Những câu chuyện trong nghề nhân sự.

Liên hệ QC

xuan.nguyen82

Thành viên tích cực
Tham gia
29/9/10
Bài viết
1,548
Được thích
8,043
Giới tính
Nữ
Nghề nghiệp
Human Resource Director
Ngày nay, việc phỏng vấn nhân sự cũng có phần hiện đại hóa, ứng viên có vẻ bớt e dè hơn khi tiếp xúc, nhưng cũng có những tình huống dở khóc, dở cười với những câu trả lời ngộ nghĩnh:

Mình xin chia sẻ vài tình huống như sau:

Tình huống 1 khi ứng viên gọi điện.
Thường thì chuông điện thoại đến sẽ trả lời: Alo, phòng nhân sự công ty...xin nghe!
Có 1 ứng viên hỏi thông tin tuyển dụng của công ty mình rồi nói:
"Chị ơi thế BỌN CHỊ ở địa chỉ chỗ nào để em đến nộp hồ sơ ạ?"
Sau khi trả lời rồi, em đó nói:
"Chị ơi! em đứng đúng chỗ văn phòng của BỌN CHỊ rồi. Chị sang đường đón em được không ạ?"
Trong khi em đó ứng tuyển vị trí hành chính văn thư...từ "bọn chị" không hiểu học ở đâu ra?
Hic, người tuyển dụng phải đi đón ứng viên từ khoảng cách xa thế thì không biết có ai thực hiện không?

Tình huống 2, phỏng vấn
NTD (Nhà tuyển dụng): Chào em, em có thể tự giới thiệu về mình không?
UV (Ứng viên): Sau 1 hồi giới thiệu về bản thân
đến phần hỏi mục đích công việc:
NTD: Em xác định đi làm với mục đích gì?
UV: Chị ạ, em thì chẳng có ước vọng cao xa gì đâu. Em đi làm để lấy tiền chơi chứng khoán..
NTD: Em đi làm chỉ để lấy tiền chơi chứng khoán thôi sao? Chứ không làm để tích lũy và học hỏi kinh nghiệm?
UV: Không chị ạ! Nhà em bố mẹ có mấy miếng đất phố Cổ khỏi cần tích lũy. Em xin tiền chơi chứng khoán thì không được. Vay thì em ngại nên em đi làm lấy tiền chơi chứng khoán.

Tình huống 3, phỏng vấn:
Sau khi Phỏng vấn xong, ứng viên nói:
"Chị ơi, em là em họ của chị....trưởng phòng...chị ấy bảo em cứ đến gặp chị, dù không biết gì cũng đậu. Có gì chị gọi lại em nhé".

Tình huống 4, ứng viên và điện thoại:
Mình phỏng vấn 1 em nam, phong độ đẹp trai, ăn mặc lịch sự và đang phỏng vấn anh chàng có điện thoại, chuông kêu to nữa chứ, tưởng rằng anh chàng xin phép tắt máy, nhưng không, anh chàng thản nhiên rút máy ra mà trò chuyện hồi lâu, làm mình bắt buộc phải dừng cuộc phỏng vấn.

Tình huống 5, ứng viên mê tín:
Có lần mình phỏng vấn và tiếp nhận được 1 em, sau khi đàm phán về lương thì thống nhất ngày đi làm. Do công ty mình cần nên mình nói bạn ấy đi làm ngay ngày hôm sau.
Bạn ấy mở điện thoại ra, lẩm nhẩm tính và nói:
"Chị cho em 7 ngày nữa, từ hôm nay đến thứ Bảy em toàn sao xấu thôi ạ, không phải ngày đẹp để đi làm"..
Hic, và mình cho cô ta là: bao giờ có ngày: Vô hạn thì đến.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Do vậy, có lẽ dù muốn hay không, ứng viên ngày nay cũng cần có 1 kỹ năng nhất định khi đi phỏng vấn.
Vì có nhiều thành viên hay hỏi mình qua email về các vấn đề này nên mình đưa lên topic luôn.
 
Mình cũng có bạn (nam giới)đi phỏng vấn tại công ty XYZ Hà Nội , lâu rồi !
Hội đồng đưa ra 3 câu hỏi như sau :

Câu 1 : Em có hút thuốc lá không ?
Trả lời : dạ , không ạ
Câu 2 : Em có uống rượu không?
Trả lời : dạ , không ạ
Câu 3 : Em có xem Film XXX không ?
Trả lời : dạ , không ạ

===> kết quả là 1 anh trong hội đồng nhận xét như sau :
" cảm ơn em đã đăng ký vào công ty, nhưng anh rất tiếc là em không trúng tuyển vào công ty vì 1 trong 2 điều sau :
- Điều 1 : Em không thật thà !
- Điều 2 : nếu em thật thà thì cũng sẽ không hoà đồng với công ty __--__

^_+ công ty này về sau cũng có scandal trên báo đươc gọi là trào lưu " Văn hoá trong ..."

---> đến đây chắc cũng có bạn đoán ra rồi ....!$@!!

'---------------------------------------------------------------------------------------------
Lưu ý :
Tên nhân vật đã được thay đổi !
Film XXX là film XEM XONG XOÁ !
 
Mình cũng có bạn (nam giới)đi phỏng vấn tại công ty XYZ Hà Nội , lâu rồi !
Hội đồng đưa ra 3 câu hỏi như sau :

Câu 1 : Em có hút thuốc lá không ?
Trả lời : dạ , không ạ
Câu 2 : Em có uống rượu không?
Trả lời : dạ , không ạ
Câu 3 : Em có xem Film XXX không ?
Trả lời : dạ , không ạ

===> kết quả là 1 anh trong hội đồng nhận xét như sau :
" cảm ơn em đã đăng ký vào công ty, nhưng anh rất tiếc là em không trúng tuyển vào công ty vì 1 trong 2 điều sau :
- Điều 1 : Em không thật thà !
- Điều 2 : nếu em thật thà thì cũng sẽ không hoà đồng với công ty __--__

^_+ công ty này về sau cũng có scandal trên báo đươc gọi là trào lưu " Văn hoá trong ..."

---> đến đây chắc cũng có bạn đoán ra rồi ....!$@!!

'---------------------------------------------------------------------------------------------
Lưu ý :
Tên nhân vật đã được thay đổi !
Film XXX là film XEM XONG XOÁ !

Thực sự là làm trong nghề Nhân sự, có những lúc mình thấy buồn cười, cười chảy cả nước mắt về những câu trả lời ngộ nghĩnh của ứng viên. Và cả những hành động ngộ nghĩnh.

Mình đăng tuyển 01 vị trí nữ.
Hôm mình phỏng vấn, mình đến đúng giờ được cái là các em đến sớm. Mình vừa bước vào cửa, và bạn nhân viên của mình giới thiệu với các ứng viên về người phỏng vấn ngày hôm nay.
Ngay lập tức mình nghe có tiếng nói rất nhỏ (nhưng có lẽ do tai mình thính chăng?) có 1 bạn nữ nói:

"Xời ạ! Cứ tưởng vị trí này là phải Nam phỏng vấn chứ, làm mình mặc cái váy ngắn thế này này...Hóa ra là con gái phỏng vấn...."

Hic hic....(biết ngay ý đồ của ứng viên đó là gì rồi)


Nhưng cũng có những trường hợp rất xúc động với ứng viên...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đi phỏng vấn, phong độ chỉ là nhất thời thôi ạ, đẳng cấp mới là mãi mãi........
Những công ty em đã từng làm cũng có nhiều chuyện rất bi hài!!!!!!!
Người phỏng vấn rất giỏi phỏng vấn, bốc phét kiểu gì cũng được, đối đáp giỏi lắm, nhưng khi vào làm thì chẳng làm được việc gì cho ra hồn........hết thời gian thử việc đến thời gian thử thách xem có tiến bộ gì không và cuối cùng là ........sa thải, không ký hợp đồng.........Do vậy phỏng vấn có kỹ năng nhưng phải có chuyên môn và kiến thức, kỹ năng làm việc nữa, kỹ năng phỏng vấn không thì thực sự chưa đủ ạ!
 
Đi phỏng vấn, phong độ chỉ là nhất thời thôi ạ, đẳng cấp mới là mãi mãi........
Những công ty em đã từng làm cũng có nhiều chuyện rất bi hài!!!!!!!
Người phỏng vấn rất giỏi phỏng vấn, bốc phét kiểu gì cũng được, đối đáp giỏi lắm, nhưng khi vào làm thì chẳng làm được việc gì cho ra hồn........hết thời gian thử việc đến thời gian thử thách xem có tiến bộ gì không và cuối cùng là ........sa thải, không ký hợp đồng.........Do vậy phỏng vấn có kỹ năng nhưng phải có chuyên môn và kiến thức, kỹ năng làm việc nữa, kỹ năng phỏng vấn không thì thực sự chưa đủ ạ!

Người tuyển dụng phải "bắt thóp" được ứng viên. Phỏng vấn sẽ không phỏng vấn lý thuyết không, mà đi sâu vào kiến thức chuyên môn. Nếu ứng viên không có kiến thức thì trả lời những câu về chuyên môn sẽ bị mắc ngay.
Nhưng thực ra thì cũng tùy. Công cuộc phỏng vấn chỉ là bước 1 thôi.
 
Đi phỏng vấn, phong độ chỉ là nhất thời thôi ạ, đẳng cấp mới là mãi mãi........
Những công ty em đã từng làm cũng có nhiều chuyện rất bi hài!!!!!!!
Người phỏng vấn rất giỏi phỏng vấn, bốc phét kiểu gì cũng được, đối đáp giỏi lắm, nhưng khi vào làm thì chẳng làm được việc gì cho ra hồn........hết thời gian thử việc đến thời gian thử thách xem có tiến bộ gì không và cuối cùng là ........sa thải, không ký hợp đồng.........Do vậy phỏng vấn có kỹ năng nhưng phải có chuyên môn và kiến thức, kỹ năng làm việc nữa, kỹ năng phỏng vấn không thì thực sự chưa đủ ạ!
Muốn phỏng vấn về chuyên môn, kiến thức thì fải kết hợp với người phòng ban có chuyên môn!
VD: phỏng vấn kế toán thì fải có kế toán trưởng kết hợp phòng nhân sự!
 
Phỏng vấn có những câu chuyện bi, hài, và những câu chuyện cảm động, như câu chuyện sau chẳng hạn:

Thế nào là nhà Quản Trị, xem bổ sung ý nghĩa tại đây

[info2=Nhà quản lý]
Một chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc nộp đơn dự tuyển vào vị trí quản lý cấp thấp tại một Tập đoàn lớn.

Anh ta vượt qua các vòng đầu tiên. Đến vòng cuối cùng, đích thân CEO phỏng vấn để đưa ra quyết định cuối cùng.
Người CEO rất ấn tượng với CV của chàng trai trẻ khi trong suốt các năm học, anh ta luôn đạt thành tích học tập một cách xuất sắc.
“Anh có bao giờ nhận được học bổng từ trường không”, vị CEO hỏi. “Không bao giờ”, chàng trai trả lời.
Vị CEO bèn hỏi tiếp,”Vậy là cha anh đã trả toàn bộ học phí cho anh phải không?”. Chàng trai trẻ trả lời:” Cha tôi đã mất từ hồi tôi được một tuổi, toàn bộ số tiền học phí là do mẹ tôi gánh vác”.
“Vậy mẹ anh làm việc ở công ty nào?”. Chàng trai trẻ trả lời: “Mẹ tôi làm công việc giặt quần áo”.
Người CEO im lặng một lúc. Sau đó, ông đề nghị chàng trai trẻ đưa hai bàn tay ra cho ông xem. Hai bàn tay chàng trai khá đẹp và mềm mại.
”Trước đây, có bao giờ anh giúp đỡ mẹ anh trong việc giặt quần áo chưa?”.
“Thưa ngài, xin thú thực là tôi chưa bao giờ”, chàng trai trả lời, “Mẹ tôi lúc nào cũng chỉ muốn tôi học và đọc thật nhiều sách. Hơn nữa, mẹ bảo mẹ có thể giặt quần áo nhanh hơn tôi. Tôi động vào chỉ khiến công việc của bà chậm lại”
Vị CEO nghe xong liền nói: “Tôi có một yêu cầu. Hôm nay lúc anh về nhà, hãy đi và rửa hai bàn tay của mẹ anh. Rồi hãy đến gặp tôi vào sáng ngày hôm sau”.

Qua ánh mắt và giọng nói của người CEO, chàng trai trẻ cảm giác rằng cơ hội trúng tuyển của mình chắc rất cao. Anh vui vẻ về nhà gặp mẹ và nói với bà hãy để anh ra rửa hai bàn tay của bà ngày hôm nay. Bà mẹ nghe vậy cảm thấy rất lạ, trong lòng bà khi ấy dấy lên những cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Bà đưa hai bàn tay mình ra cho con trai mình.

Chàng trai trẻ chầm chậm rửa sạch bàn tay của mẹ mình. Từng giọt nước mắt của chàng trai rơi xuống khi anh ta thực hiện công việc của mình. Lần đầu tiên chàng trai nhận ra rằng đôi bàn tay của mẹ thật nhăn nheo, hơn nữa chúng còn chằng chịt những vết sẹo và chai sạn. Những vết sẹo này hẳn từng rất đau đớn vì chàng trai cảm nhận được mẹ khẽ rùng mình mỗi khi anh rửa chúng trong nước.
Đây cũng là lần đầu tiên chàng trai trẻ nhận ra rằng chính đôi bàn tay này hàng ngày làm công việc giặt quần áo để có thể trang trải đủ tiền học phí của anh ta trường học. Những vết sẹo trên đôi bàn tay của bà mẹ cũng là cái giá cho kết quả đậu tốt nghiệp, cho những bảng điểm xuất sắc và cho cả tương lai của anh.
Sau khi rửa sạch đôi bàn tay của mẹ, chàng trai trẻ lặng lẽ giặt nốt luôn chỗ quần áo còn lại trong ngày.
Tối hôm đó, bà mẹ và chàng trai đã nói chuyện với nhau rất lâu.
Sáng ngày hôm sau, chàng trai trẻ quay lại nơi phỏng vấn.

Vị CEO nhận thấy một đêm dài không ngủ trên đôi mắt của chàng trai. Ông hỏi: ”Anh có thể cho tôi biết anh đã làm gì và học được những gì ở nhà của anh ngày hôm qua không?”
Chàng trai trả lời: ”Tôi đã rửa đôi bàn tay của mẹ tôi, và tôi cũng đã giặt nốt chỗ quần áo còn lại.”
Vậy hãy cho tôi biết cảm giác của anh như thế nào?”
Chàng trai trẻ bèn trả lời trong nước mắt:
“Thứ nhất: Tôi thấu hiểu thêm những gì tôi đã có được nhờ có mẹ ngày hôm nay.
Thứ hai: Tôi hiểu được kiếm tiền vất vả đến như thế nào.
Thứ ba: Tôi đã nhận thức được sự quan trọng và giá trị của tình cảm gia đình.”

Vị CEO nói: ”Đó chính xác là những gì tôi cần tìm ở một nhà quản lý, hoặc một người trong tương lai sẽ ở cấp quản lý cao hơn của Tập đoàn này. Tôi muốn tìm những ứng viên có thể nhận thức được sự giúp đỡ của những người khác, người có thể hiểu được sự khó nhọc của người khác khi hoàn thành một công việc nào đó, và là người không đặt tiền bạc là mục đích sống duy nhất của mình.
Và còn nữa, xin chúc mừng anh. Anh đã được tuyển.”

Sưu tầm​
[/info2]
Công tác quản lý (cao cấp, trung cấp) như thế nào? Vai trò nhiệm vụ của nhà quản lý - Phẩm chất của nhà quản lý - Các lĩnh vực quản lý, .... Xem bổ sung ý nghĩa tại đây
[/COLOR]
 
Muốn phỏng vấn về chuyên môn, kiến thức thì fải kết hợp với người phòng ban có chuyên môn!
VD: phỏng vấn kế toán thì fải có kế toán trưởng kết hợp phòng nhân sự!

Thì bình thường là thế mà.
Bước 1 phỏng vấn sơ bộ chỉ là để lọc và lựa chọn ứng viên vào vòng phỏng vấn chuyên môn. Để khỏi mất thời gian cho vòng phỏng vấn tiếp theo.
Bước 2: Phỏng vấn chuyên môn (có trưởng phòng liên quan trực tiếp phỏng vấn). Đối với cấp nhân viên thì từ trưởng phòng có thể quyết định là nhận hay không nhận rồi, (chưa cần lên BGD)
Bước 3: Quyết định tiếp nhận hay không tiếp nhận, sau PV (gọi là hội đồng tuyển dụng cho oai...hic) sẽ thảo luận và thống nhất.
Rối mới tiếp đến tiếp nhận nhân viên thử việc...
 
Muốn phỏng vấn về chuyên môn, kiến thức thì fải kết hợp với người phòng ban có chuyên môn!
VD: phỏng vấn kế toán thì fải có kế toán trưởng kết hợp phòng nhân sự!
Những ứng viên dự tuyển thường thì "chém gió" nhiều hơn so với thực tế kiến thức mình biết. Nhưng cũng có một số người vừa "chém" giỏi và làm cũng giỏi
 
Có 1 trường hợp thế này mà mình nhớ mãi về nhân viên đó. Chuyện buồn trong nghề mà mình gặp phải:

Khi mình làm ở công ty cũ, công ty đó có thế mạnh về nhà hàng cao cấp.
Mình đăng tuyển các vị trí nhân viên phục vụ, bàn, bếp, bar (nguồn là lấy từ các trường Cao đằng du lịch, các trường nghề...)

Có 1 hồ sơ 1 em nữ sinh năm 1987 đến nộp hồ sơ, em học Cao đẳng, em bị tật bẩm sinh, đầu em không thẳng được bình thường...lần thứ nhất em đến, đôi mắt chứa chan hy vọng vì được phỏng vấn. Em nói em thích làm nhân viên phục vụ, vị trí này giúp em có nhiều kỹ năng giao tiếp hơn...

Quy định của công ty mình khi lựa chọn ứng viên phục vụ thì tiêu chí ngoại hình là 1 yếu tố quan trọng. Em nói rằng: em đi nhiều nơi lắm rồi, không nơi nào nhận em cả. Em hy vọng em sẽ được làm việc tại công ty này. Cả nhà em trông chờ mình em là lao động mà em đi làm thì không ai nhận.
Sau khi tiếp xúc mình hẹn em lần sau, (khi đó rất nhiều người, thậm chí các Area Manager- quản lý khu vực, Quản lý nhà hàng, ...đều e ngại khi mình nói đến trường hợp này.

Hai ngày sau em gọi điện đến hỏi kết quả, mình suy nghĩ chút rồi quyết định nhận em làm với 1 vị trí khác ít tiếp xúc với khách hàng...
Khi em đến, em rất vui mừng và mình thỏa thuận với em là làm nhân viên phụ bếp. Em đồng ý và nói: "chị ạ, đã 15 lần em đi nộp đơn chẳng nơi nào nhận cả, em vui quá, em sẽ báo tin cho gia đình em biết, làm ở đây có lương lại được ăn nữa...em cảm ơn chị nhiều lắm".

Mình cũng vui khi thấy em ấy với đôi mắt sáng lên niềm vui khi có việc làm. Mình cũng chỉ biết động viên em mặc dù em chắng có kỹ năng về bếp gì cả, phải đào tạo từ đầu.

Đến ngày hẹn đi làm, mình gọi điện cho QLNH khi chưa thấy em tới, (trường hợp này mình quan tâm đặc biệt)

Rồi chiều không thấy, ngày hôm sau mình mở hồ sơ tìm số điện thoại liên hệ tới nhà (trong hồ sơ có số Đt nhà), và được biết tin dữ khi em về quê chuẩn bị hành lý để ra HN đi làm....(mình k thể viết ra đây nổi)....

Đó là 1 ứng viên mình gặp 3 lần duy nhất mà làm mình không bao giờ quên....đôi mắt ánh lên niềm hy vọng khi em được nhận vào làm việc.
 
Những ứng viên dự tuyển thường thì "chém gió" nhiều hơn so với thực tế kiến thức mình biết. Nhưng cũng có một số người vừa "chém" giỏi và làm cũng giỏi
Mình cũng thường tuyển nhân viên kế toán, cách của tôi thường như sau:
1/ Về nghiệp vụ kế toán: Sẽ có 1 bài tập phù hợp với khả năng với vị trí cần tuyển

2/ Về Excel: Sẽ có 1 bài tập về Excel sử dụng các hàm như Vlookup, Match ... lồng kết hợp với If, right... chưa cần test đến Offset, Indirect ... Vì thực tế tôi thấy có nhiều người có Bằng B loại giỏi nhưng khi hỏi thì "Bí"

3/ Về tính cách: Tính cẩn trọng & thật thà đưa lên hàng đầu. Ví dụ: Kế toán thanh toán, trước khi ra phiếu chi thanh toán thì fải kiểm tra cẩn thận chứng từ có fù hợp không? đã thanh toán chưa? ... Ngoài ra fải có tính đoàn kết và kg có tính "Thượng đội hạ đạp"

4/ Về kinh nghiệm: Có thể chưa có kinh nghiệm, nhưng fải có kiến thức cơ bản
5/ Ngoài các câu hỏi thông thường khác thì tôi thường có các câu hỏi như: bạn nhớ số CMND của bạn không? ...
Vài dòng chia sẽ đến các bạn!
 
Mình cũng thường tuyển nhân viên kế toán, cách của tôi thường như sau:
1/ Về nghiệp vụ kế toán: Sẽ có 1 bài tập phù hợp với khả năng với vị trí cần tuyển

2/ Về Excel: Sẽ có 1 bài tập về Excel sử dụng các hàm như Vlookup, Match ... lồng kết hợp với If, right... chưa cần test đến Offset, Indirect ... Vì thực tế tôi thấy có nhiều người có Bằng B loại giỏi nhưng khi hỏi thì "Bí"

3/ Về tính cách: Tính cẩn trọng & thật thà đưa lên hàng đầu. Ví dụ: Kế toán thanh toán, trước khi ra phiếu chi thanh toán thì fải kiểm tra cẩn thận chứng từ có fù hợp không? đã thanh toán chưa? ... Ngoài ra fải có tính đoàn kết và kg có tính "Thượng đội hạ đạp"

4/ Về kinh nghiệm: Có thể chưa có kinh nghiệm, nhưng fải có kiến thức cơ bản
5/ Ngoài các câu hỏi thông thường khác thì tôi thường có các câu hỏi như: bạn nhớ số CMND của bạn không? ...
Vài dòng chia sẽ đến các bạn!
Một số ngành nghề giữa lý thuyết và thực hành có sự chênh lệch rất nhiều. VD: ngành kho bãi: đòi hỏi thực tế nhiều hơn nhất là về vấn đề quản lý, sắp xếp hàng hóa, quản lý nhân sữ và giai quyết tình huống...
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom