- Tham gia
- 30/5/06
- Bài viết
- 1,630
- Được thích
- 17,440
- Nghề nghiệp
- Bác sĩ
(LĐ) - Hiện nay, trên 2 sàn giao dịch đã có gần 200 mã CP niêm yết và con số này chắc chắn sẽ tăng thời gian tới. Vấn đề làm sao quản lý được thông tin liên quan đến CP như tình trạng sản xuất, doanh thu, các chỉ số tài chính... một cách đơn giản nhưng hiệu quả, không cần phải truy cập đến quá nhiều các giấy tờ hay các tệp dữ liệu khác nhau?
Bài viết này đưa ra một gợi ý để NĐT xây dựng một tệp cơ sở dữ liệu bằng phầm mềm văn phòng Excel phổ biến. Nguồn thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu là các trang web của các CTCK, các trung tâm giao dịch (TTGD) và cập nhật nhất hiện tại là các tờ bản tin của hai TTGD. Khi nhìn vào mã CP, NĐT nào cũng muốn biết và cần biết được các thông tin cơ bản sau:
1. Thông tin liên quan đến Cty: Tên, ngành nghề, địa chỉ và thời gian thành lập, cơ cấu cổ đông, mức vốn điều lệ. Các thông tin này đều có trong bản cáo bạch hay bản công bố thông tin có thể lưu trữ trên máy tính. Trong tệp dữ liệu Excel có thể tạo các đường liên kết tương ứng từ ô mã CP đến các tệp này.
2. Thông tin liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh: Các cột có chứa chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của 4 quý trong vòng 3 năm hay 5 năm tuỳ theo yêu cầu của từng người. Với công thức Excel ta có thể dễ dàng có được cột chỉ tiêu về sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận qua các năm, các quý.
Cột chỉ tiêu vốn chủ sở hữu của Cty: Cho ta biết giữa vốn chủ sở hữu đầu tư ban đầu và phần lợi nhuận tích luỹ của Cty. Cột về chỉ tiêu tổng tài sản: Từ hai cột chỉ tiêu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, sử dụng một số công thức Excel đơn giản sẽ cho NĐT biết được tình trạng nợ của Cty. Ngoài ra, có thể thêm vào cột doanh thu và lợi nhuận dự kiến khi đại hội cổ đông đặt ra.
3. Các cột về các chỉ tiêu và các thông số liên qua đến CP: Khối lượng CP lưu hành bình quân: NĐT có thể biết được về vốn điều lệ Cty và tính được mức EPS quá khứ đến hiện tại bằng cách chia cột lợi nhuận tương ứng cho cột này. NĐT cũng biết được giá trị sổ sách của CP khi chia số liệu ở cột vốn chủ sở hữu cho cột này. Khi chia cột chỉ tiêu lợi nhuận của năm nào đó cho cột có chỉ tiêu vốn chủ sở hữu, NĐT sẽ có được cột chứa chỉ tiêu ROE, tương tự, khi chia cột chỉ tiêu lợi nhuận cho cột có chứa chỉ tiêu tổng tài sản sẽ cho cột có chứa chỉ tiêu ROA.
Cột về tỉ lệ sở hữu của NĐTNN: Gồm có hai cột là tỉ lệ (số lượng) đang sở hữu và tỉ lệ còn (số lượng còn được phép mua): Đây là cột cho biết NĐTNN sở hữu bao nhiêu trong giới hạn được phép cũng như họ còn có thể mua được bao nhiêu. Vì hiện nay hành vi mua bán của NĐTNN ảnh hưởng khá lớn đến NĐTTN nên cột này khá quan trọng.
Cột giá hàng ngày: Một cách làm đơn giản là copy bảng giá của một CTCK vào một bảng (sheet) của tệp đó rồi dùng hàm tìm kiếm (Vlookup, Hlookup...) để đưa các giá đóng cửa của một phiên giao dịch vào cột bảng giá. Khi có cột này chúng ta sẽ có thể tính được các cột chỉ tiêu khác như PE, PB...
NĐT cũng nên thêm vào một cột ghi chú để chèn các chú thích về các thông tin quan trọng liên quan đến Cty và phát sinh trong kỳ như tăng vốn, đầu tư dự án mới, thay đổi của cổ đông lớn, trả cổ tức... Như vậy với Excel ta chỉ phải nhập dữ liệu của một số cột, còn các cột chỉ tiêu khác được tính bằng các công thức sẵn có.
Hoàng Lan (VICF)
Bài viết này đưa ra một gợi ý để NĐT xây dựng một tệp cơ sở dữ liệu bằng phầm mềm văn phòng Excel phổ biến. Nguồn thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu là các trang web của các CTCK, các trung tâm giao dịch (TTGD) và cập nhật nhất hiện tại là các tờ bản tin của hai TTGD. Khi nhìn vào mã CP, NĐT nào cũng muốn biết và cần biết được các thông tin cơ bản sau:
1. Thông tin liên quan đến Cty: Tên, ngành nghề, địa chỉ và thời gian thành lập, cơ cấu cổ đông, mức vốn điều lệ. Các thông tin này đều có trong bản cáo bạch hay bản công bố thông tin có thể lưu trữ trên máy tính. Trong tệp dữ liệu Excel có thể tạo các đường liên kết tương ứng từ ô mã CP đến các tệp này.
2. Thông tin liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh: Các cột có chứa chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của 4 quý trong vòng 3 năm hay 5 năm tuỳ theo yêu cầu của từng người. Với công thức Excel ta có thể dễ dàng có được cột chỉ tiêu về sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận qua các năm, các quý.
Cột chỉ tiêu vốn chủ sở hữu của Cty: Cho ta biết giữa vốn chủ sở hữu đầu tư ban đầu và phần lợi nhuận tích luỹ của Cty. Cột về chỉ tiêu tổng tài sản: Từ hai cột chỉ tiêu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, sử dụng một số công thức Excel đơn giản sẽ cho NĐT biết được tình trạng nợ của Cty. Ngoài ra, có thể thêm vào cột doanh thu và lợi nhuận dự kiến khi đại hội cổ đông đặt ra.
3. Các cột về các chỉ tiêu và các thông số liên qua đến CP: Khối lượng CP lưu hành bình quân: NĐT có thể biết được về vốn điều lệ Cty và tính được mức EPS quá khứ đến hiện tại bằng cách chia cột lợi nhuận tương ứng cho cột này. NĐT cũng biết được giá trị sổ sách của CP khi chia số liệu ở cột vốn chủ sở hữu cho cột này. Khi chia cột chỉ tiêu lợi nhuận của năm nào đó cho cột có chỉ tiêu vốn chủ sở hữu, NĐT sẽ có được cột chứa chỉ tiêu ROE, tương tự, khi chia cột chỉ tiêu lợi nhuận cho cột có chứa chỉ tiêu tổng tài sản sẽ cho cột có chứa chỉ tiêu ROA.
Cột về tỉ lệ sở hữu của NĐTNN: Gồm có hai cột là tỉ lệ (số lượng) đang sở hữu và tỉ lệ còn (số lượng còn được phép mua): Đây là cột cho biết NĐTNN sở hữu bao nhiêu trong giới hạn được phép cũng như họ còn có thể mua được bao nhiêu. Vì hiện nay hành vi mua bán của NĐTNN ảnh hưởng khá lớn đến NĐTTN nên cột này khá quan trọng.
Cột giá hàng ngày: Một cách làm đơn giản là copy bảng giá của một CTCK vào một bảng (sheet) của tệp đó rồi dùng hàm tìm kiếm (Vlookup, Hlookup...) để đưa các giá đóng cửa của một phiên giao dịch vào cột bảng giá. Khi có cột này chúng ta sẽ có thể tính được các cột chỉ tiêu khác như PE, PB...
NĐT cũng nên thêm vào một cột ghi chú để chèn các chú thích về các thông tin quan trọng liên quan đến Cty và phát sinh trong kỳ như tăng vốn, đầu tư dự án mới, thay đổi của cổ đông lớn, trả cổ tức... Như vậy với Excel ta chỉ phải nhập dữ liệu của một số cột, còn các cột chỉ tiêu khác được tính bằng các công thức sẵn có.
Hoàng Lan (VICF)