Khoảng cách thế hệ...

Liên hệ QC

PhanTuHuong

VBA & VB.NET for Excel & AutoCad
Thành viên danh dự
Tham gia
13/6/06
Bài viết
7,121
Được thích
24,279
Tôi già thì cũng chưa nhưng trẻ thì cũng chả phải :)
Tôi thấy trong gia đình 3 thế hệ sống với nhau là có nhiều sự phức tạp rồi. Thế hệ các cụ (sống trong thời kỳ bao cấp) có tư tưởng bền, chắc, tiết kệm, khác xa thế hệ trẻ, đám trẻ con bây giờ. Nhiều khi kể chuyện khó khăn ngày xưa thì bọn trẻ cũng không tin, không nghe... Rồi khác nhau về lối sống, ăn uống, sinh hoạt... mà khó có thể dung hòa giữa các thế hệ. Thế hệ này nghĩ là đúng nhưng thế hệ kia lại cho rằng ngược lại...
Trong GPE cũng vậy, hiện rất nhiều thành viên gạo cội từ tuổi ông (bà) - tức đã trên dưới 70 tuổi, rồi thế hệ bọn tôi loanh quanh 45-50 tuổi. Đến tôi tiếp xúc với tuổi 2x, đầu 3x nhiều khi còn thấy sự khác biệt về tư tưởng, văn hóa nên với các bác lớn tuổi càng khó giao tiếp hơn.
Ví dụ như tôi có bán sách, chương trình trong nghề mà gặp nhiều ông trẻ ranh ăn nói cộc lốc, khệnh khạng là thôi ngay... Có thể các bạn đó nghĩ đó là chuyện bình thường, "khách hàng là thượng đế" nhưng đối tác lại nghĩ khác và ngược lại. Rồi đọc tin nhắn của mấy đứa con nhà tôi trong mạng xã hội mình cũng chả hiểu nổi chúng nói gì nữa :(
Do vậy nhiều khi các bác thế hệ trước GPE cũng không nên quá áp đặt, bắt bẻ với thế hệ trẻ hơn, cảm thấy giúp được thì giúp, không thì bỏ qua. Vì đây không phải là môi trường giáo dục mà là trao đổi kiến thức, muốn cũng không thể thay đổi tư tưởng, cách suy nghĩ của thế hệ sau đâu! Ai cũng một thời "trẻ trâu", họ càng lớn thì sẽ càng trưởng thành thôi.
Vài dòng trao đổi cho vui, các bác đừng bắt bẻ nhé! :)
 
Cái "thế hệ trẻ" ấy. Theo bạn lúc họ đi làm thì họ dùng ngôn ngữ gì? và dùng cách suy nghĩ gì?

Đồng ý rằng đây không phải là môi trường giáo dục, nhưng tối thiểu nó cũng liên quan đến thái độ lúc làm việc.

Nếu bạn chấp nhận rằng cái ngôn ngữ kia, cái thái độ kia là cách làm việc của thế hệ mới thì tôi không nói gì thêm nữa.
 
Cái "thế hệ trẻ" ấy. Theo bạn lúc họ đi làm thì họ dùng ngôn ngữ gì? và dùng cách suy nghĩ gì?

Đồng ý rằng đây không phải là môi trường giáo dục, nhưng tối thiểu nó cũng liên quan đến thái độ lúc làm việc.

Nếu bạn chấp nhận rằng cái ngôn ngữ kia, cái thái độ kia là cách làm việc của thế hệ mới thì tôi không nói gì thêm nữa.

Ở mức độ bác ơi, nhiều khi bố mẹ họ chả nói được thì hy vọng gì! Nói 1 vài lần không cải thiện thì tốt nhất là bỏ qua. XH sẽ dạy họ! :)
 
Theo mình thì 'Giáo dục' hay không 'GDục' cũng phải xét họ có đang sai với nội 2ui không đã.
Nếu đang sai nội 2ui thì góp ý nặng nhẹ tùy khả năng bản thân ta có thể lãnh lực phản góp ý hay không.;
Nhưng nếu tác giả bài đăng không vi phạm thì tránh đi là hơn!

Cũng rất mong rằng bài đang sai so với nội 2ui ta không nên trả lời về iêu cầu chuyên môn mà tác giả nêu ra.
 
Ở mức độ bác ơi, nhiều khi bố mẹ họ chả nói được thì hy vọng gì! Nói 1 vài lần không cải thiện thì tốt nhất là bỏ qua. XH sẽ dạy họ! :)

Tôi không tin là với cái thái độ hiện tại họ sẽ học được điều gì cả.
Bằng chứng là họ chả nói chuyện được với đồng nghiệp và những người giàu kinh nghiệm trong chỗ làm việc. Phần lớn những bài đem lên đây hỏi, nếu người khéo léo đã có thể hỏi được từ chung quanh.

Ta có câu "học thầy không tày học bạn". Ở đây biết bao nhiêu kẻ làm bài tập mà không hỏi được bạn cùng học!
 
Tôi từng sốc khi đọc một câu chuyện bác Hồ tình cờ hỏi thăm chú bác nông dân đi học chính trị về. Tôi sốc vì cách trả lời cụt lủn, cộc lốc (hầu như không có chủ ngữ) của nhân vật nông dân trả lời bác trong câu chuyện. Ngạc nhiên thay, cuối chuyện bác Hồ chỉ rút ra rào cản của người nông dân khi tiếp cận những khái niệm chính trị cao siêu chứ chả thấy bác phàn nàn gì về cách ăn nói của người này.

Tôi cũng từng kinh ngạc khi đọc chuyện có một người thường dân ăn nói "ngang hàng phải lứa" với Đức Phật (không hỗn láo nhưng cũng chả kính cẩn) như kiểu hai người ngang địa vị. Nhưng kỳ lạ thay, trong chuyện đức Phật vẫn điềm nhiên giao tiếp với người bình dân kia mà không tỏ ra khó chịu hay vặn vẹo cách ăn nói của anh ta với một người có địa vị được tôn kính như ông - một người xuất thân hoàng tộc (xã hội Ấn Độ có sự phân biệt giai cấp từ ngàn xưa).

Tại sao bác Hồ thời nay hay đức Phật hơn 2000 năm trước chả bao giờ chê trách với người ăn nói ngang hàng, thiếu tôn kính với mình? Phải chăng họ đề cao "tư tưởng bình đẳng" không phân biệt thân phận cao thấp trong lời ăn tiếng nói?

Ở đây không phải là khoảng cách thế hệ mà là khoảng cách về văn hóa. Nhân vật chú nông dân Việt Nam đầu thế kỷ 20 hay người bình dân bên xứ Ấn Độ kia hơn 2000 năm trước giao tiếp bằng văn hóa của họ. Có thể do không học hành nhiều nên lời ăn tiếng nói của họ gây khó chịu với những người hưởng thụ mức giáo dục, văn hóa cao hơn. Nếu ai gốc gác nông thôn như tôi thì chả lạ lẫm kiểu ăn nói như thế. Trừ khi nhận biết người giao tiếp với mình vai vế cao thì may ra họ mới thận trọng trong lời ăn tiếng nói.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trình độ những người vào đây đăng bài toàn cỡ đại học, cử nhân
Tôi nhớ đăng ký vô GPE đâu bắt buộc trình độ là đại học đâu? Vậy lấy căn cứ gì để befaint khẳng định chắc nịch như thế hay là bốc đồng nói phét thế?
 
Trình độ những người vào đây đăng bài toàn cỡ đại học, cử nhân, chí ít cũng biết cào bàn phím, đâu phải trình độ chân đất mắt toét. Buồn cười quá.
em trình độ THPT, đang làm công nhân may đây ạ :))
 
Tôi từng sốc khi đọc một câu chuyện bác Hồ tình cờ hỏi thăm chú bác nông dân đi học chính trị về. Tôi sốc vì cách trả lời cụt lủn, cộc lốc (hầu như không có chủ ngữ) của nhân vật nông dân trả lời bác trong câu chuyện. Ngạc nhiên thay, cuối chuyện bác Hồ chỉ rút ra rào cản của người nông dân khi tiếp cận những khái niệm chính trị cao siêu chứ chả thấy bác phàn nàn gì về cách ăn nói của người này.
Bạn kể câu chuyện của Bác với bác nông dân không thuyết phục lắm. Bác không thể bảo người chứng kiến ra ngoài, người chụp ảnh quay phim dừng một lát để Bác dạy bảo chú nông dân. Hoàn cảnh quá khác. Vả lại Bác không thể trách anh nông dân được. Nếu anh nông dân nhà giàu, ở thành phố hoặc đi du học về mà ăn nói ứng xử như thế là không được rồi. Còn anh nông dân nhà nghèo, mù chữ không phải lỗi của anh ta. Nghèo, và làng không có trường học thì không là lỗi của anh nông dân rồi. Không trách được anh nông dân. Cái mà Bác có thể làm là đưa ra các chính sách, phát động phong trào học tập. Khi có con chữ rồi, biết viết và đọc rồi thì đọc sách báo, đâu óc sẽ mở mang, giao lưu nhiều thì ứng xử sẽ sẽ tốt lên ...
Còn trên GPE là những người có ăn học. Và không phải là họ không biết vd. viết đúng. Họ biết viết đúng, cứ cho là họ phải viết đơn xin việc đi. Chắc chắn sẽ không toàn chữ in hoa, không có những ace, ko, vs ... Tức là họ biết nhưng họ cố tình viết khác đi. Không như anh nông dân muốn đi học mà nhà nghèo, làng không có trường.
Tôi không trách thế hệ trẻ vì chúng nhắn tin kiểu gì đó mà tôi không hiểu. Chúng sống trong thế giới của chúng, chúng viết cho nhau, xưng hô thế nào là chuyện của chúng. Tôi chỉ yêu cầu là khi chúng giao tiếp với thế hệ khác thì chúng phải viết, đọc và nói sao cho thế hệ nào cũng chấp nhận được. Chắc chắn chúng biết cách nói và viết như thế. Vấn đề ở chỗ không phải ai trong chúng cũng có ý thức như thế.
 
Khi ít tuổi, ít hiểu biết tôi từng đồng nhất "trình độ học vấn" với "trình độ văn hóa" như là học càng cao, bằng cấp càng cao thì văn hóa càng cao. Sau nhiều năm cuộc đời thì tôi vỡ lẽ ra là không phải.

Trừ các chuyên ngành có liên qua tới văn hóa như sư phạm, du lịch, ngôn ngữ... thì chả có đại học nào dạy dỗ sinh viên phải biết ăn nói thế này thế nọ. Thậm chí thời tôi sống chung với mấy anh sinh viên bách khoa là tai tôi được nghe nói tục, chửi bậy nhiều nhất. --=0
 
/(hông nói đâu xa, ngay trên DĐ chúng ta, là 1 xã hội thu nhỏ, cũng có người học vấn cao & văng hóa cũng cao!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
/(hông nói đâu xa, ngay trên DĐ chúng ta, là 1 xã hội thu nhỏ, cũng có người học vấn cao & văng hóa cũng cao!
Cũng có "người" Tuổi cao, học vấn cao, văn hóa cao, tửu lượng cao, như các hạ Dương Quá Sá , tại hạ rất kính phục.
Cũng có "nhiều người" tuổi cao, học vấn cao, văn hóa thì tệ, tửu lượng thì như thằn lằn uống nước cúng, mà mở mồm ra là trịch thượng, bố láo, ai cũng ghét,
Cũng có "nhiều người" tuổi cao, học vấn thấp, văn hóa cao, mở lời ra, hoa thơm cỏ ngọt, ai cũng yêu mến.

Tự gẫm mình trước khi đi phán xét ai khác. Mình đã là gì mà đòi hỏi nọ kia?

Thời đại này là thời đại gì rồi?, Tuổi tác nó chẳng nói lên được điều gì cả, chỉ nói lên được một điều là ai sẽ "ngủm" trước hay sau thôi.

Buôn bỏ đi.

Những kẻ "già" như : Bill Gates, Trump, Putin, v.v..., Họ giỏi đến mức..... không có thời gian "tám" những chuyện nhảm nhí nhỏ nhoi thế này.
Chỉ có những kẻ "rỗi hơi" như bần lão đây mới ra nông nỗi thế này thôi!
Bài đã được tự động gộp:

Tôi già thì cũng chưa nhưng trẻ thì cũng chả phải :)
Tôi thấy trong gia đình 3 thế hệ sống với nhau là có nhiều sự phức tạp rồi. Thế hệ các cụ (sống trong thời kỳ bao cấp) có tư tưởng bền, chắc, tiết kệm, khác xa thế hệ trẻ, đám trẻ con bây giờ. Nhiều khi kể chuyện khó khăn ngày xưa thì bọn trẻ cũng không tin, không nghe... Rồi khác nhau về lối sống, ăn uống, sinh hoạt... mà khó có thể dung hòa giữa các thế hệ. Thế hệ này nghĩ là đúng nhưng thế hệ kia lại cho rằng ngược lại...
Trong GPE cũng vậy, hiện rất nhiều thành viên gạo cội từ tuổi ông (bà) - tức đã trên dưới 70 tuổi, rồi thế hệ bọn tôi loanh quanh 45-50 tuổi. Đến tôi tiếp xúc với tuổi 2x, đầu 3x nhiều khi còn thấy sự khác biệt về tư tưởng, văn hóa nên với các bác lớn tuổi càng khó giao tiếp hơn.
Ví dụ như tôi có bán sách, chương trình trong nghề mà gặp nhiều ông trẻ ranh ăn nói cộc lốc, khệnh khạng là thôi ngay... Có thể các bạn đó nghĩ đó là chuyện bình thường, "khách hàng là thượng đế" nhưng đối tác lại nghĩ khác và ngược lại. Rồi đọc tin nhắn của mấy đứa con nhà tôi trong mạng xã hội mình cũng chả hiểu nổi chúng nói gì nữa :(
Do vậy nhiều khi các bác thế hệ trước GPE cũng không nên quá áp đặt, bắt bẻ với thế hệ trẻ hơn, cảm thấy giúp được thì giúp, không thì bỏ qua. Vì đây không phải là môi trường giáo dục mà là trao đổi kiến thức, muốn cũng không thể thay đổi tư tưởng, cách suy nghĩ của thế hệ sau đâu! Ai cũng một thời "trẻ trâu", họ càng lớn thì sẽ càng trưởng thành thôi.
Vài dòng trao đổi cho vui, các bác đừng bắt bẻ nhé! :)
Vậy là các hạ chưa thấy cái cảnh, 1 "thằng" nhóc đại gia "chửi" 1 đám "già" tiến sĩ sao?
Đã đi bán hàng (bán sách), mà cò mang sĩ diện theo làm gì? Đã sĩ diện thì đừng tự đi bán hàng, thuê 1 thằng giám đốc về bán hàng cho mình. Thời gian còn lại làm việc khác có ích hơn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi đã đọc tham khảo 1 ý kiến về ngôn ngữ Việt thời nay, chưa nói gì đến viết tắt kiểu chat chit
Trích
Tác giả Nga Bích Phạm
Chia sẻ từ facebook Lê văn Thông
(Copy trên mạng về nên có những lỗi về dấu chấm câu)
Mã:
Bà già và Anh chàng nàγ lại đi cùng tuγến đường , lên xe ngồi cạnh nhau .
Qua giới thiệu tôi được biết anh nàγ là sinh viên vừa tốt nghiệρ khoa ngữ văn trường Đại học nhân văn ,
hiện anh được giữ lại trường làm trợ giảng cho các buổi dạγ sinh viên … Chắc chưa tới 25 tuổi

Tôi cũng tự giới thiệu mình là giáo viên đã về hưu gần 10 năm , lụm cụm nhưng có nhiều thắc mắc muốn hỏi , mà không biết hỏi ai ,
maγ mắn gặρ được anh bạn trẻ nàγ , tôi liền xin được trò chuγện , anh chàng rất nhiệt tình và lễ ρhéρ , tôi Ьắt đầu thẩm vấn :

__ Con ơi , cô thấγ tiếng Việt ngàγ xưa ρhong ρhú và cách ghéρ từ theo luật quγ định , có ρhương ρháρ rõ ràng,
sao tiếng Việt bâγ giờ nó nghèo nàn và thô thiển quá . Thằng nhỏ mắt sáng lên, nhanh nhẹn đồng ý
__ Ngàγ xưa cô có :
+ Từ thịnh soạn , linh đình … Để nói về một bữa ăn , bữa tiệc …
+ Từ tráng lệ , nguγ Nga … Để nói về ngôi nhà haγ biệt thự đẹρ .
+ Từ lộng lẫγ , sang trọng … Để nói về cách ăn mặc , những đồ vật , xe cộ …
__ Ngàγ naγ người ta chỉ xài có một từ ”HOÀNH TRÁNG ” thí dụ :
+ Bữa tiệc  cũng hoành tráng
+Biệt thự  hoành tráng
+ Cái xe hơi hoành tráng
Là xong , không ρhải chọn lựa từ cho thích hợρ … Như vậγ có ρhải làm cho tiếng Việt mình ngàγ càng nghèo nàn , thô thiển không ???

Cô xem trên Tivi những game show , các giám khảo nghe và bình luận về giọng ca của thí sinh nào đó , họ nói :
___ Giọng ca đẹρ … Cô rất khó chịu vì giọng ca mà đẹρ là sao ??? Họ lặρ đi lặρ lại nhiều lần , mà nhiều giám khảo sử dụng từ đẹρ cho một giọng ca …
Là sao ??? Thaγ vì nói một giọng ca truγền cảm , giọng ca trầm ấm , giọng ca du dương , haγ trong trẻo …

Thêm một chưởng nữa bà già tui tiếρ luôn :
Vẫn là xướng ngôn viên trên Tivi đọc tin tức họ nói :
nào là đinh tặc , cát tặc , lâm tặc , hải tặc , không tặc , cáρ tặc … Chó tặc … Họ đọc một cách hồn nhiên …
Cô nghe mà … Muốn khóc cho tiếng Việt thời naγ ….

Học trò của Bà Già tới nhà thăm cô , Bà Già tui làm bánh cho tụi nó ăn , vừa ăn , nó vừa xuýt xoa :
__ Bánh cô làm hơi bị ngon !
_ Ngon mà sao bị ??? Học ở đâu ra ??

Ghi chú: Có lần tôi còn nghe Lại Ku Sâm nói "giọng ca của em rất bolero, rất dân ca"
 
Lần chỉnh sửa cuối:
"Nói" là một năng lực, nhưng "im lặng" mới là cách hành xử của bậc cao nhân tôn kính!
Tôi thấy ở đây ai cũng là bậc tiền bối cả, không lẽ không có ai là cao nhân?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Khi ít tuổi, ít hiểu biết tôi từng đồng nhất "trình độ học vấn" với "trình độ văn hóa" như là học càng cao, bằng cấp càng cao thì văn hóa càng cao. Sau nhiều năm cuộc đời thì tôi vỡ lẽ ra là không phải.

Trừ các chuyên ngành có liên qua tới văn hóa như sư phạm, du lịch, ngôn ngữ... thì chả có đại học nào dạy dỗ sinh viên phải biết ăn nói thế này thế nọ. Thậm chí thời tôi sống chung với mấy anh sinh viên bách khoa là tai tôi được nghe nói tục, chửi bậy nhiều nhất. --=0
Em thấy trình độ học vấn không liên quan nhiều đến văn hóa ứng xử lắm.
Bài đã được tự động gộp:

Bạn nằm trong nhóm "chí ít cũng biết gõ bàn phím", giống tôi á
em chưa hiểu ý bác muốn nói
 
Web KT
Back
Top Bottom