Thuật toán bài toán tối ưu về xây dựng (3 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

cây 11700 thì đem vào cắt làm gì
cho nó chạy chậm[/quote]
 
Việc giải bài toán này chính xác thì đã có khá lâu rồi (hình như là năm 1961). Nhưng để chạy trong trường hợp nhiều loại thép và chiều dài 1 thanh của từng loại nhỏ hơn nhiều với chiều dài định hình thì rất rất chậm. Nói chung tìm lời giải để nhanh mà chính xác tuyệt đối với số lượng lớn thì ko có lời giải.
 
Cắt thép tối ưu - Cut Bars Steel
Từ số số liệu đầu vào là số lượng các loại thanh, đường kính thanh, chiều dài thanh thép tiêu chuẩn, sai số cắt, chiều dài mối nối và phương án đó có thực sự tối ưu hay không, mời bạn Test thử Cut Bars Steel.

File update 15/9/2011
file hướng dẫn (kèm theo chương trình): http://www.mediafire.com/file/7tzjisg1s74hh4q/Hep.rar
file chương trình: http://www.mediafire.com/file/z0l9l8u8b22s2nn/CutBarsSteel.zip
[video=youtube;P1mVv_sd9e8]http://www.youtube.com/v/P1mVv_sd9e8[/video]
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Bác nguyentuhp ơi. Bác làm ơn đơn giản hóa phai cài đặt Cutbarsteel đi, cài phức tạp quá mà tôi có cài đặt được đâu. Chưa biết hiệu quả tính toán như thế nào. Máy của em cài mãi mà chưa được. Tôi lại dùng excell 2003 và cad 2004 thôi. Theo yêu cầu của bác phải là excell 2007 và cad 2008 cơ. Lại phải cài thêm cái netframe gì đó nữa, phức tạp quá. Đã vậy giá cả phần mềm lại hơi cao. Tôi thấy không ổn. Mua phần mềm của công ty hài hòa cũng không đắt bằng của bác. Mọi người có thấy như vậy là vô lý không.
 
Choa!!! Cái soft của bác nguyentuhp cài đặt loằng ngoằng quá. Em ước tính là để sài được cái soft của Bác ngoài chi phí bỏ ra mua soft ra em phải bỏ ra 1 khoản đi học thêm 1 chút về IT để cài đặt được chương trình, chưa hết chắc phải bỏ thêm 1 ít kha khá để nâng cấp cái máy tính lên nữa đê có thể cài đặt được office 2007 và AutoCad 2007.
Đơn giản hóa đi bác ơi! Em không biết phương pháp cắt nối thép của Bác tối ưu đến đâu nhưng trước hết em nghĩ bác nên tôi ưu cách cài đặt sử dụng chương trình đã! Cứ để như này chắc 1 mình Bác sài cái soft của Bác quá!!!
http://www.giaiphapexcel.com/forum/member.php?u=18155
 
các bạn post phần mềm để anh em chiasẽ, đừng post quảng cáo

Cái cut bar steel quỷ sứ gìđó chì là file quảng cáophần mềm và bản demo mà có rất nhiều bạn post len lam gì ko biết. Vì một việt nam tiến bộ chúng ta hãy chia sẽ phần mềm mình có mộtcách free. Chúc mọi ngườikhỏe mạnh
 
Có ai ở HN quen các thầy cô giáo ở khoa kinh tế xây dựng trường ĐHXD HN thì có thể liên hệ xin bài toán này, ngày trước tôi có được học bài toán này và bài toán vận tải, rất hay nhưng lâu rồi không còn nhớ nữa. Đây là một trong số các bài toán kinh tế trong xây dựng.
Tôi cũng sẽ liên hệ lại với bạn học cũ xem có ai còn nhớ không rồi tôi sẽ post lên chia sẻ cùng mọi người. Vì một việt nam tiến bộ ...
 
ban ah
minh dang vuong phan nay
nhung chua biet the nao
độ tin cậy là bao nhiêu nhỉ
àh, co thể các bạn biết phuong pháp cắt thép, dùng cad ấy
nhưng tổng hợp lâu quá
hi
đây là số máy của mình
0918919985
có gì trao đổi nhé
 
Ồ, lâu nay mình cứ mãi mê đi tìm Key của phần mềm Cut Bars Steel mà không làm sao tìm được nay đọc bài của bác nduyh thì buồn quá hết cả hi vọng.
Ngoài những cách trên thì còn phần mềm Bar Cut Optimizer & Manager. version 123 cũng dùng cho chức năng này nhưng cũng không có pass và giao diện tiếng anh các bác à
 
binhkyen, nếu bạn cần tôi có thể gửi cho bạn
 
Cảm ơn bạn VTD XD, nếu có thể bạn cho tôi thì tôi cảm ơn bạn nhiều lắm. bạn có thể gửi cho tôi vào binhkyen@gmail.com hoặc gửi lên diễn đàn để mọi người cùng chia sẻ không.
 
Bạn VTD XD có thể gửi cho tôi cái pass phần mềm Bar Cut Optimizer & Manager. version 123 được không? Thật sự tôi đã đọc hết tất cả những bài viết của các bạn trong diễn dàn này rồi. Tôi cũng đã thử dùng qua các chương trình mà các bạn đã thảo luận. Cái Cut Bars Steel thì tôi cũng đã cài được và cũng đã dùng thử rồi, nhưng tác giả cố không cho cả việc dùng thử, chương trình này cài đặt quả là rất tốn thời gian và khó.
Những ai đã từng đi thi công, từng phụ trách việc ra detail thép thi công cho công trình mới thấy giá trị của việc cắt thép hợp lý và tiết kiệm. Theo tôi thì chúng ta không cần quan tâm đến việc nối thép, vì bộ phận shop drawing của công trường khi vẽ BV shop đã làm rồi, họ cũng đã tính toán vị trí mối nối ở nhịp và ở gối như thế nào cho hợp lý! Chúng ta sẽ chỉ quan tâm làm sao cho ra những tổ hợp cắt thép sao cho tối ưu nhất (đoạn dư thừa còn lại từ cây 11.7m là nhỏ nhất). Do đó bài toán của chúng ta thực chất là bài toán về qui hoạch tuyến tính để tìm ra tổ hợp tối ưu.
Tôi cũng là dân thi công, từng làm qua công tác shop drawing, từng phụ trách ra detail thép cho công trình. Vì vậy tôi cũng rất quan tâm đến vấn đề này.
Bạn VTD XD có thể gửi cho tôi cái pass phần mềm Bar Cut Optimizer & Manager. version 123 được không. email của tôi :longsonvt@yahoo.com
 
.... Cái Cut Bars Steel thì tôi cũng đã cài được và cũng đã dùng thử rồi, nhưng tác giả cố không cho cả việc dùng thử ...
Phiên bản này dùng thử bình thường bạn à!

... Theo tôi thì chúng ta không cần quan tâm đến việc nối thép, vì bộ phận shop drawing của công trường khi vẽ BV shop đã làm rồi, họ cũng đã tính toán vị trí mối nối ở nhịp và ở gối như thế nào cho hợp lý! Chúng ta sẽ chỉ quan tâm làm sao cho ra những tổ hợp cắt thép sao cho tối ưu nhất (đoạn dư thừa còn lại từ cây 11.7m là nhỏ nhất)...
Cái này bạn hiểu cứng nhắc quá! giả sử cần 1 thanh chiều dài 14m, thiết kế đâu quy định là dùng 2 thanh 7m? bạn có thể tận dụng các thanh thép thừa ví dụ: 2.5 m + 11.7m = 14.2m; 1m + 6m + 7.4m = 14.4m - Trường hợp này là tính nối thép đó bạn!

Ví dụ
Không sử dụng nối thép - Phiên bản dùng thử: Cần sử dụng 113 cây L1170, dư 1 đoạn 8.7m
D|20|mm|No|1|2|3|4|5|6|7|8|
Kjoint|10|D|L (cm)|333|444|300|200|100|350|480|790|
Ljoint|20|cm|Quantity|90|48|20|50|80|54|42|18|
Err+|30|cm|OK|90|48|20|50|80|54|42|18|
Err-|5|cm|not OK|0|0|0|0|0|0|0|0|
960|24|40|1170|2| | | | | |1| |
540|30|18|1170| | | | | |1| |1|
442|26|17|1170| |1| | | |2| | |
364|26|14|1170| |1| |3|1| | | |
234|26|9|1170| |1|2| |1| | | |
182|26|7|1170| |1| | |7| | | |
16|4|4|1170|2| | |2|1| | | |
14|7|2|1170|1| | | | |1|1| |
26|26|1|1170| |1|1||4| | | |
870|870|1|1170| | |1| | | | | |

Nếu tính nối thép - Phiên bản đăng ký: Sử dụng 111 cây L1170, dư 1 đoạn 5.2m
D|20|mm|No|1|2|3|4|5|6|7|8|
Kjoint|10|D|L (cm)|333|444|300|200|100|350|480|790|
Ljoint|20|cm|Quantity|90|48|20|50|80|54|42|18|
Err+|20|cm|OK|90|48|20|50|80|54|42|18|
Err-|5|cm|not OK|0|0|0|0|0|0|0|0|
80|4|20|1170|2| | |2|1| | | |
40|4|10|1170|2| |1|1| | | | |
56|7|8|1170|1| | | | |1|1| |
28|4|7|1170|2| | | |5| | | |
40|40|1|1170| | |1| | |1|1| |
520|520|1|1170| | | | |3|1| | |
-36|-4|9|2340| |1| | | |4|1| |
-36|-4|9|2340| |1|1| | | | |2|
-24|-3|8|2340|1| | | |2|1|3| |
0|0|6|2340| |5| | |1| | | |
Do đó bài toán của chúng ta thực chất là bài toán về qui hoạch tuyến tính để tìm ra tổ hợp tối ưu ....
Bài toán dạng này là Tổ hợp tối ưu, để đưa ra kết quả chính xác dạng bài toán này là không thể, nhưng đưa ra kết quả chấp nhận được là có thể và việc lập được phương trình bài toán quy hoạch này cũng không phải đơn giản.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi sẽ có vài suy nghĩ sau!vì hôm nay ngồi viết rất nhiều nhưng giữa chừng máy bị treo phải restart nên mất hết rồi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Gửi anh nguuyentuhp !

1. Có thể phiên bản dùng thử của anh tôi cài không hoàn chỉnh nên dùng chưa được.
2. Trong các bài viết của các anh trên DĐ tôi thấy có nhiều ý kiến cho rằng ta chỉ cần đi tìm cắt tổ hợp cắt thép sao cho hợp lý thôi là đủ rồi, tức là bài toán của chúng ta gói gọn trong việc cắt thép mà thôi, và cái hướng mà anh Mai-Van-Trí đi tìm là hợp lý, chỉ có điều độ chỉnh xác mà chương trình ảnh viết là có tin tưởng tuyệt đối được không thôi.
3. Từ thực tế thi công ngoài công trường, Tôi có vài dòng suy nghĩ gửi đến anh như sau:
+ Anh muốn tạo ra cây thép dài 14m bằng cách tận dùng thép thừa : 2.5m +11.7m = 14.2m (tức là dùng 1 mối nối dài 0.2m); hoặc 1m + 6m + 7.4m = 14.4m (tức là dùng 2 mối nối, chiều dài mỗi mối nối là 0.2m)? Xin thưa rằng đâu phải anh muốn nối thép ở bất kỳ vị trí nào là được đâu. Vị trí nối thép phải được thực hiện tại 1 vị trí sao cho hợp lý nhất, tức là tại đó moment là nhỏ. Hiện nay ngoài công trường, nối thép có 3 kiểu nối: nối chồng bằng kẽm buộc (chiều dài nối là dài nhất); nối hàn (1 mặt hoặc 2 mặt - chiều dài từ 5d-10d); nối bằng ren ốc (coupler - chiều dài nối là = 0). Ví dụ như ta cần tiến hành nối thép của 1 dầm liên tục nhiều nhịp, việc nối thép chỉ có thể được áp dụng cho các thép chủ trên và dưới, thép tăng cường không được nối. Thép chủ trên sẽ được nối càng gần giữa nhịp càng tốt, thép chủ dưới nối càng gần gối càng tốt. Tất nhiên là sẽ có 1 khoảng cách theo quy định của thiết kế hoặc theo tiêu chuẩn quy phạm hiện hành.
+ Ở công trường có một bộ phận phụ trách việc triển khai BV thi công từ BV thiết kế - bộ phận Shop Drawing, trong quá trình triển khai BV thi công, họ đã tính toán xem là nối thép ở vị trí nào rồi cũng như là sẽ xác định được chiều dài đoạn nối (tất nhiên họ cũng phải trải qua nhiều phương án rồi mới cho ra vị trí nối cuối cùng), BV Shop trước khi đưa ra thi công phải được duyệt qua trước (BCH công trường rồi tới TVGS). Sau đó ta sẽ có 1 bảng thống kê thép theo thi công thực tế có cắt nối thép (tức là trong bảng thống kê này, sẽ chỉ bao gồm những thanh thép đã được cắt ra hết rồi, nó sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 11.7m). Từ bảng thống kê này ta (những người tính cắt thép) lọc ra các thanh có cùng đường kính để tiến hành làm bài toán cắt thép. Và công việc của chúng ta là ở đây - giải quyết bài toán cắt thép tối ưu.
+ Tóm lại, sau khi ra detail thép ta sẽ có 1 bảng tổng hợp bao gồm: 1 cột chiều dài thép và 1 cột số lượng tương ứng của mỗi loại thép. Từ bảng trên ta đi tìm ra những tổ hợp cắt thép tối ưu nhất (đoạn dư thừa của cây 11.7m sau khi cắt là ngắn nhất). Vì vậy chúng ta không cần quan tâm đến việc nối thép: do nối thép phải đúng vị trí hợp lý (có moment nhỏ nhất). và việc này chỉ có chúng ta tự làm thôi , máy tính không giúp được. Điều chúng ta cần quan tâm là chỉ giải quyết mỗi bài toán cắt thép đúng nghĩa thôi.
Vài dòng suy nghĩ, nếu được xin anh cho ý kiến!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi thấy bạn vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của việc cắt thép tối ưu. Trình tự triển khai thép cho 1 kết cấu, hạng mục, công trình, dự án như sau:
1. Tổng hợp khối lượng thép thiết kế
2. Tính toán gia công (hạ liệu) để mua thép
Bài toán kinh tế đặt ra là so sánh giữa: KL thép thi công và KL thép thiết kế x hệ số hao hụt theo định mức ( KL Định mức)
Nếu hiểu theo cách của bạn giả sử "bộ phận Shop Drawing" cứ bố trí cứng nhắc theo cách hiểu của họ thì bạn phải gia công theo đúng cách đó và KL thép thi công lúc này chắc chắn đến 90% sẽ lớn hơn rất nhiều so với KL thép Định mức. Đã sinh ra ông bạn "bộ phận Shop Drawing" mà không triển khai cắt thép như thế nào cho Tối ưu, tiết kiệm thì nên bỏ ông này đi.

Thông thường cách làm như sau: Tính toán hạ liệu thép xong, sau đó mới bố trí các thanh có mối nối trong cấu kiện sao cho hợp lý bằng cách bố trí: lớp trên - lớp dưới, hoán vị các thanh nối với nhau. Vị trí hợp lý ở đây phải hiểu theo khả năng chịu lực, dễ thi công + thẩm mĩ, ...
+ Chịu lực: Đối với thép chịu kéo - Mối nối nên tránh ở những vị trí chịu lực lớn, cái này bạn quan tâm đến Mô men dương, tránh vị trí mô men lớn nhất. TCXD đã quy định chung chung bạn đừng dại chọn vị trí Mô men nhỏ nhất (tối ưu an toàn về khả năng chịu lực của kết cấu nhất), bạn phải hiểu rằng từ chỗ "chấp nhận được" chuyển sang "tối ưu nhất" cần 1 chi phí rất lớn. Trong 1 mặt cắt ngang của kết cấu số mối nối không vượt quá 25% (cốt trơn), 50% (cốt có gờ)
+ Dễ thi công + thẩm mĩ: thông thường bố trí đối xứng dọc theo tim của cấu kiện để Công nhân dễ nhớ, thao tác sẽ nhanh hơn.
...
Sau đó tiến hành bản vẽ thi công chi tiết: Cắt thép từ cây thép tiêu chuẩn như thế nào, bố trí mối nối ra sao -> Đây mới thực sự là cắt nối thép tối ưu đó bạn.
 
Cắt thép tối ưu

Tôi xin có vài dòng mạo muội!
Về cơ bản cái gốc của vấn đề bạn nguyentuhp giải quyết hoàn toàn đúng. Bộ phận shopdrawing hay bất kỳ bộ phận nào cũng đều phục vụ cho nhà thầu thi công thế nào tiết kiệm nhất về mặt chi phí (vật liệu và cả nhân công).
Vị trí nối cốt thép có thể tận dụng những cây thừa (cây ngắn) miễn sao thỏa chiều dài đoạn nối chồng trong vùng chịu kéo hoặc trong vùng chịu nén (tất nhiên còn tùy thuộc vào quan điểm của tư vấn, nếu họ không approve thì cũng bằng thừa). Quan điểm của cá nhân mình là nối chỗ nào cũng được (should chứ không phải do not) miễn sao thỏa đk trong vùng chịu nén hay kéo) tuy nhiên cần phải cân nhắc lại là tận dụng những cây thừa sẽ tiết kiệm vật liệu nhưng phải so sánh với thời gian và công lắp đặt có lắc nhắc không. Tất nhiên có rẻ hơn 1 đồng nhưng thời gian cũng như nhau thì nhà thầu cũng nên làm.
Ví dụ : 1 cây thép thừa có đường đính d = 40, dài 3m nếu nối chồng 60d, chiều dài tận dụng được là 3m-2.4 =0.6m. Sắt vụn mình ví dụ bằng 30% giá gốc (giả sử giá gốc là 10.000đồng/kg), bạn đã tận dụng được 0.6m*9.87kg/m*10.000*100% - 3m*9.87kg/m*10.000*30% = 9.87*10.000*(0.6*100%-3*30%) < 0 => không có lợi về mặt vật liệu (chưa kể đến nhân công). Vì thế mình nghĩ phần mềm bạn viết rất hiệu quả khi người dùng biết áp dụng vào từng trường hợp cụ thể. Vài dòng nhăng cuội, nếu có điều gì không phải mong bạn bỏ qua.
 
Cái này tôi thấy người ta quảng cáo có phần mềm CP Manager có thể giải quyết được bài toán cắt nối thép theo yêu cầu. Tôi hỏi thì thấy giá tới 2500 EUR (Gớm thật - Mua phần mềm này chắc phải mua cùng con dao cắt cổ luôn cho rồi). Bác nào có phiên bản gì giá cả hợp lý thì còn mua được. Cao quá thì bó tay.
 
em cũng dân xây dựng đây . nhưng em chỉ nghĩ là làm bằng tay với excel chứ chưa bao giờ nghĩ viết thuật toán bác nào có chương trình thì gửi cho em với addess của em là: tienthanh_lg85@yahoo.com
 
Bác mai_van_tri hay bác nguyentuhp có thể đưa giải thuật (viết bằng giả mã hay pascal chẳng hạn) giúp mọi người được không?
Em muốn hiểu rõ bản chất. Cảm ơn 2 bác trước !
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom