tuổi của hàng tồn kho

  • Thread starter Thread starter khy
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

khy

Thành viên mới
Tham gia
9/12/08
Bài viết
1
Được thích
0
Mong các bạn giúp đỡ.
Toi muốn có báo cáo xác định được lượng hàng tồn kho hiện nay đã nằm trong kho bao nhiêu lâu, tôi dã xem các mục hiện có trong WKT mà không thấy về vấn đề này. Có bạn nào biết giúp tôi cách làm trong excel sao cho ra mục đích này không? Hiện tại tôi đang có 1 file chi tiet hang nhập xuất và báo cáo NXT bằng excel xin attack đây. Mong các bạn giúp đỡ càng sớm càng tốt. Cám ơn nhiều
 

File đính kèm

Mong các bạn giúp đỡ.
Toi muốn có báo cáo xác định được lượng hàng tồn kho hiện nay đã nằm trong kho bao nhiêu lâu, tôi dã xem các mục hiện có trong WKT mà không thấy về vấn đề này. Có bạn nào biết giúp tôi cách làm trong excel sao cho ra mục đích này không? Hiện tại tôi đang có 1 file chi tiet hang nhập xuất và báo cáo NXT bằng excel xin attack đây. Mong các bạn giúp đỡ càng sớm càng tốt. Cám ơn nhiều

Mình có một số vấn đề muốn chia sẻ với bạn như sau:

1. Nếu như căn cứ vào file của bạn để làm! Thì mình vẫn làm được, cách thực hiện như sau:
- Lập một danh sách duy nhất các mặt hàng có phát sinh;
- Dùng hàm Max kèm hàm If để xác định ngày nhập, xuất gần nhất cũa từng Mã hàng, So sánh ngày đó với ngày hiện tại (có thể là ngày kiểm kê hoặc ngày lập báo cáo). Bạn xem file đính kèm nhé!

2. Hạn chế của cách làm này như sau:
- Có những mặt hàng nhập nhiều lần vào nhiều tháng khác nhau, xuất trong nhiều tháng khác nhau, nghĩa là tuổi tồn kho (sau đây mình xin sửa lại là thời gian tồn kho - TGTK) của một mặt hàng trong kho sẽ tương ứng khác nhau!

- Bạn không nói rõ phương pháp nhập xuất của bạn, FIFO, LIFO, v.v... nên không thể xác định chính xác TGTK của các mã hàng.

3. Gợi ý: Thông thường, muốn xác định chính xác thời gian tồn kho của một mặt hàng ta có thể thực hiện như sau:
- Khi Nhập kho, yêu cầu cung cấp số tham chiếu (thông thường gọi là số Lot, ai làm trong lĩnh vực quản lý kho thuốc tây, thực phẩm, nước giải khát, v.v... sẽ hiểu con số này), số Lot sẽ kèm theo ngày và được theo dõi như một danh sách tham chiếu.

- Khi Xuất kho phải tuân thủ xuất theo số Lot, nghĩa là xuất đích danh! Ở đây mình không quan tâm là FIFO hay LIFO, vì nó không còn quan trọng trong vấn đề này nữa!

- Bằng cách đó, khi kiểm kê, ta sẽ biết được mặt hàng đó còn tồn kho bao nhiêu Lot, và thời gian tồn kho của nó tính bằng cách lấy ngày kiểm kê trừ đi ngày tham chiếu trên số Lot đó!
-------------------------------------------------
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Hi cadafi,

Mình nghĩ không chỉ có phương pháp xuất kho là LIFO, FIFO, hay đích danh thì mới tính được tuổi kho vì đa phần là các mặt hàng kinh doanh chưa chắc đã xuất thực tế theo phương pháp đó (ở ngoài siêu thị họ vẫn tính được tuổi kho đó thôi trong khi hàng nhập, xuất cứ ra vào đều đều và chắc chắn ko tuân theo nguyên tắc FIFO, LIFO hay Đích danh đâu vì cứ gần hết hàng trên kệ thì họ bê hàng mới về lên)

Như thế chắc chắn phải có 1 căn cứ khác để tính tuổi kho (không hẳn là "thời gian tồn kho" đâu mà chính xác là dùng "tuổi kho" luôn. Báo cáo tuổi kho cũng như tuổi nợ, sẽ có dạng 0-30; 30-60; 60-90;90-~)

Thực ra về vấn đề quản trị hàng tồn kho thì ngoài báo cáo NXT người ta còn làm các báo cáo như:
Tuổi kho, hàng bán chạy (theo số lượng hoặc theo giá trị - theo giá trị là hơi vô lý), hàng bán chậm, v.v...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ở đây các bạn cần lưu ý. Phương pháp FIFO và phương pháp LIFO (Nhập trước xuất trước và nhập sau xuất trước) là chỉ nói đến giá của hàng tồn kho. Sử dụng phương pháp FIFO không có nghĩa là lô hàng nào nhập trước được xuất trước mà FIFO chỉ dùng để xác định giá, giá nào nhập vào trước thì giá đó sẽ dùng giá đó để tính trị giá hàng xuất kho trước còn hàng hóa thì cái nào xuất trước cũng được. Phương pháp LIFO cũng tương tự. Chỉ có phương pháp Thực tế đích danh thì giá của lô hàng nào sẽ đi kèm với lô hàng đó, xuất kho lô hàng nào thì tính giá xuất kho theo đúng giá của lô hàng đó.
Trong thực tế, dù dùng phương pháp FIFO hay LIFO thì tôi nghĩ người ta cũng sẽ xuất những hàng nhập trước ra trước để tránh làm hàng tồn kho bị mất phẩm chất, hết hạn sử dụng. Có thể căn cứ vào đó mà tính tuổi hàng tồn kho.
 
Phương pháp FIFO và phương pháp LIFO (Nhập trước xuất trước và nhập sau xuất trước) là chỉ nói đến giá của hàng tồn kho.
FIFO, LIFO không chỉ liên quan tới giá trị tồn kho (Ending Inventory) mà còn liên quan tới giá vốn hàng bán (Cost of Goods Sold). Hãy xem bản chất của sự vật hiện tượng ở hình sau đây:

stdcostflowallocation.PNG

Chỉ có phương pháp Thực tế đích danh thì giá của lô hàng nào sẽ đi kèm với lô hàng đó, xuất kho lô hàng nào thì tính giá xuất kho theo đúng giá của lô hàng đó.

Bản chất của FIFO, LIFO cũng là đích danh nhưng là đích danh có ... thứ tự thôi (thay cho số lo cụ thể là các chứng từ nhập theo thứ tự, mà từ chứng từ nhập --> số lô thôi).

Và khi tính toán (về mặt lập trình mà nói) thì vẫn phải căn cứ tồn theo chứng từ nhập hàng. Trong khi đó, giả xử khi nhập hàng lại nhập mã lô ==> khi xuất theo FIFO, LIFO thì vẫn tính được giá theo lô.

Như thế để thấy bản chất (xét về mặt logic đi) thì FIFO, LIFO cũng là đích danh (nhưng có thứ tự). Còn đích danh thì bao quát hơn (có thể không theo thứ tự)

Sau 1 hồi nghiên cứu các giải pháp nước ngoài, tính tuổi kho nó có lý thuyết của nó cả, không hẳn là áp dụng cho mỗi FIFO, LIFO hay đích danh mới tính được.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
FIFO, LIFO không chỉ liên quan tới giá trị tồn kho (Ending Inventory) mà còn liên quan tới giá vốn hàng bán (Cost of Goods Sold)
Cái này thì đương nhiên. Ở bài trước, tôi đang đề cập đến 2 khái niệm "giá trị hàng xuất kho" và "đích danh hàng xuất kho" nên dùng thuật ngữ "giá trị hàng tồn kho" để nói chung cho giá trị hàng tồn kho và giá vốn hàng xuất kho.

Bản chất của FIFO, LIFO cũng là đích danh nhưng là đích danh có ... thứ tự thôi (thay cho số lo cụ thể là các chứng từ nhập theo thứ tự, mà từ chứng từ nhập --> số lô thôi).
Mời bạn xem lại đoạn 16, 17 chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS02 - Hàng tồn kho để hiểu rõ hơn về bản chất của hai phương pháp này:

16. Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

17. Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Trích VAS02
 

Mỗi người 1 view rồi. :), quan niệm lô có 2 phần: Lô nhập và lô sản xuất. Lô sản xuất thì mới có ngày hết hạn. Còn lô nhập thì chính là chứng từ nhập hàng rồi. Ví dụ 1 lô nhập hàng IBM T43 về thì có thể trong đó có 2 lô sản xuất (2 đời với models khác hoàn toàn nhau, cấu hình khác nhau)

Concepts về LIFO và FIFO thì chắc ai cũng hiểu rồi.

giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho

Đây là câu trữ của người ko làm logic (kể cả BTC đi chăng nữa). Ở logic ko có khái niệm "gần cuối" hay "gần đầu" gì hết. Logic là hết chứng từ nhập này thì dùng tới chứng từ nhập khác.

Làm trong phần mềm thì nó sẽ lấy đích danh từ các chứng từ nhập luôn. Hết chứng từ này thì nó chuyển sang chứng từ khác.

Anyways, khác quan điểm thì khó bàn tiếp lắm :P
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Kế toán mà không theo chuẩn mực thì đúng là khác quan điểm rồi :-=
No table --=0

Khi tính toán trên software thì dưa trên logic rõ ràng chứ ko "giả định" với "gần" ở 1 điểm chơi vơi nào đó được (và toàn bộ dân kế toán khắp cả nước cũng làm theo cách đó, ví dụ theo FIFO thì xuất hết chứng từ nhập thứ nhất sẽ dùng tới chứng từ nhập thứ 2,...không nhẽ phải lấy ví dụ cụ thể lên đây cho nó buồn cười ra). Trong bài toán Queue (xếp hàng) thì POP theo FIFO hay LIFO nó có nguyên tắc cơ bản mà ai cũng hiểu (nguyên lý này không chỉ dân tin học mà nó là nguyên lý xếp hàng tự nhiên, 1 nguyên lý đời thường và miễn bàn rồi). Chuẩn mực kế toán họ cũng nói dựa trên căn cứ đó mà ra thôi, không nhẽ phải nói chi tiết dạng logic 1+1 = 2 mới là chuẩn mực. Nhưng mà khi tính toán cụ thể thì phải dựa trên logic (ở đây là theo thứ tự của chứng từ nhập hàng) chứ ko thể dựa trên từng câu từ được. Đố ông phần mềm trên thế giới nào lấy giá trị dạng "gần cuối kỳ" được đấy, gần là gần bao nhiêu --=0? Miễn là đảm bảo nguyên tắc gốc của vấn đề đó.

"giá trị hàng xuất kho" và "đích danh hàng xuất kho"

2 concepts này cũng ko nên so sánh với nhau, 1 cái là giá trị, 1 cái là phương pháp. Không thể so sánh. "Đích danh" là tên của 1 trong các phương pháp tính giá vốn.

hic, tranh luận 1 thôi 1 hồi mới hiểu bạn nói gì --=0

Ý của bạn là FIFO, LIFO chỉ là cách tính logic mặc dù bên ngoài có thể ko phải tuân theo logic đó (trừ phương pháp đích danh)

Tuy nhiên nếu theo cách bàn của cadafi thì tính tuổi kho phải có nguyên tắc nào đó về thứ tự hoặc đích danh mới xác định được tuổi kho của hàng hóa (dựa trên ngày nhập và ngày xuất chẳng hạn), nhưng tôi vẫn thấy ngay cả khi ko áp dụng các phương pháp cụ thể đó, người ta vẫn có thể lên báo cáo về tuổi kho và nó có cơ chế nào đó chứ ko chỉ xem hàng đó có xuất hiện trong giao dịch hay không. Thậm chí nó có trong 1 vài giao dịch bán hàng nhưng vẫn bị xem là bán chậm và từ đó lên 1 "tuổi" ước lượng.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom