Tìm doanh thu để đạt mục tiêu lợi nhuận

Liên hệ QC

thao nguyen01

Thành viên thường trực
Tham gia
8/12/19
Bài viết
214
Được thích
25
Kính gửi anh/chị,

Em có trường hợp, mong các anh/chị xem và giúp em ạ. Em có đính kèm file ạ.

Mô tả: em muốn tìm điểm hòa vốn của bài toán này ạ. Em chạy goal seek khi chô ô B9=0=>và ô thay đổi là B2 thì kết quả ra 0 ạ. Anh/chị hướng dẫn hay có cách nào tìm tổng doanh thu nếu muốn lợi nhuận là 0 hay 20.000 ạ?

Em cảm ơn anh/chị
 

File đính kèm

  • mo ta van de-02.06.2022.xlsx
    10 KB · Đọc: 12
Kính gửi anh/chị,

Em có trường hợp, mong các anh/chị xem và giúp em ạ. Em có đính kèm file ạ.

Mô tả: em muốn tìm điểm hòa vốn của bài toán này ạ. Em chạy goal seek khi chô ô B9=0=>và ô thay đổi là B2 thì kết quả ra 0 ạ. Anh/chị hướng dẫn hay có cách nào tìm tổng doanh thu nếu muốn lợi nhuận là 0 hay 20.000 ạ?

Em cảm ơn anh/chị

Tổng chi phí = 111% doanh thu rồi.

Thế thì về 0 chỉ có thể là 0.
Vể 20,000 thì không có cách nào cả.
 
Nói chung khi tính điểm hoà vốn thì trong thành phần tổng chi phí luôn luôn phải chia ra biến phí và định phí.
- Giá vốn là biến phí
- Chi phí tài chính (lãi vay) có thể là biến phí, có thể là định phí tùy theo tình hình kinh doanh (vay 1 lần cho tất cả hoạt động trong nhiều kỳ, hoặc vay nhiều ít tùy theo nhu cầu từng thời điểm)
- Chi phí bán hàng: thường là biến phí
- Chi phí quản lý: Ít biến động và coi như định phí.
Chí phí biến động có thể ước tính bằng tỷ lệ % trên doanh thu, nhưng định phí là số cố định không tính tỷ lệ % như trong file được.
Có 2 trường hợp:
1. Có số lượng, giá vốn và giá bán / sản phẩm
Thay đổi số lượng để tính điểm hòa vốn. Các chi phí khác phải có ít nhất 1 loại chi phí là định phí.
2. Không có số lượng và đơn giá
Giả định rằng luôn luôn bán với giá để có lợi nhuận gộp bằng 10% doanh thu (như trong file), có ít nhất 1 loại định phí, thì tính điểm hòa vốn bằng cách thay đổi doanh thu.

Trường hợp trong file bài 1 thì tất cả là biến phí, luôn luôn là 111% doanh thu, thì kết quả là nghỉ bán hàng là đúng: Bán nhiều lỗ nhiều, bán ít lỗ ít. Chỉ có dẹp công ty không bán buôn gì thì mới hòa vốn.
 
Nói chung khi tính điểm hoà vốn thì trong thành phần tổng chi phí luôn luôn phải chia ra biến phí và định phí.
- Giá vốn là biến phí
- Chi phí tài chính (lãi vay) có thể là biến phí, có thể là định phí tùy theo tình hình kinh doanh (vay 1 lần cho tất cả hoạt động trong nhiều kỳ, hoặc vay nhiều ít tùy theo nhu cầu từng thời điểm)
- Chi phí bán hàng: thường là biến phí
- Chi phí quản lý: Ít biến động và coi như định phí.
Chí phí biến động có thể ước tính bằng tỷ lệ % trên doanh thu, nhưng định phí là số cố định không tính tỷ lệ % như trong file được.
Có 2 trường hợp:
1. Có số lượng, giá vốn và giá bán / sản phẩm
Thay đổi số lượng để tính điểm hòa vốn. Các chi phí khác phải có ít nhất 1 loại chi phí là định phí.
2. Không có số lượng và đơn giá
Giả định rằng luôn luôn bán với giá để có lợi nhuận gộp bằng 10% doanh thu (như trong file), có ít nhất 1 loại định phí, thì tính điểm hòa vốn bằng cách thay đổi doanh thu.

Trường hợp trong file bài 1 thì tất cả là biến phí, luôn luôn là 111% doanh thu, thì kết quả là nghỉ bán hàng là đúng: Bán nhiều lỗ nhiều, bán ít lỗ ít. Chỉ có dẹp công ty không bán buôn gì thì mới hòa vốn.
Thầy/cô nào ra bài toán này nên về học lại môn Kế Toán Quản Lý hoặc tương tự.

Chi phí giá vốn hàng không thể xác định theo doanh thu, tuy rằng định giá xong thì tìm ra hệ số liên hệ.
Trong kinh doanh, người ta có trước giá vốn đơn vị, giám đóc kinh doanh dùng một con số nâng giá (markup - đây là tiếng kinh doanh, gú gồ trăn lết sẽ ra tiếng Việt sai). Giá vốn + giá nâng = giá bán; giá bán * số đơn vị = doanh thu. Lưu ý là cũng có sách giáo khoa dùng tỷ lệ nâng giá (% của giá vốn). Nhưng đại khái thì lý thuyết cũng vậy thôi.

Bài toán của thớt là bài toán căn bản của bảng tính độ nhạy (sensitivity analysis). Với:
- định phí a là chi phí quản lý phân bổ cho đơn vị kinh doanh, cộng chi phí lãi suất liên quan đến nguồn vốn lưu động.
- biến phí y (số đơn vị bán * giá vốn mỗi đơn vị). Thường thì người ta coi giá đơn vị không thay đổi, chỉ có tổng vốn mới thay đổi theo con số bán ra. Như vậy biến phí y và doanh thu z cùng thay đổi theo con số đơn vị x.

Khi lập bảng tính độ nhạy, sẽ được tam giác góc trái là bên lỗ, tam giác góc phải là bên lãi, và đường chéo phân định hai tam giác trên là điểm hòa vốn.

Tùy theo muốn tính độ nhạy theo thông số nào mà người ta sửa đổi bảng tính. Có những bài làm cho mỗi kiểu là một sheet. Trong mỗi sheet, mỗi trường hợp của thông số là một bảng. Cũng có những thông số chọn theo drop down list.

Nếu hiểu nguyên tắc thì dùng goal seek cũng ra. Nhưng goal seek không cho thấy nhiều biến chuyển bằng bảng tính độ nhạy.

Trên thực tế, người quản lý thường có 3 chọn lựa:
1. bảng tính độ nhạy 1 biến - nhanh và dễ
2. bảng tính độ nhạy 2 biến - hơi cực hơn, nhưng bảng trình bày nhiều tin tức hơn.
3. goal seel - nhanh và dễ nhất, nhưng mỗi tin tức muốn tìm thì phải thay tham số.
 
Thầy/cô nào ra bài toán này nên về học lại môn Kế Toán Quản Lý hoặc tương tự.
Bài toán của thớt là bài toán căn bản của bảng tính độ nhạy (sensitivity analysis). Với:

Khi lập bảng tính độ nhạy, sẽ được tam giác góc trái là bên lỗ, tam giác góc phải là bên lãi, và đường chéo phân định hai tam giác trên là điểm hòa vốn.
Theo như tác giả tâm sự mỏng với tôi thì đây không phải bài tập, mà là tự lấy các con số trên 1 BCTC "Kết quả hoạt động KD", nhét tỷ lệ % vào để tính thử điểm hòa vốn. Cách tính này sai với lý thuyết. Do đó tôi trả lời bằng lý thuyết ở bài 4.
Tính độ nhạy (1 chiều và 2 chiều) bằng công cụ Data Table() là chuyện của Excel 20 năm trước. Và tương tự như subtotal, nó đã bị lãng quên và có thể bị thay bằng 1 công thức khủng nào đó.
Gởi mọi người file tính độ nhạy 1 chiều và 2 chiều dùng Table() của Excel

1654244433785.png
Cách thực hiện thì làm theo bài 9 & bài 11 năm 2008
 

File đính kèm

  • Data-Table.xlsx
    11.1 KB · Đọc: 12
Lần chỉnh sửa cuối:
Nói chung khi tính điểm hoà vốn thì trong thành phần tổng chi phí luôn luôn phải chia ra biến phí và định phí.
- Giá vốn là biến phí
- Chi phí tài chính (lãi vay) có thể là biến phí, có thể là định phí tùy theo tình hình kinh doanh (vay 1 lần cho tất cả hoạt động trong nhiều kỳ, hoặc vay nhiều ít tùy theo nhu cầu từng thời điểm)
- Chi phí bán hàng: thường là biến phí
- Chi phí quản lý: Ít biến động và coi như định phí.
Chí phí biến động có thể ước tính bằng tỷ lệ % trên doanh thu, nhưng định phí là số cố định không tính tỷ lệ % như trong file được.
Có 2 trường hợp:
1. Có số lượng, giá vốn và giá bán / sản phẩm
Thay đổi số lượng để tính điểm hòa vốn. Các chi phí khác phải có ít nhất 1 loại chi phí là định phí.
2. Không có số lượng và đơn giá
Giả định rằng luôn luôn bán với giá để có lợi nhuận gộp bằng 10% doanh thu (như trong file), có ít nhất 1 loại định phí, thì tính điểm hòa vốn bằng cách thay đổi doanh thu.

Trường hợp trong file bài 1 thì tất cả là biến phí, luôn luôn là 111% doanh thu, thì kết quả là nghỉ bán hàng là đúng: Bán nhiều lỗ nhiều, bán ít lỗ ít. Chỉ có dẹp công ty không bán buôn gì thì mới hòa vốn.
Dạ. Em hiểu ạ. Em cảm ơn Thầy nhiều ạ.
Bài đã được tự động gộp:

Thầy/cô nào ra bài toán này nên về học lại môn Kế Toán Quản Lý hoặc tương tự.

Chi phí giá vốn hàng không thể xác định theo doanh thu, tuy rằng định giá xong thì tìm ra hệ số liên hệ.
Trong kinh doanh, người ta có trước giá vốn đơn vị, giám đóc kinh doanh dùng một con số nâng giá (markup - đây là tiếng kinh doanh, gú gồ trăn lết sẽ ra tiếng Việt sai). Giá vốn + giá nâng = giá bán; giá bán * số đơn vị = doanh thu. Lưu ý là cũng có sách giáo khoa dùng tỷ lệ nâng giá (% của giá vốn). Nhưng đại khái thì lý thuyết cũng vậy thôi.

Bài toán của thớt là bài toán căn bản của bảng tính độ nhạy (sensitivity analysis). Với:
- định phí a là chi phí quản lý phân bổ cho đơn vị kinh doanh, cộng chi phí lãi suất liên quan đến nguồn vốn lưu động.
- biến phí y (số đơn vị bán * giá vốn mỗi đơn vị). Thường thì người ta coi giá đơn vị không thay đổi, chỉ có tổng vốn mới thay đổi theo con số bán ra. Như vậy biến phí y và doanh thu z cùng thay đổi theo con số đơn vị x.

Khi lập bảng tính độ nhạy, sẽ được tam giác góc trái là bên lỗ, tam giác góc phải là bên lãi, và đường chéo phân định hai tam giác trên là điểm hòa vốn.

Tùy theo muốn tính độ nhạy theo thông số nào mà người ta sửa đổi bảng tính. Có những bài làm cho mỗi kiểu là một sheet. Trong mỗi sheet, mỗi trường hợp của thông số là một bảng. Cũng có những thông số chọn theo drop down list.

Nếu hiểu nguyên tắc thì dùng goal seek cũng ra. Nhưng goal seek không cho thấy nhiều biến chuyển bằng bảng tính độ nhạy.

Trên thực tế, người quản lý thường có 3 chọn lựa:
1. bảng tính độ nhạy 1 biến - nhanh và dễ
2. bảng tính độ nhạy 2 biến - hơi cực hơn, nhưng bảng trình bày nhiều tin tức hơn.
3. goal seel - nhanh và dễ nhất, nhưng mỗi tin tức muốn tìm thì phải thay tham số.
Dạ, em cảm ơn Thầy ạ.
 
Web KT
Back
Top Bottom