Những bài hát nên nghe hôm nay (7/11)

Liên hệ QC

SA_DQ

/(hông là gì!
Thành viên danh dự
Tham gia
8/6/06
Bài viết
14,335
Được thích
22,377
Nghề nghiệp
Nuôi ba ba & trùn quế
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thích nghe Thu Hiền, Hồng Nhung hát. Không thích Nguyễn Hồng Nhung.
Trời, hồi còn trẻ Thu Hiền là thần tượng của tôi. Xếp trên cả Pink Floyd, Bob Dylan,...

Thanh Tuyền được không anh?
Đã thích Thu Hiền thì khó thể thích Thanh Tuyền. Nghe thì cũng chấp nhận nghe nhưng bình chọn thì không.
 
Sao lại là hôm nay vậy bác SA, với những bài hát đi cùng năm tháng thì ngày nào cũng thấy hay hết ạ.
 
Đã thích Thu Hiền thì khó thể thích Thanh Tuyền. Nghe thì cũng chấp nhận nghe nhưng bình chọn thì không.
Thu Hiền chuyên trị dòng nhạc dân ca, tôi cũng thích. Thanh Tuyền nổi danh ở dòng nhạc boléro. Riêng bản Tình yêu đất nước này thì Thu Hiền không hát, mà giọng Thanh Tuyền bài này lại rất truyền cảm.
 
Em hiểu rồi “dấu ấn đồng hồ Liên Xô và tình yêu với nước Nga”
 
Thu Hiền chuyên trị dòng nhạc dân ca, tôi cũng thích. Thanh Tuyền nổi danh ở dòng nhạc boléro. Riêng bản Tình yêu đất nước này thì Thu Hiền không hát, mà giọng Thanh Tuyền bài này lại rất truyền cảm.
Tôi là dân của thời đại "rớt tú tài anh đi trung sĩ...". Nhạc bolero tôi chỉ nghe qua "đài phát thanh quân đội", chương trình "nhạc yêu cầu", bằng cái radio "ấp chiến lược".
Nghe dĩa nhựa, hay băng nhựa là do hàng xóm mở ăm-li săn-sui loa akai ình trời.
Lúc ấy các nhạc sĩ yêu yếu bị buộc phải ra đủ quota "nhạc lính". Chỉ có những nhạc sĩ thế lực, ít nhất phải dựa nhóm Phạm Duy mới được ra những bản trữ tình.
Muón nghe những nhạc "phản chiến" thì phải dùng cách khác. Nhạc Trịnh Công Sơn thì tuỳ theo lúc thì bị cấm, lúc lại được mở (*).

Cô Thu Hiền lần đầu tiên tôi nghe giọng không phải là bản dân ca, mà là bản gì mấy chục năm tôi quên mất tên rồi, chỉ nhớ lời:
"Rất dài và rất xa. Là những ngày thương nhớ. Nơi cháy lên ngọn lửa..."

(*) nghe đồn lúc nhạc Trịnh bị cấm là do ông này chảnh, không chịu "đầu phục" Phạm Duy. Lúc biết tội thì được cho phổ biến nhạc tiếp.
Tuy lờ đồn không căn cớ nhưng chiếu theo tư cách Phạm Duy thì cói lẽ cũng không sai mấy.
 
Rất dài và rất xa là bài Hành khúc ngày và đêm, hình như Thu Hiền không hát
 
Lần chỉnh sửa cuối:
"Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ" viết theo điệu dân ca.
Bản nhạc tôi nói hình như là "Hành Khúc Ngày và Đêm" thì phải. Tôi nghe khoảng năm 1975-76.
Nó bị cho vào quên lãng là vì không còn hợp với tình trạng "thân Mỹ" hiện nay nữa.
"Pháo anh lên đồi cao, nã vào đầu giặc Mỹ. Bục giảng dưới hầm sâu, em cũng là chiến sĩ"

Tôi không nói bài hát hay. Chỉ là lần đầu tiên nghe bài này hết cả hồn, không tưởng tới giọng hát lên "ngọt" như vậy.
Không lâu sau đó thì cặp Thanh Tuyền Chế Linh "top hit" ở SG với bản "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây". Bài này thì tôi không thích lắm, nhưng tôi thích lời thơ của nó. Bài thơ này và bài Hương Thầm (Khung cửa sổ, hai nhà cuối phố...) là hai bài tôi thích nhất vào thời điểm ấy.
 
Tôi có sưu tầm Thu Hiền cũng kha khá, nhưng nghe thích chỉ chừng hơn chục
1604734421930.png
 
Thanh Tuyền được không anh?
Thanh Tuyền cũng chấp nhận được anh à. Nhưng tôi bây giờ mới nghe lần đầu. Vì tôi rất ít nghe nên biết rất ít. À, tôi còn thích Lệ Thu, tuy mới chỉ nghe vài bài. Tôi biết Hồng Nhung và Thu Hiền là do 14 năm trước trong 1 dịp về Việt Nam các cháu nó ghi cho một loạt địa chỉ báo mạng, ca sỹ và nhiều tin khác để bác theo dõi tình hình trong nước thường xuyên. Tôi bỏ ngay những ca sỹ trẻ. Thích Hồng Nhung từ những bài hát về Hà Nội.
 
Em thuộc tầng lớp con em, nên ko có ấn tượng nhiều về nước Liên Xô. Lứa 8x bọn em du nhập văn hoá phương tây, thích các boy band đình đám như: Michel learn to rock, west life, back street boy, boyzone...
Mà cũng thích bài nhạc vàng của các ca sỹ như: Duy Khánh, Chế Linh...
 
Em thuộc tầng lớp con em, nên ko có ấn tượng nhiều về nước Liên Xô. Lứa 8x bọn em du nhập văn hoá phương tây, thích các boy band đình đám như: Michel learn to rock, west life, back street boy, boyzone...
Trước giải phóng các ca sĩ nổi tiếng hát ở phòng trà và tôi nghe ba của người bạn kể thời sinh viên của ông ấy nhịn quà cả tuần thậm chí cả tháng để vào phòng trà, kêu 1 món uống rẻ tiền nhất để nghe hát. Thuốc lá thì mua năm ba điếu ở ngoài mang vào chứ trong đó mắc. Những bản nhạc tiền chiến và nhac thời 1950 - 1960 do các ca sĩ đó hát thì phải nói là nín lặng mà thưởng thức, thậm chí đến 1 câu cao trào thì nín thở nghe, lý do là sợ mất một chữ luyến láy thì uổng.
Đó là thời Hà Thanh, Thái Thanh, đến năm 60-70 thì Lệ Thu, Khánh Ly, Phương Dung, Thanh Tuyền, ...
Ca sĩ trình độ cao vì đều qua trường lớp thanh nhạc đàng hoàng chứ không phải luyện hát bằng karaoke. Tuy vậy chất giọng cũng khác nhau và phù hợp với những dòng nhạc khác nhau. Chính vì thế có nhạc sĩ viết nhạc chuyên cho 1 ca sĩ hát, và có nhạc sĩ sáng tác xong ghi âm thì chọn ca sĩ cho từng bài, thí dụ như Ngô Thuỵ Miên, trong băng Akai mỗi bài là 1 ca sĩ.
Lúc ấy các nhạc sĩ yêu yếu bị buộc phải ra đủ quota "nhạc lính".
Tôi có nghe kể là các ca sĩ hát kiếm tiền nhưng vẫn phải tập trung lại hát những bài tâm lý chiến để phát trên radio và truyền hình. Không hát là bị cắt giấy phép.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trước giải phóng các ca sĩ nổi tiếng hát ở phòng trà và tôi nghe ba của người bạn kể thời sinh viên của ông ấy nhịn quà cả tuần thậm chí cả tháng để vào phòng trà, kêu 1 món uống rẻ tiền nhất để nghe hát. Thuốc lá thì mua năm ba điếu ở ngoài mang vào chứ trong đó mắc. Những bản nhạc tiền chiến và nhac thời 1950 - 1960 do các ca sĩ đó hát thì phải nói là nín lặng mà thưởng thức, thậm chí đến 1 câu cao trào thì nín thở nghe, lý do là sợ mất một chữ luyến láy thì uổng.
Các anh còn có phòng trà chứ chúng tôi ở Bắc không có. Hoặc còn nhỏ nên tôi không biết. Thỉnh thoảng có ca nhạc đấy, toàn nhạc cách mạng, vd. ở công viên Bẩy Mẫu (không nhớ chính xác) hoặc vườn hoa Chí Linh.
 
Không biết quê Bác @SA_DQ ở đâu nhỉ,có nghe cả nhưng bà hát về nghệ tính nữa
 
Các anh còn có phòng trà chứ chúng tôi ở Bắc không có. Hoặc còn nhỏ nên tôi không biết. Thỉnh thoảng có ca nhạc đấy, toàn nhạc cách mạng, vd. ở công viên Bẩy Mẫu (không nhớ chính xác) hoặc vườn hoa Chí Linh.
Chẳng những phòng trà mà còn có hí viện nữa. Phòng trà như Tự Do, Đêm Màu Hồng, Eden (về sau là Queen Bee),... là giành cho dân sang. Chứ tụi tôi thì kiếm đủ tiền đợi mấy cái đại nhạc hội (bây giờ gọi theo Mẽo là Live Show) tổ chức ở những rạp hát như Olympic, Quốc Thanh, ... nghe những ca sĩ hạng nhì như Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan,... Giới nhiều tiền hơn thì vào diễn trường lớn như Maxim, Majestic (về sau là Cửu Long)

Nhưng đó là nói nhạc trữ tình, nhạc vàng. Chứ nhạc phản chiến như Miên Đức Thắng thì phải vào Đại Học Xá (Minh Mạng) hay các buổi họp mặt sinh viên trường Văn Khoa. Câu chuyện người ta nói về Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thời gian hát cho sinh viên là cũng có phần nào sự thật.
 
Web KT
Back
Top Bottom