Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch giữa 2 số liệu

  • Thread starter Thread starter levin1
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

levin1

Thành viên mới
Tham gia
18/11/10
Bài viết
44
Được thích
9
Xin chào các anh, chị
Vấn đề của em cũng không hoàn toàn liên quan đến Excel, nhưng đọc bài trên diễn đàn đã nhiều và thấy một số anh, chị có kiến thức rộng nên mạn phép đăng bài xin giải đáp.
Như trong bảng so sánh (file đính kèm), em phải phân tích các yếu tố gây ra chênh lệch giữa giá kế hoạch và giá thực tế. Trong đó, ta chỉ có 2 đại lượng liên quan đến tính toán là "Số lượng""Đơn giá". Em đã tính ra trị giá chênh lệch do mỗi đại lượng này gây ra, nhưng khi cộng tổng lại không khớp với chênh lệch từ phép tính trừ tổng số kế hoạch với tổng số thực tế.
Xin anh, chị thông cảm nếu cách diễn đạt của em khiến anh, chị khó hiểu, chi tiết có trong file đính kèm.
Cảm ơn các anh, chị nhiều.
 

File đính kèm

Xin chào các anh, chị
Vấn đề của em cũng không hoàn toàn liên quan đến Excel, nhưng đọc bài trên diễn đàn đã nhiều và thấy một số anh, chị có kiến thức rộng nên mạn phép đăng bài xin giải đáp.
Như trong bảng so sánh (file đính kèm), em phải phân tích các yếu tố gây ra chênh lệch giữa giá kế hoạch và giá thực tế. Trong đó, ta chỉ có 2 đại lượng liên quan đến tính toán là "Số lượng""Đơn giá". Em đã tính ra trị giá chênh lệch do mỗi đại lượng này gây ra, nhưng khi cộng tổng lại không khớp với chênh lệch từ phép tính trừ tổng số kế hoạch với tổng số thực tế.
Xin anh, chị thông cảm nếu cách diễn đạt của em khiến anh, chị khó hiểu, chi tiết có trong file đính kèm.
Cảm ơn các anh, chị nhiều.

Bạn check lại cách tính của bạn xem.
1598339101321.png
 
Xin chào các anh, chị
Vấn đề của em cũng không hoàn toàn liên quan đến Excel, nhưng đọc bài trên diễn đàn đã nhiều và thấy một số anh, chị có kiến thức rộng nên mạn phép đăng bài xin giải đáp.
Như trong bảng so sánh (file đính kèm), em phải phân tích các yếu tố gây ra chênh lệch giữa giá kế hoạch và giá thực tế. Trong đó, ta chỉ có 2 đại lượng liên quan đến tính toán là "Số lượng""Đơn giá". Em đã tính ra trị giá chênh lệch do mỗi đại lượng này gây ra, nhưng khi cộng tổng lại không khớp với chênh lệch từ phép tính trừ tổng số kế hoạch với tổng số thực tế.
Xin anh, chị thông cảm nếu cách diễn đạt của em khiến anh, chị khó hiểu, chi tiết có trong file đính kèm.
Cảm ơn các anh, chị nhiều.
Về cơ bản là do phép tính của bạn sai, sửa lại chênh lệch giá là nhân với số lượng thực tế nhé!
Bài đã được tự động gộp:

Xem hình bạn nhé:
1598340148678.png
 
Lần chỉnh sửa cuối:
@Nhattanktnn @kelacloi Em hiểu ý các bác diễn đạt khi bóc tách đẳng thức, em chỉ đang không hiểu tại sao chênh lệch do đơn giá thay đổi lại phải nhân với số lượng thực tế.
Về mặt toán học, đúng là phải nhân với số lượng thực tế mới ra đúng phần chênh lệch tổng
Về lý lẽ nghe hợp lý thì em phải nhân với số lượng kế hoạch vì đang quy về so sánh với số kế hoạch. (sếp em nói vậy nhưng em không tìm ra lý do phản biện được).
Các bác có thể giải thích bản chất của phép so sánh này không?
 
@Nhattanktnn @kelacloi Em hiểu ý các bác diễn đạt khi bóc tách đẳng thức, em chỉ đang không hiểu tại sao chênh lệch do đơn giá thay đổi lại phải nhân với số lượng thực tế.
Về mặt toán học, đúng là phải nhân với số lượng thực tế mới ra đúng phần chênh lệch tổng
Về lý lẽ nghe hợp lý thì em phải nhân với số lượng kế hoạch vì đang quy về so sánh với số kế hoạch. (sếp em nói vậy nhưng em không tìm ra lý do phản biện được).
Các bác có thể giải thích bản chất của phép so sánh này không?
Mình lấy một ví dụ đơn giản, bạn ra tiệm mua 2 cái bánh mỗi cái 5k, hôm sau bạn mua 3 cái nhưng chủ tiệm nói hàng đã lên giá, hiện nay giá mỗi cái 8k. Vậy bạn phải chi thêm 14k so với lần trước
Trong 14k này,khi chưa quan tâm về giá thay đổi thì chắc chắn bạn cũng biết mua thêm 1 cái tốn thêm 5k. Nhưng thật buồn, bã hét giờ 8k 1 cái em ơi, thì lên giá 3 cái mất thêm 9k. Có phải đúng bằng 14k không?
Còn giải thích theo kinh tế học vi mô, vĩ mô thì mình quên hết rồi :D
 
Mình lấy một ví dụ đơn giản, bạn ra tiệm mua 2 cái bánh mỗi cái 5k, hôm sau bạn mua 3 cái nhưng chủ tiệm nói hàng đã lên giá, hiện nay giá mỗi cái 8k. Vậy bạn phải chi thêm 14k so với lần trước
Trong 14k này,khi chưa quan tâm về giá thay đổi thì chắc chắn bạn cũng biết mua thêm 1 cái tốn thêm 5k. Nhưng thật buồn, bã hét giờ 8k 1 cái em ơi, thì lên giá 3 cái mất thêm 9k. Có phải đúng bằng 14k không?
Còn giải thích theo kinh tế học vi mô, vĩ mô thì mình quên hết rồi :D
Nghe cũng xuôi xuôi, nhưng thú thực mình chưa thực sự bị thuyết phục triệt để bởi cách giải thích này.
Dù sao em cũng xin cảm ơn bác đã dành thời gian cho 1 vấn đề có thể nói là hơi gàn của em.
Hy vọng ông sếp có thể hiểu các công thức giải thích.
 
Nghe cũng xuôi xuôi, nhưng thú thực mình chưa thực sự bị thuyết phục triệt để bởi cách giải thích này.
Dù sao em cũng xin cảm ơn bác đã dành thời gian cho 1 vấn đề có thể nói là hơi gàn của em.
Thì mình nói đó là cách mình hiểu, còn vấn đề tăng giá thì nó áp dụng cho số lượng mới, tức số lượng mua hôm nay, chứ làm gì có chuyện tăng giá lên mà tính theo số lượng mua ngày trước
Hình như zụ này có bác @VetMini rành nè
 
Thì mình nói đó là cách mình hiểu, còn vấn đề tăng giá thì nó áp dụng cho số lượng mới, tức số lượng mua hôm nay, chứ làm gì có chuyện tăng giá lên mà tính theo số lượng mua ngày trước
Hình như zụ này có bác @VetMini rành nè
Vấn đề chủ yếu ở đây là so sánh kế hoạch và thực tế, như vậy việc nhân chênh lệch giá với số lượng kế hoạch nghe rất hợp lý. Mặc dù theo tính toán nó sai, nhưng lý do nó sai ở đâu để bẻ được cái lý lẽ nghe hợp lý bên trên, đó mới là điều em muốn được giải đáp.
Bác giải thích rất hợp lý nhưng lại không nằm trong vấn đề so sánh kế hoạch và thực tế nên em nghe không thuyết phục lắm, quan điểm cá nhân thôi, không có ý phê phán chê bai. Mong bác rộng lòng.
 
Hãy suy nghĩ theo lô hàng.
Mỗi lần mua là một lô khác nhau.

Nếu mua về tiêu thụ tại chỗ thì cứ coi như mỗi lần mua là một món hàng khác. Rất dễ xử lý.
Nếu bạn mua về để đó (hàng tồn) thì cách tính hơi rắc rối hơn. Nhưng cứ phân biệt lô thì sẽ dễ hiểu.
 
Xin chào các anh, chị
Vấn đề của em cũng không hoàn toàn liên quan đến Excel, nhưng đọc bài trên diễn đàn đã nhiều và thấy một số anh, chị có kiến thức rộng nên mạn phép đăng bài xin giải đáp.
Như trong bảng so sánh (file đính kèm), em phải phân tích các yếu tố gây ra chênh lệch giữa giá kế hoạch và giá thực tế. Trong đó, ta chỉ có 2 đại lượng liên quan đến tính toán là "Số lượng""Đơn giá". Em đã tính ra trị giá chênh lệch do mỗi đại lượng này gây ra, nhưng khi cộng tổng lại không khớp với chênh lệch từ phép tính trừ tổng số kế hoạch với tổng số thực tế.
Xin anh, chị thông cảm nếu cách diễn đạt của em khiến anh, chị khó hiểu, chi tiết có trong file đính kèm.
Cảm ơn các anh, chị nhiều.
Từ thời xưa thật là xưa, các nhà kinh tế học cần tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến các đại lượng của các hiện tượng kinh tế, nhưng phương tiện tính toán chỉ là ngòi bút và tờ giấy nên đành dùng các phép tính đơn giản với các lập luận dựa trên giả định tùm lum
Dữ liệu ban đầu đã biết gồm giá gốc P0 và lượng gốc Q0 , có nhu cầu mua lượng thực tế Q1 sẽ căn cứ vào giá gốc P0 ,số tiền biến động là Ʃ(Q1-Q0)P0 ,khi mua giá không còn là P0 vì giá là đại lượng chịu sự chi phối của sản lượng, thường thường sản lượng tăng giá sẽ giảm nên biến động của giá mới phải tính trên sản lượng thực tế ,số tiền biến động là Ʃ(P1-P0)Q1 , không rỏ tình cờ hay hữu ý lại có phương trình
Ʃ(Q1P1-Q0P0) =Ʃ(Q1-Q0)P0 + Ʃ(P1-P0)Q1 từ đó hình thành phương pháp phân tích liên hoàn và hiện đại hóa với tên gọi phương pháp phân tích chỉ số thần thánh
Nhưng những người theo chủ nghĩa xét lại không tin tưởng phép tính quá đơn giản trên, tính kiểu gì cũng phải dựa trên các giả định và có sai số trên thức tế, thế là thêm một dấu + Ʃ làm vấn đề có vẽ phức tạp hơn khó hiểu hơn hình thành phương pháp phân tích biến động riêng biệt gồ 3 nhân tố: biến động Lượng, biến động Giá (với giả định nhân tố còn lại không đổi) và sự cùng biến động Lượng_Giá
Ʃ(Q1P1-Q0P0) =Ʃ(Q1-Q0)P0 + Ʃ(P1-P0)Q0 + Ʃ(Q1-Q0)(P1-P0)
 
NPL A: SL 2 mua thêm sẽ phải bù thêm: 2x100.000 = 200.000 đ so với dự tính
Giá tăng 10.000đ nên SL cũ phải bù thêm 10x10.000 = 100.000 đ so với dự tính
Đồng thời, SL 2 mua thêm phải chịu thêm phần chênh lệch giá: 2 x 10.000đ = 20.000đ
Vậy 200.000+100.000+20.000 = 320.000 đ
Tách ra làm 3 nguyên nhân: Tăng SL, Tăng giá và "Cả hai"
 
...Nhưng những người theo chủ nghĩa xét lại không tin tưởng phép tính quá đơn giản trên, tính kiểu gì cũng phải dựa trên các giả định và có sai số trên thức tế, thế là thêm một dấu + Ʃ làm vấn đề có vẽ phức tạp hơn khó hiểu hơn hình thành phương pháp phân tích biến động riêng biệt gồ 3 nhân tố: biến động Lượng, biến động Giá (với giả định nhân tố còn lại không đổi) và sự cùng biến động Lượng_Giá
Ʃ(Q1P1-Q0P0) =Ʃ(Q1-Q0)P0 + Ʃ(P1-P0)Q0 + Ʃ(Q1-Q0)(P1-P0)
Con toán tính Phân Tích Hồi Quy (Regression Analysis) chỉ có từ đầu thể kỷ 19.
Kinh tế học có trước đó ít nhất là 2 thể kỷ. Điển hình là Chủ Nghĩa Trọng Thương (Mercantilism) đã bắt đầu từ giữa thế kỷ 16 và phát triển mạnh ở thế kỷ 17-18.
Con toán Phân Tích Phương Sai (Analysis of Variance, ANOVA) chỉ thịnh hành vào đầu thế kỷ 20. Tuy Laplace bắt đầu ý tưởng con toán Kiểm Định Giả Thiết (hypothesis testing) vào khoảng cuối thế kỷ 18 nhưng hầu hết các nhà Toán Ứng Dụng tin rằng kỹ thuật Phân Tích Phương Sai chỉ phát triển mãnh liệt từ thế kỷ 20.

Tuy rằng hiện tại thì phân tích dữ liệu chưa có phần mềm nào qua mặt R, nhưng Excel cũng có chương trình hổ trợ ANOVA. Nếu quý vị chỉ cần phân tích phươg sai ở mức đơn giản thì Excel có lẽ đủ rồi.
 
Từ thời xưa thật là xưa, các nhà kinh tế học cần tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến các đại lượng của các hiện tượng kinh tế, nhưng phương tiện tính toán chỉ là ngòi bút và tờ giấy nên đành dùng các phép tính đơn giản với các lập luận dựa trên giả định tùm lum
Dữ liệu ban đầu đã biết gồm giá gốc P0 và lượng gốc Q0 , có nhu cầu mua lượng thực tế Q1 sẽ căn cứ vào giá gốc P0 ,số tiền biến động là Ʃ(Q1-Q0)P0 ,khi mua giá không còn là P0 vì giá là đại lượng chịu sự chi phối của sản lượng, thường thường sản lượng tăng giá sẽ giảm nên biến động của giá mới phải tính trên sản lượng thực tế ,số tiền biến động là Ʃ(P1-P0)Q1 , không rỏ tình cờ hay hữu ý lại có phương trình
Ʃ(Q1P1-Q0P0) =Ʃ(Q1-Q0)P0 + Ʃ(P1-P0)Q1 từ đó hình thành phương pháp phân tích liên hoàn và hiện đại hóa với tên gọi phương pháp phân tích chỉ số thần thánh
Nhưng những người theo chủ nghĩa xét lại không tin tưởng phép tính quá đơn giản trên, tính kiểu gì cũng phải dựa trên các giả định và có sai số trên thức tế, thế là thêm một dấu + Ʃ làm vấn đề có vẽ phức tạp hơn khó hiểu hơn hình thành phương pháp phân tích biến động riêng biệt gồ 3 nhân tố: biến động Lượng, biến động Giá (với giả định nhân tố còn lại không đổi) và sự cùng biến động Lượng_Giá
Ʃ(Q1P1-Q0P0) =Ʃ(Q1-Q0)P0 + Ʃ(P1-P0)Q0 + Ʃ(Q1-Q0)(P1-P0)
Cảm ơn bác, đây là câu trả lời rõ ràng nhất mà cháu cần. Đọc xong mới nhớ đến mấy môn kinh tế học khi xưa, giờ đã quên hết chữ thầy trả thầy rồi.
Bài đã được tự động gộp:

NPL A: SL 2 mua thêm sẽ phải bù thêm: 2x100.000 = 200.000 đ so với dự tính
Giá tăng 10.000đ nên SL cũ phải bù thêm 10x10.000 = 100.000 đ so với dự tính
Đồng thời, SL 2 mua thêm phải chịu thêm phần chênh lệch giá: 2 x 10.000đ = 20.000đ
Vậy 200.000+100.000+20.000 = 320.000 đ
Tách ra làm 3 nguyên nhân: Tăng SL, Tăng giá và "Cả hai"
Rất dễ hiểu, cảm ơn anh.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom