Hàm NPV! (2 người xem)

  • Thread starter Thread starter ThuNghi
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Thu Nghi đâu rồi nhỉ?
- nếu tính từng bước như trong file thì phải là 1/(1+i)^n
- Năm phải theo thứ tự: sao lại có 2 năm 2?

Công thức thì chờ Thu nghi nhé!
 
Đọc tới đọc lui nhiều chủ đề, các hướng dẫn mà tôi vẫn tính NPV không chính xác,. Tôi kèm file các dữ liệu, các anh chị tính NPV dùm, và nhớ để công thức nhé. Cảm ơn nhiều nhiều.


Bạn xem mình tính như thế nào nhé! Trong file mình qui dòng tiền về hiện tại theo 3 cách và nếu làm đúng thì kết quả phải giống nhau.

TP.
 

File đính kèm

Cám ơn Phong và Bác PTM nhiều lắm, nhờ Phong và Bác PTM nêu ý nghĩa của 2 bài toán trên giúp. Có thể làm được nhưng lùng bùng thế nào. Mình đang học từ bài tập (ngược).
Cụ thể như với ds bán ra là x ->LNTT là y với LS 0.18 thì NPV sẽ là ...trong năm thứ...
Xin chân thành cảm tạ! Do không còn kiên nhẫn mở giáo trình.
 
Vậy là phải quay về ABC thôi. (mà quay về ABC thì cũng lại là 1 giáo trình! Rồi lại làm biếng mở ra coi!)
1. Giá trị hiện tại (PV = Present value)

a. bài toán xuôi:
- Giả sử có 1 khoản tiền A gởi tiết kiệm hoặc đầu tư với lãi suất i, sau 1 năm sẽ có:
A­1­ = A­­­­­­o x (1+i)
- Nếu không rút lãi ra để tiếp 1 năm nữa: A2 = A1 x (1+i) = Ao x (1+i)­­^2
- Tiếp tục đến cuối năm n: An = Ao x (1+i)^n

b. bài toán ngược: tính A0:
Ao = An / (1+i)^n
Đây là công thức tính PV. Và là công thức tính từng ô dòng thứ nhất bài 1 cuả Thanh Phong. Tổng của nó là B11 = SUM(C11:H11)

Excel cũng có hàm PV, (xem bài của BNTT). Và là công thức tính từng ô dòng thứ 2 bài 1 của Thanh Phong.

2. Giá trị hiện tại ròng (NPV) 1 khoản đầu tư: (công thức lý thuyết)

Công thức NPV = Σ từ 1 đến n ( An / (1+i)^n )
= tổng các ô dòng thứ 2 = B12 = SUM(C12:H12)

3. hàm NPV của Excel là ô B13

Ba ô B11:B13 bằng nhau vì tính theo những cách khác nhau nhưng cùng 1 bài toán.

4. Giải thích thêm về năm 0:
Trong công thức sigma của lý thuyết, để đơn giản người ta coi khoản đầu tư hiện tại là đầu năm 1, các khoản thu về là cuối các năm tương ứng kể từ cuối năm 1. Vậy người ta đổi khoản đầu tư hiện tại (đầu năm 1) thành cuối năm 0. Để làm gì? Để đưa luôn vào bên trong dấu sigma ( từ 0 đến) cho gọn vì (1+i)^0 = 1

Nhưng hàm NPV của Excel không có khái niệm năm 0, các khoản thu bắt đầu từ cuối năm 1 nên Ao phải để ngoài.

5. Giải thích thêm bài 2:
- Khoản đầu tư kéo dài 2 năm, từ năm 0 đến hết năm 1. Doanh thu 2 năm này nếu có chỉ tượng trưng và chưa bù ngay vào chi phí đầu tư năm đó. Mà cũng có thể không hề có doanh thu trong 2 năm đầu (đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc, lắp đặt… chưa xong)

PS:
Một chút hiểu biết không thể coi là giáo trình, vậy ThuNghi ráng đọc. Hiểu được thì cộng thêm bia cho mình, cuối năm tổng kết mình mở đại lý.
 
Khi "Phân tích độ nhạy một chiều: Doanh thu thay đổi với Mặt hàng A"... (bảng Excel phân tích độ nhạy)

Nhờ anh (chị) nói rõ hơn cách làm sao ra được KQ như trên. Em cảm ơn
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xem lại bài 13, sử dụng file đính kèm ở bài 9.
 
xin chao
mong các bạn giải thích jùm mình đơn vị tính của NPV là gì vậy?
trong excel khi mình tính hàm NPV cho dự án lúc thì ra đơn vị tiền tệ ($), lúc lại ra ký hiệu đơn vị phần trăm (%)
 
xin chao
mong các bạn giải thích jùm mình đơn vị tính của NPV là gì vậy?
trong excel khi mình tính hàm NPV cho dự án lúc thì ra đơn vị tiền tệ ($), lúc lại ra ký hiệu đơn vị phần trăm (%)

NPV là giá trị hiện tại thực của một dự án nên đơn vị tính của NPV là đơn vị tiền tệ: đ, USD, € v.v...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin đưa ra 1 ví dụ cho các bạn hiểu thêm 1 cách thự tế:

Giả sử bạn có 50,000$, bạn đang phân vân là nên bỏ mua 1 xe hơi cho thuê. Giả sử mua xe cho thuê với tỷ lệ sinh lãi hiện thời là 10%/năm, bạn cho thuê trong vòng 4 năm sau đó bán xe đi. Mỗi năm bạn phải chi để sửa chữa là 2,000$ và thu nhập là 15,000$. Vậy bạn dự định mua xe hay không.
Năm 0: NPV= -50,000; Năm 1: 11,818.18; năm 2: 10,743.80; năm 3: 9,767.09; năm 4: 8,879.17
Tổng cộng: -8,791.75

Vậy là bạn không nên mua xe.
 
Rất cám ơn Dat2007 về bài trên, mong bạn tiếp tục. Tiện đây xin hỏi thêm
1- Theo như bài trên thì áp dụng hàm NPV như sau
=NPV(0.1,-1000,150,250,350,450,300,200)=193.15
Vậy khi nào thì dùng như sau:
=-1000+NPV(0.1,150,250,350,450,300,200)=212.46
Đang lấn cấn về năm thứ 0 và năm thứ 1.
2- Mình thấy trong các trong các bài phân tích dự án có phần tính độ nhạy. Và có hàm
{table(...)}
Chỉ hiểu là theo tỉ suất thay đổi thì NPV thay đổi mà chưa hiểu lắm. Dat2007 hướng dẫn và cho ví dụ thêm về hàm Table nhé.
Cám ơn nhiều!
Theo như giải thích của Microsoft về hàm NPV (xem tại đây) thì vấn đề giữa năm 0 và năm 1 là như thế này:
- Nếu tại năm đầu, số tiền bỏ ra đầu tư vào đầu năm thì sẽ không đưa khoản tiền đó vào trong hàm NPV mà cộng thêm bên ngoài.
- Nếu tại năm đầu, số tiền bỏ ra đầu tư vào cuối năm thì sẽ đưa khoản tiền đó vào trong hàm NPV.

Chúng ta thường quy ước với nhau rằng năm 0 chính là đầu năm 1 nên nếu dòng ngân lưu của chúng ta có sử dụng năm 0 thì sẽ không đưa khoản đầu tư này vào trong hàm NPV mà cộng thêm bên ngoài.
 
bạn ơi , mình làm sao mà khi tính độ nhạy chỉ ra mỗi 1 số :.,
Câu hỏi:
Công ty ABC kinh doanh vận tải xe buyt với những thông tin về tình họat động cho mỗi chiếc xe như sau:
-[FONT=&quot] [/FONT]Giá nhập khẩu gồm cả thuế là 20000$.
-[FONT=&quot] [/FONT]Xe khai thác chạy trở khách trong 5 năm. Thanh lý vào năm thứ 6, giá trị còn lại là 8000$.
-[FONT=&quot] [/FONT]Mỗi năm, xe chạy 250 ngày và mỗi ngày chạy 3 chuyến.
-[FONT=&quot] [/FONT]Chi phí nhiên liệu mỗi ngày là 9$.
-[FONT=&quot] [/FONT]Số lượng khách phục vụ mỗi chuyến trung bình là 40 người.
-[FONT=&quot] [/FONT]Giá vé là 0,3$.
-[FONT=&quot] [/FONT]Lương nhân công bao gồm lái xe và soát vé là 10$ mỗi ngày (chỉ tính những ngày xe chạy).
-[FONT=&quot] [/FONT]Suất chiết khấu là 10% mỗi năm.
Yêu cầu:
1.[FONT=&quot] [/FONT]Lập bảng phân tích tài chánh mô tả dòng ngân lưu vào, ra, ngân lưu ròng cho họat động kinh doanh của xe buyt trong thời gian hoạt động.
2.[FONT=&quot] [/FONT]Phân tích độ nhạy khi các yếu tố giá vé thay đổi: 0,28$; 0,29; 0,3; 0,31; 0,32. và lương nhân viên thay đổi: 8$, 9$, 10$, 11$, 12$.
3.[FONT=&quot] [/FONT]Phân tích tình huống với 3 trường hợp sau:

Giá vé​
Lương trả cho nhân viên
Tốt nhất
0,32​
8​
Kỳ vọng
0,30​
10​
Xấu nhất
0,28​
12​
 

File đính kèm

gởi bạn kanomi

Gởi bạn bảng tính mà tui cho là đúng.
1/ NPV: dùng để tính dòng tiền nên sẽ không bao gồm những khoản không bằng tiền ví dụ như khấu hao.
2/ các thành phần dòng tiền ra, vào phải được tính từ những thành phần cơ bản ban đầu.

Hy vọng đã giúp được bạn.
 

File đính kèm

cho mình hỏi một chút, là cách tính độ nhạy của dự án thì mình tính như thế nào?
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom