Trái ngang chất xám

Liên hệ QC
Tôi tuân thủ nội quy khi đăng bài

minhmee2610

Thành viên mới
Tham gia
18/9/20
Bài viết
26
Được thích
6
Em đăng bài này mang tính chất tâm sự.
Anh chị nghĩ sao khi chất xám của mình là tài sản của công ty?
Hôm nay em được nghe câu chuyện, sếp nói với một anh sắp nghỉ việc rằng "tất cả các tool anh tạo ra trong thời gian làm việc của công ty là tài sản của công ty". Công ty em dùng SAP, anh ấy đã làm việc hơn 6 năm, từ một người không biết gì, tự mua các khóa học, tự học rồi tự làm các tool phục vụ công việc, đến lúc nghỉ việc vì không hợp ý sếp thì nhận được câu trả lời này. Em nghe câu chuyện này mà suy nghĩ mãi, cũng chẳng biết nên vui hay buồn. Tự dưng muốn ích kỷ quá.
 
Tài sản đó là của công ti, thì công ti có bổn phận chứng mình đó là tài sản của mình
→ Hợp đồng mua bán tài sản hay không?
→ Trả thù lao cho sáng kiến đó chưa, bỡi quyết định (bằng văn bản) nào?
Hay có quyết định đầu tư của CQ hay chưa/không?
→ Có ghi trong thỏa ước lao động tập thể hay nội qui hay không?
→ Có văn bản của cá nhân sở hữu hiến tặng hay không

& nói chung mọi chuyện này liên quan đến luật Sở hữu trí tuệ đó nghe.
 
Trước mình làm cho 1 công ty xd 7 năm, xây dựng cả hệ thống cho công ty khi ra đi cũng từng bị giống anh kia một phần nào đó nên sơ bộ hiểu được tâm trạng của anh kia và cả bạn (những người ở lại). Ai cũng bất ngờ quyết định của mình!
Khi tranh cãi nhau là lúc nóng giận không kiểm soát được lời nói và phần nào đó luôn muốn thể hiện quyền lực của người trong cuộc tranh cãi. Mình chọn cách im lặng ra đi trong êm đẹp, họ nói gì kệ họ thôi.
Theo cá nhân mình thấy thì "chất xám" của anh ấy mới quan trọng, vì "chất xám" tạo ra tool, chỉnh sửa tool. Dăm ba cái tool này nọ quan trọng gì bằng việc họ mất đi người tạo ra nó phát triển nó
 
Đời lắm trớ trêu nhỉ.
 
Em cũng đang học, đang làm, cũng có tool của riêng em, nhưng từ vụ này em không có ý định chia sẻ nữa. Cũng muốn giúp các bạn khác làm nhanh hơn, nhưng lại thôi.
 
Nếu bạn thực sự có năng lực thì đơn giản mà.
Mã hoá, tạo khoá cấp quyền sử dụng theo máy tính/ từ xa... Tạo backdoor các kiểu...
Quan trọng là họ có dám dùng tiếp khi bạn không còn ở đấy không? :D
 
Tôi cho rằng công ty họ có cái lý của họ. Nếu nhân viên nghỉ, cho rằng tool(s) mình tạo ra là của mình, mà xóa hết các tool(s) đó đi thì công ty làm sao hoạt động tiếp?
- Thời gian anh ngồi đó để tạo ra các tool(s) đã được trả lương
- Công việc anh được trả lương là làm việc và công việc anh đang làm chắc chắn có liên quan đến nhân viên khác, bộ phận khác. Anh muốn công việc trôi chảy, (lãnh lương không thấy xấu hổ) thì anh phải cải tiến. CHứ anh làm mãi không xong, chuyển qua người khác kết quả sai hoặc chậm chạp, thì ảnh hưởng đến công ty, nghĩa là anh không hoàn thành công việc đã được trả lương. Thế nên tôi nói là phải xấu hổ khi lãnh lương.
- Anh tự bỏ tiền ra để mua khóa học? Tiền đó anh mua kiến thức, và anh cứ mang kiến thức đó theo đến hết đời, chẳng ai giành.
 
Xoay quanh vấn đề này nhiều lần được nói tới rồi.
Đợi bài giải thích lại của anh ấy vậy.
 
Theo luật chung thì những gì tạo ra trong thời gian làm việc ở công ty là tài sản của công ty.
Nếu bạn nào có học toán thống kê thì cũng biết chuyện Student's t-Test.

Việc này cũng nhiều lần ra tòa ở Âu Mẽo rồi. Hầu hết đều nhận chung là:
1. kinh nghiệm người làm tích lũy là dựa trên điều kiện làm việc ở công ty. (Không có nơi thực tập thì chỉ có các tay trí tuệ tuyệt đỉnh mới tạo kinh nghiệm cho mình)
2. những gì ngoài công việc và người lao động gây được thì là của người lao động. Tuy nhiên, công ty có quyền đòi chia phần, hoặc lấy trọn nếu:
- Người lao động dùng tài sản của công ty trong việc ấy. Tài sản của công ty bao gồm thiết bị, vật dụng, chỗ ngồi, và lao động. Lưu ý rằng trong giờ làm việc, lao động là tài sản công ty - theo hợp đồng lao động thì người lao động bán hoặc cho mướn thời gian ấy. Nếu người lao động dùng nó cho việc riêng mình là ăn cắp.
- Người lao động dùng những phát minh hoặc tiện ích trí tuệ của công ty để làm nền móng gầy dựng cho sản phẩm của mình. Cái này hơi khó chứng minh cho nên những tay ma giáo cũng hay qua mặt được công ty.

Theo luật trên thì ở bài #1, tôi tin rằng công ty sẽ thắng nếu sự việc được đưa ra tòa.

Cũng theo bài #1, thớt muốn ích kỷ thì là quyền của thớt. Nhưng nếu gặp công ty đã từng mướn bọn tôi tư vấn thì bị đuổi việc ráng chịu.
Công ty chúng tôi (trước khi tôi về hưu) đặt câu hỏi cho quản lý:
- Nếu ngày mai, anh/chị A vì ký do gì đó không làm việc nữa (tiếng Anh nhà nghề là "If A gets hit by a bus") thì công việc của A có thể tìm người đảm nhiệm được chăng?
Trong lúc làm việc, chính sếp của tôi cũng đặt câu hỏi này với tôi. Và nếu tôi không trả lời được thì sẽ được thì sẽ chết với sếp: bỏ hết công việc hiện tại, đi lập ngay một tập chỉ dẫn cách thực hiện công việc của mình.
Nói cách khác, làm việc mà giấu diếm là không làm hết trách nhiệm của mình.

Người gây lộn với sếp xong, nghỉ việc thì chỉ có một điều an ủi duy nhất là công ty phải điều động một người giỏi hơn mình để có thể đọc chỉ dẫn mà tạm tiếp tục; trong khi chờ đợi huấn luyện người. Nếu người nghỉ việc mà công ty không thể tiếp tục công việc ấy vì mật mã chỗ này, macro ẩn chỗ nọ thì người ấy nên tự hỏi lại lương tâm nghề nghiệp của mình.

Chú thích:
Ỏ đây cũng từng có tranh cãi chuyện tương tự.
- Tôi theo quan điểm những code kiếc cho vào file Excel để làm việc là tài sản công ty. Bởi vì công ty chịu trách nhiệm hậu quả của nó. Người viết code giùm (ở GPE chẳng hạn) cho xong rồi phủi tay chứ ai dại gì đứng ra chịu trách nhiệm?
- Nhưng ở diễn đàn này nhiều người cho rằng nếu code ấy bạn lấy (xin) được ở nơi khác, hoặc tự viết lấy trong giờ riêng của bạn thì nó là sản phẩm của bạn. Nó giúp cho bạn làm việc dễ hơn là do tài của bạn, công ty không có phần nào trong ấy.

Điển hình: Cái file Excel là tài sản công ty, bạn nhét code vào để chạy là bạn biến đổi tính chất của nó. Bạn nghĩ rằng khi nghỉ việc, bạn có quyền xóa code đi, để lại một đống dữ liệu không có kết nối giữa đầu vào (cái bạn nhận vào) và đầu ra (kết quả sau khi chạy code của bạn) mà không biết mắc cở à?
Bản thân tôi mà nhận công việc thấy mấy loại file như vậy tôi chửi thằng kia là đồ *** ****.
 
Nếu sau khi nghỉ việc, các cựu nhân viên Microsoft đem theo source MS Office mà họ đã tạo ra khi còn làm việc tại Microsoft để tạo ra một phiên bản có tên mới là "New Office" nhưng giao diện, tính năng thì y như MS Office cũ (vì cùng source). Họ sẽ lý luận rằng, "code này tụi tôi viết, giao diện tụi tôi thiết kế cho nên tụi tôi có quyền với những cái gì tụi tôi làm ra" thì quý vị sẽ nghĩ sao?
 
Nếu sau khi nghỉ việc, các cựu nhân viên Microsoft đem theo source MS Office mà họ đã tạo ra khi còn làm việc tại Microsoft để tạo ra một phiên bản có tên mới là "New Office" nhưng giao diện, tính năng thì y như MS Office cũ (vì cùng source). Họ sẽ lý luận rằng, "code này tụi tôi viết, giao diện tụi tôi thiết kế cho nên tụi tôi có quyền với những cái gì tụi tôi làm ra" thì quý vị sẽ nghĩ sao?
Chuyện của thớt với chuyện này là khác nhau. Công việc kia nếu không có tool thì chậm, người ta thêm tool vào nên mới cho là công sức của họ. Còn việc này là MS tuyển người để lập trình sp ấy, tức là sp dứt thoát của MS chứ không phải của nld.
 
Chuyện của thớt với chuyện này là khác nhau. Công việc kia nếu không có tool thì chậm, người ta thêm tool vào nên mới cho là công sức của họ. Còn việc này là MS tuyển người để lập trình sp ấy, tức là sp dứt thoát của MS chứ không phải của nld.
Tool hay software đều được tạo ra theo mục đích công việc trong thời gian họ làm việc tại công ty. Trong cả hai tình huống thì người sáng tạo ra sản phẩm đều HƯỞNG THÙ LAO cho công việc của mình. Thế thì có gì khác biệt? Nếu có khác biệt thì chắc là thù lao không tương xứng so với thành quả.

Giả sử cho anh kia một cơ hội ngược lại thời gian, anh ta quyết định sẽ không làm tool nào nữa. Công việc của anh ta kém hiệu quả, và tự làm mất nhiều thời gian của chính mình. Vì năng lực làm việc chả có gì nổi trội, không tạo ra hiệu quả như kỳ vọng, anh ta thậm chí đối mặt với nguy cơ mất việc để công ty kiếm người nào tốt hơn.
 
Chuyện nào cũng có sự điều chỉnh của pháp luật, không nhiều thì ít
Pháp luật ở đây thường là Bộ Luật LĐ & 1 số luật khác, như sở hữu trí tuệ, . . .

Ngoài chuyện pháp luật thì có thêm chuyện đạo đức từ cả 2 phía NLĐ (người lao động) & người sử dụng LĐ

Để khỏi có những phiền toái trong kiện cáo, NLĐ & NSD LĐ phải rõ luật để trước tiên là tự bảo vệ mình.
Pháp luật nào có xu hướng bảo vệ người yếu thế thì đáng trân trọng hơn!
 
Theo luật chung thì những gì tạo ra trong thời gian làm việc ở công ty là tài sản của công ty.
Nếu bạn nào có học toán thống kê thì cũng biết chuyện Student's t-Test.

Việc này cũng nhiều lần ra tòa ở Âu Mẽo rồi. Hầu hết đều nhận chung là:
1. kinh nghiệm người làm tích lũy là dựa trên điều kiện làm việc ở công ty. (Không có nơi thực tập thì chỉ có các tay trí tuệ tuyệt đỉnh mới tạo kinh nghiệm cho mình)
2. những gì ngoài công việc và người lao động gây được thì là của người lao động. Tuy nhiên, công ty có quyền đòi chia phần, hoặc lấy trọn nếu:
- Người lao động dùng tài sản của công ty trong việc ấy. Tài sản của công ty bao gồm thiết bị, vật dụng, chỗ ngồi, và lao động. Lưu ý rằng trong giờ làm việc, lao động là tài sản công ty - theo hợp đồng lao động thì người lao động bán hoặc cho mướn thời gian ấy. Nếu người lao động dùng nó cho việc riêng mình là ăn cắp.
- Người lao động dùng những phát minh hoặc tiện ích trí tuệ của công ty để làm nền móng gầy dựng cho sản phẩm của mình. Cái này hơi khó chứng minh cho nên những tay ma giáo cũng hay qua mặt được công ty.

Theo luật trên thì ở bài #1, tôi tin rằng công ty sẽ thắng nếu sự việc được đưa ra tòa.

Cũng theo bài #1, thớt muốn ích kỷ thì là quyền của thớt. Nhưng nếu gặp công ty đã từng mướn bọn tôi tư vấn thì bị đuổi việc ráng chịu.
Công ty chúng tôi (trước khi tôi về hưu) đặt câu hỏi cho quản lý:
- Nếu ngày mai, anh/chị A vì ký do gì đó không làm việc nữa (tiếng Anh nhà nghề là "If A gets hit by a bus") thì công việc của A có thể tìm người đảm nhiệm được chăng?
Trong lúc làm việc, chính sếp của tôi cũng đặt câu hỏi này với tôi. Và nếu tôi không trả lời được thì sẽ được thì sẽ chết với sếp: bỏ hết công việc hiện tại, đi lập ngay một tập chỉ dẫn cách thực hiện công việc của mình.
Nói cách khác, làm việc mà giấu diếm là không làm hết trách nhiệm của mình.

Người gây lộn với sếp xong, nghỉ việc thì chỉ có một điều an ủi duy nhất là công ty phải điều động một người giỏi hơn mình để có thể đọc chỉ dẫn mà tạm tiếp tục; trong khi chờ đợi huấn luyện người. Nếu người nghỉ việc mà công ty không thể tiếp tục công việc ấy vì mật mã chỗ này, macro ẩn chỗ nọ thì người ấy nên tự hỏi lại lương tâm nghề nghiệp của mình.

Chú thích:
Ỏ đây cũng từng có tranh cãi chuyện tương tự.
- Tôi theo quan điểm những code kiếc cho vào file Excel để làm việc là tài sản công ty. Bởi vì công ty chịu trách nhiệm hậu quả của nó. Người viết code giùm (ở GPE chẳng hạn) cho xong rồi phủi tay chứ ai dại gì đứng ra chịu trách nhiệm?
- Nhưng ở diễn đàn này nhiều người cho rằng nếu code ấy bạn lấy (xin) được ở nơi khác, hoặc tự viết lấy trong giờ riêng của bạn thì nó là sản phẩm của bạn. Nó giúp cho bạn làm việc dễ hơn là do tài của bạn, công ty không có phần nào trong ấy.

Điển hình: Cái file Excel là tài sản công ty, bạn nhét code vào để chạy là bạn biến đổi tính chất của nó. Bạn nghĩ rằng khi nghỉ việc, bạn có quyền xóa code đi, để lại một đống dữ liệu không có kết nối giữa đầu vào (cái bạn nhận vào) và đầu ra (kết quả sau khi chạy code của bạn) mà không biết mắc cở à?
Bản thân tôi mà nhận công việc thấy mấy loại file như vậy tôi chửi thằng kia là đồ *** ****.
Kinh thật, bài này bác dài mà nắn nót gê. Không sai chính tả 1 từ nào, không thừa, lệch chữ 1 từ nào.
Thực sự là rất tâm huyết với chủ đề này đấy.
Mạn phép tặng bác 10đ. :D :D :D
 
Mỗi cái tool viết ra phục vụ cho công việc, dù tốt đến mấy đi nữa cũng chỉ có giá trị hạn chế:
- Phục vụ công việc hiện thời của cá nhân/ phòng ban.
- Phục vụ cho mục đính kinh doanh hiện tại của công ty
Nếu công ty mua phần mềm triệu đô, phần mềm tự động được nhiều việc thì tool cũng bỏ.
Nếu công ty mở rộng kinh doanh, thay đổi sách lược, chiến lược, thậm chí thay đổi ngành nghề kinh doanh thì cái tool đó không còn giá trị sử dụng.

Thí dụ viết 1 cái tool tính giá trị xuất kho và hàng tồn kho theo kiểu nhập trước xuất trước, rất rất hay. Bây giờ công ty mở rộng kinh doanh hàng thực phẩm, hàng dược phẩm, mỹ phẩm (có hạn sử dụng). Yêu cầu bây giờ là tính toán giá xuất kho và hàng tồn kho theo kiểu cũ cộng thêm xuất kho theo kiểu hạn dùng hết trước xuất trước, thì tool kia hết đáp ứng.

Cho nên anh nghỉ và tiếc, nhưng kể cả anh còn làm anh cũng phải tự vứt bỏ. Chẳng có cái tool nào trường tồn quá 1 năm, thậm chí chỉ vài tháng nửa năm.
 
Với lại trách anh nhân viên học nghề chưa thông nữa.
Nếu viết chương trình làm việc đáp ứng đến thời điểm anh ấy nghỉ (VD file công việc.exe), thì cho cũng được. Sau này thời thế thay đổi, cập nhật lại cũng méo mỏ luôn chứ có dễ đâu.
Mà nếu code dài, lộ thiên, đáng gọi là công sức nhiều. VD 10000 dòng code thì người sau có chỉnh sửa được có khi còn toát mồ hôi lách. Em chỉ nghĩ đến việc CTRL+F thôi là muốn đập mịa cái máy rồi.
Mà cao thủ biết lập trình đưa cho yêu cầu viết cái khác còn nhanh hơn.

Mà tốt nhất là cho, sang chỗ khác nhiều khi chả dùng đến.
Đấy là nguyên nhân mà các bí kíp võ công trong Kim Dung đã bị thất truyền nên hậu thế chúng ta không thể luyện được.

Hãy cho đi khi còn có thể. Hãy cho đi để rồi mất hết. Điều đó tùy thuộc hành động của bạn (5s quảng cáo).
 
cách đây vài năm tôi có quen 1 tay qua Facebook cũng giao lưu chát chít bà tám cô 9 qua lại dài dài

Nó làm cho cty và biết code trên Delphi ... Tôi bày cho nó như sau

1/ khi ở nhà Em nên viết 1 DLL là các hàm cơ bản nhất mang tính độc quyền

2/ khi làm cty mang nó theo dùng vào công việc của em ... nếu sếp xó có hỏi cái DLL đó tùy biến trả lời nó ... kẹt quá cứ keo Anh viết là xong thôi

3/ còn nó keo em viết em keo nó rất khó mà DLL đó miễm phí cứ vậy dùng không mất thời gian viết lại

4/ phần còn lại sau này làm ở đó họ ngược đãi hay gì đó ... tùy mà xử lý rút nhẹ nhàng êm đẹp
 
Mỗi cái tool viết ra phục vụ cho công việc, dù tốt đến mấy đi nữa cũng chỉ có giá trị hạn chế:
- Phục vụ công việc hiện thời của cá nhân/ phòng ban.
- Phục vụ cho mục đính kinh doanh hiện tại của công ty
Nếu công ty mua phần mềm triệu đô, phần mềm tự động được nhiều việc thì tool cũng bỏ.
Nếu công ty mở rộng kinh doanh, thay đổi sách lược, chiến lược, thậm chí thay đổi ngành nghề kinh doanh thì cái tool đó không còn giá trị sử dụng.

Thí dụ viết 1 cái tool tính giá trị xuất kho và hàng tồn kho theo kiểu nhập trước xuất trước, rất rất hay. Bây giờ công ty mở rộng kinh doanh hàng thực phẩm, hàng dược phẩm, mỹ phẩm (có hạn sử dụng). Yêu cầu bây giờ là tính toán giá xuất kho và hàng tồn kho theo kiểu cũ cộng thêm xuất kho theo kiểu hạn dùng hết trước xuất trước, thì tool kia hết đáp ứng.

Cho nên anh nghỉ và tiếc, nhưng kể cả anh còn làm anh cũng phải tự vứt bỏ. Chẳng có cái tool nào trường tồn quá 1 năm, thậm chí chỉ vài tháng nửa năm.
Tôi đồng tình với thầy Mỹ. Chẳng có cái tool nào trường tồn mãi với thời gian cả - Nếu chất xám đó cứ để "thối" trong đầu thì cũng chẳng nên để làm gì ? Nhưng nói thì nói vậy thôi chứ đôi lúc cũng tức như bò đá đó chứ chẳng chơi đâu - xin lỗi lúc khác xin hầu anh chị em tiếp chủ đề này - Giờ lại có khách rồi _ Haha
 
Ở bài #9 tôi nói chuyện chung về luật lệ.

Chứ nói riêng về trường hợp bài #1 thì có nhiều chi tiết mà người ta có thể đưa lên sót. Đưa lên thiếu và/hoặc lêch lạc thông tin là chuyện thường tình ở GPE.

Giả sử câu chuyện chính xác 100% thì:

1. Sếp nói câu đó đúng là phong độ làm sếp - câu này tôi nói thật, không mai mỉa.
Làm sếp phải chịu nhiều trách nhiệm. Khi báo cho nhân viên về sở hữu trí tuệ là sếp cảnh báo rằng:
- Nhân viên không được tự quyền gỡ bỏ đi những chỗ tự coi là "của mình", khiến công việc trở nên khó tiếp tục.
- Một ngày nào đó, công ty thâu lợi được từ một chỗ nào đó có dính liu đến các "sản phẩm" mà nhân viên đã tạo ra thì nhân viên không thể đem "quyền sở hữu" ra để kiện công ty đòi chia chác lợi nhuận.
- Công ty phải tránh một số rắc rối khác từ nhân viên.

2. Khi anh chàng kia tức tối có nghĩa là anh ta nhỏ mọn và tự đề cao mình:
- Ba cái mớ code kiếc hoặc thao tác gì đó anh ta xấy dựng trên SAP chỉ là chuyện nhỏ như các bạn ở đây viết code VBA. Đem vấn đề "chất xám" ra là tự đề cao mình.
- Đã nhận việc SAP từ lúc không biết gì mà không nghĩ rằng công ty đã dễ dãi cho mình (hỏng biết gì thì ai giao công việc?), ngày thành tài còn tính quay lại kể công.

Nói cho tận tường, SAP không phải là hệ thống nhỏ. Anh chàng kể chuyện công ty giao công việc cho một người "không biết gì" và người ấy buộc phải tự bỏ tiền ra học nghe nó hơi kỳ kỳ...
Không phải lúc bắt đâu anh ta chỉ làm công việc dọn rác (dọn rác files, vv...). Sau đó cố học để nhận công việc cao hơn chứ?

Chú thích:
Trong nghề phẩn mềm, những cái xứng đáng gọi "chất xám" là những phát minh thuật toán có hoặc mô hình có thể đem ra cầu chứng để bảo vệ.
Trong trường hợp đó:
- Nếu phát minh trong công việc thì nó là của công ty, và tùy theo hợp đồng mà nhân viên có thể được chia sẻ một phần lợi nhuận từ phát minh ấy.
- Nếu nhân viên phát minh trong thời gian riêng của mình thì công ty sẽ xét xem trong quá trình phát triển có dính líu gì đến sản phẩm sở hữu của công ty hay không. Điển hình nếu mô hình dùng dữ liệu lấy từ công ty để phát triển hoặc test thì là có dính líu.
 
Lấy ví dụ từ bản thân mình:
Mình & chàng lích (mới ra trường vài năm) đã cùng viết cho N/m (nhà máy) chương trình trả lương sản phẩm tập thể (. . .)
(/ừa rồi có dịp về thăm lại N/m; Các anh em phòng nhân sự nói là hiện tại vẫn đang xài chương trình của anh & có bổ sung . . .
Mười mấy năm qua, quản lý N/m vẫn mời bọn mình hàng năm đến gặp gỡ chia sẻ thân tình;
Thái độ qua cầu rút ván ở cả 2 phía đều rất đáng lên án, nhất là bên người sử dụng lao động;
Ông bà xưa nói: Báo chết để da, người ta chết để tiếng;
Thời buổi kinh tế thị trường thì câu này càng nên tâm niệm để làm người tử tế!

Còn ở khía cạnh khác thì áp câu "Đi với bụt mặt áo cà sa, đi với ma thì mặt áo giấy"
Chỉ có điều ma hay bụt phải được nhận ra sớm bằng cách nào tùy theo năng lực mỗi người mà thôi.
 
Web KT
Back
Top Bottom