì cũng mệt...haha... :cool:.
Do đó đối với trường hợp thuế khoán thì chính sách giá, hoa hồng cứ tính toán cho đạt mức lợi nhuận mong muốn, không cần tính tới thuế cho từng đơn vị sản phẩm. Thường phần thuế khoán sẽ tính trong bảng kế hoạch doanh thu hoà vốn, doanh thu/ lợi nhuận mong muốn rồi tính ngược, phân bổ xuống từng ngành hàng, sản lượng dự kiến, giá bán dự kiến, ngân sách cho CK/hoa hồng tối đa được sử dụng v.v..
 
Lần chỉnh sửa cuối:
:) Anh không bên thuế nên sẽ không rành để trả lời hết nhưng để vận hành cty nên phải biết máy cái chính thôi. Thuế khoán tức là bất kể doanh thu ra sao cũng phải nộp 1 cục tiền thuế khoán xuống, không có nộp dựa theo % doanh thu (thuế GTGT) nên không cần quan tâm giá trước hay sau thuế, chỉ cần quan tâm cân đối sao cho doanh thu vừa vừa, chi phí hoạt động cao để mấy anh đừng tăng thuế khoán. Doanh thu thấp nhưng cũng đừng thấp quá đáng đến lỗ liên tục thì mấy ảnh sẽ hỏi làm ăn kiểu gì mà báo cáo lỗ không vậy? xuống cơ sở kiểm tra xem thử như thế nào thì cũng mệt...haha... :cool:
hihih tự em cũng có 1 tiệm kinh doanh cá thể nho nhỏ nhưng không biết làm sao mua may bán đắt hihiihi
 
Theo nguyên tắc kế toán thì thuế trị giá gia tăng (VAT) chỉ là một phần đánh trên món hàng và/hoặc dịch vụ mà người mua phải trả. Người bán chỉ có bổn phận thâu giùm chính phủ. Tức là nó phải nằm riêng biệt với giá bán thoả thuận giữa bên mua và bên bán. Bên kế toán, bạn sẽ thấy VAT là một tài khoản (nợ) riêng biệt với các thứ khác.
Do vậy, bình thường thì thuế dựa trên giá dựa trên giá hoá đơn (giá xuất hàng), và giá hoá đơn cộng VAT mới là số tiền thâu từ khách hàng.
Tức là, giả sử giá niêm yết đã bao gồm VAT:
19250/1,1 = giá hàng xuất kho
giá hàng xuất kho - chiết khấu = giá hoá đơn
giá hoá đơn * 10% = VAT
giá hoá đơn + VAT = giá người mua phải trả.
Nhưng đó là cách tính của các hợp đồng lớn, giữa các công ty với nhau.
Nếu không có hợp đồng chính thức giữa hai doanh nghiệp thì dẫu bán 100 món cũng gọi là "bán lẻ". Lưu ý là hầu hết các luật thương mãi trên thế giới đều chấp nhận cách tính bán sỉ và cách tính bán lẻ riêng nhau.

Khi bán lẻ thì người ta đơn giản hoá cách tính để dễ nói chuyện với khách hàng.
Nếu quầy hàng trưng giá (hoặc lúc báo giá) không nói rõ là chiết khấu dựa trên giá bán và VAT sẽ tính sau thì bạn có thể tính theo cách thứ nhất của mình.
Nếu quầy hàng trưng giá (hoặc lúc báo giá) có nói rõ giá món hàng trước chiết khấu và VAT sẽ tính sau (ghi rõ giá trước VAT: X, VAT: X*0,1, giá sau thuế: X*1,1) thì bạn có thể tính theo cách thứ hai.
Lưu ý là khi tính cách thứ hai thì khách hàng trả 16000 * 1,1 = 17600 chứ không phải 19250 - 1500 = 17750.

Nên lưu ý thêm ở đây là nói chuyện chiết khấu bằng cách giảm giá món hàng. Nếu khuyến mãi bằng cách trả bớt lại tiền thì có thể sở thuế bắt buộc bạn phải tính theo giá nguyên. Phần chiết khấu thuộc về chi phí tiếp thị.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Theo nguyên tắc kế toán thì thuế trị giá gia tăng (VAT) chỉ là một phần đánh trên món hàng và/hoặc dịch vụ mà người mua phải trả. Người bán chỉ có bổn phận thâu giùm chính phủ. Tức là nó phải nằm riêng biệt với giá bán thoả thuận giữa bên mua và bên bán. Bên kế toán, bạn sẽ thấy VAT là một tài khoản (nợ) riêng biệt với các thứ khác.
Do vậy, bình thường thì thuế dựa trên giá dựa trên giá hoá đơn (giá xuất hàng), và giá hoá đơn cộng VAT mới là số tiền thâu từ khách hàng.
Tức là, giả sử giá niêm yết đã bao gồm VAT:
19250/1,1 = giá hàng xuất kho
giá hàng xuất kho - chiết khấu = giá hoá đơn
giá hoá đơn * 10% = VAT
giá hoá đơn + VAT = giá người mua phải trả.
Nhưng đó là cách tính của các hợp đồng lớn, giữa các công ty với nhau.
Nếu không có hợp đồng chính thức giữa hai doanh nghiệp thì dẫu bán 100 món cũng gọi là "bán lẻ". Lưu ý là hầu hết các luật thương mãi trên thế giới đều chấp nhận cách tính bán sỉ và cách tính bán lẻ riêng nhau.

Khi bán lẻ thì người ta đơn giản hoá cách tính để dễ nói chuyện với khách hàng.
Nếu quầy hàng trưng giá (hoặc lúc báo giá) không nói rõ là chiết khấu dựa trên giá bán và VAT sẽ tính sau thì bạn có thể tính theo cách thứ nhất của mình.
Nếu quầy hàng trưng giá (hoặc lúc báo giá) có nói rõ giá món hàng trước chiết khấu và VAT sẽ tính sau (ghi rõ giá trước VAT: X, VAT: X*0,1, giá sau thuế: X*1,1) thì bạn có thể tính theo cách thứ hai.
Lưu ý là khi tính cách thứ hai thì khách hàng trả 16000 * 1,1 = 17600 chứ không phải 19250 - 1500 = 17750.

Nên lưu ý thêm ở đây là nói chuyện chiết khấu bằng cách giảm giá món hàng. Nếu khuyến mãi bằng cách trả bớt lại tiền thì có thể sở thuế bắt buộc bạn phải tính theo giá nguyên. Phần chiết khấu thuộc về chi phí tiếp thị.
Tôi đang nói đây là trường hợp "Đại lý" bán hàng cho Nhà máy cho nên phần chiết khấu được hưởng của đại lý bán hàng chính là lãi gộp mà đại lý phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chứ không liên quan gì tới VAT nữa cho nên nếu tính theo cách 1 thì chiết khấu cho đại lý tính ra không đúng như công bố là 1.500đ
Chờ xem có bạn nào làm trong ngành thuế thì rõ hơn chăng
 
Tôi đang nói đây là trường hợp "Đại lý" bán hàng cho Nhà máy cho nên phần chiết khấu được hưởng của đại lý bán hàng chính là lãi gộp mà đại lý phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chứ không liên quan gì tới VAT nữa cho nên nếu tính theo cách 1 thì chiết khấu cho đại lý tính ra không đúng như công bố là 1.500đ
Chờ xem có bạn nào làm trong ngành thuế thì rõ hơn chăng

Mấy vụ tính toán này thì kế toán DN làm được rồi cần tới bên thuế tư vấn! Kế toán tính không được thì xem lại năng lực kế toán.
Ở bài trên tôi nói đứng về phía Cty tính toán và nó cũng như phía nhà máy trong trường hợp của bạn thôi.
- Đại Lý phải tuân theo cách tính số 2 mà nhà máy áp xuống và tôi nghĩ nó đã được đề cập rõ trong hợp đồng đại lý điều khoản GIÁ và CHIẾT KHÁU. Tôi cũng không nghĩ phía kế toán nhà máy khờ đến nỗi tính chiết khấu trên giá sau thuế.
- Còn về phía bạn là Đại lý thì bạn được hưởng 1.500đ là con số tuyệt đối rồi chứ có phải số % đâu mà kêu là không đúng như công bố? tính trước hay sau bạn đều được trừ 1.500đ. Còn việc trừ giá nào thì lấy hợp đồng ra đối chất thôi.
Đối với ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tôi đã từng làm qua thì Nhà phân phối, Đại lý cấp 1 khi nhận nhận hợp đồng, họ tính nhanh như điện các khoản lãi lỗ khi nhận bán một sản phẩm nào đó của Cty và quyết định khá nhanh là có làm NPP, ĐL cho cty hay không ngay.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thấy mấy anh thảo luận qua lại ngưỡng mộ quá mà hông hiểu gì hết trơn, giờ em muốn ngâm cứu thì bắt đầu từ đâu nhỉ....
 
Tôi đang nói đây là trường hợp "Đại lý" bán hàng cho Nhà máy cho nên phần chiết khấu được hưởng của đại lý bán hàng chính là lãi gộp mà đại lý phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chứ không liên quan gì tới VAT nữa cho nên nếu tính theo cách 1 thì chiết khấu cho đại lý tính ra không đúng như công bố là 1.500đ
Chờ xem có bạn nào làm trong ngành thuế thì rõ hơn chăng
Bạn đọc không kỹ. Tôi có giải thích rằng khi có hợp đồng hai bên hẳn hoi thì chiết khấu được trừ thẳng vào giá xuất kho.
Giữa đại lý và nhà sản xuất đương nhiên có hợp đồng. Không thể gọi là bán lẻ.
Tức là tính theo cách 2.
Hợp đồng giữa hai đơn vị luôn luôn tính theo giá thuần. VAT như tôi đã nói, chỉ là do doanh nghiệp có bổn phận phải thâu giùm nhà nước. Cái hoá đơn giữa hai đơn vị luôn luôn phân rõ giá bán và VAT.

Trường hợp 1 chỉ có thể xảy ra cho cửa hàng (tức là chính địa lý bán ra cho người dùng), nếu cửa hàng đăng giá đã có VAT.

(*) Tôi nhớ ở bên Mỹ cửa hàng bán lẻ có quyền đăng giá thuần, lúc bạn mua mới cộng thêm VAT. Mà mỗi tiểu bang lại có thể tính mức thuế khác nhau. Cầm tiền đi mua hăm bơ gơ tính toán sặc máu. Để khỏi mất công tính, cứ rút tiền giấy ra trả, cuối ngày trong túi có một đống tiền xu. Về tới nhà, lượt mấy đồng xu lớn ra để giặt quần áo (nếu bạn ở chung cư thì phải trả tiền máy giặt); mấy đồng xu nhỏ thì cứ tích tụ lại, bỏ ống.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thấy mấy anh thảo luận qua lại ngưỡng mộ quá mà hông hiểu gì hết trơn, giờ em muốn ngâm cứu thì bắt đầu từ đâu nhỉ....

Mấy vụ này thì ai trải nghiêm qua các công việc, vị trí liên quan thì biết thôi em, kiến thức cần cho công việc đó chứ chẳng có gì hay hơn cả. Mỗi người mỗi chuyên môn thôi.
 
Mấy vụ này thì ai trải nghiêm qua các công việc, vị trí liên quan thì biết thôi em, kiến thức cần cho công việc đó chứ chẳng có gì hay hơn cả. Mỗi người mỗi chuyên môn thôi.
Với cả hơn nữa: chém (nói) thì dễ, làm thì phải tùy thuộc đặc thù cụ thể của từng nơi, từng vị trí, từng công ty, môi trường. Nên người hỏi nên tự kiểm nghiệm thôi.
 
Mấy vụ này thì ai trải nghiêm qua các công việc, vị trí liên quan thì biết thôi em, kiến thức cần cho công việc đó chứ chẳng có gì hay hơn cả. Mỗi người mỗi chuyên môn thôi.
Chưa chắc bạn ơi. Tôi từng thấy có người làm mấy năm rồi, đến chừng sở thuế kiểm thấy tính sai bét hết.
 
Các anh cho em hỏi xíu nhé ví dụ em là hộ kinh doanh có mua hoa đơn của thuế như vậy khi em xuất hóa đơn đó có không chế số tiền được viết là bao nhiêu không???
 
Chưa chắc bạn ơi. Tôi từng thấy có người làm mấy năm rồi, đến chừng sở thuế kiểm thấy tính sai bét hết.

Đúng là vậy anh. Trong vận hành công ty có nhiều nghiệp vụ tưởng chừng đơn giản, không có gì như mấy việc liên quan đến xuất hoá đơn, lơ tơ mơ cứ tưởng là đúng luật nhưng ai ngờ là dính lỗi không hợp lý, hợp lệ khi quyết toán thuế 5 năm, lúci đó bị phạt đuối luôn.
Em lúc trước cũng có kinh qua việc duyệt các hợp đồng NPP/ Đại Lý nên mấy khoản tính Ck, thưởng, chỉ tiêu doanh số này thì không lạ gì và nó cũng đã áp dụng cả mấy chục năm rồi và các Cty đa quốc gia như P&G, U, Coca Cola...cũng không ngoại lệ. Khi soạn hợp đồng, phải có phối hơp của các phòng pháp chế, kế toán, kinh doanh. Đã làm NPP, DL thì đáng ra không lạ gì cách tính dựa trên giá trước thuế.
Vấn đề là nhiêu khi nhân viên kinh doanh qua mặt chủ NPP không nói rõ và chủ NPP cũng không đọc kỹ hợp đồng, cứ nghe nói miệng rồi sau này khi ngồi tính toán lãi lỗ mới phát hiện cách tính không như mình nghĩ.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Các anh cho em hỏi xíu nhé ví dụ em là hộ kinh doanh có mua hoa đơn của thuế như vậy khi em xuất hóa đơn đó có không chế số tiền được viết là bao nhiêu không???

Anh nghĩ các bác tham gia thảo luận trong đây không ai làm kế toán cả :) nên đừng hỏi sau liên quan nghiệp vụ kế toán nhe.
Còn vụ của em thì xuất hoá đơn em cũng nên suy nghĩ mấy ý sau:
- Nếu doanh thu nhiều thì có cơ hội tăng thuế khoán.
- Về số tiền viết trên hoá đơn, anh ví dụ cho em vụ này em suy nghĩ có hơp lý không nhé. Khách sạn A có phòng hạng Suit giá 5tr là giá cao nhất. Khi viết hoá đơn, người ở yêu cầu viết 10tr để về Cty kiếm chút cháo. Khách sạn cũng viết trên hoá đơn giá 1 phòng x 10tr. Khi báo cáo thuế, thuế sẽ nghi ngờ giá khách sạn đăng ký có phòng mắt nhất có 5tr, giờ lại có hoá đơn 10tr, chẳng lẻ nó kê khai giá phòng thấp để trốn thuế?
Do đó tổng tiền em viết trên hoá đơn phải giải thích hợp lý, hợp lệ được thì hãy viết.
- Em nên hỏi phía người cần hoá đơn có thanh toán chuyển khoản không, nếu không thì chia nhỏ tổng tiền thành những hoá đơn có giá trị nhỏ hơn 20tr, xuất cách ngày.
- Dịch vụ em xuất có nằm trong danh mục đăng ký kinh doanh của em không. Có đầu vào không?
...
Em nên tham khảo thêm các qui định xuất HĐ trên mục hỏi đáp của trang kế toán Thiên Ưng đó. Anh không quảng cáo gì ở đây chẳng qua cũng hay lên đó tham khảo họ hướng dẫn liên quan xuất HĐ để tránh phạm luật thuế thôi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vâng em cũng nắm sơ sơ máy ý anh nối. Tự là doanh thu tăng đột biến thôi anh tiền hàng hơn 60 triệu cái này chuyển khoản để khách hàng quyết toán nữa , cái này chắc lên thuế hỏi cho chắc.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom