Thắc mắc nhỏ về cú pháp thể hiện biểu thức so sánh trong Excel

Liên hệ QC

xuongrongdat

Có bao giờ bạn tự hỏi "Tôi là ai?"
Tham gia
30/6/08
Bài viết
1,703
Được thích
1,577
Donate (Momo)
Donate
Nghề nghiệp
Vô tư cùng bạn bè đi khắp nơi.
Em có thắc mắc này từ hồi năm 2000 tới nay, lúc đó em mới vừa biết Excel, ngoái lại đã 20 năm mà mình bây giờ thấy y chang lúc mới ban đầu.
Sao Excel không có cấu trúc này: 1<=A1<=60 cho nó gọn khi xét điều kiện A1 trong khoảng từ 1 đến 60. Mà phải biểu diễn là And(A1>=1,A1<=60) chi cho rườm rà vậy mấy anh chị?

:sweatdrop:===\.o_O
 
Em có thắc mắc này từ hồi năm 2000 tới nay, lúc đó em mới vừa biết Excel, ngoái lại đã 20 năm mà mình bây giờ thấy y chang lúc mới ban đầu.
Sao Excel không có cấu trúc này: 1<=A1<=60 cho nó gọn khi xét điều kiện A1 trong khoảng từ 1 đến 60. Mà phải biểu diễn là And(A1>=1,A1<=60) chi cho rườm rà vậy mấy anh chị?

:sweatdrop:===\.o_O
Phải càng ngày càng đi lên chứ bạn. Bạn nói là 1<=A1<=60 cho nó gọn . vậy mình hỏi bạn nếu trường hợp vầy bạn viết công thức ra làm sao
Ví dụ điều kiện từ 1 đến 10 hoặc từ 20 đến 30 thì bạn viết làm sao
Hiện excel đang viết là = Or( And( A1 >= 1, A1<= 10),And( A1>=20,A1<=30 ))
Càng ngày phải càng tiến bộ chứ . chắc tại bạn không có ý cầu tiến .
Hồi xưa ô tô phanh tay là phanh tay cơ ( cầm kéo lên kéo xuống ). bây giờ là phanh điện tử hết,Gạt cần số về D là nó tự Hạ phanh tay luôn, Về P nó tự kèo phanh tay luôn. Nhà có ô tô không...Phải thông minh linh động lên
 
Google Sheets có hôn?
Nếu có thì sẽ có người thắc mắc lên MS. Họ sẽ cải tiến trong tương lai.
Nếu không có thì lý do khá hiển nhiên.
Con chưa xài Google Sheets nên không rõ ạ.
Lý do khá hiển nhiên sao bác ơi?
Bài đã được tự động gộp:

Phải càng ngày càng đi lên chứ bạn. Bạn nói là 1<=A1<=60 cho nó gọn . vậy mình hỏi bạn nếu trường hợp vầy bạn viết công thức ra làm sao
Ví dụ điều kiện từ 1 đến 10 hoặc từ 20 đến 30 thì bạn viết làm sao
Hiện excel đang viết là = Or( And( A1 >= 1, A1<= 10),And( A1>=20,A1<=30 ))
Càng ngày phải càng tiến bộ chứ . chắc tại bạn không có ý cầu tiến .
Hồi xưa ô tô phanh tay là phanh tay cơ ( cầm kéo lên kéo xuống ). bây giờ là phanh điện tử hết,Gạt cần số về D là nó tự Hạ phanh tay luôn, Về P nó tự kèo phanh tay luôn. Nhà có ô tô không...Phải thông minh linh động lên
Dạ điều kiện như bác đưa thì con viết vầy:
=Or(1<=A1<=10,20<=A1<=30)
Gọn và dễ hiểu hơn của bác không? :D
Từ xưa tới nay con chưa được rớ tới cái ô tô thật nên con cũng không biết không hiểu những điều bác nói minh hoạ. Bác thông cảm!
 
Con chưa xài Google Sheets nên không rõ ạ.
Lý do khá hiển nhiên sao bác ơi?
Bài đã được tự động gộp:


Dạ điều kiện như bác đưa thì con viết vầy:
=Or(1<=A1<=10,20<=A1<=30)
Gọn và dễ hiểu hơn của bác không? :D
Từ xưa tới nay con chưa được rớ tới cái ô tô thật nên con cũng không biết không hiểu những điều bác nói minh hoạ. Bác thông cảm!

Vậy như vầy bạn viết làm sao
= And( A1>=1, A1<=10,B1="Nam",Or(C1="A",C1="B"))
 
Dạ con cứ thay chỗ A1>=1,A1<=10 bằng:
1<=A1<=10
thôi ạ.
Bạn cứ lo chuyện"vu vơ".
Quan trọng là cái tô màu đỏ kìa.
Ô tô mới quan trọng, Phải thông minh linh động lên!
Càng ngày phải càng tiến bộ chứ . chắc tại bạn không có ý cầu tiến .
Hồi xưa ô tô phanh tay là phanh tay cơ ( cầm kéo lên kéo xuống ). bây giờ là phanh điện tử hết,Gạt cần số về D là nó tự Hạ phanh tay luôn, Về P nó tự kèo phanh tay luôn. Nhà có ô tô không...Phải thông minh linh động lên
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Dạ điều kiện như bác đưa thì con viết vầy:
=Or(1<=A1<=10,20<=A1<=30)
Gọn và dễ hiểu hơn của bác không? :D
Từ xưa tới nay con chưa được rớ tới cái ô tô thật nên con cũng không biết không hiểu những điều bác nói minh hoạ. Bác thông cảm!

......................


Dạ con cứ thay chỗ A1>=1,A1<=10 bằng:
1<=A1<=10
thôi ạ.
Hay quá! Bạn biết bám sát thông điệp của mình.
 
Bạn cứ lo chuyện"vu vơ".
Quan trọng là cái tô màu đỏ kìa.
Ô tô mới quan trọng, Phải thông minh linh động lên!
Con chào bác.
Con nói thiệt với bác là con chưa hiểu hết được những thâm ý mà bác vetmini, bác hunglam123, và cả bác. Thứ nhất là các bác đáng tuổi cha chú hơn con mấy cái đầu. Thứ hai các bác lấy ô tô để minh hoạ con cũng không hiểu luôn, thực là con chưa chạy ô tô lần nào. Mong các bác thông cảm.
Thắc mắc của con như tiêu đề bài viết đó là thắc mắc thật lòng của con mãi đến tận bây giờ.
Còn các bác nói con không tiến bộ, không thông minh, không cầu tiến, không linh động... gì đó thì con không dám cãi ạ.
 
Con chào bác.
Con nói thiệt với bác là con chưa hiểu hết được những thâm ý mà bác vetmini, bác hunglam123, và cả bác. Thứ nhất là các bác đáng tuổi cha chú hơn con mấy cái đầu. Thứ hai các bác lấy ô tô để minh hoạ con cũng không hiểu luôn, thực là con chưa chạy ô tô lần nào. Mong các bác thông cảm.
Thắc mắc của con như tiêu đề bài viết đó là thắc mắc thật lòng của con mãi đến tận bây giờ.
Còn các bác nói con không tiến bộ, không thông minh, không cầu tiến, không linh động... gì đó thì con không dám cãi ạ.
Có gì đâu mà không hiểu.
Excel liên quan gì đến ô tô phanh tay hay cầm cái gì đó kéo lên kéo xuống.
Có người lợi dụng Excel để khoe khoan hoặc quảng cáo ô tô thôi mà. Chuyện của ta thì cứ lo chuyện của ta: "EXCEL"
Bạn muốn phanh tay là phanh tay cơ ( cầm kéo lên kéo xuống ) hay là phanh điện tử hết,Gạt cần số về D là nó tự Hạ phanh tay luôn, Về P nó tự kèo phanh tay luôn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Dạ con cứ thay chỗ A1>=1,A1<=10 bằng:
1<=A1<=10
thôi ạ.
Gặp thằng loà chỉ thằng mù mà cũng trả lời.

Muốn hiểu vấn đề của bài này thì phải hiểu các định lý bất đẳng thức của toán và lý thuyết về biểu thức và toán tử của máy tính.

Trong toán nhọc, <= là ký thiệu bất đẳng thức.
Theo định lý (quên mất tên) bất đẳng thức thì <= có tính chất truyền
a <= b và b <= c suy ra a <= c
Vì vậy, người ta có thể đơn giản hoá định thức: a thuộc về vùng { b, c }
thành: b <= a <= c
Nói cách khác, b <= a <= c là một tiền đề, không phải là một biểu thức.

Trong Excel, cũng như 99% phần mềm và ngôn ngữ trên máy tính, bạn không thể đặt tiền đề một cách giản dị như vậy. Bên trong một công thức thì mọi thứ đều là biểu thức:
Bên trong một biểu thức thì <=, >=, = là toán tử so sánh. Toán tử này cần 2 vế bên trái và bên phải nó.
(hầu hết các toán tử trong Excel đều cần hai vế như vậy. (Trừ toán tử + và -, có thể không cần vế bên trái)
Nói cách khác, a <= b là một biểu thức có trị là True hay False, chứ không phải là một định thức (tiền đề) xác định trước rằng "a là một trị nào đó nhỏ hơn hoặc bằng b"

1<=A1<=10 sẽ được Excel tính ra như sau:
- biểu thức có 2 toán tử <=
- mỗi toán tử cần một trị hoặc biểu thức bên phải và một trị hoặc biểu thức bên trái nó
- hai toán tử có ưu tiên ngang nhau cho nên Excel sẽ tính từ trái sang phải (cần biết về bậc ưu tiên của các toán tử)
- như vậy 1<=A1 sẽ được tính trước, kết quả là True/False (Boolean)
- kết quả này sẽ được đem vế bên trái cho toán tử thứ hai, tức là True/False <= 10
- vì so sánh Boolean với số không được cho nên Excel sẽ trả về False
Kết quả của biểu thức 1<=A1<=10 luôn luôn là False
Lưu ý:
(1<=A1)<=10 luôn là False, nhưng
--(1<=A1)<=10 luôn là True
Toán tử -- (- là toán tử đỏi dấu, -- thực ra là 2 lần đổi dấu) tự động ép kiểu Boolen của (1<=A1) thành ra 1 hoặc 0, và lúc này thì so sánh với 10 được.
 
Trong toán nhọc, <= là ký thiệu bất đẳng thức.
Theo định lý (quên mất tên) bất đẳng thức thì <= có tính chất truyền
a <= b và b <= c suy ra a <= c
Dạ là “bắc cầu” ạ.

Cảm ơn vì sự giải thích cặn kẽ của bác đã giúp con hiểu phần nào rồi ạ.
 
Nếu thắc mắc thì tôi thắc mắc hàm CONCATENATE. Tôi thấy hàm này thật sự vô dụng. Tôi có có tự đặt giả thuyết là Excel các phiên bản đầu không có toán tử & nên mới có hàm đó, các phiên bản sau để đảm bảo tính tương thích nên vẫn phải giữ lại hàm này. Không biết có đúng không.
 
Gặp thằng loà chỉ thằng mù mà cũng trả lời.

Muốn hiểu vấn đề của bài này thì phải hiểu các định lý bất đẳng thức của toán và lý thuyết về biểu thức và toán tử của máy tính.

Trong toán nhọc, <= là ký thiệu bất đẳng thức.
Theo định lý (quên mất tên) bất đẳng thức thì <= có tính chất truyền
a <= b và b <= c suy ra a <= c
Vì vậy, người ta có thể đơn giản hoá định thức: a thuộc về vùng { b, c }
thành: b <= a <= c
Nói cách khác, b <= a <= c là một tiền đề, không phải là một biểu thức.

Trong Excel, cũng như 99% phần mềm và ngôn ngữ trên máy tính, bạn không thể đặt tiền đề một cách giản dị như vậy. Bên trong một công thức thì mọi thứ đều là biểu thức:
Bên trong một biểu thức thì <=, >=, = là toán tử so sánh. Toán tử này cần 2 vế bên trái và bên phải nó.
(hầu hết các toán tử trong Excel đều cần hai vế như vậy. (Trừ toán tử + và -, có thể không cần vế bên trái)
Nói cách khác, a <= b là một biểu thức có trị là True hay False, chứ không phải là một định thức (tiền đề) xác định trước rằng "a là một trị nào đó nhỏ hơn hoặc bằng b"

1<=A1<=10 sẽ được Excel tính ra như sau:
- biểu thức có 2 toán tử <=
- mỗi toán tử cần một trị hoặc biểu thức bên phải và một trị hoặc biểu thức bên trái nó
- hai toán tử có ưu tiên ngang nhau cho nên Excel sẽ tính từ trái sang phải (cần biết về bậc ưu tiên của các toán tử)
- như vậy 1<=A1 sẽ được tính trước, kết quả là True/False (Boolean)
- kết quả này sẽ được đem vế bên trái cho toán tử thứ hai, tức là True/False <= 10
- vì so sánh Boolean với số không được cho nên Excel sẽ trả về False
Kết quả của biểu thức 1<=A1<=10 luôn luôn là False
Lưu ý:
(1<=A1)<=10 luôn là False, nhưng
--(1<=A1)<=10 luôn là True
Toán tử -- (- là toán tử đỏi dấu, -- thực ra là 2 lần đổi dấu) tự động ép kiểu Boolen của (1<=A1) thành ra 1 hoặc 0, và lúc này thì so sánh với 10 được.
Bác VetMini giải thích dễ hiểu quá, mà em đọc ở bài nào (quên rồi), năm 2017 bác viết "Ngũ thập niên tiền nhị thập tam", vậy giờ bác 76 tuổi rồi cơ á?
 
Nếu thắc mắc thì tôi thắc mắc hàm CONCATENATE. Tôi thấy hàm này thật sự vô dụng. Tôi có có tự đặt giả thuyết là Excel các phiên bản đầu không có toán tử & nên mới có hàm đó, các phiên bản sau để đảm bảo tính tương thích nên vẫn phải giữ lại hàm này. Không biết có đúng không.
Em có thấy từ Excel 2019, hàm CONCATENATE được thay thế bằng hàm CONCAT đó anh. Thật kỳ lạ. hahaha
Nghĩa là họ thấy vẫn cần giữ lại hàm đó đó.
Đội ngũ MS không ai am tường tiếng Việt gì ráo trọi. Mai mốt GPE mình offline mà nhắc tới hàm này chắc mắc cười lắm. Không biết đọc hay phát âm sao luôn. =))
CONCAT dịch ra tiếng Việt là con mèo, huhu.

1593829692019.png
 
Gặp thằng loà chỉ thằng mù mà cũng trả lời.

Muốn hiểu vấn đề của bài này thì phải hiểu các định lý bất đẳng thức của toán và lý thuyết về biểu thức và toán tử của máy tính.

Trong toán nhọc, <= là ký thiệu bất đẳng thức.
Theo định lý (quên mất tên) bất đẳng thức thì <= có tính chất truyền
a <= b và b <= c suy ra a <= c
Vì vậy, người ta có thể đơn giản hoá định thức: a thuộc về vùng { b, c }
thành: b <= a <= c
Nói cách khác, b <= a <= c là một tiền đề, không phải là một biểu thức.

Trong Excel, cũng như 99% phần mềm và ngôn ngữ trên máy tính, bạn không thể đặt tiền đề một cách giản dị như vậy. Bên trong một công thức thì mọi thứ đều là biểu thức:
Bên trong một biểu thức thì <=, >=, = là toán tử so sánh. Toán tử này cần 2 vế bên trái và bên phải nó.
(hầu hết các toán tử trong Excel đều cần hai vế như vậy. (Trừ toán tử + và -, có thể không cần vế bên trái)
Nói cách khác, a <= b là một biểu thức có trị là True hay False, chứ không phải là một định thức (tiền đề) xác định trước rằng "a là một trị nào đó nhỏ hơn hoặc bằng b"

1<=A1<=10 sẽ được Excel tính ra như sau:
- biểu thức có 2 toán tử <=
- mỗi toán tử cần một trị hoặc biểu thức bên phải và một trị hoặc biểu thức bên trái nó
- hai toán tử có ưu tiên ngang nhau cho nên Excel sẽ tính từ trái sang phải (cần biết về bậc ưu tiên của các toán tử)
- như vậy 1<=A1 sẽ được tính trước, kết quả là True/False (Boolean)
- kết quả này sẽ được đem vế bên trái cho toán tử thứ hai, tức là True/False <= 10
- vì so sánh Boolean với số không được cho nên Excel sẽ trả về False
Kết quả của biểu thức 1<=A1<=10 luôn luôn là False
Lưu ý:
(1<=A1)<=10 luôn là False, nhưng
--(1<=A1)<=10 luôn là True
Toán tử -- (- là toán tử đỏi dấu, -- thực ra là 2 lần đổi dấu) tự động ép kiểu Boolen của (1<=A1) thành ra 1 hoặc 0, và lúc này thì so sánh với 10 được.
Như vậy mà bảo học toán để làm gì? để giải thích chứ làm gì
 
Bài viết là khá rõ
Trong toán học, <= là ký thiệu bất đẳng thức.
Theo định lý (quên mất tên) bất đẳng thức thì <= có tính chất truyền
a <= b và b <= c suy ra a <= c

Tôi chỉ tán thêm thôi.

1. Cho hai tập hợp A, B. Mỗi tập con R của tích Descartes A x B, được gọi là quan hệ hai ngôi từ A vào B (trừu tượng quá phải không?)
Một phần tử (có dạng (a, b) với a thuộc A, b thuộc B) thuộc R thì ký hiệu a R b.
+ Nếu 2 tập A = B thì ta nói R là quan hệ trên A (rõ hơn: R là tập con của tích Decac A x A).
+ Nhiều quan hệ trong cuộc sống đều là quan hệ theo nghĩa toán học nêu trên. Hãy xem ví dụ trong mục 2.

2. Có 4 tính chất hay được xét với quan hệ 2 ngôi: Cho R là quan hệ trên A.
+ R được gọi là có tính PHẢN XẠ nếu với mọi a thuộc A, ta luôn có a R a.
Vd (i): Nếu R là quan hệ "cùng họ với" (trong thế giới con người chúng ta) thì (a "cùng họ với" a) hay a R a là có tính phản xạ.
Vd (ii): Nếu R là quan hệ "vuông góc với" (trong hình học) thì (a "vuông góc với" a) hay a R a là không có tính phản xạ.
Vd (iii): Nếu R là quan hệ "là tập con của" (trong cơ bản về tập hợp) thì (a " là tập con của " a) hay a R a là có tính phản xạ (mọi tập hợp luôn là tập con của chính nó).
+ R được gọi là có tính ĐỐI XỨNG nếu với mọi a, b thuộc A, ta luôn có nếu a R b thì b R a.
Các ví dụ (i), (ii) trên đều có tính đối xứng. Vd (iii) thì không.
+ R được gọi là có tính PHẢN ĐỐI XỨNG nếu với mọi a, b thuộc A, nếu a R b và b R a thì a = b.
Các ví dụ (i), (ii) trên đều có tính phản đối xứng. Vd (iii) thì có. Vd (iii) cũng là định nghĩa 2 tập hợp bằng nhau.
+ R được gọi là có tính BẮC CẦU nếu với mọi a, b, c thuộc A, nếu a R b và b R c thì a R c.
Các vd (i), (iii) trên đều có tính bắc cầu. Vd (ii) thì không.

3. Có 2 loại quan hệ, được định nghĩa như sau
+ Quan hệ R trên tập A là tương đương nếu nó có 3 tính chất phản xạ, đối xứng, bắc cầu.
+ Quan hệ R trên tập A được gọi là quan hệ thứ tự trên A nếu nó có ba tính chất phản xạ, phản đối xứng và bắc cầu.
Như vậy quan hệ "là tập con của" là quan hệ thứ tự. Có sự khác biệt "nhỏ" với quan hệ a <= b (a, b thuộc tập số thực) là: Tập số thực là tập "được sắp", tức là 2 số bất kỳ a, b luôn thỏa mãn hoặc a <= b, hoặc b <= a.

4. Cách viết 0 < a < 5 là viết tắt của 2 bất đẳng thức xảy ra đồng thời: (0 < a) và (a < 5).
Đôi khi cũng viết 0 < a, b, c < 5 được hiểu theo nghĩa 0 < a < 5, 0 < b < 5, 0 < c < 5 được xảy ra đồng thời

5. Đặc biệt, tập con của tích Descartes A x B x C x ... cũng được gọi là quan hệ n ngôi. Các tính chất trong quan hệ 2 ngôi không được xét đến trong quan hệ n ngôi. Nhưng quan hệ này là cơ sở toán học cho nghiên cứu cơ sở dữ liệu, ví dụ như liên kết bảng...

Thôi muộn rồi. May cũng vừa tán xong.
 
Bài viết là khá rõ


Tôi chỉ tán thêm thôi.

1. Cho hai tập hợp A, B. Mỗi tập con R của tích Descartes A x B, được gọi là quan hệ hai ngôi từ A vào B (trừu tượng quá phải không?)
Một phần tử (có dạng (a, b) với a thuộc A, b thuộc B) thuộc R thì ký hiệu a R b.
+ Nếu 2 tập A = B thì ta nói R là quan hệ trên A (rõ hơn: R là tập con của tích Decac A x A).
+ Nhiều quan hệ trong cuộc sống đều là quan hệ theo nghĩa toán học nêu trên. Hãy xem ví dụ trong mục 2.

2. Có 4 tính chất hay được xét với quan hệ 2 ngôi: Cho R là quan hệ trên A.
+ R được gọi là có tính PHẢN XẠ nếu với mọi a thuộc A, ta luôn có a R a.
Vd (i): Nếu R là quan hệ "cùng họ với" (trong thế giới con người chúng ta) thì (a "cùng họ với" a) hay a R a là có tính phản xạ.
Vd (ii): Nếu R là quan hệ "vuông góc với" (trong hình học) thì (a "vuông góc với" a) hay a R a là không có tính phản xạ.
Vd (iii): Nếu R là quan hệ "là tập con của" (trong cơ bản về tập hợp) thì (a " là tập con của " a) hay a R a là có tính phản xạ (mọi tập hợp luôn là tập con của chính nó).
+ R được gọi là có tính ĐỐI XỨNG nếu với mọi a, b thuộc A, ta luôn có nếu a R b thì b R a.
Các ví dụ (i), (ii) trên đều có tính đối xứng. Vd (iii) thì không.
+ R được gọi là có tính PHẢN ĐỐI XỨNG nếu với mọi a, b thuộc A, nếu a R b và b R a thì a = b.
Các ví dụ (i), (ii) trên đều có tính phản đối xứng. Vd (iii) thì có. Vd (iii) cũng là định nghĩa 2 tập hợp bằng nhau.
+ R được gọi là có tính BẮC CẦU nếu với mọi a, b, c thuộc A, nếu a R b và b R c thì a R c.
Các vd (i), (iii) trên đều có tính bắc cầu. Vd (ii) thì không.

3. Có 2 loại quan hệ, được định nghĩa như sau
+ Quan hệ R trên tập A là tương đương nếu nó có 3 tính chất phản xạ, đối xứng, bắc cầu.
+ Quan hệ R trên tập A được gọi là quan hệ thứ tự trên A nếu nó có ba tính chất phản xạ, phản đối xứng và bắc cầu.
Như vậy quan hệ "là tập con của" là quan hệ thứ tự. Có sự khác biệt "nhỏ" với quan hệ a <= b (a, b thuộc tập số thực) là: Tập số thực là tập "được sắp", tức là 2 số bất kỳ a, b luôn thỏa mãn hoặc a <= b, hoặc b <= a.

4. Cách viết 0 < a < 5 là viết tắt của 2 bất đẳng thức xảy ra đồng thời: (0 < a) và (a < 5).
Đôi khi cũng viết 0 < a, b, c < 5 được hiểu theo nghĩa 0 < a < 5, 0 < b < 5, 0 < c < 5 được xảy ra đồng thời

5. Đặc biệt, tập con của tích Descartes A x B x C x ... cũng được gọi là quan hệ n ngôi. Các tính chất trong quan hệ 2 ngôi không được xét đến trong quan hệ n ngôi. Nhưng quan hệ này là cơ sở toán học cho nghiên cứu cơ sở dữ liệu, ví dụ như liên kết bảng...

Thôi muộn rồi. May cũng vừa tán xong.
Em chào anh. Anh thao thao ở trên là thuộc phạm trù môn nào vậy anh? Em đọc mà thấy khó hiểu quá. Hồi em học toán cao cấp thì trong lý thuyết cũng đâu có cao cấp như những gì anh nói trên đâu ta. Hay là nằm trong chương trình đại học sư phạm chuyên ngành toán tin, hay bên ngôn ngữ lập trình anh ơi? Em hỏi thiệt. Như cái từ Descartes này là em mới thấy luôn á.
Em đọc bài của bác Vetmini thì còn ráng ráng hiểu được, bài của anh khó nhai quá, hi.
Dù sao đi nữa em cũng cám ơn anh nhiều.
 
Phải càng ngày càng đi lên chứ bạn. Bạn nói là 1<=A1<=60 cho nó gọn . vậy mình hỏi bạn nếu trường hợp vầy bạn viết công thức ra làm sao
Ví dụ điều kiện từ 1 đến 10 hoặc từ 20 đến 30 thì bạn viết làm sao
Hiện excel đang viết là = Or( And( A1 >= 1, A1<= 10),And( A1>=20,A1<=30 ))
Càng ngày phải càng tiến bộ chứ . chắc tại bạn không có ý cầu tiến .
Hồi xưa ô tô phanh tay là phanh tay cơ ( cầm kéo lên kéo xuống ). bây giờ là phanh điện tử hết,Gạt cần số về D là nó tự Hạ phanh tay luôn, Về P nó tự kèo phanh tay luôn. Nhà có ô tô không...Phải thông minh linh động lên
Đúng là bịp nhau. Giải thích thắc mắc của người ta. Lại đem ô tô ra khoe.
Giải thích như bác Vetmini kia kìa.
Mà các bác quản trị viên ơi. Sao bị đình chỉ rồi mà vẫn comment được? ( Diễn đàn vẫn bị lỗi gõ tiếng Việt mà chữ bị dính liền với nhau khó chịu quá)
 
Đúng là bịp nhau. Giải thích thắc mắc của người ta. Lại đem ô tô ra khoe.
Giải thích như bác Vetmini kia kìa.
Mà các bác quản trị viên ơi. Sao bị đình chỉ rồi mà vẫn comment được? ( Diễn đàn vẫn bị lỗi gõ tiếng Việt mà chữ bị dính liền với nhau khó chịu quá)
Cái còm đó trước lúc bị đình chỉ. Diễn đàn không lỗi gõ tiếng Việt mà là máy của bạn lỗi
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom