Theo dõi lịch sử vị trí của dữ liệu *** VẤN ĐỀ QUÁ KHÓ, ĐÃ LÂU KHÔNG GIẢI ĐÁP ĐƯỢC

Liên hệ QC
Tôi tuân thủ nội quy khi đăng bài

Lão Tửng

Thành viên mới
Tham gia
18/3/22
Bài viết
13
Được thích
1
1 kho hàng hóa có cách sắp xếp tương tự như cách xếp trong siêu thị (chia thành các hàng và cột) được thể hiện trong sơ đồ như file bên dưới.
Vấn đề là làm sao theo dõi được lịch sử vị trí của một mặt hàng bất kỳ? .Ví dụ muốn biết mã hàng "Ngần tươi" ở ô I48 đã từng xuất hiện trong những ô nào của sheet 'Kho' ( đã từng xuất hiện ở M96 hay K42 hay ở đâu để nếu hàng có thất lạc trong kho thì còn dễ tìm lại) thì dùng hàm exel như thế nào để thống kê được lịch sử vị trí của mã hàng này? Tôi chỉ dùng hàm tự động thống kê được vị trí của hiện tại, không thống kê được vị trí trước đó.
Đi tìm lời giải quá lâu mà không được. Mong được chỉ điểm giúp, tôi xin cảm ơn rất nhiều!

 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Không có nhà viết sử thì lịch sử không được ghi lại. Lịch sử không được ghi lại thì không thể tra cứu.
Tôi chỉ dùng hàm tự động thống kê được vị trí của hiện tại, không thống kê được vị trí trước đó.
"Vị trí Trước đó" đã bị chìm vào quên lãng rồi.
 
Vì các lý do sau đây:
1- Gần cả ngàn mặt hàng mà không dùng mã hàng mà dùng tên hàng
2- Bạn đang làm ngược. Khi đảo kho, nhập, xuất (tức là khi có sự thay đổi vị trí hàng trong kho), bạn thay đổi trực tiếp trên sơ đồ. sau đó tìm cách ghi nhận nó trên sheet Lịch sử
3- Quy trình đúng sẽ là:
3.1. Tạo 1 sheet lưu mã hàng, tên hàng và những thông tin khác gắn liền với mặt hàng đó
3.2 Tạo 1 sheet gọi là phát sinh, gồm các cột:
Ngày

Tên
Vị trí: Hàng-Cột
Khi có thay đổi vị trí thì cập nhật vào đây
Trong ngày có 100 mã thay đổi vị trí thì sẽ có 100 dòng
3.3 Sheet Lịch sử: Trích lọc lịch sử thay đổi:
Cột A: MÃ hàng
B: Tên hàng
Từ cột C trở đi mỗi ngày 1 cột
3.4 Sheet "Kho" lúc này hoàn toàn là móc data từ sheet Lịch sử qua (ngày gần nhất, hoặc cho phép chọn ngày để đào mộ cái sơ đồ ngày đó ra)

Bạn làm nháp theo hướng đó nhé rồi gửi lên.
 
Không có nhà viết sử thì lịch sử không được ghi lại. Lịch sử không được ghi lại thì không thể tra cứu.

"Vị trí Trước đó" đã bị chìm vào quên lãng rồi.
vì là sai lầm phải 'trả giá bằng tiền mặt' nên vấn đề này cứ ấn chìm xuống được 1 thời gian là lại nổi lên :wallbash::wallbash::wallbash:
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vì các lý do sau đây:
. . . .
3- Quy trình đúng sẽ là:
3.1. Tạo 1 sheet lưu mã hàng, tên hàng và những thông tin khác gắn liền với mặt hàng đó
3.2 Tạo 1 sheet gọi là phát sinh, gồm các cột:
. . . . . .

Bạn làm nháp theo hướng đó nhé rồi gửi lên.
Nếu là thủy hải sản thì còn chuyện vào trước ra trước nữa;
Còn chuyện thiếu cột ngày nhập hàng (vì cùng mặt hàng như nhập khác ngày nữa)
Cuối cùng là hàng đã xuất xong thì phải xóa mọi lịch sử chu chuyển của chính nó, để còn ghi lịch sử cho đợt hàng này trong lần nhập tiếp theo
Quả là còn rối nhiều vấn đề lắm đây . . .
 
theo dõi được lịch sử
Nghe đồn công nghệ blockchain có thể lưu giữ được cái này.
Trước tớ có nghe mấy ông bít con nói thế.
trả giá bằng tiền mặt
Nếu đã trả giá bằng tiền rồi thì thêm tí nữa cho nó chuẩn chỉnh nhẩy? Làm hẳn 1 phần mềm bít con kinh doanh hải sản luôn.

PS: bạn có bà con gì với bà Tưng không nhỉ?
 
Nếu tôi hiểu không lầm thì bài này khá phức tạp.
Tôi không tin là tư vấn qua mạng có thể giải thích vấn đề.
Nếu tôi muốn tư vấn việc này thì:
- Đầu tiên hết, tôi bắt quay phim (quay đàng hoàng chứ đừng nói chuyện dùng phôn với tôi) một vài mấu chốt căn bản.
- Kế đó tôi bắt gởi cho tôi các buên bản giấy trong vòng 12 tháng qua. Cộng các files nhập liệu trong vòng 12 tháng qua.
- Sau khi đã nghên cứu xong đống ấy, tôi sẽ đến tận kho quan sát, từ 1 đến 3 ngày tùy theo hồ sơ có đi sát với thực tế.
- Trong thời giian quan sát thực tiến có thể tôi sẽ phỏng vấn một vài nhân vật trong kho.

Thớt than đã vài lần "tiền mất tật mang" . Nhưng nếu tay tư vấn nào không đi đủ các bước trên thì cũng khó tin tưởng.
 
Theo như post cũ của bạn
thì cập nhật dữ liệu trên google sheet.
VBA không làm việc trên gg sheet.
Bạn có chấp nhận VBA trên bảng tính không? Nếu OK thì tiếp tục.,
 
Ví dụ cùng mặt hàng cá mú
Ngày 1/31/2023 nhập về 1.25 tấn; Gởi vô kệ A
Ngày sau bán 1 nữa, số còn lại đem đến kệ B
Ngày sau nữa dời đến kệ Z
Ngày 2/3/2023 bán hết sạch sẽ;
Ngày 2/13/2023 nhập về 1.05 tấn gởi vô kệ B
Vậy theo các bạn có nên xóa lịch sử lần nhập trước (1/31) hay không? (Hay ôm khư khư cái lịch sử tất cả các lần nhập trong quá khứ & hiện tại)
 
(Hay ôm khư khư cái lịch sử tất cả các lần nhập trong quá khứ & hiện tại)
Dữ liệu quy ước lưu trữ tối thiểu 5 năm. Có thể truy xuất và báo cáo 5 năm liên tục không chỉ vị trí mà còn số lượng mua, giá cả, nhà cung cấp ...
Chả lẽ mỗi lần mua nhập liệu 2 lần vào 2 bảng vị trí và quản lý khác? Rồi 1 bảng thì xóa 1 bảng không?
Chưa nói đến việc lọc và xóa dễ hay khó: Nếu bảng vị trí chỉ chứa vị trí không có số lượng (nhập 2 lần cực quá), thì biết khi nào sẽ xóa (tồn = 0), làm sao biết sẽ xóa những dòng nào? Hãy tưởng tượng 100 mặt hàng, nhập xuất hàng ngày trong 3 tháng, dời vị trí trung bình 2 lần trong 1 vòng đời thì bao nhiêu dòng? Tìm để xóa dễ lắm!
Rồi 1 lần nhập chứa vài ba ngăn kệ khác nhau mới chứa hết (khác vị trí)!
Biện pháp:
Dữ liệu kho do nhập xuất nhiều lần thì phải có mã lô hàng nhập (lot) kèm theo. Mã lot không chỉ phục vụ cho vị trí, mà còn phục vụ cho phương thức xuất kho, phương pháp tính giá xuất, ...
 
Bàn sâu quá, thực sự chắc không đến nỗi phức tạp vậy đâu.
Chủ thớt chỉ yêu cầu: chỉ 1 vị trí lưu trữ ngay trước đó, giống như Undo 1 lần thôi.
@Lão Tửng , như đề cập tại #8, nếu bạn chấp nhận theo dõi offline (không qua gg sheet) thì tôi sẽ làm VBA cho bạn.
Xác nhận nhé.
 
Chủ thớt chỉ yêu cầu: chỉ 1 vị trí lưu trữ ngay trước đó, giống như Undo 1 lần thôi.
Sai. Nguyên văn: "Ví dụ muốn biết mã hàng "Ngần tươi" ở ô I48 đã từng xuất hiện trong những ô nào"
Những là 2 trở lên cho đến hết (năm sáu bảy tám, chục, ...)

Nếu không bàn sơ sơ (chưa sâu xa gì) như bài #11 thì viết code rồi vất code không kể xiết
 
1 kho hàng hóa có cách sắp xếp tương tự như cách xếp trong siêu thị (chia thành các hàng và cột) được thể hiện trong sơ đồ như file bên dưới.
Vấn đề là làm sao theo dõi được lịch sử vị trí của một mặt hàng bất kỳ? .Ví dụ muốn biết mã hàng "Ngần tươi" ở ô I48 đã từng xuất hiện trong những ô nào của sheet 'Kho' ( đã từng xuất hiện ở M96 hay K42 hay ở đâu để nếu hàng có thất lạc trong kho thì còn dễ tìm lại) thì dùng hàm exel như thế nào để thống kê được lịch sử vị trí của mã hàng này? Tôi chỉ dùng hàm tự động thống kê được vị trí của hiện tại, không thống kê được vị trí trước đó.
Đi tìm lời giải quá lâu mà không được. Mong được chỉ điểm giúp, tôi xin cảm ơn rất nhiều!

Không hiểu khi luân chuyển hàng từ vị trí A1 sáng C3 bạn có ghi chép không và ghi chép bằng mẫu nào ?
Theo tôi bạn tạo 1 sheet danh sách luân chuyển hàng hóa.
Sheet luân chuyển hàng hóa chứa ít nhất những sau: cột thông tin định danh hàng hóa (gồm Mã hàng + Lot/Date), và cột vị trí trước đó, cột vị trí hiện tại, ngày tháng luân chuyển. Nếu hàng nhập kho được bày ở D4 thì vị trí trước đó tạm gọi NK, vị trí hiện tại là D4, tương tự với trường hợp bán hết hàng tại vị trí nào đó. Sheet này chính là file lịch sử thớt cần, hoặc từ sheet này làm cái filter sang sheet khác theo form Thẻ kho nữa thì tùy. Về phần sơ đồ bố trí hàng, nhờ các bác nào tại đây viết VBA hay lập hàm để tạo tự động ra cái sơ đồ vị trí căn cứ vào sheet luân chuyển.
 
Không hiểu khi luân chuyển hàng từ vị trí A1 sáng C3 bạn có ghi chép không và ghi chép bằng mẫu nào ?
Theo tôi bạn tạo 1 sheet danh sách luân chuyển hàng hóa.
Sheet luân chuyển hàng hóa chứa ít nhất những sau: cột thông tin định danh hàng hóa (gồm Mã hàng + Lot/Date), và cột vị trí trước đó, cột vị trí hiện tại, ngày tháng luân chuyển. Nếu hàng nhập kho được bày ở D4 thì vị trí trước đó tạm gọi NK, vị trí hiện tại là D4, tương tự với trường hợp bán hết hàng tại vị trí nào đó. Sheet này chính là file lịch sử thớt cần, hoặc từ sheet này làm cái filter sang sheet khác theo form Thẻ kho nữa thì tùy. Về phần sơ đồ bố trí hàng, nhờ các bác nào tại đây viết VBA hay lập hàm để tạo tự động ra cái sơ đồ vị trí căn cứ vào sheet luân chuyển.
Đề bài "lịch sửu" là điển hình của danh sách lịch sử phát sinh (Transaction History). Phát sinh mà quản lý bằng Excel đã là miễn cưỡng. Thêm lịch sử nữa thì như vác bia mộ đi cày ruộng, nặng gãy lưng luôn.

Loại đề này phải phóng tầm tư duy ra ngoài Excel.

Access là hàng tối thiểu. Bất cứ phân mềm nào có khả năng quản lý CSDL dưới Access mà mang ra dùng thì chỉ là chữa cháy. Quả bom sẽ nổ trong nay mai.
 
Thực sự mình nghĩ cái này không khó, cái cần bạn phải xây dựng data dữ liệu gốc. và coi các cửa là đích đi và đích đến. mọi thao tác đều phải thống nhất như kiểu nhập và xuất. nghĩ đơn giãn sẽ hiểu vấn đề!!!
 
Thực sự mình nghĩ cái này không khó, cái cần bạn phải xây dựng data dữ liệu gốc. và coi các cửa là đích đi và đích đến. mọi thao tác đều phải thống nhất như kiểu nhập và xuất. nghĩ đơn giãn sẽ hiểu vấn đề!!!
Định nghĩa thế nào là "các cửa"?
Người đi ghe chuyên nghiệp mà gặp cửa lạ cũng phải thăm dò.
Chưa biết cửa, xấn đại không vỡ ghe cũng mắc cạn.
 
Định nghĩa thế nào là "các cửa"?
Người đi ghe chuyên nghiệp mà gặp cửa lạ cũng phải thăm dò.
Chưa biết cửa, xấn đại không vỡ ghe cũng mắc cạn.
Bạn kia đang thắc mắc làm sao truy xuất lại được những loại hàng hóa thất lạc, hoặc tồn tại trong quá khứ. đây cũng giống như location trong logistics. Đôi khi còn phức tạp hơn ngàn lần. nhưng họ cũng làm tương tự như mình nói thôi. Còn bạn nói ghe thuyền gì đó thì là hướng dẫn sử dụng trước khi dùng rồi...
 
Bạn kia đang thắc mắc làm sao truy xuất lại được những loại hàng hóa thất lạc, hoặc tồn tại trong quá khứ. đây cũng giống như location trong logistics. Đôi khi còn phức tạp hơn ngàn lần. nhưng họ cũng làm tương tự như mình nói thôi. Còn bạn nói ghe thuyền gì đó thì là hướng dẫn sử dụng trước khi dùng rồi...
Bởi nghĩ nó đơn giản vậy mới có chuyện này (trích bài #4):

1683619742425.png
 
Bạn kia đang thắc mắc làm sao truy xuất lại được những loại hàng hóa thất lạc, hoặc tồn tại trong quá khứ. đây cũng giống như location trong logistics. Đôi khi còn phức tạp hơn ngàn lần. nhưng họ cũng làm tương tự như mình nói thôi. Còn bạn nói ghe thuyền gì đó thì là hướng dẫn sử dụng trước khi dùng rồi...
Không đơn giản thế. Làm đầy đủ các bước sẽ là:
1. Khảo sát thực địa:
- kệ lớn hay nhỏ, sức chứa bao nhiêu, chia ngăn cỡ nào.
- Có phân loại mặt hàng theo dãy kệ không, phân như thế nào.
- Một vị trí đơn vị nhỏ nhất có cho phép để nhiều hơn 1 mặt hàng hay không.
- Mỗi vị trí có nhãn dán không? Nhãn có đủ thông tin không?
2. Phỏng vấn tại chỗ quy trình hiện tại:
- Trước khi nhập hàng: Có sắp xếp lại để dọn chỗ trống không? Phương pháp sắp xếp lại là gì (dồn hàng giống nhau lại gần nhau, hay miễn có ngăn trống là được?)
- Hàng sắp về (có giấy báo hàng về): Trên giấy tờ có đủ thông tin không, có kiểm tra thông tin đó không? (thông tin về mặt hàng, số lượng, quy cách đóng gói, mã lô mặt hàng, 1 mặt hàng có nhiều mã lot sản xuất không? Hạn dùng, số lượng mỗi hạn dùng)
- Có lên kế hoạch sắp xếp khi hàng thực tế về không?
- Khi hàng thực tế về: Có sắp xếp đúng kế hoạch không?
- Nếu số lượng hoặc kích thước 1 mặt hàng nào đó vượt quá kích thước ước tính ban đầu, vượt quá chỗ trống đã phân thì xử lý sao?
- Khi xuất hàng: Thủ kho có chỉ định xuất ở vị trí nào không? nhân viên kho hoặc tài xế xe có lấy đúng vị trí chỉ định không? Kiểm soát thế nào? Ghi nhận thế nào?
- Luân chuyển vị trí: Khi nào (lý do gì) mà luân chuyển? Nguyên tắc luân chuyển?
3. Phỏng vấn cấp quản lý:
- Muốn những báo cáo gì? Lấy mẫu báo cáo giấy, hoặc lấy ý tưởng của báo cáo
- Muốn quản lý chặt đến mức nào?
4. Quy trình chuẩn:
- Tư vấn giải pháp
- Tư vấn 1 quy trình chuẩn hơn quy trình hiện tại. Viết quy trình mới
- Thảo luận quy trình mới với cấp quản lý, chốt quy trình
- Hiệu chỉnh mẫu báo cáo cho hợp lý, gợi ý mẫu báo cáo quản lý mới mà đối tác chưa nghĩ ra.
5. Lấy dữ liệu mẫu tối thiểu 3 tháng
- Thu thập chứng từ giấy, sổ viết tay
- Thu thập file quản lý nếu có
6. Thiết kế cơ sở dữ liệu phù hợp mục tiêu quản lý
- bao nhiêu bảng
- bảng bao nhiêu cột, thông tin gì
- Quan hệ giữa các bảng
- nhập dữ liệu mẫu
7. Lập trình hoặc công cụ khác cho ra báo cáo cuối.

GHI CHÚ:
- Lot sản xuất của nhà cung cấp khác với lot hàng nhập. Mỗi lot sản xuất có ngày sản xuất, ngày hết hạn. Một lot hàng nhập về cùng 1 mặt hàng có thể có nhiều hạn dùng khác nhau. Phải ghi nhận và sắp xếp riêng, thuận tiện cho việc lấy hàng ra.
- Lịch sử vị trí kho rất quan trọng chứ không thể làm qua loa, chẳng hạn như 1 đối tác mua hàng yêu cầu hạn dùng tối thiểu 4 tháng. Giao hàng xong 1 tháng sau khách hàng khiếu nại thì phải truy xuất được đã lấy lot hàng nào, lot SX nào, hạn ngày nào, lấy ở vị trí nào.

Còn nhiều nữa chứ không chỉ có vậy.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom