Nhớ tiếng pháo ngày tết !!!

Liên hệ QC

the_wind

Let bygones be bygones
Tham gia
13/5/08
Bài viết
340
Được thích
733
Nghề nghiệp
Transporter
Ai nhớ cái cảm giác trong tiếng pháo ngày tết thì vào đây xem và nghe tạm cho đỡ "nghiền" nhé

[video=youtube;A_9Z_EaXoUw]http://www.youtube.com/watch?v=A_9Z_EaXoUw&feature=player_embedded[/video]
[video=youtube;h9N530EaGLc]http://www.youtube.com/watch?v=h9N530EaGLc&NR=1[/video]
[video=youtube;gpTPk4tOK54]http://www.youtube.com/watch?v=gpTPk4tOK54&feature=player_embedded[/video]
[video=youtube;_sqVZKU93Pw]http://www.youtube.com/watch?v=_sqVZKU93Pw&feature=related[/video]
[video=youtube;i46MVT0J2TA]http://www.youtube.com/watch?v=i46MVT0J2TA&feature=player_embedded[/video]
[video=youtube;b_m6K58qK4Q]http://www.youtube.com/watch?v=b_m6K58qK4Q&feature=player_embedded[/video]
[video=youtube;_sqVZKU93Pw]http://www.youtube.com/watch?v=_sqVZKU93Pw&feature=related[/video]

Happy new year!!!!!

[video=youtube;dcLMH8pwusw]http://www.youtube.com/watch?v=dcLMH8pwusw&fmt=6[/video]

Để xem chất lượng file gốc trên youtube các bạn có thể thêm "&fmt=6" vào sau đường link của video đó.
Ví dụ:
file mà ta thường xem được trên youtube là: http://youtube.com/watch?v=_sqVZKU93Pw&feature=related
Thì ta sẽ thêm là:
http://youtube.com/watch?v=_sqVZKU93Pw&feature=related&fmt=6
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nếu mở luôn 7 clip môt lúc, nghe có vẻ giống giao thừa lắm.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cám ơn bạn đã upload những hình ảnh PHÁO của ngày TẾT! Nhớ thiệt đó tiếng pháo giao thừa! Mà có phải giao thừa mới đốt pháo đâu, xa xa khoảng 23 đưa Ông Táo về Trời đã có tiếng đì đùng rồi, nghe tiếng pháo, ai mà không nôn nao cho ngày Tết phải không các bạn?
Tục ngữ ta có câu: "VUI NHƯ LÂN GẶP PHÁO", thôi thì không có tiếng pháo, LÂN tạm thời KHÔNG VUI.
 
Giá mà the_wind tải về rồi load lên cho anh em thì hay.
 
Các bạn nhỏ 20 - 23 chắc chẳng nhớ gì mấy về tiếng pháo tết nhỉ? Còn các bạn tuổi về trưa trở lên thì nhớ nhiều hơn.
Còn đối với cỡ tuổi lão chết tiệt thì thấy nhiều, nhớ nhiều. Thí dụ như Nhà thờ Tân Định đường Hai Bà Trưng Quận 1, treo 1 dây pháo từ đỉnh nhà thờ xuống sát đất, khoảng vài chục mét thì phải.
Tiếng pháo trong ngày tết còn có nhiều cái đáng nhớ hơn là không khí tết:
- Sự ganh đua nhau của các nhà giàu: nhà mày 3 m thì tao 4 mét, mày 4 mét thì tao 6 mét. Tao 4 mét nhưng tao đốt 1 lần 2 dây, .... Đại khái vậy, đua nhau cả tiếng đồng hồ chưa phân thắng bại. Để những trẻ nhà nghèo, cả người lớn, xót xa cái vụ đốt tiền. Lại lẩm nhẩm với nhau, 1 mét pháo là bằng này tiền, mua được chừng này gạo, bằng ấy mét mua được bằng này bộ quần áo cho con mình, đóng được tiền học cho đứa này, đứa kia, ...
- Sự cực khổ và nguy hiểm của thợ làm pháo, cháy nổ, nặng thì tan xác như pháo, nhẹ thì phỏng toàn thân mang sẹo suốt đời. Ừ, trộn thuốc pháo phải cắt cụt móng tay, tháo nhẫn, tháo vòng, đồng hồ các thứ, vì chỉ cọ xát 1 cái nhẹ là nổ.
- Khách đi đường bị vạ lây khi xe vận chuyển pháo, thuốc pháo nổ và cháy trên đường.
- Trẻ con nghịch pháo cụt ngón tay, học trò ngịch lấy pháo ném nhau cháy áo cháy quần, có đứa quăng cả 1 bánh pháo ra giữa đường đông đúc xe cộ, té vô khối.

Cấm đốt pháo, lân buồn, phải. Nhưng lão chết tiệt không buồn. Vì cả cái thuở thiếu niên trong nhà chẳng biết đốt pháo là gì, chỉ nghe hàng xóm đốt. Lớn lên có gia đình cũng thế, quy ra gạo hết! Cấm là cấm hàng xóm, không phải cấm mình.

Bây giờ mà bỏ lệnh cấm đốt pháo, chắc chắn mình cũng sẽ không đốt.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ngày xưa khi thấy đốt pháo, mình cũng đã từng tự nhẩm chừng đó pháo mua được mấy ký gạo... Khi nhà nước cấm, thấy cũng hay, vì đỡ tốn kém trong khi đất nước còn khó khăn.
Thế nhưng, mấy năm sau này, những chiếc cầu truyền hình trực tiếp... không phải là những dây pháo mà là những chùm pháo, có nơi kéo dài cả 15 phút, 20 phút...
Những lúc đó, mình cũng lại tự nhẩm, quả này to thật, chắc cũng phải 12 tạ gạo, quả kia chắc được 10 tạ...
Vẫn thấy nó làm sao sao... hính như cái lý do tiết kiệm khi cấm đốt pháo, nó không còn ý nghĩa gì hết!
 
Một nữa thế giới đàn bà khoái cấm fáo!

Bọn trẻ mất dạy hay nghịch fáo làm ảnh hưởng đến các bà các cô khi vui xuân;
Vì sự bình đẵng giới, nên HĐBT cấm cũng fải thôi, khà, khà, . . .

Vấn đề gì cũng có hai mặt của nó!


Nếu nhấn mạnh bên này & không nhắc đến fía kia sẽ là duy ý chí!
 
Dù sao đó cũng là một dĩ vãng đẹp, đêm 30 không chờ đợi gì ngoài tiếng pháo, tiếng pháo làm tâm trạng mình háo hức rộn ràng hơn khi bước sang một năm mới, tiếng pháo vang rền khắp làng trên, xóm dưới cứ thế nối tiếp nhau. Sáng hôm sau xác pháo vương đầy sân, báo hiệu sự khởi đầu của một năm mới. Giờ đây, dường như tâm trạng háo hức đón chờ một năm mới không còn nữa, thay vào đó là một câu muôn thủa " Lại một năm nữa qua đi, sao mà nhanh thế". Để rồi mỗi dịp xuân về, ta lại được dịp nhớ về cái tết ngày xưa.

Nại tết nữa dồi
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tiếng pháo trong ngày tết còn có nhiều cái đáng nhớ hơn là không khí tết:
- Sự ganh đua nhau của các nhà giàu: nhà mày 3 m thì tao 4 mét, mày 4 mét thì tao 6 mét. Tao 4 mét nhưng tao đốt 1 lần 2 dây, .... Đại khái vậy, đua nhau cả tiếng đồng hồ chưa phân thắng bại. Để những trẻ nhà nghèo, cả người lớn, xót xa cái vụ đốt tiền. Lại lẩm nhẩm với nhau, 1 mét pháo là bằng này tiền, mua được chừng này gạo, bằng ấy mét mua được bằng này bộ quần áo cho con mình, đóng được tiền học cho đứa này, đứa kia, ...
Đúng là có rất nhiều người cũng đua tranh cho việc đốt pháo, nhưng giờ đây nếu không đốt pháo nữa thì người ta sẽ đốt các thứ khác như Vàng mã (hehe....nếu thống kê ra xem những làng làm vàng mã bây giờ so với các làng pháo ngày xưa xem như thế nào....)
Hơn nữa tiếng pháo thường bắt đầu cho những cái gì đó bắt đầu, cho một sự tốt đẹp hơn, cho một sự chia xa.... Đám cưới người ta cũng đốt pháo, đám ma cũng thế....

Sự cực khổ và nguy hiểm của thợ làm pháo, cháy nổ, nặng thì tan xác như pháo, nhẹ thì phỏng toàn thân mang sẹo suốt đời. Ừ, trộn thuốc pháo phải cắt cụt móng tay, tháo nhẫn, tháo vòng, đồng hồ các thứ, vì chỉ cọ xát 1 cái nhẹ là nổ.
- Khách đi đường bị vạ lây khi xe vận chuyển pháo, thuốc pháo nổ và cháy trên đường.
- Trẻ con nghịch pháo cụt ngón tay, học trò ngịch lấy pháo ném nhau cháy áo cháy quần, có đứa quăng cả 1 bánh pháo ra giữa đường đông đúc xe cộ, té vô khối.

Cấm đốt pháo, lân buồn, phải. Nhưng lão chết tiệt không buồn. Vì cả cái thuở thiếu niên trong nhà chẳng biết đốt pháo là gì, chỉ nghe hàng xóm đốt. Lớn lên có gia đình cũng thế, quy ra gạo hết! Cấm là cấm hàng xóm, không phải cấm mình..
Với cơ chế thị trường hiện nay người ta sẽ có thể không còn nguy hiểm với nghề làm pháo nữa. Sẽ có những công ty, những đơn vị làm chuyên nghiệp hơn để phục vụ cho nhu cầu tinh thần này --=0
Nếu mà cứ quá chi li thì chắc sẽ còn nhiều vấn đề được đưa ra lắm nhưng nói thật, ngoài tiếng pháo, mùi khói thuốc và những cảnh tranh nhau đi lượm những quả pháo chưa nổ.....thì sẽ không thể quên và khó có cái gì thay thế được --=0
Bây giờ mà bỏ lệnh cấm đốt pháo, chắc chắn mình cũng sẽ không đốt.

Bây giờ mà nhà nước bỏ lệnh cấm đốt pháo thì chăc chắn rằng the_wind sẽ mua khoảng nửa xe ô tô pháo để làm 1giàn ăn mừng--=0
 
Nhớ khi xưa tôi phải đạp chiếc xe cọc cạch đi đến chợ Xóm Mới (Gò Vấp) để mua thuốc và tiêm pháo. Ở nhà tôi vấn những giấy tập thành những viên pháo tiểu, rồi pháo đại. Thường tôi làm khoảng 2 thước pháo, tôi tự đóng tiêm pháo, tra thuốc pháo, kết thành phong. Đúng là ngày xưa đâu biết sợ là gì, mà làm gì phải sợ nếu làm đúng kỹ thuật và theo quy trình bắt buộc (đóng tiêm trước khi tra thuốc, trét đít pháo sau khi tra thuốc, không được làm gì mạnh và phơi ở nhiệt độ cao khi đã đóng tiêm, tra thuốc, trét đít xong).
Đêm giao thừa pháo của tôi nổ ngon nhất xóm, chẳng có mấy khi pháo bị lép (bọn trẻ cũng không có nhiều cơ hội lượm pháo đâu đừng có hòng). Mà lúc ấy mình mới học lớp 8 lớp 9 chứ có phải già lắm đâu!
Mùi khói pháo làm mình nôn nao!
Cái gì cũng có mặt trái của nó. Tiền mình bỏ cả triệu bạc để mua cái vé coi mấy cô người mẫu ẹo qua ỏng lại trên sàn catwalk hay bỏ hàng trăm ngàn ra để mua cái vé coi ca nhạc ... chẳng phải đã đốt tiền đó sao?
Nhưng chỉ là quá khứ, một quá khứ đẹp, nhưng cũng khá là nguy hiểm, chỉ có những người đủ can đảm mới dám thực hiện.
 
minhthien đã viết:
chỉ có những người đủ can đảm mới dám thực hiện.

Nói về can đảm, lúc xưa bọn trẻ định nghĩa thế này là can đảm:
- Dám cầm 1 phong pháo (100 viên) và đốt, giữ nguyên trong tay đến khi nổ hết
- Dám cầm quả pháo đại (đường kính 4cm), đốt và quăng. Nhiều khi lật đật quăng đại ra đường
- Dám đốt và quăng pháo vào người cô giáo hoặc bạn gái cùng lớp.

thewind đã viết:
Bây giờ mà nhà nước bỏ lệnh cấm đốt pháo thì chăc chắn rằng the_wind sẽ mua khoảng nửa xe ô tô pháo để làm 1giàn ăn mừng

Mỗi người có 1 cách ăn mừng khác nhau mà. Và khác cả cái định nghĩa chuyện gì đáng ăn mừng.
 
Nói về can đảm, lúc xưa bọn trẻ định nghĩa thế này là can đảm:
- Dám cầm 1 phong pháo (100 viên) và đốt, giữ nguyên trong tay đến khi nổ hết
- Dám cầm quả pháo đại (đường kính 4cm), đốt và quăng. Nhiều khi lật đật quăng đại ra đường
- Dám đốt và quăng pháo vào người cô giáo hoặc bạn gái cùng lớp.

Chà, chà, một định nghĩa về can đảm như vậy là lệch lạc và quá đáng của mấy đứa mất dạy, lưu manh thôi.
 
Vậy mới nói, có những người cứ sợ nắng sợ mưa rồi cũng bệnh cảm!
 
Vậy mới nói, có những người cứ sợ nắng sợ mưa rồi cũng bệnh cảm!
Chính xác, cái gì đến sẽ đến...

Mỗi người có 1 cách ăn mừng khác nhau mà. Và khác cả cái định nghĩa chuyện gì đáng ăn mừng

Ý của the_wind là ngoài việc ăn mừng người ta còn có thể dùng trong chuyện chia ly...
Đó cũng có thể thuộc về nhu cầu tâm linh.
 
Có một thực tế là cuộc sống càng khấm khá mọi nhà tiêu tết càng nhiều (dù không đốt pháo) nhưng ăn tết thì càng ngày càng bé đi. Người lớn thì vẫn sợ tết nhưng trẻ con thì không thấy háo hức như mình ngày xưa...

ở chốn đô thành, đêm 30 mọi người đổ ra đường đón giao thừa và xem bắn pháo hoa... còn ở trên rừng núi bọn mình thì mọi nhà đều giành thời gian cho "Gặp nhau cuối năm cùng với Ngọc Hoàng, Nam tào, Bắc đẩu và các Táo quân"... Thời khắc giao thừa đến dần...Pháo hoa thi nhau lụp bụp... trong ti vi của mỗi nhà.

Bên ngoài, đất trời vẫn lặng lẽ xoay vần như không hề có mặt của...con người.

Nhớ khi xưa, đêm 30 tết tiếng pháo đì đùng khắp nơi, thi thoảng lại liên thanh một đoạn ngắn còn đúng thời khắc giao thừa thì đất trời âm vang bởi tiếng pháo tết, nghe tiếng pháo người ta đoán chuyện hên - xui của chủ nhà trong năm mới. Ngày mồng 1 tết, đoàn khách đầu tiên đến chúc tết sẽ được gia chủ đón chào bằng một bánh pháo thật giòn rã trước khi bắt tay và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp đầu xuân.

Nếu ngày nay được phép đốt pháo thì chắc chắn nhà tôi sẽ đốt (không đua với the_wind đâu nha). Tôi thấy pháo tết là món ăn tinh thần không kém phần quan trọng nhưng do Nhà nước cấm nên ta cần phải nghiêm túc chấp hành.
 
Thôi thì nói lại chuyện cũ chút chơi, các cụ xưa coi pháo là một phần của ngày Tết. Dù cuộc sống khó khăn nghèo túng cũng cố có được dây pháo đốt Tết. Xưa vui cũng có pháo mà buồn cũng có pháo. Pháo trong ngày Tết, lễ, cưới hỏi, khai trương, khánh thành... mà pháo cũng có trong đám tang, cải táng. Pháo gần gũi biết bao. Tiếc rằng, con người ta làm cho pháo không hẳn là pháo nữa nên mới nên nông nỗi này. Rồi đây, con trẻ đọc câu đối Tết còn có hiểu gì không:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh


Không hiểu các bạn có nhớ không chứ riêng mình đôi câu đối trên là kỷ niệm tuổi thơ theo mình suốt cuộc đời. Này nhé, mình lấy ra từng đoạn cùng nhâm nhi xem sao:

-Thịt mỡ: Cuộc sống bây giờ khá giả hơn nhiều, thực phẩm dư dả sẵn dùng quanh năm nên nói thịt mỡ nhiều người còn rùng mình. Nhưng ngày ấy, nhà có nuôi được con lợn nhưng đâu có được phép giết. Phải cân cho hợp tác xã rồi nhận vài Kg phiếu lĩnh thịt. Tết đến Hợp tác mổ lợn, mang phiếu đổi về rồi háo hức chờ đợi được ngậm miếng thịt mỡ thưởng thức cái thơm, cái béo ngầy ngậy mà ngày thường nằm mơ không không thấy.
-Dưa hành: May mà còn lại cái món này tới ngày nay.
-Câu đối đỏ: Ngày xưa người ta yêu câu đối lắm. Ngày tết phải có đôi câu đối trên giấy điều với vài bức tranh gà cá chuột làm cho căn nhà sáng hẳn ra. Đâu có tivi hay đèn màu xanh đỏ.
-Cây nêu: Đây là cái mình nuối tiếc nhất. Đi đến đâu nhìn thấy ngọn nêu phất phơ là biết đấy là Hội xuân của mỗi làng. Xưa chơi Tết gắn bó công đồng hơn. Nhà nào cũng nhanh chóng sắp mâm cúng Tết để còn ra hội làng. Đu lớn cho Nam thanh Nữ tú, đu cóc cho bọn trẻ. Tổ tôm điếm, vật,... thôi thì đủ trò. Chơi suốt 3 ngày Tết mà khi hết vẫn tiếc.
-Tràng pháo: Tiếng pháo làm cho làng xóm rôn ràng hơn. Mùi thuốc pháo, mùi hương thơm, mùi bếp núc quyện thành 1 mùi thơm không thể tả được. Nó được mưa xuân giữ lại không cho bay đi mà đọng mãi.
-Bánh chưng xanh: Dẫu vẫn còn, nhưng không được như xưa. Trước mỗi nhà đều cấy và để giành riêng loại gạo nếp cực ngon. Nồi bánh chưng sôi rền suốt đêm giao thừa mới được chiếc bánh thật ngon. Nay đất thành khu CN, gạo nếp đi mua chứ chọn làm sao được. Mình nghe nói người ta áp dụng công nghệ mới vào làm bánh, nào là luộc bằng nồi áp suất chỉ cần 1 giờ, luộc rồi ủ chỉ cần cần 2 giờ, thậm chí luộc dùng a xít pin đèn. Thôi thì đủ thứ đang xúm lại "giết" chết bánh chưng. Không biết nó còn đến bao giờ.

Thôi dài dòng quá, nhưng mình luôn cảm nhận rằng ngày mà người Việt không hiểu đôi câu đối Tết chẳng còn xa. Cũng buồn nhưng biết làm sao?
 
Nhớ hồi nhỏ tết nhà mình còn nghèo, Ba mua một dây pháo sau đó về chia ra làm 4. Tối 30 đốt giao thừa một giây còn lại 3 dây đốt 3 ngày tết. Mình thì ghiền pháo cứ len lén rút từng viên dấu sau đó đem đi đốt cùng mấy đứa bạn. Nghĩ cũng thích thật.
Đúng là cái nghề làm pháo rất nguy hiểm nhất là mấy cái vụ banh xác vì cưa bom lấy thuốc làm pháo. Tuy nhiên không một cái nghề nào không nguy hiểm nếu chúng ta không kiểm soát được nó.
Cấm đốt pháo vì lãng phí thì theo tôi không đúng lắm. Người mà đã có tính không tiết kiệm thì không tiết kiệm à. Không phung phí vào việc này cũng phung phí vào việc khác. Nhiều tiền thì đốt nhiều, ít tiền thì đốt ít.
Ôi nhớ tiếng pháo ngày tết quá.
 
Cái gì cũng có mặt trái của nó. Tiền mình bỏ cả triệu bạc (2) để mua cái vé coi mấy cô người mẫu ẹo qua ỏng lại trên sàn catwalk hay (1) bỏ hàng trăm ngàn ra để mua cái vé coi ca nhạc ... chẳng phải đã đốt tiền đó sao?

(1) Nhớ có những lần ca sỹ nổi tiếng TG đến VN biểu diễn, còn có vé chợ đen nữa kìa! Tại sao vậy: Có cầu mới có cung!
Lúc đó người xìa tiền ra có khi còn thích thú vì đang sở hữu được hơn vạn người khác 1 món ăn tinh thần mà người đó cho là đáng đồng tiền bát gạo! (Cái mà bạn cho là vô bổ đó!)

Nhân đây cũng phải nghĩ & hiều đến câu: "Tiếng hát ác tiếng bom" một chút chứ nhỉ?

(2) Đúng là biểu diễn thời trang là lĩnh vực mà mình chưa thấu hiểu lắm. Cái ni thoát thai từ chế độ cộng hoà, thời fong kiến chưa hề.
Trước đây ta không bao giờ cho fép, giờ hội nhập nên cũng tràn lan. . . Thu hút nhiều những nhóm người có văn hoá, vô văn hoá hoặc chỉ là hiếu kỳ, & v.v... vì nhiều mục đích khác nữa . . .

Tựu chung, với 1 hiện tượng, người này, người kia có thể có nhiều kết luân khác nhau, tuỳ thuộc vào thế giới quan của người đó. Đó là tính đa dạng mà!

(Cứ coi đây là đàm tếu ngày xuân rỗi hơi thôi nha)

Chúc xuân vui vẻ!
 
Hê hê hê --=0, mỗi người có một nhu cầu khác nhau mà. Có thể người này cho là vô bổ nhưng người khác thì cho là có ích.--=0
Công viêc của những ngày cuối cùng của cuối năm nên mình mới có nhiều thời gian bàn luận hơn, có nhiều thời gian để suy tư hơn, có nhiều thời gian để nhớ về "ngày xưa" hơn. Đang xả những ưu phiền để đón trào một năm mới với những hy vọng mới.
Thôi thì wind xin được chúc tất cả những anh chị em trên forum một năm mới nhiều sức khoẻ, hạnh phúc, thành công trong cuộc sống. Chúc cho GPE ngày càng phát triển và gắn bó.
 
Web KT
Back
Top Bottom