Hỏi về cách tính trả lãi vay

Liên hệ QC

kyo

Nguyễn Khắc Duy
Thành viên danh dự
Tham gia
4/6/06
Bài viết
901
Được thích
2,716
LaiVay.jpg


kyo thắc mắc không biết làm sao tính ra số 0.2, 3 với 1.2.

Nếu kyo dùng cách tính:
- 0.12/360*60*10 = 0.2
- 0.12/360*90*100 = 3
- 0.12/360*120*30 = 1.2

Vấn đề là kyo không hiểu làm sao lại có thể tính trả lãi vay kiểu như thế được. Mọi người giải thích giúp kyo với.

Cảm ơn mọi người.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đó là cách tính quy ước: 1 năm 360 ngày, 1 tháng 30 ngày. Lãi suất năm chia 360 nhân số ngày và nhân số tiền.
Thực tế ngày vay và ngày trả thường không đúng ngày đầu tháng hoặc cuối tháng, ngân hàng sẽ tính lãi suất năm chia 360, nhân số ngày thực tế đếm trên lịch (DateDif)

Ngoài ra đây là phương pháp trả lãi vay tính đến thời điểm trả nợ gốc theo thực tế. Thông thường người ta có các phương án trả như sau:
- Trả lãi trước, trả gốc khi đến hạn: Vay 100 nhưng chỉ nhận 90 thôi
- Trả các khoản tiền bằng nhau đến khi hết (dùng hàm PMT), khoản trả gốc tăng dần, khoản trả lãi giảm dần
- Trả nợ gốc đều nhau, trả lãi giảm dần
- Trả lãi hàng kỳ, nợ gốc trả khi đáo hạn
- Trả cả gốc và lãi khi đến hạn

Phương pháp trả của kyo là nợ gốc trả tự do, lãi tính thực tế phát sinh đến thời điểm trả.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đây là bài toán cho vay trả không định kỳ. Cách thức như sau:
Người vay nhận một số tiền [số ban đầu]. Lãi tính bắt đầu từ đầu tháng nhận tiền.
Mỗi cuối tháng, người vay trả số lãi sinh ra. Nếu tiền trả nhiều hơn số lãi sinh ra thì nó sẽ được trừ vào nợ gốc. Cứ thế cho đến khi hết số nợ gốc.
(trong bài này, người vay bắt đầu trả vào cuối tháng thứ 2)

Cách tính như sau:
- Cứ mỗi cuối tháng, người ta tính lại số nợ còn dư ở đầu tháng và nhân cho phân lãi trong tháng để tính số lãi.
(ở đây người ta cho rằng mỗi tháng có 30 ngày và một năm có 360 ngày cho dễ tính)
- Số lãi sẽ được khấu trừ ra khỏi số tiền trả.
- Số dư sẽ được khấu trừ ra khỏi nợ gốc để tính nợ dư tháng kế tiếp.

Như vậy công thức phải là:
[số dư đầu kỳ] * [lãi suất năm] / 360 * 30 =
= ([nợ gốc] - [số trả vào nợ gốc] ) * [lãi suất năm] / 360 * 30

Công thức của bài trên (ở ô C4, kéo dài ra D4, E4); riêng C4 thì phải nhân 2 vì trả 2 lần lãi:
=($B$2-SUM($B$3:B3))*0.12/360*30

Đáng lẽ kq phải là 2.8 (tháng này trả 2 lần lãi), 1.3 và 0.3 mới đúng. Tôi không hiểu tại sao bạn lại ra như trên.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đáng lẽ kq phải là 2.8 (tháng này trả 2 lần lãi), 1.3 và 0.3 mới đúng. Tôi không hiểu tại sao bạn lại ra như trên.
Công thức bạn VetMini đúng trong trường hợp vay ngân hàng. Tuy nhiên trường hợp này là 1 trường hợp đặc biệt:

- Hạn trả và số tiền trả nợ gốc không cố định, thí dụ người vay có 10 tr, thì trả 10 tr, có 100 tr thì trả 100 tr, sau đó tính tiền lãi để trả thêm vào.

- Tiền lãi tính đơn giản theo số tiền gốc trả từng lần. Khoản 10 tr chịu lãi 2 tháng (tính đến thời điểm trả), khoản thứ nhì 100 tr chịu lãi 3 tháng ((tính đến thời điểm trả), khoản thứ 3 40 tr chịu lãi 4 tháng (tính đến thời điểm trả). Số tiền lãi phải trả ngoài nợ gốc tính bằng công thức bài 1.

Tổng số tiền lãi phải chịu của cả 3 lần trả, tôi chưa test, nhưng theo suy luận thì cũng bằng hoặc tương đương với việc khoản vay ban đầu bị chia làm 3 khoản riêng biệt và tính lãi riêng từng phần.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
nếu như gửi tiết kiệm 100triệu đồng với lãi suất 2% /tháng vào tháng 5 khi tới tháng 6 lãi suất lên 2,3%/tháng, mình tính tiền lãi tháng 6 theo lãi suất 2% hay là 2,3% vậy.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom