Hỏi về sử dụng excel để phân tích độ nhạy?

Liên hệ QC

Jamie

Thành viên mới
Tham gia
28/10/07
Bài viết
6
Được thích
3
Em cũng đã học về cái này, nhưng bây h quên tiệt, lúc vào việc bí quá. Ko biết điều chỉnh tăng giảm ntn?
Bác nào nhớ thì chỉ em cái, với lại sử dụng hàm j trong excel để tính ạ? @$@!^%
 
Trước hết em cần phải "nghiên cứu" lại lý thuyết về PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ. Nói ra thì rất dài, tuy nhiên em có thể tham khảo File gửi kèm

Sau khi "ôn tập" lại phần lý thuyết thì em hãy đọc các bài viết về cách sử dụng công cụ trong Excel hoặc Crystallbal trên diễn đàn để vận dụng vào trường hợp của mình.
Đường Link các tài liệu như sau:

1. Ứng dụng Excel trong phân tích kinh tế của ttphong2007 (trong Thư viện GPE)
2. Phân tích rủi ro với Crystalbal
 

File đính kèm

  • Phantich_Rui ro du an dau tu.pdf
    389.9 KB · Đọc: 4,868
Lần chỉnh sửa cuối:
Cám ơn anh dat07, có vấn đề này em cần hỏi về độ nhạy:
Đây là 1 dự án xây dựng cao ốc gồm 3 tầng thương mại, nhà hàng và 17 tầng căn hộ. Trong đó giá bán căn hộ không thể thay đổi do đã ký hợp đồng và tiến độ góp vốn với KH. Khu thương mại thì sau khi xây xong mới bán (bán hẳn chứ ko cho thuê).
Doanh thu là từ tiền bán căn hộ, bán khu TM. Chi phí thì bao gồm chi phí xây dựng, chi QLDA (tư vấn, thiết kế,...), và lãi vay.

Vậy để phân tích độ nhạy cho trường hợp này, em chưa quyết định được là sẽ phân tích với yếu tố nào thay đổi. Với giá bán hiện nay, DA này có lãi ít (khoảng 1,7 tỷ đồng trong khi đầu tư khoảng 100 tỷ).
Tạm thời em mới chỉ nghĩ đến sự thay đổi giá VLXD -> CF thi công tăng, lãi suất tăng và giá khu TM có thể điều chỉnh tăng.

Vậy trong trường hợp này ta nên sử dụng Table hay Scenario? Vấn đề giá trị thời gian của tiền giải quyết như thế nào vì lợi nhuận ko thể đơn giản là lấy doanh thu - chi phí? Và trong các VD chỉ nếu giá + số lượng, ko nói đến trường hợp có nhiều sản phẩm, có nhiều khoản mục chi phí, vậy phải quyết như thế nào nếu muốn có 1 bảng tổng quát cho nhiều trường hợp?
 
Phân tích độ nhạy dùng lệnh Data | Table chỉ cho phép phân tích tối đa 2 yếu tố tác động vào dự án. Và Table là 1 dạng phân tích các yếu tố với các bộ giá trị rời rạc!

Scenario thì cho phép phân tích với nhiều yếu tố tác động hơn, tuy nhiên bạn cần phải liệt kê các trường hợp có thể xảy ra ở các yếu tố tác động cần phân tích và khai báo cho chương trình --> mất nhiều thời gian và đôi khi bạn cũng không lường hết các trường hợp --> dễ bị bắt bẽ khi thuyết trình. Và scenario cũng là 1 dạng phân tích các yếu tố với các bộ giá trị rời rạc!

Bạn nên xem xét đến sử dụng Crystal Ball trong trường hợp này.

Các tài liệu hướng dẫn chỉ mang tính khái quát và giải quyết các bài toán đơn giản nhằm giúp cho người đọc dễ hiểu. Khi hiểu rồi thì bạn mới có thể vận dụng linh hoạt được. Tôi cho rằng bạn vẫn chưa hiểu vấn đề!

LM
 
Em đã xem Crystal Ball nhưng vấn đề giá trị thời gian khi quy đổi để tính các khoản mục doanh thu chi phí là chưa xác định được. Sau đó sử dụng table hay scenario chỉ là vấn đề processing nhưng mấu chốt là khâu input chưa giải quyết dc.
 
Để đánh giá một vấn đề nào đó thì cần có cái mốc để so sánh. Ở đây bạn thẩm định một dự án thì bạn phải đưa dòng tiền của dựa án về cùng một thời điểm khi đó thì mới có thể so sánh các phương án được.

Bạn nói hiện không thể qui đổi các khoản mục doanh thu/ chi phí của dựa án được? Cái này nên xem lại!

Cách tốt nhất để mọi người có thể giúp bạn là nên mô tả thật kỷ yêu cầu, có số liệu cụ thể, up lên đây và mọi người sẽ giải quyết cho giúp bạn.

LM
 
To Jamie

Em có thể thực hiện theo các phương pháp sau:

Phân tích độ nhạy của dự án: Là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy của dự án được thực hiện theo 2 phương pháp:
1. Phương pháp 1. Phân tích độ nhạy của từng chỉ tiêu hiệu quả tài chính nhằm tìm ra yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn của các chỉ tiêu và có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Trong trường hợp này phương pháp phân tích bao gồm các bước sau:
- Xác định những biến chủ yếu của chỉ tiêu hiệu quả tài chính cần quan tâm của dự án.
- Tăng giảm mỗi yếu tố cùng một tỷ lệ % nào đó
- Đo lường tỷ lệ thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay đổi của các yếu tố
- Chia tỷ lệ % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính cho tỷ lệ thay đổi của mỗi yếu tố ta có độ nhạy của yếu tố đó
Chỉ số độ nhạy của yếu tố nào lớn là dự án nhạy cảm với yếu tố đó do đó yếu tố này cần được nghiên cứu và quản lý nhằm hạn chế các tác động xấu, phát huy các tác động tích cực đến sự thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án
2. Phương pháp 2. Cho các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn thị trường, người đầu tư và quản lý chấp nhận được. Mỗi sự thay đổi ta có một phương án. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của thị trường, của nhà đầu tư hoặc quản lý để lựa chọn phương án có lợi nhất

Như vậy trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà của em thì phần căn hộ đã được ký hợp đồng với khác hàng thì không cần phân tích độ nhạy nữa vì đã được bán hết.
Phần còn lại là khu thương mại thì có thể áp dụng phân tích độ nhạy theo phương án 1 trong đó các yếu tố đầu vào có thể là:

- Chi phí khả biến (bao gồm tất cả các loại chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dự án_Lấy số tổng) thông thường tăng lên ; Thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án : có thể rút ngắn xuống thấp hơn so với dự kiến
- Giá bán của khu thương mại tăng, số người mua giảm
Lưu ý là số tăng giảm này phải cùng tỷ lệ %

Sau đó xác định lại các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của dự án như: NPV ; IRR ... bằng các công cụ trên Excel (có thể sử dụng Solver hoặc lập bảng tính cũng được )
 
Mình muốn phân tích một dự án XD về tài chính và hiệu quả nhưng mình chưa làm bao giờ nên không biết phải phân tích về những vấn đề gì và có những công cụ phân tích nào được sử dụng. Mong các bạn giúp dùm
 

File đính kèm

  • Copy of VP cho thue Le Trong Tan - ls 15%.xls
    85.5 KB · Đọc: 635
Bạn vào những bài viết của anh TTPhong ấy. Nhất là giáo trình phân tích kinh tế và một số bài của anh Phong về phối trộn kịch bản.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom