Giật mình với lỗ khủng của Coca-Cola và PepsiCo Việt Nam

  • Thread starter Thread starter yeudoi
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

yeudoi

Thành viên gắn bó
Thành viên BQT
Moderator
Tham gia
12/6/06
Bài viết
3,185
Được thích
7,633
Số liệu của Cục Thuế TP.HCM cho biết, Coca-Cola lỗ dài dài kể từ khi chính thức hoạt động tại Việt Nam đến nay. 10 năm qua, số lỗ luôn ở mức trên 100 tỷ đồng/năm, có năm số lỗ chiếm gần 1/3 doanh thu.

Năm 2011, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của PepsiCo chỉ là 2%

Đến 30/9/2011, “đại gia” Coca-Cola lỗ lũy kế hơn 3.768 tỷ đồng; PepsiCo có doanh thu tới hơn 6.915 tỷ đồng năm 2011, nhưng đến nay mới nộp 40,2 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp. Song cả hai vẫn đang thống lĩnh thị trường nước giải khát Việt Nam và liên tục có kế hoạch mở rộng đầu tư.

Lỗ khủng, lãi bèo
Sự có mặt tràn ngập các sản phẩm đồ uống của Coca-Cola và PepsiCo trên thị trường Việt Nam khiến bất cứ người tiêu dùng nào cũng tin tưởng rằng, hai “đại gia” này kinh doanh thành công tuyệt đỉnh. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bia - Rượu và Nước giải khát Việt Nam, năm 2010, PepsiCo và Coca-Cola chiếm tới hơn 80% thị phần nước giải khát Việt Nam. Và thực tế thì, hai ông lớn này cũng đang “làm mưa làm gió” trên thị trường. Nhưng trên bản báo cáo tài chính, cũng như quyết toán thuế của hai doanh nghiệp này khiến dư luận không khỏi giật mình, bởi nó khác quá xa với tưởng tượng.

Phát hiện sâu trong nước giải khát Sprite của Coca-Cola

Coca-Cola khẳng định không bán sữa nghi gây độc tại VN

Coca-Cola VN bị khách hàng khởi kiện

Nước ngọt "đào thoát" bí ẩn khỏi lon Coca Cola nguyên vẹn
NÊN ĐỌC Số liệu của Cục Thuế TP.HCM cho biết, Coca-Cola lỗ dài dài kể từ khi chính thức hoạt động tại Việt Nam đến nay. 10 năm qua, số lỗ của Coca-Cola luôn ở mức trên 100 tỷ đồng/năm, có năm số lỗ chiếm gần 1/3 doanh thu. Thậm chí, trong hai năm 2006 - 2007, Coca-Cola lỗ tương ứng lên tới 228 tỷ đồng và 198 tỷ đồng. Năm 2011, tình hình có vẻ khá hơn, công ty này “chỉ còn” lỗ 39 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến ngày 30/9/2011, Coca-Cola đã lỗ lũy kế 3.768 tỷ đồng - một khoản “lỗ sụ”.
Không chỉ lỗ lớn, tính đến thời điểm cuối tháng 9/2011, Coca-Cola thậm chí đã “âm” vốn chủ sở hữu đến hơn 800 tỷ đồng. Có nghĩa rằng, công ty này hiện chỉ đang “sống nhờ” vào các khoản vay, kể cả vốn vay từ công ty mẹ, hoặc tiền của khách hàng...
Trong khi đó, tình hình từ phía PepsiCo có vẻ có khả quan hơn, mặc dù, kể từ khi thành lập cho tới năm 2007, PepsiCo cũng lỗ liên tục (tới năm 2006 vẫn lỗ 122 tỷ đồng). Lỗ kéo dài từ năm 1991, nên trên bảng cân đối tài sản của PepsiCo, lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2010 là 1.206 tỷ đồng.
Năm 2007 là năm đầu tiên PepsiCo có lãi, với tổng thu nhập chịu thuế là 58 tỷ đồng. Nhưng vì vẫn được điều chỉnh chuyển lỗ, nên Công ty chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Năm 2008, PepsiCo lại lỗ 58 triệu đồng, sang năm 2009 lãi 141 tỷ đồng. Con số này của năm 2010 là 137 tỷ đồng, năm 2011 là 191 tỷ đồng. Tuy nhiên, do vẫn được điều chuyển lỗ, nên tổng số thuế TNDN mà công ty này đã nộp từ năm 2009 cho đến nay chỉ là 40,2 tỷ đồng.
Câu hỏi được đặt ra là, khoản lãi này có “bèo” không, có tương xứng với doanh thu của PepsiCo ở thị trường Việt Nam hay không? Thực tế, năm 2009, PepsiCo đạt doanh thu 3.840 tỷ đồng, còn năm 2011 là 6.915 tỷ đồng. Tức là, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu rất thấp, chỉ trên 2%.
Nghi án lỗ vẫn mở rộng đầu tư
Về kết quả kinh doanh của Coca - Cola và PepsiCo, một chuyên gia lâu năm về đầu tư chỉ bình luận rằng: “Không thể tin được”.
Đúng là không thể tin được, bởi sau 18 năm kinh doanh ở thị trường Việt Nam, không chỉ lỗ quá lớn, Coca-Cola thậm chí đã cạn cả vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, PepsiCo chỉ có một khoản lãi khiêm tốn.
Vậy nhưng, như Báo Đầu tư đã thông tin, cuối tháng 10 vừa qua, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc điều hành Coca-Cola, ông Muhtar Kent, đã tới Việt Nam và công bố Coca-Cola sẽ rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam trong 3 năm tới, đưa tổng vốn đầu tư vào thị trường này lên nửa tỷ USD trong vòng 5 năm.
Trong khi đó, PepsiCo cũng liên tục khai trương các nhà máy mới ở Đồng Nai (45 triệu USD), và mới đây nhất là Bắc Ninh (73 triệu USD). Tổng vốn đầu tư của đại gia này tại Việt Nam cũng vào khoảng 500 triệu USD.
Tất nhiên, PepsiCo có cái lý của mình, bởi thực tế, mấy năm gần đây, dù ít, dù nhiều, DN này đã báo cáo lãi và dù lỗ lũy kế cũng đã lên tới hơn 1.200 tỷ đồng, nhưng trên bảng cân đối tài sản, công ty này vẫn “dương” khoảng 700 tỷ đồng. Còn Coca-Cola, đã “cụt cả vốn”, vậy đâu là động lực để DN này tiếp tục đầu tư ở thị trường Việt Nam? Tất nhiên, “miếng bánh hấp dẫn” của thị trường Việt Nam là điều dễ hiểu. Nhưng khó hiểu ở chỗ, lẽ thường, không nhà đầu tư nào muốn dốc vốn vào một thị trường mà ở đó, họ liên tục kinh doanh thua lỗ.
Bởi thế, nghi án về chuyện “lỗ giả, lãi thật và chuyển giá” đã từng được đặt ra với Coca-Cola ngay từ thời điểm Coca-Cola lỗ lớn, các đối tác Việt Nam “chịu không thấu”, phải lần lượt rút khỏi liên doanh, Coca-Cola trở thành DN 100% vốn nước ngoài.
Đối với trường hợp của Coca-Cola, dấu hiệu chuyển giá được cho là có vẻ rõ ràng hơn, bởi theo Cục Thuế TP.HCM, nguyên nhân thua lỗ của Coca-Cola Việt Nam là vì tỷ lệ nguyên phụ liệu trên giá bán rất cao. “Mà nguyên vật liệu này lại do công ty ‘mẹ’ ở nước ngoài độc quyền cung cấp, do đó giá hương liệu Coca-Cola Việt Nam hạch toán vào giá thành chiếm tỷ trọng rất cao (trên 60% giá bán sản phẩm)”, ông Lê Duy Minh, Trưởng phòng Kiểm tra số 1, Cục Thuế TP.HCM cho biết.
Nhưng PepsiCo lại khác, DN này đang làm ăn có lãi, và tỷ trọng hương liệu trong giá bán thành phẩm của công ty này cũng không lớn như của Coca-Cola. “Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải xem xét liệu lợi nhuận của DN này có tương xứng với doanh thu hay không”, ông Minh nói.
Thực tế, theo ông Minh, không chỉ lỗ, mà nếu lợi nhuận không tương xứng với doanh thu, thì cũng là một dấu hiệu chuyển giá. Và chuyển giá không chỉ xảy ra ở các DN kinh doanh thua lỗ, mà ở cả DN có lãi và hòa vốn.

Đại gia ngoại quyết liệt thâu tóm thương hiệu Việt

Thương hiệu Việt trước áp lực bị thâu tóm
...
Điện thoại thương hiệu Việt lao đao trước ranh giới “sống chết“

Nhân tài và khát vọng thương hiệu Việt toàn cầu
NÊN ĐỌC Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), để kết luận một DN chuyển giá là không hề đơn giản. Ngay như cơ quan thuế khi đi kiểm tra các DN FDI cũng chỉ “nhẹ tay” coi là đi kiểm tra DN thua lỗ, hoặc “nâng cấp” lên một chút gọi là “có dấu hiệu chuyển giá”, chứ không dám thẳng thừng coi đó là “DN chuyển giá”.
Đơn cử, muốn chứng minh Coca-Cola chuyển giá, lấy đâu ra “giá độc lập” để so sánh, khi nguyên liệu của họ là độc quyền? Hay như PepsiCo, rất khó có số liệu để chứng minh thế nào là lãi không tương xứng.
Không chỉ Coca-Cola, PepsiCo, mà cả BigC, Metro Cash&Carry… đều là những đại gia thua lỗ lớn mà vẫn liên tục mở rộng đầu tư. Nhưng tất cả, tới thời điểm này vẫn chỉ là nghi án.
Doanh nghiệp nội “bật bãi”
Câu hỏi đã được vị chuyên gia lâu năm về đầu tư từng đặt ra với phóng viên Báo Đầu tư rằng: Việt Nam sẽ thu được gì khi các dự án FDI liên tục thua lỗ? Trong trường hợp này, thì Việt Nam được gì kể từ khi Coca-Cola, hay PepsiCo vào Việt Nam? Tất nhiên, câu trả lời đầu tiên là việc làm, là thị trường rộng mở, người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm hàng đầu thế giới.
Và trên một khía cạnh nào đó, được cả về thuế. Nhưng với tình trạng kinh doanh thua lỗ như vậy, ngoài 40 tỷ đồng thuế TNDN mà PepsiCo đã nộp, chỉ còn thuế VAT và thuế môn bài. Những thuế môn bài thì “chẳng đáng gì”, còn thuế VAT là khoản thuế gián thu, người tiêu dùng phải nộp, chứ không phải là DN.
Trong khi đó, cái mất rất rõ ràng, là sự lép vế của các DN nội. “Ban đầu, khi các DN nước ngoài vào Việt Nam, chúng ta chỉ cho phép họ lập liên doanh, vì sợ họ thâu tóm hết DN trong nước. Nhưng cuối cùng, DN nội đã gần như bị loại bỏ gần hết”, một vị chuyên gia bình luận.
Thực tế, ở thị trường nước giải khát Việt Nam, sau “cái chết đắng ngắt” của Tribeco lừng lẫy một thời, thì gần như, vắng bóng các thương hiệu Việt có thể được xếp vào diện “có đai đẳng” để cạnh tranh với PepsiCo, hay Coca-Cola.
Các tập đoàn đa quốc gia mạnh về tiềm lực tài chính, đầy bản lĩnh và kinh nghiệm kinh doanh không khó có “chiêu trò” để làm khó đối thủ cạnh tranh, hoặc DN mà họ muốn thâu tóm, kể cả việc muốn “cho” DN đó lãi hay lỗ. Bởi thế, chuyện chuyển giá thường cũng chỉ nảy sinh ở các tập đoàn, công ty hoạt động xuyên quốc gia, chứ ít khi có ở các DN kinh doanh đơn lẻ.
Nhưng khi việc chống chuyển giá xem ra không dễ dàng, thì có một câu chuyện đáng lưu tâm. Đó là ở Lào, cơ quan thuế sẽ thu một tỷ lệ nhất định từ doanh thu của mỗi lon Coca-Cola bán ra, bất kể DN hạch toán lỗ hay lãi. “Chỉ cần mỗi lon Coca-Cola bán ra, chúng ta thu được 10 đồng, thì mỗi năm ngân sách đã có thêm hàng trăm tỷ đồng”, ông Lê Duy Minh nói.
Dù đây chỉ là một câu chuyện ở nước ngoài, nhưng nói vậy cũng để thấy rằng, chính sách là nằm trong tay cơ quan quản lý. Và Việt Nam có quyền sử dụng các công cụ chính sách để điều tiết các khoản thu của nhà đầu tư, tránh tình trạng nhà đầu tư thực tế thu lời lớn, song vẫn tìm cách lách luật để né các nghĩa vụ phải đóng góp cho nước sở tại.
Theo Nguyên Đức
Báo Đầu tư

Thấy đúng là mấy tập đoàn lớn đúng là vơ vét không còn để lại gì hết. Mình quyết tẩy chay nước ngọt của nó sẽ không bao giờ uống nước ngọt của nó nữa.
 
"Cô ca rồi cô la... lỗ" nhìn thì có vẻ phi lý nhưng nhìn kỹ thì cũng có ngọn ngành đấy chứ. Đầu tư 3 năm trước đây hết 200 triệu đô ( khoảng 4 nghìn tỷ). Nếu khoản đầu tư đó là tiền vay ngân hàng với lãi suất mềm (15%/năm) thôi mỗi năm cũng tốn 600 tỷ. Riêng khoảng lương lậu, bảo hiểm cho 2 nghìn CNV của công ty này bèo bọt mỗi năm cũng hơn 100 tỷ.
Bà Lê Thị Thu Hương đã viết:
Hầu hết doanh nghiệp chỉ đóng những khoản thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT, còn nhiều năm qua do liên tục khai báo lỗ nên Coca Cola Việt Nam không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tuy là có lỗ đấy nhưng theo bà Phó cục này thì anh Cola cũng chưa đến nỗi chơi trò bòn thuế VAT từ nhà nước như khá nhiều công ty Việt mình. Chưa kể một mình Cocacola hiện nay cũng đang là nguồn sống của rất nhiều người đang hoạt động trong các ngành vận tải, phân phối, bán lẻ, dịch vụ giải khát, tiếp thị, quảng cáo, truyền hình thậm chí là đến cả... ve chai. Nghĩa là ngoài 2 nghìn CNV nói trên, thì cũng có gấp 2-3 lần hoặc nhiều hơn những người đang thụ hưởng từ Co Ca.

Ngẫm lại thì cái lỗ nghìn tỷ của Cô ca cũng là cái lỗ dễ chấp nhận hơn cái lỗ nghìn tỷ của bác Vinashin, Vinaline, Vinaconex, Vinaxxx... gì gì đó của nhà mình. Lỗ có vẻ giả nhưng mà dân mình không phải è cổ đóng thuế trả nợ lại còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người chứ mà Coca lỗ thật, phá sản thì Bộ LĐXH mình chắc sẽ phải khốn đốn vì trợ cấp cho vài ngàn người mất việc. **~**

Với lại Coca-Cola là công ty có trình độ sản xuất, quản trị mang đẳng cấp quốc tế. Có rất nhiều người đã trưởng thành khi làm việc tại công ty này. Thấy nhà nước mình hào phóng bỏ ra tiền tỷ để cho nhiều anh đi du học nước ngoài nhiều khi không hiệu quả bằng mấy anh được trải qua kinh nghiệp làm việc trong công ty Coca Cola đâu nhé. -0-/.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi đề nghị bạn app xóa bỏ chữ ký. Chữ ký này không phạm quy nhưng nó mang ý nghĩa tự ti dân tộc.
Có thể không cần hoặc không đáng để tự hào, cũng có thể có tự ti, nhưng dùng làm chữ ký trên diễn đàn sẽ bị hàng ngàn người đọc, rất có thể gây ảnh hưởng xấu.
Hơn nữa, tại sao lại so sánh với bọn tàu?
 
Tôi đề nghị bạn app xóa bỏ chữ ký. Chữ ký này không phạm quy nhưng nó mang ý nghĩa tự ti dân tộc.
Có thể không cần hoặc không đáng để tự hào, cũng có thể có tự ti, nhưng dùng làm chữ ký trên diễn đàn sẽ bị hàng ngàn người đọc, rất có thể gây ảnh hưởng xấu.
Hơn nữa, tại sao lại so sánh với bọn tàu?
Ptm0412 là người đầu tiên "phản ứng" với chữ ký của mình chứng tỏ bác cũng là người rất ý thức với hình ảnh dân tộc. Tuy thái độ khác nhau nhưng có thể chúng ta cũng đồng cảm với nhau ở một phần nào.

Mình cũng đang định chuyển qua một cái chữ ký nào đó hợp lòng hơn nhưng hiện vẫn chưa nghĩ ra. Với lại quan điểm mình là không phân biết xuất thân, sắc tộc, trình độ, chính kiến... khi đánh giá, so sánh. Mặt nào của bản thân mình còn thua kém thì cũng không nên ngại nhìn thẳng. Có câu "biết người biết ta trăm trận, trăm thắng" chứ không nên "không biết người, lại ngộ nhận ta".

Người Mỹ có thể hất cẳng Anh, tẩy chay hàng hóa Anh, xóa bỏ hệ thống đo lường Anh trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Nhưng người Mỹ tuyệt nhiên không ngu ngốc phủ nhận Newton, James Watt... cũng như những phát kiến khoa học của người Anh. Thù địch về tư tưởng nhưng thừa nhận và học hỏi những cái mà đối thủ hơn mình chính là cách giúp mình vượt qua đối thủ.

Dòng chữ ký của mình chỉ là những âu lo về số phận của con cháu mình về sau thôi các bạn ah. Trong một cuộc đua, nếu chúng ta không chịu nhìn ra kẻ đang dẫn trước mình thì làm thế nào chúng ta có thể vượt mặt được họ.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình cũng đang định chuyển qua một cái chữ ký nào đó hợp lòng hơn nhưng hiện vẫn chưa nghĩ ra. Với lại quan điểm mình là không phân biết xuất thân, sắc tộc, trình độ, chính kiến... khi đánh giá, so sánh. Mặt nào của bản thân mình còn thua kém thì cũng không nên ngại nhìn thẳng. Có câu "biết người biết ta trăm trận, trăm thắng" chứ không nên "không biết người, lại ngộ nhận ta".

Người Mỹ có thể hất cẳng Anh, tẩy chay hàng hóa Anh, xóa bỏ hệ thống đo lường Anh trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Nhưng người Mỹ tuyệt nhiên không ngu ngốc phủ nhận Newton, James Watt... cũng như những phát kiến khoa học của người Anh. Thù địch về tư tưởng nhưng thừa nhận và học hỏi những cái mà đối thủ hơn mình chính là cách giúp mình vượt qua đối thủ.

Dòng chữ ký của mình chỉ là những âu lo về số phận của con cháu mình về sau thôi các bạn ah. Trong một cuộc đua, nếu chúng ta không chịu nhìn ra kẻ đang dẫn trước mình thì làm thế nào chúng ta có thể vượt mặt được họ.

Tôi được biết có một giai thoại, trước giải phóng, Lý Quang Diệu qua Việt Nam và tại Sài Gòn ông ta nói Sài Gòn là hòn ngọc Viễn Đông, tôi sẽ học theo mô hình của nước Việt Nam. Nhưng vài chục năm sau, tức sau giải phóng, ông ta lại đến Việt Nam, nhìn thấy kinh tế, đời sống, văn hóa của Việt Nam, ông ta lại nói, nếu nước ông tạm dừng phát triển thì 40 năm sau Việt Nam mới theo kịp! Không biết giai thoại này có đúng sự thật hay không, nhưng nếu là thật thì câu nói của ông ta cũng thật là "sốc óc", nhưng suy cho cùng, nhìn về thực tại thì chúng ta phải thừa nhận điều đó.

Vậy tại sao chúng ta không so sánh với Singapore, một nước nhỏ thôi nhưng đầy phát triển về kinh tế, về vận tải biển, về môi trường sạch xanh, về y tế, về luật pháp, về giáo dục v.v... mà lại đi so sánh với một nước "đứng thứ 2" về kinh tế so với thế giới nhỉ?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Có 1 chuyện rất buồn cười thế này: Đã hơn 30 năm rồi (từ tháng 4/1975) vậy mà lúc nào ta cũng "ca" bài ca rằng "Ta đã thắng được Mỹ", rằng "chúng ta rất anh hùng"... vân vân và vân vân.. nói chung thì chúng ta là một dân tộc.. GIỎI
Ùh! Ta thắng còn Mỹ thua thì đã sao nào? Cuối cùng thì ta vẫn là thằng mạt rệp
Đừng tự hào rằng mình nghèo nhưng giỏi mà hãy tự hỏi tại sao ta giỏi mà vẫn nghèo! (nói thế thôi chứ chắc gì ta đã giỏi nếu không nói là vẫn còn.. NGU)
-------------
Trở lại câu chuyện COCA-COLA, có phải trước khi trách người ta nên tự trách mình không? Trách sao mình quá NGU nên đã để đứa khác lừa dễ dàng
???
 
Tại sao chúng ta không so sánh với Singapore, một nước nhỏ thôi nhưng đầy phát triển về kinh tế, về vận tải biển, về môi trường sạch xanh, về y tế, về luật pháp, về giáo dục v.v... mà lại đi so sánh với một nước "đứng thứ 2" về kinh tế so với thế giới nhỉ?
Khi TQ chưa là nước thứ 2 về kinh tế và còn bị gắn cho hình ảnh "cổ hủ, lạc hậu" và khoa học kỹ thuật là "bí kíp" của riêng mấy anh phát triển thì họ cũng đã dẫn trước chúng ta rồi bạn. Đơn cử như chuyện ngày xưa có hàng trăm chiếc xe thương hiệu "Giải phóng" chạy rần rần trên đường Trường Sơn. Ai cũng biết đường Trường Sơn khắc ngiệt thế nào, vậy mà những chiếc xe "Giải phóng" lại chạy đua với những chiếc xe Zin từ Liên Xô. Chuyện đó xảy ra cũng hơn 50 năm rồi vậy mà tới giờ khi khoa học kỹ thuật đã trở thành phổ biến thì chúng ta vẫn chưa sản xuất được một chiếc xe hoàn chỉnh. Trong khi họ thì đã sản xuất tiếp máy bay, tên lửa, tàu cao tốc...

So sánh với TQ thật ra là so sánh phù hợp nhất vì với họ chúng ta gần như cùng xuất phát điểm. Họ lại tương đồng với chúng ta về mặt văn hóa, tinh thần (VN cùng với Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan nằm trong vùng ảnh hưởng lớn nhất của văn hóa TQ). Về tài nguyên thiên nhiên, nếu tính bình quân đầu người ta cũng tương đồng với họ thậm chí là họ thua thiệt một chút với chúng ta. Dân TQ cũng là dân bản địa như dân chúng ta.

Còn nếu so sánh với Singapore thì e là quá khập khiễng. Khởi thủy Singapore là một vùng thuộc địa của Anh. Sau khi độc lập họ được thừa hưởng một nền tảng cơ sở vật chất, cũng như trình độ quản lý, sản xuất hiện đại do người Anh để lại. Dân cư Singapore phần đông là người nhập cư nghĩa là họ có sẵn thể chất lẫn kỹ năng lao động để xây dựng nước Singapore. Một số di dân tới Singapore lại là các thương gia giàu có. Họ mang tới Singapore vốn liếng cũng hiểu biết kinh doanh, sản xuất. Cho tới bây giờ quá trình di dân tới Singapore vẫn tiếp diễn nhưng đã có sự sàng lọc. Để định cư tại Singapore nếu bạn không có điều kiện kinh tế dư giả thì cũng phải là một người có năng lực nổi trội, đặc biệt về kỹ thuật, văn hóa hay thể thao (trừ trường hợp hôn nhân, đoàn tụ gia đình). Dễ thấy Singapore đã ưu thế về con người chứ không phải tốn kém nuôi nẫng, chăm sóc, giáo dục, đào tạo như những quốc gia có phần đông dân số bản địa.

Một điểm quan trọng nữa là Singapore là một nước nhỏ, tương đương một vài quận nội thành Sài Gòn. Nên họ rất dễ quản lý hoặc áp dụng các mô hình lên đất nước của họ.

Nếu so sánh để đua tranh thì tốt hơn hãy nên so sánh với kẻ thù của mình. Chỉ có kẻ thù mới cho anh sự hổ thẹn lẫn quyết tâm cao nhất.

Chắc bạn không biết người Nhật thua người Mỹ trong chiến tranh. Biết không thể lấy chiến tranh để rửa hận họ đã nỗ lực lấy khoa học kỹ thuật, kinh tế để so kè với người Mỹ. Mình đã từng có dịp xem một bộ phim tài liệu về những chiếc xe hơi xuất khẩu đầu tiên của Nhật Bản. Họ mang đến Mỹ thử nghiệm trước tiên vì muốn khẳng định bản lĩnh của họ.

Khi mang đang đến thị trường Mỹ thử nghiệm, những tài xế Mỹ lái xe Mỹ đã dễu cợt những chiếc xe "đồ chơi Nhật" (vì xe Nhật có kích thước nhỏ). Tài xế Nhật đã điềm tĩnh thách đố đua tốc độ với mấy tài xế Mỹ. Ok thui... Kết quả xe Nhật đã cho xe Mỹ hít khói CO. Về sau xe Nhật lại tiếp tục thắng xe Mỹ ở các mặt tiết kiệm nhiên liệu, kiểu dáng, tiện nghi, chất lượng...
 
Lần chỉnh sửa cuối:

Trở lại câu chuyện COCA-COLA, có phải trước khi trách người ta nên tự trách mình không? Trách sao mình quá NGU nên đã để đứa khác lừa dễ dàng
???
Ta không ngu sư phụ ạ, ta thông minh nhưng mà...HƠI CHẬM, bao nhiêu năm rồi giờ mới phát hiện ra thủ đoạn "Chuyển giá" của chúng. Giờ ta mới hô hào nhau "Uống Coca- Cola góp phần làm nghèo đất nước" thì thương hiệu của Coca - Cola có đem đi bán cũng đã được 67.5 tỷ USD rồi. he he

Top 10:
Coca-Cola - 67,5 tỷ USD (Mỹ)
Microsoft - 59,9 tỷ USD (Mỹ)
IBM - 53,4 tỷ USD (Mỹ)
General Electric - 50 tỷ USD (Mỹ)
Intel - 35,6 tỷ USD (Mỹ)
Nokia - 26,5 tỷ USD (Phần Lan)
Disney - 26,4 tỷ USD (Mỹ)
McDonald"s - 26 tỷ USD (Mỹ)
Toyota - 24,8 tỷ USD (Nhật Bản)
Marlboro - 21,1 tỷ USD (Mỹ)
 
Ta không ngu sư phụ ạ, ta thông minh nhưng mà...HƠI CHẬM, bao nhiêu năm rồi giờ mới phát hiện ra thủ đoạn "Chuyển giá" của chúng. Giờ ta mới hô hào nhau "Uống Coca- Cola góp phần làm nghèo đất nước" thì thương hiệu của Coca - Cola có đem đi bán cũng đã được 67.5 tỷ USD rồi. he he

Top 10:
Coca-Cola - 67,5 tỷ USD (Mỹ)
Microsoft - 59,9 tỷ USD (Mỹ)
IBM - 53,4 tỷ USD (Mỹ)
General Electric - 50 tỷ USD (Mỹ)
Intel - 35,6 tỷ USD (Mỹ)
Nokia - 26,5 tỷ USD (Phần Lan)
Disney - 26,4 tỷ USD (Mỹ)
McDonald"s - 26 tỷ USD (Mỹ)
Toyota - 24,8 tỷ USD (Nhật Bản)
Marlboro - 21,1 tỷ USD (Mỹ)

Theo tôi thấy, những tập đoàn xuyên quốc gia họ thường tính lợi nhuận trên tổng thể đạt được. Họ lấy thị trường lớn nuôi thị trường nhỏ, lấy thị trường có lợi nhuận nhiều doanh thu cao bù lỗ cho thị trường kém phát triển, thị trường lỗ.

Vì thế ta nói nó lỗ tại VN, nhưng tổng thể nó vẫn không hề bị lỗ đâu.
 
Ta không ngu sư phụ ạ, ta thông minh nhưng mà...HƠI CHẬM,

Hay nói đúng hơn là QUÁ CHẬM...
Ngay từ khi mới vào thị trường Việt Nam, Coca-Cola đã dùng thủ đoạn để thu tóm lấy 1 công ty nước giải khát có tiếng của ta. Kể từ ngày ấy tôi đã bắt đầu ghét cái thương hiệu này (ghét bằng cách cóc uống nước của họ)
Bên Mỹ có cái hay là họ rất xem trọng tiếng nói của dư luận, chỉ cần người dân tẩy chay sản phẩm thì dù sản phẩm ấy có nổi tiếng đến đâu cũng sẽ chết toi mà thôi
Còn bên ta thì sao? Ý thức của dân ta chắc phải đợi 100 năm nữa quá
 
Nếu so sánh để đua tranh thì tốt hơn hãy nên so sánh với kẻ thù của mình. Chỉ có kẻ thù mới cho anh sự hổ thẹn lẫn quyết tâm cao nhất.

Tôi biết có một câu nói rất nổi tiếng là "Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn" (Winston Churchill). Cho nên việc phân bạn hay thù không thể nói trước được.

Suy từ câu nói của bạn, Nếu một quốc gia không có kẻ thù thì sẽ không so sánh với ai?

Singapore là quốc gia đi học cái hay của người khác, bạn thấy về y học của họ chưa? Họ dám cho cả thế giới xem các ca phẫu thuật đặc biệt để những ai chưa biết mà học hỏi, tuy nhiên không phải họ cho coi không đâu, nếu có ai giỏi hơn và theo dõi họ thì sẽ hướng dẫn lại cho họ cách giải quyết vấn đề, họ cũng đang "sưu tầm" chất xám của nhân loại đó thôi! Vừa cho đi và vừa được tặng lại!

Một quốc gia như vậy ta đáng học hỏi hơn là so sanh với một quốc gia mà gần như cả thế giới đang tẩy chay về hàng dỏm, hàng nhái, hàng độc hại.

Tôi chỉ nghĩ như vậy thôi vì với kinh tế của mình chỉ nên so sánh với những nước trong khu vực Đông Nam Á.
 
Theo tôi thấy, những tập đoàn xuyên quốc gia họ thường tính lợi nhuận trên tổng thể đạt được. Họ lấy thị trường lớn nuôi thị trường nhỏ, lấy thị trường có lợi nhuận nhiều doanh thu cao bù lỗ cho thị trường kém phát triển, thị trường lỗ.

Vì thế ta nói nó lỗ tại VN, nhưng tổng thể nó vẫn không hề bị lỗ đâu.
Nó dùng hình thức CHUYỂN GIÁ mà anh!!!

Chuyển giá là thủ thuật của công ty mẹ ở nước ngoài. Công ty mẹ này sẽ thành lập một công ty con ở nước khác. Sau đó, công ty con sẽ mua nguyên vật liệu với giá cao ngất ngưỡng. Điều này sẽ làm các nhà cung cấp nguyên vật liệu sẽ sẵn sàng bán cho các công ty con này. Các công ty con sau khi sản xuất ra sản phẩm lại bán với giá thấp ra thị trường để cạnh tranh, một phần sản phẩm thì bán về cho công ty mẹ với giá thấp này. Kết quả là công ty con sẽ bị lỗ dẫn đến không đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước. Còn công ty mẹ thì mua được hàng giá rẻ và bán với giá bằng giá thị trường nước ngoài.

Trường hợp khác là nước công ty mẹ chịu thuế cao còn nước công ty con chịu thuế thấp. Khi bán hàng ở nước của công ty con và chuyển lợi nhuận cho công ty mẹ. Công ty mẹ sẽ không đóng thuế do đã nộp thuế ở nước của công ty con.

Kết quả, thất thoát thuế tại nước của công ty con. Giá nguyên vật liệu tăng cao, giá hàng hóa giảm gây ra cuộc chiến giá cả. Còn công ty mẹ thì tìm được một lợi nhuận lớn.



Em thấy chiêu này đúng là thú vị thật, he he!!!! Nếu mình ra nước ngoài thành lập một công ty rồi đầu tư về VN thì sao nhỉ???
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nó dùng hình thức CHUYỂN GIÁ mà anh!!!

Chuyển giá là thủ thuật của công ty mẹ ở nước ngoài. Công ty mẹ này sẽ thành lập một công ty con ở nước khác. Sau đó, công ty con sẽ mua nguyên vật liệu với giá cao ngất ngưỡng. Điều này sẽ làm các nhà cung cấp nguyên vật liệu sẽ sẵn sàng bán cho các công ty con này. Các công ty con sau khi sản xuất ra sản phẩm lại bán với giá thấp ra thị trường để cạnh tranh, một phần sản phẩm thì bán về cho công ty mẹ với giá thấp này. Kết quả là công ty con sẽ bị lỗ dẫn đến không đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước. Còn công ty mẹ thì mua được hàng giá rẻ và bán với giá bằng giá thị trường nước ngoài.

Trường hợp khác là nước công ty mẹ chịu thuế cao còn nước công ty con chịu thuế thấp. Khi bán hàng ở nước của công ty con và chuyển lợi nhuận cho công ty mẹ. Công ty mẹ sẽ không đóng thuế do đã nộp thuế ở nước của công ty con.

Kết quả, thất thoát thuế tại nước của công ty con. Giá nguyên vật liệu tăng cao, giá hàng hóa giảm gây ra cuộc chiến giá cả. Còn công ty mẹ thì tìm được một lợi nhuận lớn.



Em thấy chiêu này đúng là thú vị thật, he he!!!! Nếu mình ra nước ngoài thành lập một công ty rồi đầu tư về VN thì sao nhỉ???

Ở đâu không biết chứ Cục Thuế Bình Dương nới cty mình "đóng quân" làm rất mạnh cái dzụ chuyển giá này, ngon chuyển giá đi có ngày bán công ty hỏng đủ nộp tiền truy thu luôn á.
 
Suy từ câu nói của bạn, Nếu một quốc gia không có kẻ thù thì sẽ không so sánh với ai?
Tôi đã viết:
Nếu so sánh để đua tranh thì tốt hơn hãy nên so sánh với kẻ thù của mình. Chỉ có kẻ thù mới cho anh sự hổ thẹn lẫn quyết tâm cao nhất.
Còn không có kẻ thù ư? Thế giới này quả là an lành biết bao bao? Mình sẽ chấp nhận sống một đời sống nguyên thủy nếu thế giới này đừng có đao kiếm, súng đạn, bom hạn nhân và những quốc gia lúc nào cũng bị thúc bách bởi thiếu nguyên liệu, thiếu đất đai, thiếu dầu mỏ, thiếu khí đốt... Rất tiếc điều đó lại lại không?
Tôi chỉ nghĩ như vậy thôi vì với kinh tế của mình chỉ nên so sánh với những nước trong khu vực Đông Nam Á.
Nếu cuối thế kỷ 19, nước Nhật Bản chỉ chiếu vào Trung Quốc quốc gia đang ở đỉnh cao phát triển của Châu Á thời đó thì chắc bây giờ chẳng có nước Nhật Bản của ngày hôm nay đâu bạn
Một quốc gia như vậy ta đáng học hỏi hơn là so sanh với một quốc gia mà gần như cả thế giới đang tẩy chay về hàng dỏm, hàng nhái, hàng độc hại.
Mình không so sánh cái mặt xấu của TQ. Mình chỉ so sánh những cái làm mà họ làm được mà ta chưa làm được. Chứ mình chả dại gì tỵ nạnh chuyện "TQ làm hàng dỏm, hàng nhái, hàng độc hại được thì VN chúng ta cũng quyết làm bằng được hàng dỏm, hàng nhái, hàng độc hại". Có lẽ bạn đọc không được kỹ hoặc khả năng suy diễn của bạn quá tầm suy nghĩ của mình?

Singapore tuy thành công nhưng thực tiễn có họ chỉ phù hợp với phạm vi hẹp với những điều kiện lý tưởng nhất định. Ví dụ họ nằm chình ình ngay cái eo biển có hàng trăm lượt tàu bè quốc tế qua lại, nắm ví trí ngay trung tâm Đông Nam Á. Bởi thế người Anh đã chọn Singapore như là điểm hội tụ, trung chuyển, kéo theo sự phát triển của dịch vụ thương mại, tài chỉnh, vận chuyển..... Ngày nay thì họ kế thừa và phát huy cao hơn những giá trị đó. Nếu Singapore nằm trơ trọi, xa đất liền như Côn Đảo nhà mình thì sao nhỉ?

Mà nhắc đến Singapore, bạn có biết 1 trong những tư tưởng làm nền tảng của họ là gì không? Đó là tư tưởng "hành pháp" - coi pháp luật là thượng tôn và mọi người phải tuân theo. Ai cũng biết luật Singapore nghiêm khắc đến thế nào. Nhưng có điều tư tưởng hiện đại đó lại lấy từ học thuyết cổ điển của người TQ có từ trước đời Tần. Điều này có vẻ kỳ lạ nhưng lại logic vì hơn nửa dân số Singapore là người gốc TQ. Và họ mang đến Singapore những tinh hoa tư tưởng của tổ tiên họ.
wikipedia đã viết:
Tổng số dân của nước này là 4.553.009 người (tính đến tháng 7 năm 2007) trong đó 76,8% là người Hoa, 13,9% người Mã Lai, 7,9% người Ấn Độ, PakistanSri Lanka; 1,4% người gốc khác.
Tìm hiểu kỹ mới thấy là tỷ lệ người Hoa còn cao hơn là mình nghĩ. Và có lẽ đây là nhân tố tạo lên sự khác biệt cho Singapore chăng?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ở đâu không biết chứ Cục Thuế Bình Dương nới cty mình "đóng quân" làm rất mạnh cái dzụ chuyển giá này, ngon chuyển giá đi có ngày bán công ty hỏng đủ nộp tiền truy thu luôn á.
Anh nghĩ anh doạ thế mà người ta sợ à? Người ta ngu gì mà về địa bàn chỗ anh đầu tư, hihihi :)) :)) :))
 
Gởi app,
Nếu bạn làm đúng như những gì bạn nói, tức là chữ ký của bạn kêu gọi hãy học tập từ ông A, nước B thì tôi cũng không ý kiến làm gì. Đằng này bạn tạo chữ ký bằng 1 đoạn phát biểu mà đọc lên cảm thấy một sự mỉa mai: "chuyện nhỏ", "thường thôi", ... Nội dung thì nặng một sự tự ti.

Tôi không muốn nói đến nội quy, vì chữ ký bạn chưa đến mức vi phạm nội quy. Nhưng bạn thử nghĩ người đọc nghĩ gì sau khi đọc? Một người bình thường sẽ lại bỉu môi: "Việt nam ấy mà, lúc nào cũng cho là chuyện nhỏ nhưng biết chừng nào mới theo được người ta!"

1000 người đọc sẽ có bao nhiêu người bỉu môi như thế? Tôi không biết. Nhưng tôi nghĩ, chỉ cần làm cho 1 người nghĩ xấu về Việt nam cũng đã là mang tội với người Việt rồi.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom