Hỏi về cách dùng mô hình dự báo

Liên hệ QC
Tôi tuân thủ nội quy khi đăng bài

pqkythuat1

Thành viên mới
Tham gia
14/1/23
Bài viết
35
Được thích
2
Chào các bạn,

Ở chùa mình hay lui tới có đãi cơm chay miễn phí sáng trưa chiều. Do lượng khách không cố định nên nếu nấu ít thì bị thiếu, nấu nhiều thì dư, xử lý cơm dư khá vất vả. Các bạn cho mình hỏi mình có thể dùng mô hình dự báo nào để có thể ước tính ra lượng gạo cần nấu trong ngày không ạ (không tính các ngày lễ lớn như Vu lan,...)

Theo kinh nghiệm của mình, nhu cầu tăng cao vào:
- Các ngày gần mùng 1 và 15 (đỉnh điểm là mùng 1 và 15).
- Ngày cuối tuần.

Xin cám ơn các bạn đã đọc bài. Chúc các bạn một ngày vui vẻ.
 
Chào các bạn,

Ở chùa mình hay lui tới có đãi cơm chay miễn phí sáng trưa chiều. Do lượng khách không cố định nên nếu nấu ít thì bị thiếu, nấu nhiều thì dư, xử lý cơm dư khá vất vả. Các bạn cho mình hỏi mình có thể dùng mô hình dự báo nào để có thể ước tính ra lượng gạo cần nấu trong ngày không ạ (không tính các ngày lễ lớn như Vu lan,...)

Theo kinh nghiệm của mình, nhu cầu tăng cao vào:
- Các ngày gần mùng 1 và 15 (đỉnh điểm là mùng 1 và 15).
- Ngày cuối tuần.

Xin cám ơn các bạn đã đọc bài. Chúc các bạn một ngày vui vẻ.
Một phương pháp đơn giản là sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính, dựa trên các biến độc lập như ngày trong tuần, tháng, và năm, và biến phụ thuộc là lượng gạo được tiêu thụ trong mỗi ngày. Bằng cách xây dựng mô hình với dữ liệu lịch sử, chúng ta có thể dự đoán lượng gạo cần nấu trong ngày dựa trên các biến dự báo.Tuy nhiên, để có kết quả chính xác hơn, chúng ta nên thu thập và lưu trữ thêm nhiều thông tin như số lượng khách hàng đến chùa trong các ngày khác nhau, thông tin về các ngày lễ quan trọng, và có thể tham khảo yêu cầu từ các bên liên quan khác trong chùa.Sau khi có dữ liệu đủ và xây dựng mô hình dự báo, chúng ta có thể sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu để ước tính lượng gạo cần nấu trong ngày và tối ưu hóa quy trình nấu ăn của chùa.
 
Cám ơn bạn, mình sẽ tìm hiểu về mô hình này ạ. Chúc bạn một ngày tốt lành.
 
Cám ơn bạn, mình sẽ tìm hiểu về mô hình này ạ. Chúc bạn một ngày tốt lành.
Cái này khó lắm đây.

Câu trả lời trên theo chuẩn AI thì phải. Rất chung chung và chung chung.

Nếu tác giả thực sự quan tâm vấn đề thì chỉ có thống kê nhiều ngày, ứng với 2 năm gần nhất (1 năm thì ngắn quá, 3 năm thì lâu quá), trừ tháng đặc biệt. Rồi chấp nhận trung bình có sai số. Lập đồ thị, bỏ phần tử đột biến.

Sau khoảng 2, 3 năm sẽ có bảng kết quả tương đối, và phải điều chỉnh, nhưng có con số rồi thì tăng giảm dễ hơn chút. Mọi sự chỉ là tương đối.

Quan trọng là đủ kiên nhẫn, và tâm huyết.
 
Cỡ 9-10 tháng nay, Ê-Ai tự dưng trở thành một hiện tượng thời trang.

Bài này lấy dữ liệu 2-3 năm về trước là phải rồi. Nhưng nếu chỉ lấy ngày > gạo thì mô hình chỉ dựa vào một thông số: ngày trong năm. Trên thực tế bài này có nhiều thông số hơn.
Thông số 1: ngày > ngày trong năm, ngày trong tháng (kỳ lĩnh lương, người ta nhiều tiền), ngày trong tuần (đương nhiên ngày cuối tuần khác ngày làm việc).
Thông số 2: khí hậu, thời tiết, mức độ mưa,...
Phức tạp hơn:
Thông số 3: dự đoán phát triển (tăng/giảm %)
Thông sô 4: độ sai của lần tính trước.
Để dẽ làm, ta chọn một thông số làm chủ, các thông số còn lại dùng làm yếu tố điều chỉnh.

Nếu tôi làm bài này thì tôi tính theo ngày, vì tôi chú trọng nhất yếu tố ngày cuối tuần cho nên tôi sẽ kéo mấy cái lịch (lịch 2-3 năm trước + lịch năm nay) chệch thế nào để ngày cuối tuần của chúng trùng nhau (hình như cứ mỗi năm thì ngày tuần trệch nhau 1 ngày). Từ đấy tôi đoán được, nếu hai ngày cùng khí hậu (mưa nắng tính làm yếu tố điều chỉnh) thì cần bao nhiêu nguyên liệu +/- sai số của lần tính ấy (dư/thiếu).

Chú thích: Các phần mềm chuyên nghiệp có thể tính được. Nhưng người sử dụng phải học qua toán thống kê mới biết cách đọc và thiết kế mô hình. Điển hình bài toán tính khả năng cháy rừng từng khu vực của California được coi là một trong những thách đố của chuyên viên.
 
Chào các bạn,

Ở chùa mình hay lui tới có đãi cơm chay miễn phí sáng trưa chiều. Do lượng khách không cố định nên nếu nấu ít thì bị thiếu, nấu nhiều thì dư, xử lý cơm dư khá vất vả. Các bạn cho mình hỏi mình có thể dùng mô hình dự báo nào để có thể ước tính ra lượng gạo cần nấu trong ngày không ạ (không tính các ngày lễ lớn như Vu lan,...)

Theo kinh nghiệm của mình, nhu cầu tăng cao vào:
- Các ngày gần mùng 1 và 15 (đỉnh điểm là mùng 1 và 15).
- Ngày cuối tuần.

Xin cám ơn các bạn đã đọc bài. Chúc các bạn một ngày vui vẻ.
Không có mô hình nào dự báo chính xác 100%, đặc biệt trong việc ước tính lượng cơm chay miễn phí sẽ có sai số rất lớn vì phụ thuộc rất nhiều nhân tố khách quan không kiểm soát được, bạn nên tìm biện pháp quản lý kiểm soát và hạn chế rủi ro như: Lập kênh cho khách đăng ký trước và được ưu tiên phục vụ (đặc biệt là các khách đoàn), các khách không đặt trước phải chờ 1 khoảng thời gian, trang bị các dụng cụ có thể nấu nhanh . . .
 
Nếu thực hiện thống kê theo ngày thì nên thống kê theo ngày âm lịch; & nhất thiết phải kết hợp với thứ trong tuần;
Vui thôi nha: Trước khi phát chẩn, ta nên phát kèm theo phiếu khảo sát, nội dung khảo sát hết sức đơn giản & tránh bị xem là thu thập thông tin
 
Chào các bạn,

Ở chùa mình hay lui tới có đãi cơm chay miễn phí sáng trưa chiều. Do lượng khách không cố định nên nếu nấu ít thì bị thiếu, nấu nhiều thì dư, xử lý cơm dư khá vất vả. Các bạn cho mình hỏi mình có thể dùng mô hình dự báo nào để có thể ước tính ra lượng gạo cần nấu trong ngày không ạ (không tính các ngày lễ lớn như Vu lan,...)

Theo kinh nghiệm của mình, nhu cầu tăng cao vào:
- Các ngày gần mùng 1 và 15 (đỉnh điểm là mùng 1 và 15).
- Ngày cuối tuần.

Xin cám ơn các bạn đã đọc bài. Chúc các bạn một ngày vui vẻ.
Đơn giản nhất là yêu cầu người dự tính ăn báo trước ... giờ, như thế mới chính xác
Có chăng dự báo số phát sinh thôi.
 
Mình có dữ liệu thống kê loto 10 năm mà không chưa dự báo được ngày hôm nay. Buồn quá1695634263371.png
 
Mình có dữ liệu thống kê loto 10 năm mà không chưa dự báo được ngày hôm nay. Buồn quáView attachment 295132
Trong khi buồn, thì thử vận may với công thức theo link ở đây
Lưu ý là mô hình dự báo luôn là dự báo mà thôi. Đòi hỏi đúng thì không có đâu
 
Cho nên vấn đề ở đây là không phải là mình lập mô hình dự báo tối ưu, vì nó rất khó, dù dữ liệu có vẻ là nhiều. Thay vào đó mình nên làm theo hướng khác. Ví dụ: Khách theo đoàn thì cần đặt cơm báo trước cho nhà chùa từ hôm trước; khách vãng lai có thể báo cơm khi đến chùa, vì trong khi khách tham quan vãng cảnh, lễ lạt cũng có thể bổ sung thêm suất cơm; v.v
 
Cho nên vấn đề ở đây là không phải là mình lập mô hình dự báo tối ưu, vì nó rất khó, dù dữ liệu có vẻ là nhiều. ...
Dóc tổ. Không biết phân biệt giữa mô hình xác định (deterministic models) và mô hình xác suất (probabilistic models).
Bài #11 tôi nói ra là để các bạn khác khỏi hiểu lầm. Ví dụ của bạn ở bài #10 chả làm được mô hình gì cả. Tất cả những người có học qua toán xác suất thống kê đều biết. Lưu ý câu trước là "tất cả"; không phải hầu hết hay phần lớn.
Kết quả Lotto hoàn toán là xác suất "chọn một trong nhiều". Con số thứ nhất có xác suất 1/n; con số thứ nhì 1/(n-1); con số thứ i 1/(n-(i-1)). Xác suất để các con số ấy ra cùng lần xổ là (1/n)*(1/(n-1)*...(1/(n-(n-1)). Xác suất để con X ra cuối cùng để uýnh đề là 1/(n-(k-1))-1/(n-(k-2))-..1/(n-(k-k)). Không có thay đổi được gì cả. Hoàn toàn không thể lập mô hình. Việc tính toán chỉ có bọn huyện đề bàn tới lui để dụ dân ghiền đề thôi.

Chắc là tại dữ liệu ít quá nên chưa dự báo được.
Thấy có người có dữ liệu 18 năm kìa bạn
18 năm tù?
 
Tào lao. Đánh loto xác suất về cho tất cả các con số đều bằng nhau. Đều là 1/100.
 
Chào các bạn,

Ở chùa mình hay lui tới có đãi cơm chay miễn phí sáng trưa chiều. Do lượng khách không cố định nên nếu nấu ít thì bị thiếu, nấu nhiều thì dư, xử lý cơm dư khá vất vả. Các bạn cho mình hỏi mình có thể dùng mô hình dự báo nào để có thể ước tính ra lượng gạo cần nấu trong ngày không ạ (không tính các ngày lễ lớn như Vu lan,...)

Theo kinh nghiệm của mình, nhu cầu tăng cao vào:
- Các ngày gần mùng 1 và 15 (đỉnh điểm là mùng 1 và 15).
- Ngày cuối tuần.

Xin cám ơn các bạn đã đọc bài. Chúc các bạn một ngày vui vẻ.
Nếu không có chữ "miễn phí" thì dự đoán của bạn là có cơ sở
Nhưng nếu là "miễn phí" thì không chừng là sai: Vì đa số thành phần lao động nghèo thu nhập thấp (vé số, thợ hồ, lao động chân tay khác...) đều có thể ghé bất kỳ ngày nào trong tuần, bất kỳ thời điểm nào trong năm...
 
Tào lao. Đánh loto xác suất về cho tất cả các con số đều bằng nhau. Đều là 1/100.
Dốt toán xác xuất mà cũng bày đặt lớn tiếng.
Các con số không chỉ ra một lượt. Chỉ có lần đầu tiên là 1/100. Lần thứ nhì thì chỉ còn lại 1/99. Vì 1 số đã được rút rồi. Nếu rút cùng một lúc k số thì xác suất là k/100.
Chính xác thì xác suất để một số ra ở lần thứ nhì là còn phải trừ đi xác suất nó ra lần thứ nhất:
1/99 - 1/100.
Xác suất để nó ra trong số k lần rút là phải cộng xác suất k lượt.
 
Dốt toán xác xuất mà cũng bày đặt lớn tiếng.
Các con số không chỉ ra một lượt. Chỉ có lần đầu tiên là 1/100. Lần thứ nhì thì chỉ còn lại 1/99. Vì 1 số đã được rút rồi. Nếu rút cùng một lúc k số thì xác suất là k/100.
Chính xác thì xác suất để một số ra ở lần thứ nhì là còn phải trừ đi xác suất nó ra lần thứ nhất:
1/99 - 1/100.
Xác suất để nó ra trong số k lần rút là phải cộng xác suất k lượt.
Các loại sổ sổ như Vietlott mới như vậy, còn như ví dụ của tôi thì người ta sẽ rút 1 số, rồi lại cho vào rút số tiếp theo, lần lượt 27 lần. Như vậy lần rút nào cũng là rút 1 trong 100 con số, điều này dẫn đến có những số về đến 3-4-5 lần. Thế đã rõ chửa?
 
Web KT
Back
Top Bottom