Ừ ..... hôm qua mình vội nói chưa hết.
Nếu tính bằng Table ( TB) thì nó có TB một chiều và hai chiều. Với TB 1 chiều nó sẽ tính được biến động của MỘT biến nhưng theo nhiều tình huống ( 5%, 10% .... ) và kết quả của NHIỀU chỉ tiêu thay đổi theo; với TB hai chiều thì có NHIỀU biến thay đổi và chỉ có MỘT chỉ tiêu kết quả thay đổi theo để cho ta xem xét. Mặt hạn chế của TB là như vậy.
Để khắc phục được mặt hạn chế đó người ta phải dùng Scenario để có nhiều biến thay đổi theo nhiều tình huông thì cũng có nhiều chỉ tiêu kết quả thay đổi theo và có giả định tình huống xấu tốt khác nhau trực tiếp trên một bảng cho ta so sánh trực quan luôn ..... Nên nó rất tiện lợi và hiệu quả trong việc lựa chọn so sánh để đi đến kết luận qua thẩm định dự án ( ở các khía cạnh cần phân tích ). (Ngoài ra còn một phương pháp phân tích mô phỏng nữa nhưng ta sẽ bàn sau).
Vậy nên tùy theo mục đích, quy mô và tính phức tạp của từng DA mà ta áp dụng cho thích hợp.