Về trình độ văn hóa & trình độ học vấn [Ghi chép trên mạng]

Liên hệ QC

SA_DQ

/(hông là gì!
Thành viên danh dự
Tham gia
8/6/06
Bài viết
14,313
Được thích
22,351
Nghề nghiệp
Nuôi ba ba & trùn quế
Trong cuộc sống hằng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này.

Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận...

Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.

Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất.

Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thông minh (Homo sapiens). Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con người không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình.

Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên.



Tóm lại, trong không ít trường hợp, người có trình độ học vấn cao chưa hẳn đã có trình độ văn hóa cao. Thậm chí vẫn bị xem là thiếu văn hóa. Có người trình độ học vấn thấp, nhưng ứng xử chuẩn mực xã hội vẫn là người có văn hóa.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tóm lại, trong không ít trường hợp, người có trình độ học vấn cao chưa hẳn đã có trình độ văn hóa cao. Thậm chí vẫn bị xem là thiếu văn hóa. Có người trình độ học vấn thấp, nhưng ứng xử chuẩn mực xã hội vẫn là người có văn hóa.
Với hiện trạng đủ loại bằng cấp vàng thau lẫn lộn, xác định trình độ học vấn hơi khó
 
Trình độ học vấn dễ nhất là đánh giá qua bằng cấp, nhưng dễ này sẽ kèm theo dễ khác.
Cũng không ít trường hợp lấy tấm bằng vì cái ghế phải buộc học & tiếm cho bằng được; Nhưng sau đó không xử dụng kiến thức trong quá trình học đó hàng vài chục năm thì kiến thức sao bắt kịp thời đại.
Tuy nhiên mọi người, mọi CQ đều cần việc đánh giá kiến thức, trình độ tất thẩy mọi người trong CQ & phải dựa vào chuẩn nào đó & hoàn thiện chuẩn đó theo thời gian.

Chúc các bạn vui!
 
Thế mà trong lý lịch họ biểu khai Trình độ văn hóa: xx/12
 
Trình độ học vấn dễ nhất là đánh giá qua bằng cấp, nhưng dễ này sẽ kèm theo dễ khác.
...
Học vấn (bằng cấp) có chiều rộng và chiều sâu. Đánh giá ra sao?
Ví dụ (chỉ ví dụ thôi), chúng ta đồng ý là bằng tiến sĩ cao hơn bằng thạc sĩ.
Nhưng so sánh thế nào giữa một người có 1 bằng tiến sĩ và một người có 2 hoặc 3 bằng thạc sĩ ?

Vả lại, có học mà không có hành thì chưa chắc đã có giá trị.
Ví dụ (chỉ ví dụ thôi), chúng ta đồng ý là bằng bác sĩ cao hơn bằng kỹ sư.
Nhưng có thể nói một bác sĩ mới ra trường học vấn cao hơn kỹ sư 10 năm làm việc ?
(cũng có người lý luận rằng ngành Y thực tập rất nhiều, cho nên BS ra trường trên lưng đã có và năm kinh nghiệm)
 
Học vấn (bằng cấp) có chiều rộng và chiều sâu. Đánh giá ra sao?
Ví dụ (chỉ ví dụ thôi), chúng ta đồng ý là bằng tiến sĩ cao hơn bằng thạc sĩ.
Vả lại, có học mà không có hành thì chưa chắc đã có giá trị.
Ví dụ (chỉ ví dụ thôi), chúng ta đồng ý là bằng bác sĩ cao hơn bằng kỹ sư.
Thế mới nói đánh giá qua mảnh giấy thì dễ nhiều thứ mà lị!
Thế mà trong lý lịch họ biểu khai Trình độ văn hóa: xx/12
Chắc CQ này còn nhiều Form cũ, tận dụng cho hết thôi, chịu khó đi bạn!
 
Thế là bạn không nhớ 1 thời nền GD Miền Bắc chỉ học đến 10 năm phổ thông mà thôi!

& không biết chuyện này có liên quan gì đến chuyện thiếu giáo viên hay không nữa, mà trên ĐH cũng chỉ 4.5 năm là thành cữ nhân, kỹ sư rồi!

Thêm nực cười nữa ở chỗ: Bách khoa ra trường lương cao hơn Tổng hợp ra trường; Chắc mấy ngài phụ trách ngành GD cho rằng học hơn nữa năm (so với dân tổng hợp) nên lương nhiều hơn 3 đồng!
Có những cữ nhân học nước ngoài học những 5 năm (hơn nữa năm học so với dân BK) cũng chung số phận mới đáng vui làm sao(?!?)
 
Đó là trình độ văn hóa dưới con mắt của những kể thích sống bao cấp & luôn chui vô chủ nghĩa lí lịch để sống khỏe.
Bây giờ trình độ văn hóa không còn quan trọng, anh học chuyên môn này nhưng cũng có thể làm việc ở chuyên môn trái ngành (do luân chuyển cán bộ) hoặc một anh học vấn ít hơn cũng có thể lãnh đạo anh cao hơn do biết điều (còn điều gì thì tự hiểu) nói cụ thể quá sợ lộ thông tin.
 
Bây giờ trình độ văn hóa không còn quan trọng, anh học chuyên môn này nhưng cũng có thể làm việc ở chuyên môn trái ngành (do luân chuyển cán bộ) hoặc một anh học vấn ít hơn cũng có thể lãnh đạo anh cao hơn do biết điều . . . .
Hình như anh bạn đang nói về trình độ học vấn & bằng cấp ấy nhỉ?

Còn trình độ VH lại là chuyện khác nữa; Ủy viên hay bộ trưởng này kia 1 khi dính đến tù tội thì sao gọi là người có văn hóa coi cho được (chí ít là lúc đương chức)!
 
Có ai trình độ văn hóa 12/10 hôn?!
 
Trình độ thì muốn mấy trên mười lại chẳng được. Vậy cũng hỏi.
Bây giờ tôi nói tôi 20/10 cũng chả ai cãi được. Tôi đã xác định đơn vị đâu?
 
Tóm lại, trong không ít trường hợp, người có trình độ học vấn cao chưa hẳn đã có trình độ văn hóa cao. Thậm chí vẫn bị xem là thiếu văn hóa. Có người trình độ học vấn thấp, nhưng ứng xử chuẩn mực xã hội vẫn là người có văn hóa.
Hãy quên đi cái tư tưởng "có văn hóa" mà hãy thay vào đó là tư tưởng "có văn minh".
Bài đã được tự động gộp:

Tôi đi với thằng Tây, nó chỉ tấm bảng đầu hẻm nó hỏi ghi gì, cố gắng tra google để dịch cho nó hiểu đó là câu "Khu phố văn hóa", nó hỏi mình, những người bên trong là có văn hóa, còn người ở ngoài không văn hóa à?
 
Nghĩa à, nếu tấm biển đó ghi "Khu phố văn minh" thì cũng vậy thôi: Ai đi vô đó là văng minh!
 
Web KT
Back
Top Bottom