cho hỏi làm bài này trên excel dùng hàm nào

Liên hệ QC

tbphuong

Thành viên mới
Tham gia
22/5/08
Bài viết
1
Được thích
0
775=90/(1+x)+90/(1.x)^2+90/(1+x)^3+...+90/(1+x)^10+1000/(1+x)^10
x=?
 
775=90/(1+x)+90/(1.x)^2+90/(1+x)^3+...+90/(1+x)^10+1000/(1+x)^10
x=?

làm thế này nhé

tại A1 bạn gõ giá trị x =

tại B1 gõ : 1 (giá trị giả định cho x)

tại A2 gõ : Vế phải =

tại B2 gõ công thức tính vế phải: = 90/(1+B1) + 90/(1+B1)^2 + ...........+

sau đó dùng GoalSeek để giải, bằng cách đặt con trỏ vào B2 vào: Tool \ Goal seek...
+ Set cell: B2
+ gõ To value 775 ,
+ Changing cell bấm chọn ô B1

bấm OK sẽ được kết quả

tuy nhiên bài đặc thù này, có cách khác đó chính là cấp số nhân bạn ah, bạn xem lại công KQ tổng của cấp số nhân -> biến đổi -> thay vào B2 rồi dùng cách như trên là ra KQ
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Sao bài này thấy giống hàm NPV mà tôi chả biết làm bài tóan ngược => x
775=NPV(x,90,90,90,90,90,90,90,90,90,1090)
Nếu đúng vậy làm thử 1 code => x #13.18
Sub Tim_x()
Set bbb = Range("a1:a10")
For i = 1 To 15 Step 0.01
Range("B1") = i / 100 'gia trÞ x
aaa = WorksheetFunction.NPV(Range("B1"), bbb)
If Round(aaa, 0) = 775 Then
MsgBox i
Exit For
End If
Next
End Sub
Các bạn HD giúp vì tôi đang tập tành các hàm tài chính.
 
Cái này dùng hàm RATE bạn ơi.
Công thức: =RATE(10,-90,775,-1000)
 
Tôi dùng hàm sau có được không
775=NPV(x,90,90,90,90,90,90,90,90,90,1090)
=> x=IRR(-775,90,90,90,90,90,90,90,90,90,1090)=13.18%
Xin HD giúp. Cám ơn!
 

File đính kèm

  • NPV.rar
    8.3 KB · Đọc: 83
IRR và RATE đều đúng, cho trường hợp này. trường hợp khác không chắc.
Nghĩa là chuỗi số hiểu như thế nào, có thể ứng dụng hàm nào
 
775=NPV(x,90,90,90,90,90,90,90,90,90,1090)
=RATE(10,-90,775,-1000)
=> x=IRR(-775,90,90,90,90,90,90,90,90,90,1090)=13.18%
Bác Ptm ơi, Bác diễn nôm các cthức trên = ngôn ngữ tài chính hộ em với.
Xin cám ơn!
 
RATE(nper,pmt,pv,fv,type,guess)
- nper: số lần trả hoặc số lần nhận (với số tiền bằng nhau, số tiền khác nhau không dùng được)
- pmt: khoản phải trả hoặc khoản nhận được (bằng nhau)
- pv: giá trị hiện tại của khoản vay (tương ứng với các khoản sẽ phải trả trong tương lai pmt), hoặc giá trị hiện tại của khoản đầu tư (tương ứng với những khoản tiền nhận được trong tương lai pmt)
- fv: khoản nợ còn lại trong tương lai sau nper kỳ trả, hoặc giá trị khoản đầu tư còn lại (thanh lý, thu hồi) sau nper kỳ thu hồi vốn.

IRR(values,guess)
- values: chuỗi các giá trị trong đó phải có ít nhất 1 số âm, thể hiện khoản đầu tư và các khoản thu được trong thời gian dự án hoạt động.
 
IRR(values,guess)
- values: chuỗi các giá trị trong đó phải có ít nhất 1 số âm, thể hiện khoản đầu tư và các khoản thu được trong thời gian dự án hoạt động.



- guess là giá trị ước đoán excel dùng giá trị này để khởi động thử đúng dần
 
IRR(values,guess)
- values: chuỗi các giá trị trong đó phải có ít nhất 1 số âm, thể hiện khoản đầu tư và các khoản thu được trong thời gian dự án hoạt động.
Có lẽ nên giải thích thêm, hồi chiều không kịp vì đã hết giờ.
1. Giải thích thêm về IRR: Khi dùng IRR() thì số tiền trong chuỗi giá trị có thể khác nhau và các số tiền tương ứng với 1 kỳ trả nợ hoặc 1 kỳ thu tiền. Số tiền 1000 sau cùng sở dĩ có thể cộng vào 90 thành 1090 vì 2 số này cùng kỳ (xem đề bài).

2. Giải thích vì sao dùng IRR cho trường hợp này:
Xem lại đề bài có thể diễn đạt lại như sau: Cho 1 biểu thức A tính bằng công thức:
A = 90/(1+x)+90/(1.x)^2+90/(1+x)^3+...+90/(1+x)^10 +1000/(1+x)^10
Yêu cầu tính x để A = 775

Giải:
............A = 775
<==> 775 = 90/(1+x)+90/(1.x)^2+90/(1+x)^3+...+90/(1+x)^10 +1000/(1+x)^10
<==> 0 = -775 + 90/(1+x)+90/(1.x)^2+90/(1+x)^3+...+90/(1+x)^10 +1000/(1+x)^10

Ta thấy biểu thức vế phải đã trở thành công thức tính NPV theo lý thuyết và khoản đầu tư ban đầu 775 là năm 0, các số 90 là các khoản thu được từ năm 1 đến năm 10, sau đó giá trị khoản đầu tư nếu thanh lý ước tính là 1000. Vế trái bằng không.

Vậy theo định nghĩa: Lãi suất để cho NPV bằng không chính là IRR. Kết luận dùng hàm IRR() là hoàn toàn chính xác.

Còn hàm RATE() dùng trong trường hợp này may là dùng được. Nếu các số tiền trong chuỗi số không bằng nhau thì tong.
 
Bác Ptm có bài tập nào về NPV, IRR mà đơn giản up lên cho em làm với.
Giúp em nhé, ngày mai chắc Bác sợ uống nên không đi. Ngày mai em chung Beer, có giá trị ->25/05/2008.
Cám ơn Bác nhiều!
 
NPV với IRR có gì mà phải làm bài tập, chỉ cần nắm vững lý thuyết, công thức tính theo lý thuyết, cú pháp hàm, là xơi tuốt.
Có cái này là BT Table(), làm thử:
lập bảng tính m cột x n dòng, (m, n tuỳ ý) , Công thức trong bảng là (a+b)^2
Làm được bài này là làm được tất cả mọi bài.

Mai kẹt có 1 vụ bên bà con bên vợ, khó trốn lắm, bả nhằn cho! Tốt bụng thì gởi qua bưu điện!
 
NPV với IRR có gì mà phải làm bài tập, chỉ cần nắm vững lý thuyết, công thức tính theo lý thuyết, cú pháp hàm, là xơi tuốt.
Có cái này là BT Table(), làm thử:
lập bảng tính m cột x n dòng, (m, n tuỳ ý) , Công thức trong bảng là (a+b)^2
Làm được bài này là làm được tất cả mọi bài.

Mai kẹt có 1 vụ bên bà con bên vợ, khó trốn lắm, bả nhằn cho! Tốt bụng thì gởi qua bưu điện!
Bác cụ thể hơn bt trên hộ, sao thấy trừu tượng quá.
Cám ơn Bác!
 
Thế này thì vừa bia, vừa mồi, vừa tráng miệng, vừa thêm món karaoke mặn!
A1 = 1
B1= 1
C1 = (A1 + B1)^2

Vậy thôi, nói nữa còn gì là bài tập.
 

File đính kèm

  • NPV-PTM-TN-03.xls
    27.5 KB · Đọc: 37
Karaoke "mặn". Are u sure? Bác mà ok là ...
Cùng lắm cho đĩa muối chấm với trái cây chứ gì? Đừng bỏ muối vô bia là được.
Mình là thuộc số nhiều, vì tự giác là chính, vợ khỏi dặn.

Table() vậy là OK rồi đó. Cứ vậy làm tới thôi.
 
các bác giải hộ tớ bài này nhé bằng giải pháp excel
TRỊ GIÁ MÓN HÀNG THANH TOÁN NGAY 20 TRIỆU USD THANH TOÁN TRONG VÒNG 2 NĂM,MỖI NĂM 1 LẦN VÀO NGÀY 31 THÁNG 12,SỐ TIỀN TRẢ GÓP HÀNG TUẦN 13 TRIỆU USD.HỎI LẢI SUẤT THỰC TẾ ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP NÀY LÀ BAO NHIÊU?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom