Về đổi sang CCCD gắn chíp

Liên hệ QC

SA_DQ

/(hông là gì!
Thành viên danh dự
Tham gia
8/6/06
Bài viết
14,321
Được thích
22,364
Nghề nghiệp
Nuôi ba ba & trùn quế
Sau đây là cuộc hội thoại ngắn giữa 1 công dân & CS khu vực

→ Chú ơi, có CCCD của chú rồi đó, chú đem CMND & giấy hẹn lên CA phường lấy.
→ CMND của chú CA TF đã thu lúc làm CCCD 12 số rồi mà.
→ Vậy chú đem CCCD đó ra phường giao nộp lại;
→ CCCD đó là tài sản của tui mà, đã phải bỏ tiền ra mua chứ bộ?
Muốn thu phải thanh toán lại chi phí cho tui!











+11
 
Sau đây là cuộc hội thoại ngắn giữa 1 công dân & CS khu vực

→ Chú ơi, có CCCD của chú rồi đó, chú đem CMND & giấy hẹn lên CA phường lấy.
→ CMND của chú CA TF đã thu lúc làm CCCD 12 số rồi mà.
→ Vậy chú đem CCCD đó ra phường giao nộp lại;
→ CCCD đó là tài sản của tui mà, đã phải bỏ tiền ra mua chứ bộ?
Muốn thu phải thanh toán lại chi phí cho tui
...
Muốn tui trả lại chi phí phải có COCC.

Nghèo mà ham.
 
. . . . Ai thu phí (hoặc bán cho) anh chàng đó vậy?
Gọi "lệ phí" lá do lịch sử 'bao cấp' để lại;
Bước sang cơ chế thị trường dù có định hướng . . . gì chăng nữa cũng là trả tiền để được sở hữu cái giấy thông hành (mà tùy từng lúc gọi là CMND & CCCD)
Có điều lạ là các anh mặc sắc phục cứ xài từ rơi rớt lại từ thời bao cấp là thu lại, nộp lại,. . . .
Hình như theo mình thì các bộ có kèm theo nhóm từ NHÂN DÂN chậm chuyển đổ sang kinh tế thị trường so với các bộ khác.

Chúc mọi người vui!
 
→ CCCD đó là tài sản của tui mà, đã phải bỏ tiền ra mua chứ bộ?
Thực ra, chính phủ có văn bản nào xác định rằng CCCD hay CMND là tài sản của người đang cầm nó không?

Bình thường, cái thẻ là tài sản của nơi cấp thẻ. Họ chỉ giao cho người cầm sử dụng thôi.

Điển hình, quý vị đọc kỹ điều lệ hợp đồng thẻ tín dụng sẽ thấy họ nói rất rõ rằng cái thẻ luôn luôn là tài sản của ngân hàng.
 
Thực ra, chính phủ có văn bản nào xác định rằng CCCD hay CMND là tài sản của người đang cầm nó không?

Bình thường, cái thẻ là tài sản của nơi cấp thẻ. Họ chỉ giao cho người cầm sử dụng thôi.

Điển hình, quý vị đọc kỹ điều lệ hợp đồng thẻ tín dụng sẽ thấy họ nói rất rõ rằng cái thẻ luôn luôn là tài sản của ngân hàng.
Ngược lại, từ 'suy đoán vô tội' ta cũng có thể khẳng định rằng, ngành công an hay Chính phủ cũng không có văn bản nào nói rằng CMND hay CCCD là tài sản của họ cả;
Thêm nữa, khi đổi hay bị mất CCCD mà làm lại người dân đều trả phí mà; Lệ phí này là gì & qui định ở đâu rằng phải trả lệ phí cho những cái mà người dân không sở hữu?
→ ← → ← → ← → ← → ← → ← → ← → ←
Còn chuyện ngân hàng lại là chuyện khác; Ngân hàng cổ phần sống nhờ khách hàng; nếu không cho không những cái thẻ thì không có khách hàng!
Nói cho không cái thẻ là cũng chuyện mù mờ: Khách hàng của ngân hàng phải trả phí thường niên, phí bảo hiểm cho thẻ mà khách hàng đang sở hữu.
Phí này không thể hiện trên 'sao kê' (Vì qui định ngân hàng CF là quá nhỏ để sao kê) nhưng không hề nhỏ tí nào; Mình đang xài cái thẻ mà hàng tháng mình phải trả 5K cho loại phí duy trì thẻ!

Chúc các bạn nhiều niềm vui!

Em làm CMND, CCCD chip đều miễn phí. Ai thu phí . . . . .
Một khi đã miễn phí thì những thứ này bạn không là chủ sở hữu!
 
Mình mình thấy nhiều người phải trả (lệ) phí mà; Mình làm CCCD đã trả 50K để có con chíp gắn vô nó đấy thôi.
Tôi trả phí là tôi mua dịch vụ hay hàng hóa mà; Sau đó tôi đương nhiên là chủ sở hữu, chứ sao?!
 
Mình mình thấy nhiều người phải trả (lệ) phí mà; Mình làm CCCD đã trả 50K để có con chíp gắn vô nó đấy thôi.
Tôi trả phí là tôi mua dịch vụ hay hàng hóa mà; Sau đó tôi đương nhiên là chủ sở hữu, chứ sao?!
Phí (nếu có) là để bù đắp chi phí. Nào là miếng nhựa, nào là chụp hình, nào là in công nghệ cao, nào là con chip, nào là quản lý thông tin trên chip, ...
Chỗ em làm miễn phí chắc là phường nghèo, hộ nghèo nên ưu tiên chăng?
 
Ai làm CCCD sớm thì có thể miễn phí không chừng;l
Mấy đứa nhà này do công việc, chịu phí 30K, còn mình bướng, GĐ công an phường đích thân lấy xe cá nhân chở mình đi làm cuối tháng vừa qua. & phí là 50K, có biên lại nha;
 
Ai làm CCCD sớm thì có thể miễn phí không chừng;l
Mấy đứa nhà này do công việc, chịu phí 30K, còn mình bướng, GĐ công an phường đích thân lấy xe cá nhân chở mình đi làm cuối tháng vừa qua. & phí là 50K, có biên lại nha;
Ầy, thế thì 50k nhà anh là phí dịch vụ xe ôm đi và về, rẻ chán
 
Ầy, thế thì 50k nhà anh là phí dịch vụ xe ôm đi và về, rẻ chán
Em thì đi làm CCCD nó thu 30k tiền phí gửi CCCD về tận nhà, có biên lai. Vậy mà khi xong nó gửi về nhà 1 người nào đó (em chưa biết người đó làm gì "như tổ trưởng, ấp trưởng hay gì đó") và người đó gọi điện thoại cho em tới lấy. Mà chỗ lấy đó lại là chỗ hộ khẩu thường trú của em, còn em đang tạm trú chỗ khác cách đó 30km. Nghĩ giờ vẫn bực Anh à
 
Con vẫn còn xài 9 số đây chú ơi, hôm nó ra chỗ tạm trú CA nói không có dữ liệu trên hệ thống nên không cấp mã số định danh được nên đi về.
 
Ngược lại, từ 'suy đoán vô tội' ta cũng có thể khẳng định rằng, ngành công an hay Chính phủ cũng không có văn bản nào nói rằng CMND hay CCCD là tài sản của họ cả;
Thêm nữa, khi đổi hay bị mất CCCD mà làm lại người dân đều trả phí mà; Lệ phí này là gì & qui định ở đâu rằng phải trả lệ phí cho những cái mà người dân không sở hữu?
→ ← → ← → ← → ← → ← → ← → ← → ←
Còn chuyện ngân hàng lại là chuyện khác; Ngân hàng cổ phần sống nhờ khách hàng; nếu không cho không những cái thẻ thì không có khách hàng!
Nói cho không cái thẻ là cũng chuyện mù mờ: Khách hàng của ngân hàng phải trả phí thường niên, phí bảo hiểm cho thẻ mà khách hàng đang sở hữu.
Phí này không thể hiện trên 'sao kê' (Vì qui định ngân hàng CF là quá nhỏ để sao kê) nhưng không hề nhỏ tí nào; Mình đang xài cái thẻ mà hàng tháng mình phải trả 5K cho loại phí duy trì thẻ!

Chúc các bạn nhiều niềm vui!


Một khi đã miễn phí thì những thứ này bạn không là chủ sở hữu!
Hiến pháp sẽ xác định rõ thế nào là quyền sở hữu chủ, tầm vực và giới hạn của nó. đối với từng trường hợp
Rất tiếc là tôi học thời xưa, cho nên bây giờ cũng không biết ra sao.

Tôi tin là VN sẽ GIỐNG NHƯ PHẦN LỚN các quốc gia trên thế giới, tức là giấy tờ cấp ra là sở hữu của nhà nước. Người được cấp chỉ là được quyền sử dụng thôi. Điểm quan trọng là sở hữu chủ giành quyền thâu hồi hoặc vô hiệu hóa món vật. Sở hữu chủ cũng giành quyền thưa kiện khi người sử dụng cố tình hủy hoại món đồ.

Một trong những điểm quan trọng khác là quyền chuyển nhượng. Víu dụ bạn là sở hữu chủ thân thể của mình. Nhưng gần như tất cả các nước trên thế giới đều có luật cấm buôn bán hoặc chuyển nhượng thân thể.

Chú thích: bạn đơn giản hóa chuyện ngân hàng rồi. Giao dịch giữa ngân hàng và thân chủ trong trường hợp này chịu ảnh hưởng của hai bộ luật: luật thương mãi (commercial law) và luật bình đẳng (tort law, common law). Tư bản không có nghĩa là thị trường chỉ định mọi đường lối.
 
Ầy, thế thì 50k nhà anh là phí dịch vụ xe ôm đi và về, rẻ chán
Xe ôm đó là miễn phí mà: /-)nh ta nói rằng chú là người cuối cùng của phường làm CCCD gắn chíp!
Hình như CA Quận tổ chức cuộc thi giữa các phường hay sao í; Cũng giống như những lần bầu cữ: Phường nào xong trước tiên sẽ được thưởng chiếc xe độp (Nói theo tiếng 2uảng)
. . . . . . .
 
Xe ôm đó là miễn phí mà: /-)nh ta nói rằng chú là người cuối cùng của phường làm CCCD gắn chíp!
Hình như CA Quận tổ chức cuộc thi giữa các phường hay sao í; Cũng giống như những lần bầu cữ: Phường nào xong trước tiên sẽ được thưởng chiếc xe độp (Nói theo tiếng 2uảng)
. . . . . . .
Anh nghĩ rằng anh tốn tổng cộng 50 ngàn (tôi ghét xài từ k). Anh nghĩ xe ôm miễn phí, CCCD chịu phí. Nếu anh nghĩ khác đi, CCCD miễn phí (miễn phí thật, tại anh khiến người ta mất điểm thi đua nên người ta tính phí), còn xe ôm có tính phí, thì anh sẽ nhẹ lòng hơn, khỏi than thở trách móc cái quỷ gì nữa. (Lại còn mạo nhận quyền sở hữu nữa chứ)
Em nhớ lại, thì ra làm trước 01/07/2021 sẽ miễn phí, sau đó sẽ chịu phí. Anh không thích miễn phí, và anh nhất định không làm đến nỗi phải chịu phí. Sự kiên nhẫn của người ta cũng có giới hạn chứ lỵ.
 
. . . . . . Em nhớ lại, thì ra làm trước 01/07/2021 sẽ miễn phí, sau đó sẽ chịu phí. Anh không thích miễn phí, và anh nhất định không làm đến nỗi phải chịu phí. Sự kiên nhẫn của người ta cũng có giới hạn chứ lỵ.
Không phải mình không thích miễn phí; Mình mới làm CCCD 12 số năm 2019 (09/08) & ghi rõ thời hạn trên nớ là vĩnh viễn!
CCCD đó do Tổng cục trưởng (Vũ Xuân Dung) của bộ ký;
Còn cái thứ gắp chíp lần này hình như các địa phương ký.
Mình định tiết kiệm cho ngân sách nhà nước thôi; nhưng lại làm rày rà đến chuyện thu hồi vốn gắn chíp của các tướng đó nên chịu phí lớn nhất mà thôi.
Thực ra mấy chục ngàn đó chả là cái gì với mình, nhưng ghét cái kiểu suy nghĩ thiếu căn cơ dẫn đến phí phạm của nước của dân của các cha ăn hại trên tiến thuế của dân mà thôi!
Thử hỏi 2 lần làm CCCD đó tốn bao tiền của dân? & lao động để làm nên cái CCCD của 60 triệu nhân với hai lên không nên hiểu là 'nước sông công lính' như thời xưa mà được.
→ → → ← ← ← → → → ← ← ← → → → ← ← ← → → → ← ← ← → → → ← ← ← → → → ← ← ← → → → ← ← ←
/(hi nào nhận được CCCD có chíp xin mời các bạn có bài đăng ở đây với mình làm bữa bò dát Au nha, Kính cáo!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thực ra mấy chục ngàn đó chả là cái gì với mình, nhưng ghét cái kiểu suy nghĩ thiếu căn cơ dẫn đến phí phạm của nước của dân của các cha ăn hại trên tiến thuế của dân mà thôi!
Thử hỏi 2 lần làm CCCD đó tốn bao tiền của dân? & lao động để làm nên cái CCCD của 60 triệu nhân với hai lên không nên hiểu là 'nước sông công lính' như thời xưa mà được.
Bài đã được tự động gộp:

/(hi nào nhận được CCCD có chíp xin mời các bạn có bài đăng ở đây với mình làm bữa bò dát Au nha, Kính cáo!
Đầu óc người Việt ta nói chung là không có khả năng tư duy bao quát nên hay đưa ra những giải pháp đáp ứng nhu cầu nhất thời rồi nhanh chóng lỗi thời. Trước đây trên bộ nghĩ ra phiên bản CMND 9 số đủ quản lý công dân lưu bằng giấy tờ, rồi sau này phát sinh gì đấy thì nẩy sinh ra CCCD. Dù có cải tiến thì những phiên bản này lại tiếp tục gặp bất cập nên lại sinh ra CCCD gắn chip.

Còn với CCCD gắn chip, dù không tìm hiểu sâu nhưng tôi hy vọng đây là "Đại nhảy vọt" về quản lý. Cách đây tầm 7 năm, tôi đi giao dịch tại ngân hàng Agribank dù trình ra cái CMND chính chủ nhưng tôi bị từ chối giao dịch chỉ vì cái chứng minh của tôi MỚI hơn cái tôi từng đăng ký tại ngân hàng. Dù vẫn cùng số CMND đó, và vẫn đứng tên tôi nhưng bi hài là cái CMND không còn khả năng "chứng minh" nhân thân của tôi. Một trong những điểm lý thú mà tôi vừa biết là chúng ta có thể dùng điện thoại cài app định danh thay cho CCCD nghĩa là chúng ta không phải kè kè cái CCCD mà vẫn giao dịch thoải mái.

Dù rất kỳ vọng, nhưng tôi vẫn thấy có một quy định khá là bất cập với CCCD gắn chip. Đó là "CCCD được cấp từ khi đủ 23 - 38 tuổi sẽ hết hạn vào năm 40 tuổi". Giá mà quy định thời hạn CCCD tối thiểu là 4 năm thì may ra tôi còn có cơ hội dùng được vài năm. Đây lại vấn đề tư duy hạn hẹp.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
. . . . người Việt ta nói chung . . .. hay đưa ra những giải pháp đáp ứng nhu cầu nhất thời rồi nhanh chóng lỗi thời.
Trước đây trên bộ nghĩ ra phiên bản CMND 9 số đủ quản lý công dân lưu bằng giấy tờ, rồi sau này phát sinh gì đấy thì nẩy sinh ra CCCD. Dù có cải tiến thì những phiên bản này lại tiếp tục gặp bất cập nên lại sinh ra CCCD gắn chip.
. . . . . .
[Phỏng đoán của mình]: Càng chức cao ở bộ CA, càng muốn quản lý bằng kỹ thuật số càng cao
Nên có chíp VIE ra đời là áp dụng ngay, bất kể mới ban hành CCCD 12 mã vạch chưa ráo mực!
Nên trong thời gian giao thời này, ở VN tồn tại 4 số song song tồn tại để định danh cho con người tồn tại hiện hữu:
→ Số định danh cá nhân cho các cháu ≤ 14 tuổi;
→ Số CMND cho những người không còn hồ sơ góc vì 1 lý do trời ơi nào đó
→ CCCD 12 số chưa có chíp (có thời hạn vĩnh viễn cho người già)
→ CCCD kèm chíp

Mà nghe nói rằng khi ta mang CCCD loại cuối này ra đường thì kẻ gian (đỏ hay đen) có thể có thiết bị cầm tay từ xa đọc được nội dung trong nớ; Để tránh trường hợp này có cách bỏ cái của quí trời ơi này vô 1 túi giấy bạc (nhốt CCCD vô lồng Para Đây!)
 
Sau khi đọc hết bình luận em có lên google tìm hiểu.
- Khái niệm lệ phí:
Theo quy định tại khoản 2 điều 3 của Luật phí và lệ phí năm 2015 quy định như sau:

Điều 3: Giải thích từ ngữ:

Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này.
Còn về mức thu lệ phí khi đi làm CCCD cũng có qui định rõ ràng:

1.PNG
 
Web KT
Back
Top Bottom