So sánh Luật 2012 và 2019

Liên hệ QC

xuan.nguyen82

Thành viên tích cực
Tham gia
29/9/10
Bài viết
1,548
Được thích
8,041
Giới tính
Nữ
Nghề nghiệp
Human Resource Director
=IF(C4=D4,"","xxx") có thể tìm ra điểm khác biệt giữa Luật mới và cũ đơn giản, nhanh chóng.

Gửi các bạn file so sánh Luật Lao động 2012 và 2019. Thực tế thì nhiều điểm có từ các nghị định thông tư cũ đưa vào (không hẳn là điểm mới). Các vấn đề cần hỏi các bạn có thể đưa câu hỏi lên diễn đàn này.
 

File đính kèm

  • So sánh Luật 2012-2019.xlsx
    189.7 KB · Đọc: 14
Câu hỏi đầu tiên đến (các) bạn nha: Tại sao nó là 'Bộ Luật' mà không là 'Luật'?

Xin cảm ơn các bạn nhiều!
 
Luật dùng thuật ngữ "người làm việc không có quan hệ lao động" nghe rất khiên cưỡng dù giải nghĩa ra là không có hợp đồng lao động.

Không có HĐLĐ thì đâu có nghĩa là không có "quan hệ lao động"?!
 
@xuan.nguyen82 :
1) So sánh giữa 2 Bộ Luật lao động là 1 chuyện.
2) Những nội dung thay đổi chỉ cần vào trang Thư viện Pháp Luật với tư cách là thành viên rồi chỉ chuột vào những nội dung thay đổi (tô nền màu vàng) thì sẽ thấy Văn bản thay đổi nội dung đó. Muốn xem chi tiết thì kích vào các link.
Capture1.PNG
Capture2.PNG
 
Luật dùng thuật ngữ "người làm việc không có quan hệ lao động" nghe rất khiên cưỡng dù giải nghĩa ra là không có hợp đồng lao động.

Không có HĐLĐ thì đâu có nghĩa là không có "quan hệ lao động"?!
Miễn có giải nghĩa là tốt rồi.
Luật thành văn có nghĩa là khi có tranh chấp, người ta sẽ truy lục luật ra, và các từ ngữ trong câu luật ấy sẽ có chỗ giải thích.
(thường thì hiến pháp cũng có nêu rõ từ ngữ sẽ được tra theo bộ từ điển nào. Bộ từ điển ấy sẽ thành mặc định. Khi bộ luật không có chỗ giải thích thì sẽ dựa vào từ điển mặc định)

Như vậy, để diễn giải và áp dụng luật, người ta sẽ theo thứ tự:
Từ ngữ:
- định nghĩa theo bộ luật, nếu không có hoặc vẫn chưa rõ thì
- định nghĩa theo từ điển mặc định.
- nếu vẫn chưa rõ thì toà án sẽ quyết định (quyết định này sẽ được ghi lại để soạn thảo sau này)
Câu văn:
- định nghĩa theo phong tục, tập quán chung
- định nghĩa theo văn phạm Việt nam (quyển sách giáo khoa được hiến pháp chọn làm mặc định)
 
Để bàn luận vấn đề này thì nên lập diễn đàn mới, vì quá nhiều thứ. bạn nào đúng nghề thì sẽ nghiên cứu sâu về Luật thì mới có thể có cách tư duy chuẩn Luật để thực hiện vừa linh hoạt vừa không vi phạm. Bản chất Luật còn chồng chéo rất nhiều thứ, vì vậy, tùy từng tình huống để phân tích và ra quyết định. Lúc đó sẽ Phân tích các sự việc xảy ra theo trình tự, tính logic hợp lý trong bối cảnh cụ thể
Luật có Nguyên tắc tham chiếu, tuân thủ nguyên tắc áp dụng trong trường hợp mâu thuẫn, hoặc không mâu thuẫn, tuân thủ cơ sở căn cứ từ:
•Hệ thống, trình tự của Nhà nước.
1. Hiến pháp (cao nhất)
2. Bộ luật
3. Luật - quốc hội
4. Pháp lệnh
5. Nghị quyết Quốc Hội
6. Nghị định-CP
7.Thông tư – bộ và cơ quan ngang bộ
8.Quyết định – sở , phòng
9. VB hướng dẫn
......
Khi xử lý thì cần phân tích tình huống, bối cảnh, thời điểm, được xác thực nguyên gốc văn bản, có tính logic trong dẫn chiếu hoặc cụ thể hóa ở điều khoản khác.
---
Còn ở đây mình đưa ra bản so sánh để các bạn nào tiện xem lại Luật cũ và Luật mới, nhìn có thể thấy ngay.
Để các bạn trẻ tự chủ, Tự làm được, đâu cần phụ thuộc vào Thư viện Pháp luật :)
 
Web KT
Back
Top Bottom