Nhân có người bạn hỏi về For . . . next, nay mình xin đóng góp những gì mình biết để các bạn chưa biết xem qua.
Trong các ngôn ngữ lập trình mình biết: VBA, VB6, FoxPro, Pascal đều có các cấu trúc vòng lặp. Vòng lặp là 1 cấu trúc chương trình cho phép 1 câu lệnh hoặc 1 nhóm câu lệnh thực hiện 1 số lần có giới hạn. Giới hạn này có thể biết trước và có thể không, nhưng phải có để máy tính ngừng lại khi đủ số lần lặp ấn định trước. Giới hạn này có thể xác định bằng 1 con số cụ thể, 1 con số là kết quả của 1 phép tính, và cũng có thể là 1 điều kiện thoát ra khỏi vòng lặp.
Vòng lặp for là đơn giản và dễ sử dụng hơn so với while do vì nó giới hạn cụ thể số vòng lặp.
Thí dụ: for i = 1 to 10, for i = 1 to len(chuoiA), for i = 0 to k*2 . . .
Như vậy, dòng lệnh nào đặt giữa For và Next sẽ thực hiện n lần, kết quả của dòng lệnh đó sẽ bị thay đổi n lần. Kết quả sau lần thực hiện thứ n mới được dùng cho các dòng lệnh sau cấu trúc For này hoặc là kết quả cuối cùng.
Ta có nhận xét rằng sau 1 vòng, biến i tăng lên 1 cho đến khi bằng số lần quy định.
Vậy vấn đề căn bản của chúng ta là gì?
1. Xác định rằng bài toán phải thực hiện nhiều lần 1 phép tính mới ra kết quả.
2. Xác định số lần tính đó.
3. xác định câu lệnh nào để thực hiện sự tính toán.
THí dụ đơn giản nhất: tính giai thừa của 6:
ta biết n! = 1 x 2 x 3 x.... x n.
1. vậy là thích hợp để dùng For.
2. xác định số lần tính: ta thấy 6! có 5 bài toán nhân. Ta chọn số vòng lặp là n. ta viết for i =1 to 5
3. xác định câu lệnh thực hiện nhân:
a. Phải đặt 1 biến là kq
b. giá trị của kq là giá trị của kết quả trước đó nhân với giá trị hiện tại của i vì i tăng lên sau mỗi vòng lặp, ta lấy luôn i làm thừa số cho phép nhân.
Vậy ta có câu lệnh: kq = kq * i
Đến đây ta phải giả định rằng khi chạy vòng đầu tiên, có trục trặc gì không. Có. Có ở chỗ chưa có giá trị ban đầu của kq nên không nhân đưộc. vậy ta gán giá trị ban đầu của kq là 1:
ta viết kq = 1 ở bên trên For
Thứ hai ta giả định rằng sau 5 vòng lặp giá trị của kq là như thế nào. ta được kq = 1 * 1 * 2 * 3 * 4 * 5
số 1 đỏ là giá trị ban đầu, số 1 đen đến số 5 là 5 giá trị của i, nhân 5 lần là do ta quy định.
Không phải là 6! mà chỉ là 5!. vậy ta sửa lại For i = 1 to 6
Cuối cùng ta có vòng lặp hoàn chỉnh:
kq = 1
For i = 1 to 6
kq = kq * i
next i
Để ứng dụng bài tập này lên Excel, ta cần đưa nó vào giữa cặp Private sub và end sub. Mở 1 Worksheet mới, tại cell A1 gõ vào 1 số bất kỳ để tính giai thừa. Ta muốn kết quả nằm ở cell B1. Ta cũng muốn xem sau 1 vòng tính, giá trị của kq là bao nhiêu nằm lần lượt ở A2, A3, . . .
Bạn đừng chê cái ý muốn này (tính giai thừa trò trẻ ấy mà có gì mà xem), có ích đấy khi bạn thử ở những vòng lặp phức tạp hơn, hãy đi từ dễ đến khó.
Tạo 1 nút lệnh đặt tên là cmb1, double click vào cmb1 vào cửa sổ code chèn vào giữa sub và end sub để có 1 macro hoàn chỉnh như sau:
Private Sub Cmb1_click()
num=range("sheet1!A1").value
Range("sheet1!A1:A100").clear
kq = 1
For i = 1 to num
kq = kq * i
range("sheet1!A1").Offset(i,0).value = kq
next i
range("sheet1!B1").value = kq
end sub
Sau đó trở lại Excel, click nút lệnh xem kết quả.
chú ý range("sheet1!A1").Ofset(i,0).value = kq đặt bên trong For next nên chạy 6 lần hiện lên 6 cell, vị trí quy định bởi Offset
Còn range("sheet1!B1").value = kq đặt ngoài vòng For next nên chỉ chạy 1 lần hiện lên ở 1 cell B1.
Lần sau mình sẽ giới thiệu những thí dụ khác khó dần lên, rồi 2 vòng For lồng nhau.
Trong các ngôn ngữ lập trình mình biết: VBA, VB6, FoxPro, Pascal đều có các cấu trúc vòng lặp. Vòng lặp là 1 cấu trúc chương trình cho phép 1 câu lệnh hoặc 1 nhóm câu lệnh thực hiện 1 số lần có giới hạn. Giới hạn này có thể biết trước và có thể không, nhưng phải có để máy tính ngừng lại khi đủ số lần lặp ấn định trước. Giới hạn này có thể xác định bằng 1 con số cụ thể, 1 con số là kết quả của 1 phép tính, và cũng có thể là 1 điều kiện thoát ra khỏi vòng lặp.
Vòng lặp for là đơn giản và dễ sử dụng hơn so với while do vì nó giới hạn cụ thể số vòng lặp.
Thí dụ: for i = 1 to 10, for i = 1 to len(chuoiA), for i = 0 to k*2 . . .
Như vậy, dòng lệnh nào đặt giữa For và Next sẽ thực hiện n lần, kết quả của dòng lệnh đó sẽ bị thay đổi n lần. Kết quả sau lần thực hiện thứ n mới được dùng cho các dòng lệnh sau cấu trúc For này hoặc là kết quả cuối cùng.
Ta có nhận xét rằng sau 1 vòng, biến i tăng lên 1 cho đến khi bằng số lần quy định.
Vậy vấn đề căn bản của chúng ta là gì?
1. Xác định rằng bài toán phải thực hiện nhiều lần 1 phép tính mới ra kết quả.
2. Xác định số lần tính đó.
3. xác định câu lệnh nào để thực hiện sự tính toán.
THí dụ đơn giản nhất: tính giai thừa của 6:
ta biết n! = 1 x 2 x 3 x.... x n.
1. vậy là thích hợp để dùng For.
2. xác định số lần tính: ta thấy 6! có 5 bài toán nhân. Ta chọn số vòng lặp là n. ta viết for i =1 to 5
3. xác định câu lệnh thực hiện nhân:
a. Phải đặt 1 biến là kq
b. giá trị của kq là giá trị của kết quả trước đó nhân với giá trị hiện tại của i vì i tăng lên sau mỗi vòng lặp, ta lấy luôn i làm thừa số cho phép nhân.
Vậy ta có câu lệnh: kq = kq * i
Đến đây ta phải giả định rằng khi chạy vòng đầu tiên, có trục trặc gì không. Có. Có ở chỗ chưa có giá trị ban đầu của kq nên không nhân đưộc. vậy ta gán giá trị ban đầu của kq là 1:
ta viết kq = 1 ở bên trên For
Thứ hai ta giả định rằng sau 5 vòng lặp giá trị của kq là như thế nào. ta được kq = 1 * 1 * 2 * 3 * 4 * 5
số 1 đỏ là giá trị ban đầu, số 1 đen đến số 5 là 5 giá trị của i, nhân 5 lần là do ta quy định.
Không phải là 6! mà chỉ là 5!. vậy ta sửa lại For i = 1 to 6
Cuối cùng ta có vòng lặp hoàn chỉnh:
kq = 1
For i = 1 to 6
kq = kq * i
next i
Để ứng dụng bài tập này lên Excel, ta cần đưa nó vào giữa cặp Private sub và end sub. Mở 1 Worksheet mới, tại cell A1 gõ vào 1 số bất kỳ để tính giai thừa. Ta muốn kết quả nằm ở cell B1. Ta cũng muốn xem sau 1 vòng tính, giá trị của kq là bao nhiêu nằm lần lượt ở A2, A3, . . .
Bạn đừng chê cái ý muốn này (tính giai thừa trò trẻ ấy mà có gì mà xem), có ích đấy khi bạn thử ở những vòng lặp phức tạp hơn, hãy đi từ dễ đến khó.
Tạo 1 nút lệnh đặt tên là cmb1, double click vào cmb1 vào cửa sổ code chèn vào giữa sub và end sub để có 1 macro hoàn chỉnh như sau:
Private Sub Cmb1_click()
num=range("sheet1!A1").value
Range("sheet1!A1:A100").clear
kq = 1
For i = 1 to num
kq = kq * i
range("sheet1!A1").Offset(i,0).value = kq
next i
range("sheet1!B1").value = kq
end sub
Sau đó trở lại Excel, click nút lệnh xem kết quả.
chú ý range("sheet1!A1").Ofset(i,0).value = kq đặt bên trong For next nên chạy 6 lần hiện lên 6 cell, vị trí quy định bởi Offset
Còn range("sheet1!B1").value = kq đặt ngoài vòng For next nên chỉ chạy 1 lần hiện lên ở 1 cell B1.
Lần sau mình sẽ giới thiệu những thí dụ khác khó dần lên, rồi 2 vòng For lồng nhau.
Lần chỉnh sửa cuối: