Thuật toán bài toán tối ưu về xây dựng (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Đọc kỹ từng phần thảo luận của các bạn thì mình hiểu đại ý thế này:
- Thép là một thành phần không thể thiếu trong bất cứ công trình xây dựng nào.
- Thép chiếm 1 tỷ trọng tương đối lớn trong gói chi phí vật liệu xây dựng.
- Thế nhưng, khi bạn nhập nguyên liệu về, thì nảy sinh vấn đề là làm sao để tỷ lệ hao phí của thép trên tổng nguyên vật liệu thép là nhỏ nhất.
- Và bạn đang loay hoay đi tìm thuật toán tối ưu để dùng trong việc tính toán ra thép, (cắt thép) làm sao cho số thép vụn hao phí là thấp nhất. Nghĩa là bạn đang cố tìm tòi cho ra phương pháp cắt để giảm KL hao hụt xuống thấp nhất.
Tóm lại, nếu cách mình hiểu vấn đề của bạn là đúng thì oke. "Vấn đề tìm phương pháp cắt để giảm khối lượng hao hụt xuống thâp nhất" đơn giản thôi. Để cho dễ hiểu phương pháp mà bmcn2 đưa ra nhằm giải quyết vấn đề này, các bạn tạm thời quên đi các phần mềm hỗ trợ hay kiến thức hàn lâm ở giảng đường đại học nhé. Các bạn chỉ cần nhớ kỹ năng tổng hợp và các phép toán cộng, trừ , nhân, chia thôi. Nếu các bạn đồng ý để bmcn2 đưa ra phương pháp cho vấn đề này thì tối nay (nếu không đủ thời gian thì thêm tối mai nữa) bmcn2 sẽ đưa lên p/p tối ưu.
Lưu ý là: thường thì sau 10h đêm bmcn2 mới có không gian yên tĩnh cho vấn đề này.
 
Trong xây dựng thì có 2 loại bản vẽ, bản vẽ kiến trúc và bản vẽ thi công. Mà có công trình nào giống công trình nào đâu. Chỉ có quy chuẩn kỹ thuật kết cấu sắt thép ở từng hạng mục kết cấu thôi.
Trực tiếp vấn đề nhé:

  1. Bản vẽ thi công, có phần bản vẽ kết cấu thép công trình. Căn cứ trên bản vẽ kết cấu này, ta lập nên bảng thống kê các loại thép. Kê ra các loại thép cần dùng, nhớ đừng kê thiếu nhé.
  2. Cũng trên bản vẽ này, ở từng hạng mục betong cốt thép và nhớ là có thêm phần sắt chờ, ta liệt kê ra chi tiết , số lượng, chủng loại thép cần dùng. ( Với thép cuộn, trong công trình dân dụng, thường dùng 2 loại sắt pi 6 và pi 8, còn thép thanh thì có loại pi10 đến pi 36, tùy bản vẽ kết cấu thép thôi, thường chiều dài thép thanh là 11.7m, thường dùng thép thanh là loại thép gân)
  3. Lưu ý là: tùy theo bãn vẽ mà chi tiết và số lượng các loại thép thanh phải cắt khác nhau nhé. (pi mấy, chiều bao nhiêu, vị trí của nó là gì, thanh chịu lực chính hay thanh tăng cường, hàn nối hay nối chập, còn gọi là nối gối đầu?)
  4. Với loại thép thanh phải cắt thì bạn hỏi bản vẽ đó các câu hỏi sau, ví dụ:

  • Với pi 24 thì cần bao nhiêu cây 4,6m, bao nhiêu cây 4m, bao nhiêu cây 1,8m bao nhiêu cây 1,2m?
Đến đây thì bạn đã chọn được phương án cắt tối ưu chưa?
Ví dụ: yêu cầu của hạng mục công trình là dùng 100 thanh pi 24. Thế nhưng, nếu bạn cứ cắt theo kiểu cần đâu cắt đó thì chắc 1 điều là bạn cần phải nhập thêm vài chục thanh nữa và số sắt vụn do đó dư quá nhiều luôn, không dùng được thì bán đi rồi ới bmcn2 đi nhậu phát nhé
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình đã đọc qua nhưng chưa thấy tối ưu tý nào
Nó hầu như là các phương án lựa chọn của bạn chứ mục tiêu của mình là lượng thép vụn nhỏ nhất

Bạn ơi!
Bạn nói:
Mình đã đọc qua nhưng chưa thấy tối ưu tý nào

Bạn đã đọc qua cái gì (bài nào mà chưa thấy tối ưu vậy?
Và:
mục tiêu của mình là lượng thép vụn nhỏ nhất
Vâng, hiểu. Mình từng thấy 1 phần mềm có tính năng tương tự như cái phần mềm mà các bạn muốn có. Nhưng cái phần mềm đó là của người Nhật và nó thì được dùng trong ngành điện tử.
Theo cảm nhận của mình thì trên gpe này, không thiếu những tài năng lập trình và họ thừa khả năng để viết ra bất cứ phần mềm nào để phần mềm đó trở thành công cụ nhằm giải quyết mục tiêu của yêu cầu công việc. Trong trường hợp này thì bmcn2 tạm đặt tên cho nó là cut steel optimal software (phần mềm cắt thép tối ưu). Bạn chỉ việc đặt hàng bằng cách đưa lên bản mô tả thiết kế phần mềm mà bạn muốn. Thế là vài tháng sau, ta sẽ có được 1 cái cut steel optimal software Made In GPE.
bmcn2 trực tiếp một năm ở công trường, và học được từ những người thợ giỏi phương pháp làm thế nào để đáp ứng mục tiêu của bạn (lượng thép vụn nhỏ nhất). Bạn chọn ra 1 bản vẽ kết cấu thép của một công trình thực tế đi. Chuẩn bị đủ các số liệu về thép của bản vẽ đó. bmcn2 lấy các số liệu bằng cách hỏi và bạn trả lời. Sau đó bmcn2 căn cứ trên thông tin bạn cấp để đưa ra phương thức cắt như thế nào để lượng thép vụn nhỏ nhất.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
đúng là kỹ sư VN mình ko thể so sánh với dàn kỹ sư nước ngoài vì ko phải mình ko có trình độ mà là mình thiếu phương tiện KHKT và chương trình hỗ trợ, và cái cốt yếu là vẫn còn mang đầu óc phương Đông cổ hủ lạc hậu, ko chia sẽ kinh nghiệm, vào wed muốn chép tài liệu về học thì phải đăng ký thành viên đủ thứ. Hậu bối có gì mạo phạm các bậc tiền bối tha thứ cho đây chỉ là nỗi lòng của tôi thôi ka...ka...dạng SV mới ra trường như tôi thì lấy đâu tiền mà mua phần mềm 10 triệu đồng của các bác chứ thiệt là.
Lương của kỹ sư nước ngoài là 25 ngàn dollar/năm (giá năm 2005, bmcn2 nhớ như vậy, là dân mới ra trường đó nhé). Còn lương của kỹ sư VN thì làm theo năng suất-hưởng theo nhu cầu nên có 1,8 triệu đồng/tháng thôi. Của người ta thì ngàn, nhưng là ngàn dollar, còn của mình thì triệu, nhưng là triệu đồng.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bạn ơi!
Bạn nói:

Bạn đã đọc qua cái gì (bài nào mà chưa thấy tối ưu vậy?
Và:
Vâng, hiểu. Mình từng thấy 1 phần mềm có tính năng tương tự như cái phần mềm mà các bạn muốn có. Nhưng cái phần mềm đó là của người Nhật và nó thì được dùng trong ngành điện tử.
Theo cảm nhận của mình thì trên gpe này, không thiếu những tài năng lập trình và họ thừa khả năng để viết ra bất cứ phần mềm nào để phần mềm đó trở thành công cụ nhằm giải quyết mục tiêu của yêu cầu công việc. Trong trường hợp này thì bmcn2 tạm đặt tên cho nó là cut steel optimal soft (phần mềm cắt thép tối ưu). Bạn chỉ việc đặt hàng bằng cách đưa lên bản mô tả thiết kế phần mềm mà bạn muốn. Thế là vài tháng sau, ta sẽ có được 1 cái cut steel optimal soft made in gpe.
bmcn2 trực tiếp một năm ở công trường, và học được từ những người thợ giỏi phương pháp làm thế nào để đáp ứng mục tiêu của bạn (lượng thép vụn nhỏ nhất). Bạn chọn ra 1 bản vẽ kết cấu thép của một công trình thực tế đi. Chuẩn bị đủ các số liệu về thép của bản vẽ đó. bmcn2 lấy các số liệu bằng cách hỏi và bạn trả lời. Sau đó bmcn2 căn cứ trên thông tin bạn cấp để đưa ra phương thức cắt như thế nào để lượng thép vụn nhỏ nhất.

Thú vị thật. Ý tưởng của mình là thế này:
Viết ra một intelligent-software với các tính năng sau:
- Đọc được bản vẽ kết cấu thép công trình. Ta nhập bản vẽ vào. Rồi nhấn nút đọc. Nó xuất ra bảng kết quả đọc của nó là một bảng dữ liệu thống kê các đối tượng sau:
Cột a: Các loại thép cần dùng trong bản vẽ
Cột b: Tổng lượng thép cần dùng của mỗi loại ( đơn vị là kg, tấn hoặc mét, có nút tùy chọn đơn vị xuất)
Vấn đề là phải thống nhất tiêu chuẩn hiển thị ngôn ngữ ký hiệu của bản vẽ.
Hi, bạn nào có hứng thú thì bổ sung hoặc phát triển thêm ý tưởng nha. Lợi ích đầu tiên của tính năng thứ nhất là bạn biết rõ các số liệu của vật liệu thép.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
+ Bài này phải dùng thuật toán Vét cạn thôi
Vét tất cả các phương án rồi tìm ra -> phương án tối ưu,

+ hoặc là phương án quy hoạch tuyến tính - nhưng khó tìm được bằng solver

Vét cạn, vét sạch rồi thì còn đâu mà bán phế liệu để nhậu chứ. Từ từ rồi optimal solutions in this case sẽ có thôi mà.
 
Việc giải bài toán này chính xác thì đã có khá lâu rồi (hình như là năm 1961). Nhưng để chạy trong trường hợp nhiều loại thép và chiều dài 1 thanh của từng loại nhỏ hơn nhiều với chiều dài định hình thì rất rất chậm. Nói chung tìm lời giải để nhanh mà chính xác tuyệt đối với số lượng lớn thì ko có lời giải.
Sao không có lời giải chứ? Chỉ là xét trên một tổ hợp rời rạc thôi mà
 
Bác Mai Văn Trí có thể tích hợp cả nối thép vào phần mềm của bác được ko? Ở một số công trường ko có điện để hàn nên nối thép bằng cách buộc có chiều dài mối nối khoảng 30D khá lãng phí, bác có thể bổ xung vào cho tiện ích của bác một mội mối nối cho một thanh thép ko? Xin cảm ơn bác!
Tối ưu sẽ trở thành tối thui khi bạn cố gắng tiết kiệm thép theo kiểu "đo lọ nước mắm-đếm củ dưa hành" dẫn đến chất lượng và tuổi thọ công trình bị ảnh hưởng. Ở VN đã có quá nhiều công trình chưa xong đã sập, chưa dùng đã sửa.
 
Phiên bản này dùng thử bình thường bạn à!


Cái này bạn hiểu cứng nhắc quá! giả sử cần 1 thanh chiều dài 14m, thiết kế đâu quy định là dùng 2 thanh 7m? bạn có thể tận dụng các thanh thép thừa ví dụ: 2.5 m + 11.7m = 14.2m; 1m + 6m + 7.4m = 14.4m - Trường hợp này là tính nối thép đó bạn!

Ví dụ
Không sử dụng nối thép - Phiên bản dùng thử: Cần sử dụng 113 cây L1170, dư 1 đoạn 8.7m
D|20|mm|No|1|2|3|4|5|6|7|8|
Kjoint|10|D|L (cm)|333|444|300|200|100|350|480|790|
Ljoint|20|cm|Quantity|90|48|20|50|80|54|42|18|
Err+|30|cm|OK|90|48|20|50|80|54|42|18|
Err-|5|cm|not OK|0|0|0|0|0|0|0|0|
960|24|40|1170|2| | | | | |1| |
540|30|18|1170| | | | | |1| |1|
442|26|17|1170| |1| | | |2| | |
364|26|14|1170| |1| |3|1| | | |
234|26|9|1170| |1|2| |1| | | |
182|26|7|1170| |1| | |7| | | |
16|4|4|1170|2| | |2|1| | | |
14|7|2|1170|1| | | | |1|1| |
26|26|1|1170| |1|1||4| | | |
870|870|1|1170| | |1| | | | | |

Nếu tính nối thép - Phiên bản đăng ký: Sử dụng 111 cây L1170, dư 1 đoạn 5.2m
D|20|mm|No|1|2|3|4|5|6|7|8|
Kjoint|10|D|L (cm)|333|444|300|200|100|350|480|790|
Ljoint|20|cm|Quantity|90|48|20|50|80|54|42|18|
Err+|20|cm|OK|90|48|20|50|80|54|42|18|
Err-|5|cm|not OK|0|0|0|0|0|0|0|0|
80|4|20|1170|2| | |2|1| | | |
40|4|10|1170|2| |1|1| | | | |
56|7|8|1170|1| | | | |1|1| |
28|4|7|1170|2| | | |5| | | |
40|40|1|1170| | |1| | |1|1| |
520|520|1|1170| | | | |3|1| | |
-36|-4|9|2340| |1| | | |4|1| |
-36|-4|9|2340| |1|1| | | | |2|
-24|-3|8|2340|1| | | |2|1|3| |
0|0|6|2340| |5| | |1| | | |

Bài toán dạng này là Tổ hợp tối ưu, để đưa ra kết quả chính xác dạng bài toán này là không thể, nhưng đưa ra kết quả chấp nhận được là có thể và việc lập được phương trình bài toán quy hoạch này cũng không phải đơn giản.

Thử giải quyết bằng nhóm rời rạc đi
 
Thú vị thật. Ý tưởng của mình là thế này:
Viết ra một intelligent-software với các tính năng sau:
- Đọc được bản vẽ kết cấu thép công trình. Ta nhập bản vẽ vào. Rồi nhấn nút đọc. Nó xuất ra bảng kết quả đọc của nó là một bảng dữ liệu thống kê các đối tượng sau:
Cột a: Các loại thép cần dùng trong bản vẽ
Cột b: Tổng lượng thép cần dùng của mỗi loại ( đơn vị là kg, tấn hoặc mét, có nút tùy chọn đơn vị xuất)
Vấn đề là phải thống nhất tiêu chuẩn hiển thị ngôn ngữ ký hiệu của bản vẽ.
Hi, bạn nào có hứng thú thì bổ sung hoặc phát triển thêm ý tưởng nha. Lợi ích đầu tiên của tính năng thứ nhất là bạn biết rõ các số liệu của vật liệu thép.

Bổ sung thêm cột c nè:
Cột c: loại thép và quy cách (pi và chiều dài l) của mỗi loại.

???
 
Theo cảm nhận của mình thì trên gpe này, không thiếu những tài năng lập trình và họ thừa khả năng để viết ra bất cứ phần mềm nào để phần mềm đó trở thành công cụ nhằm giải quyết mục tiêu của yêu cầu công việc. Trong trường hợp này thì bmcn2 tạm đặt tên cho nó là cut steel optimal software (phần mềm cắt thép tối ưu). Bạn chỉ việc đặt hàng bằng cách đưa lên bản mô tả thiết kế phần mềm mà bạn muốn. Thế là vài tháng sau, ta sẽ có được 1 cái cut steel optimal software Made In GPE.
bmcn2 trực tiếp một năm ở công trường, và học được từ những người thợ giỏi phương pháp làm thế nào để đáp ứng mục tiêu của bạn (lượng thép vụn nhỏ nhất). Bạn chọn ra 1 bản vẽ kết cấu thép của một công trình thực tế đi. Chuẩn bị đủ các số liệu về thép của bản vẽ đó. bmcn2 lấy các số liệu bằng cách hỏi và bạn trả lời. Sau đó bmcn2 căn cứ trên thông tin bạn cấp để đưa ra phương thức cắt như thế nào để lượng thép vụn nhỏ nhất.
Không có số liệu, thông tin gì hết, chán thật. Thôi thì thế này vậy, bcm2 tạm đưa ra vài số liệu giả định nghèo nàn sau:
A. Thép khoanh, pi 6, cắt đai bô cột và đà.
1. Số lượng đai cột: 20.000 cái, loại: ( cỡ đai) 200x200
2. Số lượng đai đà: 37.000 cái, loại: ( cỡ đai) 150x250
Đầu tiên, bạn phải biết rõ các số liệu sau:
a: 100kg sắt pi 6 dài bao nhiêu cm (m)
b: với đai cột và đai đà thì chiều dài l của mỗi thanh thép là bao nhiêu cm? Ở đây, bmcn2 cho l đai cột= 1x900cm, đai đà=1x900. Bạn chỉ việc sắp xếp cho công nhân ra sắt hàng loạt (duỗi thẳng thép khoanh) và cắt mỗi thanh theo chiều dài đúng = số đai cắt cho mỗi thanh thép duỗi. (quản đốc+kỹ sư trưởng+quản lý vật tư là nhóm chịu trách nhiệm vấn đề này)
Tự hiểu tiếp đi nha, còn nếu như bạn muốn kiểm soát tốt tất cả nguyên vật liệu cho 1 hoặc hàng loạt công trình với mục tiêu thỏa cái phương trình bên dưới đây thì oke, tuyển một chuyên gia quản trị tài nguyên công trình, thế là xong.
X1=Y1+i1% (1)
X1: tổng khối lượng sắt thép dùng cho công trình theo dự toán
Y1: tổng khối lượng sắt thép thực tế cần dùng theo tổng khối lượng sắt thép được tính trên chi tiết bản vẽ.
i1: tỷ lệ phần trăm hao hụt cho phép (còn gọi là giới hạn % hao phí).

( Với số lượng nhiều như thế thì bạn đặt hàng thẳng cho nhà cung cấp thép luôn, đảm bảo chẳng có bất cứ mẫu thép vụn nào)
Trong trường hợp bạn không tuyển được hoặc không tìm ra chuyên gia nào cộng tác với bạn trong lĩnh vực quản trị tài nguyên công trình thì thử tuyển bmcn2 này xem.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
VADaNang đã tối ưu được bài toán cắt thép chưa ?

Chúng ta hợp tác. Tôi đang có ý định viết chương trình đó đây.

Liên lạc với tôi theo SĐT : 0937271593
mail : trigialai@yahoo.com
Theo tôi nghĩ thì đầu tiên mình làm sao phải tìm ra được số cây thép sẽ dùng để cắt, nếu biết được điều này thì coi như đã làm xong tất cả. Theo tôi nghĩ nếu dùng quy tắc loại trừ thì ta vẫn để sót nghiệm. Bởi vì nều có nhiều tổ hợp nhiều cây thép cùng có chiều dài cắt là 11.7m thì chỉ chọn được 1 tổ hợp, Sau đó dùng quy tắc loại trừ ta sẽ có tổ hợp cắt thép tiếp theocũng có chiều dài là 11.7m. Nhưng nội trong những tổ hợp có chiều dài cắt thép là 11.7 thì cũng có thể sắp xếp thành những tổ hợp có chiều dài cắt thép tối ưu là 11.7m những tổ hợp này có thể kết hopự với những tổ hợp cắt thép chưa tối ưu ( <11.7m) để tạo ra những tổ hợp mà có chiều dài đoạn thép dư nhỏ hơn những quy tắc loại trừ.

Vấn đề bây giờ là tìm ra tổng số cây thép cần cắt sau đó sẽ tìm ra cách cắt như thế nào để lượng thép dư là nhỏ nhất. Tôi đang suy nghĩ vấn đề này.
Anh Em coi rồi cho ý tưởng với

Cảm ơn Anh Em vì tất cả.
Mong được học hỏi !
Hay lắm Mai Văn Trí....Chương trình rât hữu ích cho thi công. Thank
mình ( Thanh _Chương mập ) có vài ý kiến như sau:
Chương trình cắt thép trên ứng dụng cắt thép cho thi công là chính, nhưng ưng với từng giai đoạn thi công ta mới tiến hành cắt thép ( ra thép ) tương ứng với giai đoạn thi công.... nếu chương trình có module import data từ file thống kê thép ứng với cấu kiện ví dụ : tk thép móng, khi đó tiến hành ra thép phần móng.
dữ liệu cột "số thanh" và "chiều dài 1 thanh" được nhập tự động từ file thống kê thép thì sẽ rất nhanh..... giảm số lần nhập số thanh và chiều dài thanh thép:
1 lần cho phần thống kê, và 1 lần nữa cho ra thép trong chương trình trên.
+ Bài này phải dùng thuật toán Vét cạn thôi
Vét tất cả các phương án rồi tìm ra -> phương án tối ưu,

+ hoặc là phương án quy hoạch tuyến tính - nhưng khó tìm được bằng solver
Bài toán trên có vấn đề như sau:
1. Loại thép đặt tại nhà máy khác Ltc = 11.7m (với số lượng lớn thì họ mới sản xuất, và phải được tư vấn chấp thuận)
2. Trong quá trình thi công phải kết hợp giữa thanh nguyên (cắt từ thép có Ltc = 11.7m) và các thanh thép (ngắn) còn dư trong quá trình làm. Không để cuối công trình mới thực hiện việc ghép nối. Hoặc giả sử thi công 1 cấu kiện bê tông cốt thép có 1 loại thép duy nhất thì ta phải thực hiện việc cắt nối sao cho tiết kiệm nhất: KL thi công <= KL thiết kế x hệ số hao hụt.
Hoặc ……………………………….
(Các điều kiện cho vào kiểm tra sao cho tổ hợp các thanh dư tạo thành thanh cần cắt)
Bài toàn này thuật toán quá phức tạp nên chúng ta nên tiến hành từng bước 1 cho từng trường hợp. Ví dụ 1 loại thanh, 2 loại, … 10 loại (quá lý tưởng).

Mời các bạn thử sức!
Thú vị thật. Ý tưởng của mình là thế này:
Viết ra một intelligent-software với các tính năng sau:
- Đọc được bản vẽ kết cấu thép công trình. Ta nhập bản vẽ vào. Rồi nhấn nút đọc. Nó xuất ra bảng kết quả đọc của nó là một bảng dữ liệu thống kê các đối tượng sau:
Cột a: Các loại thép cần dùng trong bản vẽ
Cột b: Tổng lượng thép cần dùng của mỗi loại ( đơn vị là kg, tấn hoặc mét, có nút tùy chọn đơn vị xuất)
Vấn đề là phải thống nhất tiêu chuẩn hiển thị ngôn ngữ ký hiệu của bản vẽ.
Hi, bạn nào có hứng thú thì bổ sung hoặc phát triển thêm ý tưởng nha. Lợi ích đầu tiên của tính năng thứ nhất là bạn biết rõ các số liệu của vật liệu thép.
Trước giờ toàn tự ra detail,tự cắt.Mình cũng không thấy hao hụt nhiều lắm,chủ yếu là mình ra làm sao cho dể cắt và nối đúng vị trí thôi,đừng nối lung tung là được.Mình đọc các bài nãy giờ mà chưa tìm ra được phương pháp tối ưu nào.Cũng ráng tìm tòi cho ra phương pháp cắt để giảm KL hao hụt xuống thấp nhất.
Chào các bác, Hiện nay tôi đang nghiên cứu về các thuật toán tối ưu và muốn vận dụng vào thử nghiệm trong lĩnh vực thi công, vì vậy xin được hỏi các bác là ngoài bài toán tối ưu về cắt thép tiết kiệm nhất (thừa ít nhất) thì còn những bài toán tối ưu nào có ứng dụng khả thi nào trong thực tế (cần thiết nhất, mang tính chất thực tế ứng dụng cao nhất mà không phải theo sách vở)? Mong mọi người đặc biệt là các bác có nhiều kinh nghiệm thi công chỉ bảo giúp. Xin đa tạ

1. Có thể phiên bản dùng thử của anh tôi cài không hoàn chỉnh nên dùng chưa được.
2. Trong các bài viết của các anh trên DĐ tôi thấy có nhiều ý kiến cho rằng ta chỉ cần đi tìm cắt tổ hợp cắt thép sao cho hợp lý thôi là đủ rồi, tức là bài toán của chúng ta gói gọn trong việc cắt thép mà thôi, và cái hướng mà anh Mai-Van-Trí đi tìm là hợp lý, chỉ có điều độ chỉnh xác mà chương trình ảnh viết là có tin tưởng tuyệt đối được không thôi.
3. Từ thực tế thi công ngoài công trường, Tôi có vài dòng suy nghĩ gửi đến anh như sau:
+ Anh muốn tạo ra cây thép dài 14m bằng cách tận dùng thép thừa : 2.5m +11.7m = 14.2m (tức là dùng 1 mối nối dài 0.2m); hoặc 1m + 6m + 7.4m = 14.4m (tức là dùng 2 mối nối, chiều dài mỗi mối nối là 0.2m)? Xin thưa rằng đâu phải anh muốn nối thép ở bất kỳ vị trí nào là được đâu. Vị trí nối thép phải được thực hiện tại 1 vị trí sao cho hợp lý nhất, tức là tại đó moment là nhỏ. Hiện nay ngoài công trường, nối thép có 3 kiểu nối: nối chồng bằng kẽm buộc (chiều dài nối là dài nhất); nối hàn (1 mặt hoặc 2 mặt - chiều dài từ 5d-10d); nối bằng ren ốc (coupler - chiều dài nối là = 0). Ví dụ như ta cần tiến hành nối thép của 1 dầm liên tục nhiều nhịp, việc nối thép chỉ có thể được áp dụng cho các thép chủ trên và dưới, thép tăng cường không được nối. Thép chủ trên sẽ được nối càng gần giữa nhịp càng tốt, thép chủ dưới nối càng gần gối càng tốt. Tất nhiên là sẽ có 1 khoảng cách theo quy định của thiết kế hoặc theo tiêu chuẩn quy phạm hiện hành.
+ Ở công trường có một bộ phận phụ trách việc triển khai BV thi công từ BV thiết kế - bộ phận Shop Drawing, trong quá trình triển khai BV thi công, họ đã tính toán xem là nối thép ở vị trí nào rồi cũng như là sẽ xác định được chiều dài đoạn nối (tất nhiên họ cũng phải trải qua nhiều phương án rồi mới cho ra vị trí nối cuối cùng), BV Shop trước khi đưa ra thi công phải được duyệt qua trước (BCH công trường rồi tới TVGS). Sau đó ta sẽ có 1 bảng thống kê thép theo thi công thực tế có cắt nối thép (tức là trong bảng thống kê này, sẽ chỉ bao gồm những thanh thép đã được cắt ra hết rồi, nó sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 11.7m). Từ bảng thống kê này ta (những người tính cắt thép) lọc ra các thanh có cùng đường kính để tiến hành làm bài toán cắt thép. Và công việc của chúng ta là ở đây - giải quyết bài toán cắt thép tối ưu.
+ Tóm lại, sau khi ra detail thép ta sẽ có 1 bảng tổng hợp bao gồm: 1 cột chiều dài thép và 1 cột số lượng tương ứng của mỗi loại thép. Từ bảng trên ta đi tìm ra những tổ hợp cắt thép tối ưu nhất (đoạn dư thừa của cây 11.7m sau khi cắt là ngắn nhất). Vì vậy chúng ta không cần quan tâm đến việc nối thép: do nối thép phải đúng vị trí hợp lý (có moment nhỏ nhất). và việc này chỉ có chúng ta tự làm thôi , máy tính không giúp được. Điều chúng ta cần quan tâm là chỉ giải quyết mỗi bài toán cắt thép đúng nghĩa thôi.
Vài dòng suy nghĩ, nếu được xin anh cho ý kiến!
Tôi thấy bạn vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của việc cắt thép tối ưu. Trình tự triển khai thép cho 1 kết cấu, hạng mục, công trình, dự án như sau:
1. Tổng hợp khối lượng thép thiết kế
2. Tính toán gia công (hạ liệu) để mua thép
Bài toán kinh tế đặt ra là so sánh giữa: KL thép thi công và KL thép thiết kế x hệ số hao hụt theo định mức ( KL Định mức)
Nếu hiểu theo cách của bạn giả sử "bộ phận Shop Drawing" cứ bố trí cứng nhắc theo cách hiểu của họ thì bạn phải gia công theo đúng cách đó và KL thép thi công lúc này chắc chắn đến 90% sẽ lớn hơn rất nhiều so với KL thép Định mức. Đã sinh ra ông bạn "bộ phận Shop Drawing" mà không triển khai cắt thép như thế nào cho Tối ưu, tiết kiệm thì nên bỏ ông này đi.

Thông thường cách làm như sau: Tính toán hạ liệu thép xong, sau đó mới bố trí các thanh có mối nối trong cấu kiện sao cho hợp lý bằng cách bố trí: lớp trên - lớp dưới, hoán vị các thanh nối với nhau. Vị trí hợp lý ở đây phải hiểu theo khả năng chịu lực, dễ thi công + thẩm mĩ, ...
+ Chịu lực: Đối với thép chịu kéo - Mối nối nên tránh ở những vị trí chịu lực lớn, cái này bạn quan tâm đến Mô men dương, tránh vị trí mô men lớn nhất. TCXD đã quy định chung chung bạn đừng dại chọn vị trí Mô men nhỏ nhất (tối ưu an toàn về khả năng chịu lực của kết cấu nhất), bạn phải hiểu rằng từ chỗ "chấp nhận được" chuyển sang "tối ưu nhất" cần 1 chi phí rất lớn. Trong 1 mặt cắt ngang của kết cấu số mối nối không vượt quá 25% (cốt trơn), 50% (cốt có gờ)
+ Dễ thi công + thẩm mĩ: thông thường bố trí đối xứng dọc theo tim của cấu kiện để Công nhân dễ nhớ, thao tác sẽ nhanh hơn.
...
Sau đó tiến hành bản vẽ thi công chi tiết: Cắt thép từ cây thép tiêu chuẩn như thế nào, bố trí mối nối ra sao -> Đây mới thực sự là cắt nối thép tối ưu đó bạn.
Trong xây dựng thì có 2 loại bản vẽ, bản vẽ kiến trúc và bản vẽ thi công. Mà có công trình nào giống công trình nào đâu. Chỉ có quy chuẩn kỹ thuật kết cấu sắt thép ở từng hạng mục kết cấu thôi.
Trực tiếp vấn đề nhé:

  1. Bản vẽ thi công, có phần bản vẽ kết cấu thép công trình. Căn cứ trên bản vẽ kết cấu này, ta lập nên bảng thống kê các loại thép. Kê ra các loại thép cần dùng, nhớ đừng kê thiếu nhé.
  2. Cũng trên bản vẽ này, ở từng hạng mục betong cốt thép và nhớ là có thêm phần sắt chờ, ta liệt kê ra chi tiết , số lượng, chủng loại thép cần dùng. ( Với thép cuộn, trong công trình dân dụng, thường dùng 2 loại sắt pi 6 và pi 8, còn thép thanh thì có loại pi10 đến pi 36, tùy bản vẽ kết cấu thép thôi, thường chiều dài thép thanh là 11.7m, thường dùng thép thanh là loại thép gân)
  3. Lưu ý là: tùy theo bãn vẽ mà chi tiết và số lượng các loại thép thanh phải cắt khác nhau nhé. (pi mấy, chiều bao nhiêu, vị trí của nó là gì, thanh chịu lực chính hay thanh tăng cường, hàn nối hay nối chập, còn gọi là nối gối đầu?)
  4. Với loại thép thanh phải cắt thì bạn hỏi bản vẽ đó các câu hỏi sau, ví dụ:

  • Với pi 24 thì cần bao nhiêu cây 4,6m, bao nhiêu cây 4m, bao nhiêu cây 1,8m bao nhiêu cây 1,2m?
Đến đây thì bạn đã chọn được phương án cắt tối ưu chưa?
Ví dụ: yêu cầu của hạng mục công trình là dùng 100 thanh pi 24. Thế nhưng, nếu bạn cứ cắt theo kiểu cần đâu cắt đó thì chắc 1 điều là bạn cần phải nhập thêm vài chục thanh nữa và số sắt vụn do đó dư quá nhiều luôn, không dùng được thì bán đi rồi ới bmcn2 đi nhậu phát nhé
Thú vị thật. Ý tưởng của mình là thế này:
Viết ra một intelligent-software với các tính năng sau:
- Đọc được bản vẽ kết cấu thép công trình. Ta nhập bản vẽ vào. Rồi nhấn nút đọc. Nó xuất ra bảng kết quả đọc của nó là một bảng dữ liệu thống kê các đối tượng sau:
Cột a: Các loại thép cần dùng trong bản vẽ
Cột b: Tổng lượng thép cần dùng của mỗi loại ( đơn vị là kg, tấn hoặc mét, có nút tùy chọn đơn vị xuất)
Cột c: loại thép và quy cách (pi và chiều dài l) của mỗi loại.
Vấn đề là phải thống nhất tiêu chuẩn hiển thị ngôn ngữ ký hiệu của bản vẽ.
Hi, bạn nào có hứng thú thì bổ sung hoặc phát triển thêm ý tưởng nha. Lợi ích đầu tiên của tính năng thứ nhất là bạn biết rõ các số liệu của vật liệu thép.

Thiếu đủ thứ, nhưng không sao, ta hiểu được vấn đề và có optimal solutions. Viết ra một intelligent-software để dùng cho cả 1 dự án luôn à? Cái đó để cho các chuyên gia lập trình lo. Tạm thời gửi cho những ai quan tâm 1 file chút ý kiến và phương trình mà mình dùng trong trường hợp giải quyết vấn đề thép vụn công trình.
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
bạn nối ngẫu nhiên vậy thì cần cắt thép làm chi nữa,cứ đưa cây thép 11.7m lên, thiếu tới đâu nối tới luôn cho nhanh, dư thì cắt.
Chuẩn :D
Các bạn đưa ra nhờ giải thì cũng phải nêu rõ các điều kiện, nếu không phải dân kỹ thuật sao hiểu hết các điều kiện ràng buộc nếu các bạn ko đưa ra.
Tất cả các chỗ nối (nếu có) tránh điểm môment chịu lực cực đại hoặc đảo dấu thì chỉ người làm kết cấu rõ thôi, còn người lập trình thì ko rõ, vậy các bác phải nêu rõ dữ liệu, điều kiện ra
 
Đừng nói với tui là dân kỹ sư xây dựng đã quên tuốt, quên sạch bài toán vận tải nha. Còn như nói chưa quên nhưng không hiểu sâu thì chịu khó tìm đọc hoặc gặp Giáo sư Hoàng Tụy (Hoàng Tụy được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization) trong Toán học Ứng dụng.)
 
Mình đọc phần lớn chỉ thấy tổ hợp cắt thép cho chiều thanh 11.7m. Bây giờ mình muốn tận dụng lại thép thừa của lần cắt trước đó nữa thì sao. Cụ thể như sau mình cần cắt số lượng thanh có chiều lại l1, l2, l3, ..., ln các thanh này thì được cắt từ các thanh có chiều dài 11.7m, L1, L2, L3, .., Lx thì mình làm thế nào. Có bạn nào đã nghĩ ra thuật toán để giải quyết chưa ????
 
Qua lau khong vao forum nay. Khong ngo anh em quan tam nhieu vay. De toi co gang viet lai toan bo bai toan cat thep toi uu cho de dung va loai bo bot loi chuong trinh.
 
Phần mềm cắt thép thi công đây, nhanh chóng- hiệu quả- thiết thực
Mọi người cùng trải nghiệm nhé
 

File đính kèm

Cắt thép tối ưu - Cut Bars Steel
Từ số số liệu đầu vào là số lượng các loại thanh, đường kính thanh, chiều dài thanh thép tiêu chuẩn, sai số cắt, chiều dài mối nối và phương án đó có thực sự tối ưu hay không, mời bạn Test thử Cut Bars Steel.

File update 15/9/2011
file hướng dẫn (kèm theo chương trình): http://www.mediafire.com/file/7tzjisg1s74hh4q/Hep.rar
file chương trình: http://www.mediafire.com/file/z0l9l8...tBarsSteel.zip
paperclip.png
Tập tin đính kèm

là anh em thì đừng lừa nhau? đã là bạn bè nên chia sẽ? ai biết cách cài đặt chương trình này? dung bản trail thôi? giúp mình mail : lee.traan.1987@gmail.com
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom