Gở Password cho VBA

Liên hệ QC

kevin_mn

Thành viên chính thức
Tham gia
7/7/08
Bài viết
56
Được thích
0
Mình có một file đã đặt Pass khi mở VBA, lâu mình không mở nó bây giờ quên Pass.
Bác nào có cách phá pass không ?
Thanks các Bác!
 
Ai giúp tôi mở pass VBA file excel này với ạ. Cảm ơn nhiều
 

File đính kèm

  • SoquyTM cong doan Copy.xls
    140 KB · Đọc: 35
Upvote 0
Ai giúp tôi mở pass VBA file excel này với ạ. Cảm ơn nhiều
Tìm những người trong thớt này đã vỗ ngực xưng là mình mở được. Chọn lấy 1 người, gởi PM thẳng cho người ấy nhờ mở.
Diễn đàn không thể công khai mở khoá giùm vì phạm pháp. Nhưng giữa cá nhân với nhau là chuyện riêng.

Nếu cùng tình trạng như bên dưới thì theo cách tôi chỉ bên dưới.

Mình có 1 file excel của kế toán cũ để lại nhưng bị khóa pass.. nhờ mấy bạn mở giúp mình nhé!
File dữ liệu là sở hữu của cơ quan. Kế toán cũ khoá nó là phạm pháp. Tiếp xúc thẳng với ngừoi ấy mà bảo mở. Nếu ngừoi ấy từ chối hoặc kiếm cớ thì tiếp xúc với cơ quan chức năng nhờ can thiệp.
Kế toán cũ không thể nói đấy là "sở hữu trí tuệ" của mình. Tất cả những sản phẩm trí tuệ tạo ra trong lúc làm việc là thuộc về cơ quan.
Nếu trong hợp đồng lao động cho phép người làm việc nhận sản phẩm trí tuệ của mình thì ngược lại, khi người ta rời cơ quan phải có thoả thuận bàn giao. Không có bàn giao mà mở pass file là phạm pháp, xâm phạm sản phẩm trí tuệ của người ta.
 
Upvote 0
(1)File dữ liệu là sở hữu của cơ quan. Kế toán cũ khoá nó là phạm pháp. Tiếp xúc thẳng với ngừoi ấy mà bảo mở. Nếu ngừoi ấy từ chối hoặc kiếm cớ thì tiếp xúc với cơ quan chức năng nhờ can thiệp.
(2)Kế toán cũ không thể nói đấy là "sở hữu trí tuệ" của mình. Tất cả những sản phẩm trí tuệ tạo ra trong lúc làm việc là thuộc về cơ quan.
(3)Nếu trong hợp đồng lao động cho phép người làm việc nhận sản phẩm trí tuệ của mình thì ngược lại, khi người ta rời cơ quan phải có thoả thuận bàn giao. Không có bàn giao mà mở pass file là phạm pháp, xâm phạm sản phẩm trí tuệ của người ta.
(1) Theo tôi thì họ không khóa file mà chỉ khóa VBA mà → Nói họ phạm pháp chưa chắn đúng
(2) Nếu kiến thức VBA họ tự trang bị, mặt khác họ trang bị bằng thời gian không trong giờ làm việc thì làm sao nói file đó thuộc về cơ quan
Giả sử: Trước đây cty có 1 công việc và công việc này cần đến mấy người làm mới xuể. Sau đó cty thuê tôi và đưa làm công việc này với yêu cầu là 1 mình tôi làm và tôi được 1/2 tổng tiền lương của các người kia và tôi đồng ý. Để công việc tốt hơn, ban đêm tôi về mày mò trên GPE và tôi có thiết lập 1 file có rất nhiều công thức tính toán hay VBA gì đó và nhờ công thức tính toán này tôi đã giảm rất nhiều thời gian làm việc, sau đó sếp thấy tại sao tôi rảng rang mà được hương lương cao, thế là ổng tìm cách ép tôi nghỉ việc và phải bàn giao công việc. Dĩ nhiên tôi bàn giao, nhưng những file tôi đã làm thì tôi paste value, như vậy cho hỏi tôi có phạm luật không?
(3) Nếu (2) không phạm luật thì (3) không cò ý nghĩa
 
Upvote 0
(1) Theo tôi thì họ không khóa file mà chỉ khóa VBA mà → Nói họ phạm pháp chưa chắn đúng
(2) Nếu kiến thức VBA họ tự trang bị, mặt khác họ trang bị bằng thời gian không trong giờ làm việc thì làm sao nói file đó thuộc về cơ quan
Giả sử: Trước đây cty có 1 công việc và công việc này cần đến mấy người làm mới xuể. Sau đó cty thuê tôi và đưa làm công việc này với yêu cầu là 1 mình tôi làm và tôi được 1/2 tổng tiền lương của các người kia và tôi đồng ý. Để công việc tốt hơn, ban đêm tôi về mày mò trên GPE và tôi có thiết lập 1 file có rất nhiều công thức tính toán hay VBA gì đó và nhờ công thức tính toán này tôi đã giảm rất nhiều thời gian làm việc, sau đó sếp thấy tại sao tôi rảng rang mà được hương lương cao, thế là ổng tìm cách ép tôi nghỉ việc và phải bàn giao công việc. Dĩ nhiên tôi bàn giao, nhưng những file tôi đã làm thì tôi paste value, như vậy cho hỏi tôi có phạm luật không?
(3) Nếu (2) không phạm luật thì (3) không cò ý nghĩa
Sai bấy.
Ở trên tôi có nói rồi. Những gì bạn bàn giao là sở hữu của cty. Bạn bàn giao cái mà nó còn chứa bí mật của bạn thì:
1. bạn còn giấu diếm, chưa làm hết bổn phận.
2. những cái hoàn toàn của riêng mình thì bạn phải gỡ nó ra.

Chuyện bạn dùng "tri tuệ" riêng của mình để giảm thiểu công việc hay gì gì đó là hợp đồng giữa bạn và cty. Nó không liên quan đến các dụng cụ trong cty.
Ví dụ về trách nhiệm của nhân viên khi thôi việc: cty có một CSDL. Ngừoi thiết lập CSDL này tính cho nó chạy tương đối tốt trên Access. Bạn vào, đem thêm một mớ query mà mình viết sẵn. Và với mớ query mày thì bạn có thể thiết kế lại các bảng cho nó chạy theo ý của bạn. Khi bạn thôi việc, bạn khoá hết mấy cái query đó lại và bỏ mặc cty với cái mớ dữ liệu chả phát triển được nếu không chỉnh sửa được đống query kia?
Ví dụ về trách nhiệm cty khi thôi việc nhân viên: cty có cái máy tính. Bạn nhờ ai đó ngoài cty viết một phần mềm cài vào đó giúp cho công việc của bạn trôi chảy hơn. Nếu cty thôi việc bạn thì phải cho bạn cơ hội tháo phần mềm ấy ra. Nếu cty bẻ khoá phần mềm này mà không có chấp thuận của bạn là phạm pháp.
Ở đây, ngừoi hỏi đòi bẻ khoá. Và ở bài #76 tôi đã nêu rõ cả hai trường hợp.
 
Upvote 0
Ai giúp tôi mở pass VBA file excel này với ạ. Cảm ơn nhiều
VBA chả có cái gì đáng giá đâu.
Toàn bộ code trong các module
Mã:
' Huong dan
Private Sub Worksheet_Activate()
ScrollArea = "A11:J21"
End Sub

' SO QUY
Private Sub Worksheet_Activate()
ScrollArea = "A1:H191"
End Sub

' IN PHIEU
Private Sub Worksheet_Activate()
ScrollArea = "A1:F42"
End Sub

' Bia so
Private Sub Worksheet_Activate()
ScrollArea = "A1:I46"
End Sub

' ThisWorkbook
Private Sub Workbook_open()
Sheet4.Activate
Range("E22").Select
End Sub
vbacode.JPG
 
Upvote 0
Sẵn nói chuyện sở hữu, tôi chú thêm cho các bạn thích viết code:
Nhiều bạn viết code ngoài giờ làm việc rồi mặc nhiên coi như đó là sản phẩm trí tuệ của riêng mình, không dính dáng gì đến cty.
Tuy nhiên , nếu bạn đem code ấy áp dụng vào công việc thì có thể coi như bạn đã sử dụng hệ thống và dữ liệu của cty làm môi trường test code của mình. Và trong trường hợp này, cty có quyền đòi một phần sở hữu.
Cty chỉ không đòi được khi bạn dùng phần mềm đã có trước trong tay (tức là bạn không dựa vào thiết kế dữ liệu của cty để thiết kế phần mềm) , và khi áp dụng bạn không chỉnh sửa hoặc chỉnh sửa rất ít.

Trên thực tế, chuyện cty đòi sở hữu rất hiếm khi xảy ra vì thường thì những người tự làm trong giờ riêng của mình không giữ chức vụ quan trọng, và code của họ cũng không xứng đáng để cty phải đòi.
 
Upvote 0
Tuy nhiên , nếu bạn đem code ấy áp dụng vào công việc thì có thể coi như bạn đã sử dụng hệ thống và dữ liệu của cty làm môi trường test code của mình. Và trong trường hợp này, cty có quyền đòi một phần sở hữu.
Tôi kể lại 1 câu chuyện thực tế
Trước đây có 1 cty mời 1 anh về làm trưởng phòng kinh doanh, công việc của anh đó là điều phối nhân viên, điều phối các cửa hàng và hàng hóa . Anh này rất giỏi về vi tính, nên anh đã viết 1 phần mềm để điều phối tốt hơn (tôi không biết ảnh viết trên nền tảng gì!)
Đến lúc cơm không lành, canh không không ngọt giữa ảnh & cty. Anh xin nghỉ việc và yêu cầu trả sổ BHXH, giám đốc yêu cầu anh phải bàn giao toàn bộ sổ sách và File quản lý ( trong đó đòi bàn giao thêm bộ source gì đó, mà lúc đó tôi cũng chả hiểu nó là gì). Đồng thời yêu cầu anh ấy phải hướng dẫn thêm là mỗi khi có thêm 1 cửa hàng phát sinh thì phải thêm thì phải viết vào chương trình như thế nào?
Anh này chỉ bàn giao toàn bộ sổ sách, còn File thì vẫn còn trên máy, nhưng ảnh không hướng dẫn cách thức thêm bớt trên máy. Cty không chịu và không trả sổ BHXH. Sự việc đưa nhau ra tòa
Tòa xử anh này thắng vì công ty thuê anh này làm trưởng phòng điều phối chứ không phải người viết chương trình
Thực tế mà nói mọi sự việc xảy ra nó còn tùy giữa 2 bên, theo tôi thì cty không nên sự dụng phần mềm của anh kia nữa, vì ai biết ảnh cài cái gì trong đó!
Đối với tôi, mọi sự vui vẻ thì vui vẻ còn "vắt chanh bỏ vỏ" thì khác
Mỗi một sự việc đối người này cho đúng hay sai còn tùy cảnh thực tế
Mục đích tôi tranh luận để đi KHÔNG đến kết quả cuối cùng là ĐÚNG, SAI mà là biết
Tôi ngưng ở đây!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Upvote 0
Thực ra nếu công ty thuê anh này làm lập trình viên thì dĩ nhiên mọi code anh ta sáng tác ra là thuộc sở hữu của công ty. Nhưng ngay cả lúc đó anh ta cũng chỉ có nhiệm vụ trao code đó, tất nhiên không có quyền khóa để không ai dùng được. Anh ta không có nhiệm vụ đào tạo người khác. Nếu cty muốn thì thương lượng để anh ta đồng ý đào tạo với mức phí nào đó. Còn nếu anh ta được tuyển vào vị trí khác thì code mà anh ta dùng để hỗ trợ công việc của mình là sở hữu của anh ta - tức có quyền tác giả và quyền sở hữu vật chất (quyền được lợi do tác phẩm mang lại). Nếu cty muốn có thì phải mua lại.
Nếu tôi được tuyển làm nhiệm vụ đào đất thì tôi chỉ phải thực hiện nhiệm vụ đó. Nhưng có thể tôi không cần cù như người khác do đó cố phát minh ra cách đào, phương pháp đào để bớt nhọc công thì đó là sáng kiến của tôi. Tôi có thể chia sẻ hoặc không.
Bình thường là thế nhưng mọi cái có thể hoàn toàn khác tùy theo qui định trong hợp đồng khi ký. Khi 2 bên đã thống nhất với nhau thì mọi chuuện rõ rồi.
Ở Ba Lan ngay cả quyền tác giả có 2 loại. Quyền tác giả cá nhân không chuyển nhượng được. Tác giả của tác phẩm mãi mãi là anh A. Anh A sáng tác ra tác phẩm thì tác giả mãi mãi là anh A. Tác phẩm mang về thu nhập và anh A hưởng, do có quyền tác giả tài sản (vật chất). Và quyền đó có thể chuyển nhượng được. Anh A có thể bán cho anh B và anh B phát hành tác phẩm và thu lợi nhuận mà không phạm pháp.
 
Upvote 0
Hihi xin lỗi em lại nhiều chuyện chút xíu
có thể anh việtmimi dung trong trường hợp anh thuê người viết code cho anh thôi dạng lập trình viên cho công ty lập trình thì em nghĩ anh đúng. Còn nếu thuê anh làm NV bình thường mà anh đầu tư chất xám xám viết ra 1 chương trình để phục vụ cho nhu cầu công việc của riêng mình thì theo em nghĩ cái đó không thuộc về công ty ah.
Có gì 3 right mọi người bỏ qua nhé
 
Upvote 0
Tôi từng làm nhiều cty Mỹ, Anh, và Úc.
Tất cả những cty này, tôi đều làm theo nguyên tắc "if you get hit by a bus tomorrow, someone should be able to step in and continue"
Nếu vì bất cứ lý do nào đó tôi không thể tiếp tục làm việc ngày mai, công việc của tôi, trên nguyên tắc, sẽ có người tiếp tục làm.
Tức là, trên thực tế, tất cả những công việc tôi đang làm, nếu không phải là hiển nhiên ai cũng thấy rõ thì chúng phải được ghi chép hồ sơ đầy đủ. Người thay thế chỉ việc đọc hồ sơ này.
(đương nhiên là người đó phải có khả năng tương đương với tôi)

Điều đó, chính sếp của tôi nói rõ lúc tôi nhận việc. Nếu sếp của tôi không nắm được điều đó thì:
1. chính sếp của tôi vô trách nhiệm, HOẶC
2. tôi vô tránh nhiệm và dối gạt sếp, hồ sơ tôi ghi lại không đầy đủ.

Thêm một điều mà có lẽ tôi chưa nói rõ:
Cty cũng tuyên bố "we don't operate on charity" Chúng tôi (cty) không làm việc cho không và/hoặc lấy không.
Nếu tôi lấy phần mềm nào đó phục vụ cho cty thì cty phải trả tiền cho nó. Cty không lợi dụng xài đồ của tôi chỉ vì lý do họ mướn tôi và nghĩ rằng họ có quyền.

Ở câu chuyện phá password, tôi xin nhắc lại là tôi đã nêu rõ hai trường hợp.
- Một là người trước không có lý do để khoá phần mềm, nhưng họ để lại phần mềm bị khoá. Như vậy ta có quyền bắt họ phải mở. Nếu họ từ chói là phạm pháp.
- Hai là người trước có lý do để khoá, nhưng ta lại vẫn cứ muón mở. Như vậy nếu ta tự mở là phạm pháp.
Cả hai trường hợp, tôi khuyên là không nên tự mở khoá. Chỉ vậy thôi.

...Nếu tôi được tuyển làm nhiệm vụ đào đất thì tôi chỉ phải thực hiện nhiệm vụ đó. Nhưng có thể tôi không cần cù như người khác do đó cố phát minh ra cách đào, phương pháp đào để bớt nhọc công thì đó là sáng kiến của tôi. Tôi có thể chia sẻ hoặc không.
...
Cái này khác bác ơi. Một người trung bình vẫn có thể đào đất, đại khái cũng như nhau. Và bác có cách đào kỳ diệu nào đó cũng chả hề hấn gì. Nếu bác bỏ đi, người khác vẫn có thể đào tiếp.
Ở đây, tôi nói về trường hợp bác chế biến một cách nào đó mà cái lỗ kể từ đó, nếu không đào theo phương pháp của bác thì nó sẽ sụp lở.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Upvote 0
Giúp em với bác nhé!
 

File đính kèm

  • DS SBD - PT khao sat 12 nam 2018-2019 (da sua loi in).xlsx
    4.6 MB · Đọc: 21
Upvote 0
Tôi từng làm nhiều cty Mỹ, Anh, và Úc.
Tất cả những cty này, tôi đều làm theo nguyên tắc "if you get hit by a bus tomorrow, someone should be able to step in and continue"
Nếu vì bất cứ lý do nào đó tôi không thể tiếp tục làm việc ngày mai, công việc của tôi, trên nguyên tắc, sẽ có người tiếp tục làm.
Tức là, trên thực tế, tất cả những công việc tôi đang làm, nếu không phải là hiển nhiên ai cũng thấy rõ thì chúng phải được ghi chép hồ sơ đầy đủ. Người thay thế chỉ việc đọc hồ sơ này.
(đương nhiên là người đó phải có khả năng tương đương với tôi)

Điều đó, chính sếp của tôi nói rõ lúc tôi nhận việc. Nếu sếp của tôi không nắm được điều đó thì:
1. chính sếp của tôi vô trách nhiệm, HOẶC
2. tôi vô tránh nhiệm và dối gạt sếp, hồ sơ tôi ghi lại không đầy đủ.

Thêm một điều mà có lẽ quý vị chưa rõ:
Cty cũng tuyên bố "we don't operate on charity" Chúng tôi (cty) không làm việc với của lấy không.
Nếu tôi lấy phần mềm nào đó phục vụ cho cty thì cty phải trả tiền cho nó. Cty không lợi dụng xài đồ của tôi chỉ vì lý do họ mướn tôi.
Nếu vậy nó khác ah. Công ty đã chấp nhận bỏ tiền ra mua thêm chất xám của anh thì lại khác ah. Mình đã chấp nhận thỏa thuận thì phải tuân thủ theo thỏa thuận chứ hihihi
 
Upvote 0
Nếu vậy nó khác ah. Công ty đã chấp nhận bỏ tiền ra mua thêm chất xám của anh thì lại khác ah. Mình đã chấp nhận thỏa thuận thì phải tuân thủ theo thỏa thuận chứ hihihi
Chúng ta đang nói về trường hợp của bài #75:
Người làm việc trước đó tạo ra code, khoá nó và bỏ đi. Nếu tôi hiểu theo lập luận của bạn thì "chất xám" là của người ấy.
Như vậy bẻ khoá có phải là phạm vào chủ quyền "chất xám" của người ta? Mâu thuẫn!

Tôi cứ phải nhắc lại đến nhàm cả tai câu "phải xác định chủ quyền trước khi bước vào bẻ khoá"

Chú: tôi không hề nói họ mua cái "chất xám" kia. Và có phần mềm cũng chẳng phải của tôi.
Có nhiều lúc họ chỉ "mướn" thôi. Nhưng dù bất cứ hình thức nào, trước khi thôi việc tôi cũng quyết chắc rằng người thừa kế có thể tiếp tục. Bất cứ mọi nơi có khoá tôi đều để lại chìa khoá.
 
Upvote 0
Chúng ta đang nói về trường hợp của bài #75:
Người làm việc trước đó tạo ra code, khoá nó và bỏ đi. Nếu tôi hiểu theo lập luận của bạn thì "chất xám" là của người ấy.
Như vậy bẻ khoá có phải là phạm vào chủ quyền "chất xám" của người ta? Mâu thuẫn!

Tôi cứ phải nhắc lại đến nhàm cả tai câu "phải xác định chủ quyền trước khi bước vào bẻ khoá"

Chú: tôi không hề nói họ mua cái "chất xám" kia. Và có phần mềm cũng chẳng phải của tôi.
Có nhiều lúc họ chỉ "mướn" thôi. Nhưng dù bất cứ hình thức nào, trước khi thôi việc tôi cũng quyết chắc rằng người thừa kế có thể tiếp tục. Bất cứ mọi nơi có khoá tôi đều để lại chìa khoá.
Hihi anh nói hợp lý nhưng mà chắc không đúng mọi trường hợp, hoàn cảnh hihihi, em cũng từng trải qua nên có chút ý kiến.
Còn theo như #75 em đồng ý với ý kiến của anh
 
Upvote 0
Mở giúp với bạn nhé
 

File đính kèm

  • DS SBD - PT khao sat 12 nam 2018-2019 (da sua loi in).xlsx
    4.6 MB · Đọc: 15
Upvote 0
Cái này khác bác ơi. Một người trung bình vẫn có thể đào đất, đại khái cũng như nhau. Và bác có cách đào kỳ diệu nào đó cũng chả hề hấn gì. Nếu bác bỏ đi, người khác vẫn có thể đào tiếp.
Tất nhiên người khác có thể đào tiếp nhưng sẽ nhọc công do không biết cách đào. Tất nhiên người mới vào nghề sẽ được chỉ bảo và đào tạo nên cái tôi nói sau đây họ sẽ biết. Nhưng trong chuyện đào đất thì cái mà tôi nói tới nó cũng thuộc loại đó. Tức phương pháp nằm trong đầu tôi, khi đào thì tôi lấy nó từ trong đầu ra, khi nghỉ thì chả ai biết tôi đã đào thế nào. Trở về chuyện "kia" thì tôi đã có lần vất vả lắm khi lắp ráp tủ (mua về đã có sẵn các ván, lỗ đục, đinh ốc v...v) mà cuối cùng cứ thành hình bình hành, tuy chỉ chút thôi, nhìnn mắt không thấy, nhưng ốp tấm hình chữ nhật vào mặt sau của tủ thì thấy hơi lệch. Sau có bác nhìn thấy nói phải xê dịch sao cho 2 đường chéo bằng nhau. Tôi dễ dàng chứng minh được là nếu hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau thì nó là hình chữ nhật. Nhưng khi lắp tủ tôi không nghĩ tới chuyện vận dụng kiến thức đó. Bác kia không chứng minh được nhưng bác đã có kinh nghiệm do ai đó truyền lại.
Chuyện đào đất có thể chỉ là những mẹo nằm trong đầu. Phải đào như thế nào, sau đó phát triển thế nào, nếu gặp chỗ nhiều đá thì phải xử lý như thế nào. Không ai có quyền bắt tôi khai ra là làm thế nào để tốn ít sức mà lại nhanh.

Nếu cty tuyển tôi vào làm không đòi hỏi biết VBA và cũng không cử tôi đi học khóa VBA thì có nghĩa là tôi phải cần cù làm bằng tay. Nếu 8 tiếng làm bằng tay tiêu chuẩn bình thường có thể làm được khối lượng việc A mà cty định mức 120% A thì tôi cũng phải chấp nhận hoặc tự thôi việc. Nhưng nếu định mức 200% mà tôi kham không nổi và vì lẽ đó bị sa thải thì tôi sẽ kiện ra Tòa Lao động. Với 100% hay 120% A mọi người cần cù 8 tiếng mở hàng trăm tập tin rồi copy/paste cũng xong thì tôi có thể viết riêng cho mình 1 đoạn VBA và tôi chỉ kích hoạt lên rồi nghỉ ngơi. Ai không làm kịp thì mang về làm thêm ban đêm, vào những ngày nghỉ cuối tuần. Tôi thì ngày nào cũng dẫn vợ đi chơi, cuối tuần đi nhà hàng, dẫn con đi chơi. Thậm chí tôi còn không cho ai biết là có code vì sau mỗi lần chạy tôi xóa tập tin có code. Nhìn vào kết quả thì ai biết tôi copy/paste bằng tay hay dùng code?

Nếu cty tuyển tôi vào làm công việc đòi hỏi phải có công cụ A thì cty phải trang bị nó cho tôi. Nếu công việc không đòi hỏi ông cụ A nhưng tôi dùng công cụ A để cho công việc của mình nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn thì công cụ A đó tôi phải tự mua hoặc tự tạo ra. Lúc đó công cụ là của tôi và tôi không có trách nhiệm trao cho ai cả.

Về sở hữu thì nếu là chuyện quan trọng thì khi ký hợp đồng người ta thỏa thuận cụ thể luôn. Lúc đó các điều khoản của hợp đồng là quan trọng.

Ở đây tôi chỉ nêu nguyên tắc thôi. Và tôi nghĩ chắc bác và em Hong.Van cùng có một quan điểm, chỉ là không hiểu đúng ý của nhau mà thôi.
 
Upvote 0
....
Nếu cty tuyển tôi vào làm công việc đòi hỏi phải có công cụ A thì cty phải trang bị nó cho tôi. Nếu công việc không đòi hỏi ông cụ A nhưng tôi dùng công cụ A để cho công việc của mình nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn thì công cụ A đó tôi phải tự mua hoặc tự tạo ra. Lúc đó công cụ là của tôi và tôi không có trách nhiệm trao cho ai cả.
...
Theo quan điểm của tôi thì cái này thuộc về "khoảng màu xám" (grey area), tức là không hẳn rõ rệt trắng đen.
Như tôi đã trình bày qua. Nếu phần mềm bạn tạo ra có tính cách đại trà, tức là không dựa vào thiết kế dữ liệu của cty, thì nó là của bạn.
Nếu nó liên quan đến thiết kế dữ liệu của cty thì chưa hẳn nó 100% của bạn. Cty có thể nêu lý do bạn đã dùng môi trường dữ liệu của họ để thử nghiệm. Nói cách khác, họ có thể viện lý do bạn dùng môi trường của họ như một con bọ (chuột bạch) đẻ hoàn thiện sáng kiến của bạn. Đương nhiên là nếu bạn cẩn thận thì vẫn có thể biện hộ trước tòa. Tôi chỉ muốn nói là nó không hoàn toàn trắ̀ng đen thôi.
Trường hợp thật đặc biệt, nếu nó có khả năng được reverse engigeer ra thành bí mật cty thì họ có quyền yêu cầu bạn hủy bỏ. Trường hợp này tuy rất khó chứng minh nhưng trên lý thuyết là có thể.
 
Upvote 0
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom