ký tự lạ trong excel

Liên hệ QC

muadongdautien2712

Thành viên mới
Tham gia
21/7/09
Bài viết
2
Được thích
0
Mình gặp 1 ký tự lạ trong excel là 1 ký tự không nhìn thấy được( ko phải dầu cách), dùng hàm len thì thấy có đếm, hàm code thì ra 63 (bình thường 63 phải là dấu ?). các bác xem giúp em đây là ký tự gì với ạ, kỹ tự đó em có đặt trong ô bôi màu đỏ trong file đính kèm.
 

File đính kèm

  • ky tu la.xlsx
    7.9 KB · Đọc: 15
Mã của ký tự đó là 8203
 
Mình gặp 1 ký tự lạ trong excel là 1 ký tự không nhìn thấy được( ko phải dầu cách), dùng hàm len thì thấy có đếm, hàm code thì ra 63 (bình thường 63 phải là dấu ?). các bác xem giúp em đây là ký tự gì với ạ, kỹ tự đó em có đặt trong ô bôi màu đỏ trong file đính kèm.
Nó là dấu "?" bạn à.
 
Trong A1 là ký tự Unicode Character 'ZERO WIDTH SPACE' có điểm mã = 8203 = ̃&H200B

Muốn tìm hiểu thêm thì nhập Unicode Character 'ZERO WIDTH SPACE' vào google.
 
Số không to bằng khoảng trắng, hay khoảng trắng độ rộng là không? Tiếng anh khó thiệt là khó.
Dấu cách có độ rộng bằng 0. Nếu giữa "a" và "b" có dấu cách thì do nó có độ rộng > 0 nên mắt nhìn thấy "b" đứng cách "a", còn trong trường hợp kia "b" đứng bá vai "a".
 
Số không to bằng khoảng trắng, hay khoảng trắng độ rộng là không? Tiếng anh khó thiệt là khó.
Không thể đổ lỗi cho tiếng Anh. Tiếng Anh nguyên thuỷ không có những cái rắc rối.
Ba cái mớ dấu cách đặc biệt là sản phẩm của mạng. Ngôn ngữ HTML nằm trong quyền kiểm soát của Mỹ. Các nước nói tiếng Anh khác, kể cả Anh, chỉ nhắm mắt tuân theo.
 
Không thể đổ lỗi cho tiếng Anh. Tiếng Anh nguyên thuỷ không có những cái rắc rối.
Ba cái mớ dấu cách đặc biệt là sản phẩm của mạng. Ngôn ngữ HTML nằm trong quyền kiểm soát của Mỹ. Các nước nói tiếng Anh khác, kể cả Anh, chỉ nhắm mắt tuân theo.
Chắc ý là khác, là hiểu sao cho đúng một câu trong tiếng Anh, không dính dáng gì tới mạng, cái tên kia chẳng qua là ví dụ. Vì theo nhiều người có thể phải nói và viết như trong tiếng Việt là "SPACE (WITH) ZERO WIDTH". Tức câu luôn nói và viết "thuận" chứ không phải "ngược" như "ZERO WIDTH SPACE".

Ví dụ không liên quan gì tới mạng: Tại sao "đoạn có độ dài bằng 0" lại là ZERO WIDTH SECTION chứ không phải là SECTION ZERO WIDTH (cách viết và nói "thuận" của người Việt).
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chắc ý là khác, là hiểu sao cho đúng một câu trong tiếng Anh, không dính dáng gì tới mạng, cá tên kia chẳng qua là ví dụ. Vì theo nhiều người có thể phải nói và viết như trong tiếng Việt là "SPACE (WITH) ZERO WIDTH". Tức câu luôn nói và viết "thuận" chứ không phải "ngược" như "ZERO WIDTH SPACE".

Ví dụ không liên quan gì tới mạng: Tại sao "đoạn có độ dài bằng 0" lại là ZERO WIDTH SECTION chứ không phải là SECTION ZERO WIDTH (cách viết và nói "thuận" của người Việt).
Người Tàu có tiếng lóng "không tâm thái" để chỉ rau muống. (tiếng bình dân là thông thái - thông có nghĩa là thông suốt, thái là rau cải chứ không phải bao quát)
không tâm có nghĩa là ruột rỗng.

Truyện Phong Thần:
Khương Tử Nha dặn Tỷ Cang sau khi mổ tim dâng Trụ Vương thì ngậm đạo bùa và tránh mở miệng, về tới phủ mình thì Tử Nha sẽ cứu sống.
Đắc Kỷ biết vậy cho nên sai Tỳ Bà Tinh đón đường kiệu Tỷ Cang và rao bán "vô tâm thái" (không tim)
Tỷ Cang nghe lạ mới chận lại hỏi "làm gì có rau không tim?"
Tỳ Bà Tinh trả lời "người không tim còn thấy, rau không tim nhằm nhòi gì?"
Tỷ Cang nghe xong, ngã xuống chết.
(ghẹo bác bờ mờ: ngoài ấy thời bác chẳng những thiếu ăn chơi mà còn thiếu truyện tàu nữa :p)
 
(ghẹo bác bờ mờ: ngoài ấy thời bác chẳng những thiếu ăn chơi mà còn thiếu truyện tàu nữa :p)
Bác bờ mờ trả lời đúng với ý hỏi của bài bên trên. Bạn ấy thấy cái noun phrase "ZERO WIDTH SPACE " và ban đầu phân vân giữa Số không to bằng khoảng trắng, hay là "khoảng trắng độ rộng là không" và cho rằng tiếng Anh khó thiệt khó
Với tiếng Anh thì cứ nhớ rằng trong cấu trúc có noun, cấu trúc đó dùng như 1 noun trong câu, thì từ cuối của cấu trúc là danh từ chính, mấy từ phía trước dùng để bổ nghĩa cho danh từ chính
Gần Noel, nên lấy thí dụ bài Jingle bell mà tôi nghĩ rằng nhiều người hát thuộc lòng
Dashing through the snow, in a one-horse open sleigh
Trong đó sleigh (xe trượt tuyết) là danh từ chính, mô tả nó là 2 nhóm tính từ (adjecttive)
- one-horse: Xe một ngựa kéo, không phải xe song mã hay tứ mã
- open: Xe mui trần (không mui), chứ không phải xe để cửa mở
 
Bác bờ mờ trả lời đúng với ý hỏi của bài bên trên. Bạn ấy thấy cái noun phrase "ZERO WIDTH SPACE " và ban đầu phân vân giữa Số không to bằng khoảng trắng, hay là "khoảng trắng độ rộng là không" và cho rằng tiếng Anh khó thiệt khó
...
Vì vậy tôi mới nêu thí dụ ở bài #10: tiếng có tĩnh từ đi trước danh đều vậy, đâu có riêng gì tiếng Anh. (Tôi nhớ bạn này khoái đọc truyện Tàu, nhưng có nhẽ nhầm với bạn khác)
 
Vì vậy tôi mới nêu thí dụ ở bài #10: tiếng có tĩnh từ đi trước danh đều vậy, đâu có riêng gì tiếng Anh. (Tôi nhớ bạn này khoái đọc truyện Tàu, nhưng có nhẽ nhầm với bạn khác)
Bác nói tôi khoái đọc chuyện Tàu? Văn hóa Tầu, chuyện Tầu, hàng Tầu, mọi cái của Tầu không là thứ cho tôi.
 
Vì vậy tôi mới nêu thí dụ ở bài #10: tiếng có tĩnh từ đi trước danh đều vậy, đâu có riêng gì tiếng Anh.
Vấn đề là ai biết là ZERO là tính từ chứ không phải danh từ? Trong tiếng Ba Lan có vô vàn trường hợp 2 danh từ đi liền nhau. Piękno = vẻ đẹp, nét đẹp, natura = thiên nhiên, Piękno natury = vẻ đẹp của thiên nhiên. Không là natura mà là natury vì natura ở đây biến đổi theo cách 2 (tiếng Ba Lan có 6 cách + 1 cách là cách gọi). Tính từ đẹp là piękna (giống cái), piękny (giống đực) và piękne (giống trung). Vd. tính từ + danh từ: Piękna natura = thiên nhiên tuyệt đẹp, thiên nhiên tươi đẹp
 
Bác nói tôi khoái đọc chuyện Tàu? Văn hóa Tầu, chuyện Tầu, hàng Tầu, mọi cái của Tầu không là thứ cho tôi.
Tôi xin lỗi đùa quá trớn.
Chỉ là truyện Tàu khá có liên hệ với văn hoá "miệt dưới" miền Nam. Tôi không thích Tàu nhưng tôi nhìn nhận Mạc Cửu và nhóm đệ tử của ông đã có công khai thác Hà Tiên.
1. không biết truyện Tàu không thể hiểu các tuồng tích hát cải Lương Hồ Quảng (thực tế hai từ Hồ và Quảng đã nói lên cái tính chất Tàu rồi)
2. trong Nam ngày xưa, ngoài Hồ Biểu Chánh ra không còn mấy tay viết tiểu thuyết. Đâu có được như ngoài ấy có Nam Cao, Bùi Hiển, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, có Nhóm Tự Lực Văn Đoàn,... Chính Nguyễn Bính chê SG không đủ lãng mạn để tạo nguồn thơ như HN. Nguyên Sa khi ra bài Áo Lụa Hà Đông, muốn nói lên "nắng Sài Gòn" cũng phải ghép thêm "lụa Hà Đông"
3. Vương Hòng Sển có viết quyển "Thú Đọc Truyện Tàu". ÔNg ta coi thú này như một lối ăn chơi của người Nam.

Nếu không đọc lời bàn của Kim Thánh Thán trong Tam Quốc thì không thể nào hiểu cái thâm thuý của Viễn Châu khi trích thơ Đỗ Mục (vãn Đường) để kết câu 3 của bài vọng cổ "Tào Tháo trên Huê Dung Đạo":
Đông phong bất dữ Chu Lang tiện
Đồng Tước xuân thâm toả nhị Kiều

(thực sự thì cụ Nguyễn Du có mượn ý Đỗ Mục trong Truyện Kiều: Một nền Đồng Tước khoá xuân hai Kiều, nhưng với ý nghĩa khác)

Tuy tôi nhìn nhận văn hoá miền Nam chịu ảnh hưởng Tàu khá sâu nhưng tôi không đồng ý với Nguyễn Huy Thiệp khi ông ta ví văn hoá Việt như cô gái bị thằng côn đồ Tàu cưỡng hiếp: cô gái vừa xấu hổ, vừa oán hờn, nhưng cũng không thể không nhớ cái đê mê...
Bị cưỡng hiếp mà bảo là có cái đê mê, sung sướng thì ông này coi thường đàn bà quá.

Tôi không ưa Mẽo và Do Thái từ nhỏ. Nhưng tôi không tẩy chay văn hoá của họ. Tôi vẫn đọc "To Kill A Mocking Bird" với tư tưởng thoải mái.
 
Web KT
Back
Top Bottom